Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở

Lý thuyết về định luật ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở môn lý lớp 11 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(410) 1365 29/07/2022

I- CÔNG THỨC ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH

\(I = \frac{U}{R}{\rm{   }} hay {\rm{  }}U = {\rm{IR}}\)

Trong đó,

+ \(I\) - cường độ dòng điện qua mạch \(\left( A \right)\)

+ \(U\) - điện áp giữa hai đầu đoạn mạch \(\left( V \right)\)

+ \(R\) - điện trở tương đương của toàn mạch \((\Omega )\)

Trường hợp mạch có nhiều điện trở \({R_1},{\rm{ }}{R_2},{\rm{ }}...\) thì cường độ dòng điện tương ứng qua các điện trở là: \({I_1},{\rm{ }}{I_2},{\rm{ }}...\) Điện áp ( hiệu điện thế ) giữa hai đầu mỗi điện trở là \({U_1},{\rm{ }}{U_2},{\rm{ }}...\)

II- ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC NỐI TIẾP

\(\begin{array}{l}\begin{array}{*{20}{l}}{R = {R_1} + {R_2} + ....{\rm{ }} + {R_n}}\\{U = {U_1} + {U_2} + ... + {U_n}}\end{array}\\I = {I_1} = {I_2} = ...{\rm{ }} = {I_n}\end{array}\)

III- ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC SONG SONG

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + ... + \dfrac{1}{{{R_n}}}\\U = {U_1} = {U_2} = ... = {U_n}\\I = {I_1} + {I_2} + ... + {I_n}\end{array}\)

IV- DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH PHỨC TẠP

Phân tích đoạn mạch AB thành các đoạn mạch nhỏ bằng cách sử dụng các phương pháp:

- Giả sử dòng điện chạy từ A đến B, nếu dòng không bị phân nhánh => đoạn mạch đó nối tiếp, tại một điểm nào đó mạch bị phân nhánh => đoạn mạch đó mắc song song

- Tại những đoạn mạch không có điện trở, điện thế tại đó bằng nhau nên có thể chập lại làm 1 điểm

- Đặt tên cho các điểm phân nhánh, vẽ lại mạch từ trái qua phải để thu được mạch đơn giản hơn

(410) 1365 29/07/2022