Đề thi HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 Cánh diều năm 2021-2022 - Trường THCS Long Thượng

Đề thi HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 Cánh diều năm 2021-2022 - Trường THCS Long Thượng

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

  • 495 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 327221

Khi quan sát bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng, ta có thể nhìn thấy yếu tố nào?

Xem đáp án

Khi quan sát bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng, ta có thể nhìn thấy dải Ngân Hà màu sáng bạc vắt ngang bầu trời.

Đáp án D

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 327222

Trái Đất đứng thứ bao nhiêu trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa?

Xem đáp án

Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa.

Đáp án C

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 327223

Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm vật nào?

Xem đáp án

Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm các thiên thể trên bầu trời.

Đáp án D

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 327224

Hành tinh nào sau đây gần Mặt Trời nhất?

Xem đáp án

Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.

Đáp án A

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 327225

Chúng ta sẽ nhìn thấy Trăng tròn khi nào?

Xem đáp án

A – sai, nếu vậy sẽ nhìn thấy Trăng bán nguyệt

B – đúng

C – sai, Mặt Trăng có hình khối cầu nên Mặt Trời không thế chiếu sáng toàn bộ Mặt Trăng

D – sai, nếu vậy sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực.

Đáp án B

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 327226

Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được từ đâu?

Xem đáp án

Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng mà nó nhận ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới và phản xạ lại ánh sáng đó xuống Trái Đất.

Đáp án B

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 327227

Tại sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?

Xem đáp án

Chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời vì Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

Đáp án D

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 327228

Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì sao?

Xem đáp án

Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.

Đáp án C

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 327229

Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng nào?

Xem đáp án

Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông.

Đáp án B

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 327230

Người ở vị trí C trong hình khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

Xem đáp án

Vì Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên người ở vị trí C sẽ dần không nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu tới, đó là hiện tượng Mặt Trời lặn.

Đáp án B

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 327231

Sau thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?

Xem đáp án

Một ngày trôi qua hết 24 giờ => Sau khoảng thời gian 24h thì ngày và đêm sẽ lặp lại.

Đáp án C

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 327232

Nguyên nhân nào làm cho bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

Xem đáp án

Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Đáp án D

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 327233

Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo?

Xem đáp án

A – năng lượng tái tạo

B - năng lượng không tái tạo

C - năng lượng tái tạo

D - năng lượng tái tạo

Đáp án B

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 327234

Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

Xem đáp án

A – nhiên liệu

B – nhiên liệu

C – không phải nhiên liệu

D – nhiên liệu

Đáp án C

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 327235

Dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo?

Xem đáp án

A – năng lượng tái tạo

B - năng lượng không tái tạo

C - năng lượng không tái tạo

D - năng lượng không tái tạo

Đáp án A

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 327236

Nguồn năng lượng nào tái tạo được?

Xem đáp án

A – đều là năng lượng không tái tạo vì mất hàng trăm triệu năm

B – thủy triều là năng lượng tái tạo nhưng dầu là năng lượng không tái tạo.

C – đều là năng lượng tái tạo

D - thủy triều là năng lượng tái tạo nhưng xăng là năng lượng không tái tạo.

Đáp án C

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 327237

Phát biểu nào đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

Xem đáp án

A – sai vì, Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành động năng, nhiệt năng và quang năng.

B – đúng

C – sai, vì Đèn LED: điện năng được biến đổi thành quang năng, nhiệt năng.

D – sai, vì Máy bơm nước: điện năng biến đổi thành động năng và nhiệt năng

Đáp án B

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 327238

Hành động nào sẽ gây lãng phí năng lượng?

Xem đáp án

A – tiết kiệm năng lượng

B – lãng phí năng lượng

C - tiết kiệm năng lượng

D - tiết kiệm năng lượng

Đáp án B

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 327239

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“ Khi quả bóng được giữ yên trên cao, nó đang tích lũy năng lượng dạng (1) … . Khi thả rơi, (2) …  của nó chuyển hóa thành (3) …” .

Xem đáp án

Khi quả bóng được giữ yên trên cao, nó đang tích lũy năng lượng dạng (1) thế năng. Khi thả rơi, (2) thế năng của nó chuyển hóa thành (3) động năng.

Đáp án A

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 327240

Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng nào?

Xem đáp án

Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ điện năng chủ yếu sang nhiệt năng.

Đáp án B

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 327241

Trường hợp nào vật không có năng lượng?

Xem đáp án

A – tảng đá không có năng lượng

B – tảng đá có thế năng

C – con thuyền có động năng

D – trong quá trình rơi viên phấn có thế năng và động năng

Đáp án A

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 327242

Trường hợp nào là biểu hiện của nhiệt năng?

Xem đáp án

A - biểu hiện của nhiệt năng 

B - biểu hiện năng lượng âm

C – biểu hiện quang năng

D – biểu hiện của động năng hoặc cơ năng

Đáp án A

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 327243

Dạng năng lượng nào được sinh ra do chuyển động của vật?

Xem đáp án

Mọi vật chuyển động đều có động năng như: cánh quạt đang quay, ô tô di chuyển trên đường, quả bóng lăn, …

Đáp án A

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 327244

Dạng năng lượng nào được dự trữ trong que diêm, pháo hoa?

Xem đáp án

Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là hóa năng.

Đáp án C

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 327245

Trọng lượng thường được kí hiệu như thế nào?

Xem đáp án

Trọng lượng thường được kí hiệu bằng chữ P.

Đáp án A

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 327246

Phát biểu nào đúng khi nói về trọng lượng của một vật?

Xem đáp án

Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, có đơn vị đo là Niutơn.

Trọng lượng không có phương và chiều.

Đáp án D

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 327247

Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị của lực là gì?

Xem đáp án

Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị của lực Niutơn, kí hiệu là N.

Đáp án  A

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 327248

Lực nào trong hình sau đang biểu diễn trọng lực?

Xem đáp án

Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

Vậy lực \(\overrightarrow {{P_2}}\) biểu diễn trọng lực.

Đáp án A

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 327249

Phương và chiều của lực ma sát có đặc điểm ra sao?

Xem đáp án

Lực ma sát cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng lên vật.

Đáp án B

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 327250

Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những chỗ nào và có tác dụng gì đối với chuyển động của xe đạp?

Xem đáp án

Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện: giữa má phanh và vành bánh xe; giữa lốp xe và mặt đường.

+ Lưc ma sát giữa má phanh và vành bánh xe giữ cho bánh xe quay chậm và dừng quay

+ Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường làm cho xe dừng lại.

=> Cản trở chuyển động của xe đạp.

Đáp án D

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 327251

Cách nào làm giảm ma sát?

Xem đáp án

A, B, C - làm tăng ma sát

D - giảm ma sát

Đáp án D

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 327252

Trường hợp nào ma sát là có hại?

Xem đáp án

- Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã là do ma sát nghỉ quá nhỏ => cần có ma sát để giữ không bị ngã => có ích.

- Xe ô tô bị lầy trong cát: cần có ma sát để thúc đẩy chuyển động => có ích.

- Giày đi mãi, đế bị mòn => có hại.

- Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị => giúp kéo đàn dễ dàng hơn => có ích.

Đáp án C

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 327253

Lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng đặt gần nhau gọi là gì?

Xem đáp án

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

=> Lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng đặt gần nhau gọi là lực không tiếp xúc.

Đáp án C

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 327254

Lực nào sẽ xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng?

Xem đáp án

Thước sau khi cọ xát sẽ hút các mẩu giấy, lực này là không tiếp xúc.

Đáp án C

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 327255

Chọn đáp án sai? Trong các lực sau, lực nào là lực tiếp xúc?

Xem đáp án

Lực hút của thanh nam châm khi đặt gần mẩu sắt vụn là lực không tiếp xúc vì nam châm có khả năng hút các mẩu sắt vụn cạnh nó mà không cần tiếp xúc.

B, C, D là lực tiếp xúc.

Đáp án A

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 327256

Chọn đáp án đúng: Lực của tay đập vào quả bóng bay là lực gì? Có tác dụng gì?

Xem đáp án

Lực của tay đập vào quả bóng bay là lực tiếp xúc và lực này có tác dụng làm cho quả bóng bay bị biến dạng.

Đáp án D

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 327257

Lực kế là dụng cụ vật lý dùng để làm gì?

Xem đáp án

Lực kế là dụng cụ vật lý dùng để đo lực

Đáp án  D

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 327258

Để đo độ lớn của lực bằng lực kế, ta phải cầm lực kế như thế nào?

Xem đáp án

Cách đo lực:

- Điều chỉnh số 0: điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị  nằm đúng vạch 0

- Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo

Đáp án A

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 327259

Đâu là đặc trưng của lực?

Xem đáp án

Mỗi lực đều có 4 đặc trưng cơ bản là: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Đáp án D

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 327260

Khi giương cung, lực kéo của cánh tay có tác dụng gì?

Xem đáp án

A – đúng vì cánh cung sẽ bị biến dạng khi ta dùng tay kéo

B – sai vì lực của cánh tay không tác dụng lực đến mũi tên, lực để mũi tên chuyển động là lực của cánh cung

C – sai vì lực của cánh tay không tác dụng lực đến mũi tên, lực để mũi tên chuyển động là lực của cánh cung

D – sai vì lực cánh tay không làm biến đổi chuyển động

Đáp án A

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »