Đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 - Trường THCS Bắc Thành
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
60 phút
-
211 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Tên nước Vạn Xuân phản ánh khát vọng gì của Lý Bí?
Vạn Xuân là cách nói hình ảnh nhằm thể hiện sự trường tồn, bất diệt cùng với thời gian. Đặt tên nước là Vạn Xuân Lý Bí mong muốn sẽ xây dựng một đất nước hùng mạnh, thanh bình, nền độc lập dân tộc trường tồn
Đáp án cần chọn là: A
Nhân tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào năm 192 - 193?
Thời nhà Hán nước ta bị chia thành các quận huyện, trong đó huyện xa nhất là Tượng Lâm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Chính quyền đô hộ gần như bất lực trong việc kiểm soát các vùng xa trung tâm. Trong bối cảnh thuận lợi đó, năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập và giành thắng lợi
Đáp án cần chọn là: B
Nội dung nào không phản ánh đúng đời sống văn hóa của cư dân Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. Người Chăm có tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau
=> Đáp án A: là phong tục của cư dân Văn Lang- Âu Lạc
Đáp án cần chọn là: A
Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?
Sở dĩ Triệu Quang Phục chọn vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng vì đây là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lay sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao có thể ở được. Đường vào rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dung thuyền nhỏ chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được.
Đáp án cần chọn là: A
Đâu không phải chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ?
Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay và tiến hành xây dựng đất nước tự chủ như:
- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.
- Lập lại sổ hộ khẩu…
=> Đáp án D: Khúc Hạo vẫn nối nghiệp cha xưng là Tiết độ sứ
Đáp án cần chọn là: D
Tại sao Mai Thúc Loan lại kêu gọi mọi người đứng lên khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Đường?
Chính sách cai trị và bóc lột tàn bạo của nhà Đường đã làm cho nhân dân ta căm phẫn, mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà Đường ngày càng sâu sắc => Nhân dân ta sẵn sàng nổi dậy để lật đổ ách thống trị của nhà Đường. Trước tình hình đó, Mai Thúc Loan đã kêu gọi mọi người đứng lên khởi nghĩa
Đáp án cần chọn là: B
Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Lương là gì?
Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Lương kết thúc thắng lợi
Đáp án cần chọn là: C
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa gì quan trọng?
- Kể từ sau cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ, nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ trên thực tế mặc dù danh nghĩa vẫn là một phủ của nhà Đường.
- Sau khi nhà Đường sụp đổ, Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sau khi được thành lập, năm 930 nhà Nam Hán đem quân tấn công nước ta với hy vọng sáp nhập vùng An Nam đô hộ phủ vào lãnh thổ của mình
=> Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất đã đập tan tham vọng của nhà Nam Hán, bảo vệ vững chắc nền tự chủ của dân tộc giành được từ sau cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
Đáp án cần chọn là: C
Khúc Hạo gửi con trai sang làm con tin nhà Nam Hán nhằm mục đích gì?
Trong bối cảnh nhà Nam Hán có tham vọng thôn tính nước ta, thiết lập nền cai trị mới sau nhà Đường, Khúc Hạo đã chủ động gửi con trai là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin để thể hiện sự thần phục của họ Khúc với chính quyền Nam Hán, hy vọng sẽ tạm hoãn được tham vọng bành trướng của Nam Hán
Đáp án cần chọn là: B
Ai là người được mệnh danh là Bố Cái Đại Vương?
Bố Cái Đại Vương là cách gọi của dân gian dành cho Phùng Hưng. Bố nghĩa là cha, cái nghĩa là mẹ. Cách gọi này muốn đề cao công lao của Phùng Hưng đối với dân chúng to lớn như công lao của cha mẹ
Đáp án cần chọn là: C
Vì sao Khúc Thừa Dụ chỉ xưng tiết độ sứ mà không xưng vương?
Tiết độ sứ là một chức quan của nhà Đường. Sở dĩ sau khi chiếm được thành Tống Bình, Khúc Thừa Dụ không xưng vương mà chỉ xưng tiết độ sứ vì ông muốn sử dụng bỏ bọc quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ thực tế cho dân tộc. Nếu ông xưng vương thì có thể nhà Đường sẽ đem quân đáp án => xưng tiết độ sứ là một sự lựa chọn khôn khéo để có thể bình yên xây dựng nền tự chủ lâu dài cho dân tộc khi nhà Đường đang có loạn.
Đáp án cần chọn là: A
Nhân vật nào được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?
Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tiến hành vào năm 907 do Khúc Hạo tiến hành. Ông chính là nhà cải cách đầu tiên thiết lập được sự quản lý của mình tới tận làng xã, điều mà các triều đại phong kiến phương Bắc không thể làm được.
- Về bộ máy hành chính:
+ Chia cả nước thành 5 cấp bao gồm lộ, phủ, châu, giáp, xã. Ở giáp, xã lần dầu được đặt ra các chức quan quản lý
+ Lập hộ tịch, hộ khẩu
- Về chính sách thuế: căn cứ vào phân phối ruộng đất theo chế độ công xã sẽ đánh thuế bình quân; bỏ hẳn thuế đinh, khắc phục nạn thu thuế nhiều tầng, nhiều loại
…
Thành công của cuộc cải cách đã giúp ổn định tình hình kinh tế, xã hội, phát huy thành quả từ cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ, là cơ sở vững chắc cho thắng lợi năm 938 của Ngô Quyền sau này
Đáp án cần chọn là: C
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?
Chính sách cai trị của chính quyền phương Bắc:
- Chính trị:
+ Thực hiện chính sách chia để trị
+ Cử quan lại người Hán trực tiếp cai quản ở các quận, huyện
- Kinh tế:
+ Cướp đoạt ruộng đất người Việt
+ Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý, độc quyền muối và sắt
+ Bắt nhân dân ta phải cống nạp các sản vật quý
- Văn hóa: Cưỡng bức người Việt phải theo văn hóa Hán, đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt
=> Nhận xét:
+ Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc rất hà khắc, tàn bạo và thâm độc
+ Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
+ Mục đích: sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc; đồng hóa nhân dân ta
Đáp án cần chọn là: C
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc?
Trong suốt thời kì Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, thâm độc với nhân dân ta => mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ luôn gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc
Đáp án cần chọn là: B
“Một xin rửa sách nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
(Thiên Nam ngữ lục)
Bốn câu thơ trên là lời thề xuất binh trong cuộc khởi nghĩa nào?
Bốn câu thơ trên là lời thề xuất binh của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa này bùng nổ trước hết là do chính sách cai trị tàn bạo của chính quyền nhà Hán khiến mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. Hơn nữa chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết chết. Nợ nước thù nhà chồng chất, Hai Bà Trưng quyết định phất cờ khởi nghĩa
Đáp án cần chọn là: A
Vì sao các cuộc nổi dậy của nhân dân Nhật Nam và Tượng Lâm lại được nhân dân Giao Châu ủng hộ?
Do người Chăm và các cư dân Việt ở Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ lâu đời nên nhiều cuộc nổi dậy của nahan dân Nhật Nam và Tượng Lâm đều được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Ngược lại, nhân dân Tượng Lâm và Nhật Bản cũng nổi dậy hướng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Đáp án cần chọn là: B
Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?
Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ. Biểu hiện:
- Chữ viết của người Chăm được sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Phạn
- Người Chăm đều theo đạo Bà La Môn và đạo Phật
- Các công trình đền tháp tiêu biểu là thánh địa Mĩ Sơn
Đáp án cần chọn là: C
Anh (chị) có nhận xét gì về quá trình phát triển của nước Cham-pa?
Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa và Cau ở phía Nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ. Phía Bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía Nam đến Phan Rang
=> Quá trình phát triển nước Champa đều diễn ra trên cơ sở thôn tính các vùng đất xung quanhbằng các hoạt động quân sự.
Đáp án cần chọn là: C
Nội dung nào không phải điểm giống nhau về đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư dân Champa?
- Thời kì Văn Lang, Âu Lạc so với nhà nước Champa đều lấy nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính, lấy thóc lúa là nguồn lương thực chính. Thủ công nghiệp vẫn gắn chặt với nông nghiệp, trong mỗi vụ nông nhàn, cư dân sẽ tranh thủ làm ra các sản phẩm thủ công để phục vụ nhu cầu cuộc sống hoặc trao đổi buôn bán.
- Cư dân đều sống dưới chế độ quân chủ đứng đầu là vua
- Phong tục: đều ở nhà sàn, ăn trầu
Đáp án cần chọn là: B
Quần thể kiến trúc nào của cư dân Champa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam). Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo thời thần Siva của Vương quốc Champa. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Trải qua biến cố, chiến tranh nhiều công trình kiến trúc cổ bị hư hỏng. Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một khu di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại, ngày 4 tháng 12 năm 1999, tại thành phố Marr kesk - Nước cộng hòa Marocco, khu di tích Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
Đáp án cần chọn là: C
Nhận xét nào không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh của nhân dân Giao Châu do Lý Bí Lãnh đạo?
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổi dậy (542) khi chế độ phong kiến Trung Quốc đang đặt dưới ách cai trị của nhà Lương. Đến năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược, Lý Phật Tử bị bắt, nhà nước Vạn Xuân kết thúc
=> Cuộc khởi nghĩa Lý Bí không buộc nhà Đường công nhận nền độc lập của nước ta
Đáp án cần chọn là: C
Theo anh (chị) sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân hay không? Vì sao?
Thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân, vì:
- Lực lượng của Lý Thiên Bảo (anh trai Lý Nam Đế), Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đã đem một cánh quân lui về Thanh Hóa, chờ đợi thời cơ tiếp tục kháng chiến.
- Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến. Nhân dân ta vẫn tiếp tục chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.
Đáp án cần chọn là: B
Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?
- Đối với cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng:
+ Khởi nghĩa: mùa năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – khởi nghĩa đầu tiên chống ách đô hộ của nhân dân Âu Lạc được nổ ra dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.
+ Kháng chiến: sau khi giành quyền làm chủ, mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người kéo vào xâm lược => Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo dù chiến đấu anh dùng nhưng thất bại.
- Đối với đấu tranh của Lý Bí:
+ Khởi nghĩa: năm 542, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta nổi dậy khởi nghĩa. Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
+ Kháng chiến: năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế giao binh quyền cho Triệu Quang Phục, Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch tổ chức kháng chiến.
=> Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là đều trải qua hai giai đoạn khởi nghĩa và kháng chiến.
Đáp án cần chọn là: A
Tình hình Trung Quốc từ thế kỉ III có điểm gì nổi bật?
Từ thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy – Thục – Ngô (Tam Quốc).
Đáp án cần chọn là: A
Điền từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn tư liệu sau:
“Sử nhà Đông Hán cũng phải thừa nhận: Ở đất Giao Chỉ… thứ sử trước sau phần lớn (1), trên thì bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của (2), cho đến khi (3) xin đổi về nước”. (SGK Lịch sử 7, trang 53)
“Sử nhà Đông Hán cũng phải thừa nhận: Ở đất Giao Chỉ… thứ sử trước sau phần lớn không thanh liêm, trên thì bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của dân, cho đến khi đầy túi xin đổi về nước”.
Đáp án cần chọn là: B
Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
Tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có những điểm nổi bật sau:
- Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
- Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
- Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
- Cây trồng và vật nuôi phong phú.
Đáp án cần chọn là: B
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, tình hình ngoại thương nước ta có điểm nổi bật là: những nơi tập trung đông dân cư như Luy Lâu, Long Biên, …có cả người Trung Quốc, Giava, Ấn Độ, …. đến trao đổi buôn bán.
Đáp án cần chọn là: C
Tôn giáo nào do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc?
Đạo giáo do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc, cùng thời với Khổng giáo, khuyên người ta sống theo số phận, không làm việc gì trái với tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: C
Xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào trong thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
Trong thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc bị phân hóa thành các tầng lớp: Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.
Đáp án cần chọn là: A
Vì sao nhà Hán giữ độc quyền đồ sắt?
Nhà Hán giữ độc quyền về đồ sắt nhằm:
- Kìm hãm sản xuất.
- Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân (nhân dân sản xuất vũ chống lại)
Đáp án cần chọn là: D
Để tiếp tục chính sách “đồng hóa” từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, thế lực phong kiến phương Bắc tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc nhân dân ta học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán. Những hành động này thực chất là tiếp tục chính sách “đồng hóa” đã được thực hiện từ trước nhằm biến nước ta thực sự thành một quận, huyện của Trung Quốc.
=> Một trong những hành động (chính sách) tiêu biểu của các thế lực phong kiến phương Bắc để tiếp tục chính sách “đồng hóa” là đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.
Đáp án cần chọn là: B
Nội dung nào không minh chứng cho sự phát triển của nông nghiệp Giao Châu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển là:
- Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi.
- Biết trồng hai vụ lúa trong một năm: vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
- Các loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú, có kĩ thuật sáng tạo. Đặc biệt là kĩ thuật trồng cam, biết dùng kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
=> Loại trừ đáp án: C (là biểu hiện cho sự phát triển của thủ công nghiệp).
Đáp án cần chọn là: C
Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: Chính sách “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì?
Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI, các thế lực phong kiến phương Bắc luôn thực hiện chính sách “đồng hóa” bởi họ hiểu rằng: chếm được đất chưa hẳn đã thống trị và khuất phục được người Việt mà cần hoàn toàn để cho người Việt theo văn hóa của người Hán. Trải qua nhiều thế kỉ, nhân dân ta vẫn bảo lưu được văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc. Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc không ai có thể tiêu diệt được nền vằn hóa của dân tộc. Đây cũng chính là nền tảng cho những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra mạnh mẽ qua nhiều thế kỉ.
Đáp án cần chọn là: A
Nội dung nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?
Nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu:
- Quy mô: rộng lớn, toàn thể Giao Châu.
- Lãnh đạo: Bà Triệu, xuất thân từ tầng lớp trên trong xã hội, một hào trưởng lớn.
- Lực lượng tham gia: quần chúng nhân dân.
- Cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị từ trước: tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ.
- Kết quả: thất bại.
=> Loại trừ đáp án: A
Đáp án cần chọn là: A
Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?
Dưới chính sách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, kinh tế nước ta có sự mở mang, phát triển và có dấu hiệu tích cực. Cụ thể là:
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
- Thủ công nghiệp:
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối).
- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: B
Ý nào không minh chứng cho sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
* Thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI”
- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.
- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói, … đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ, … người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
=> Loại trừ đáp án D: là biểu hiện của sự hình thành các thành thị trung đại phương Tây.
Đáp án cần chọn là: D
Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?
Không cam chịu ách áp bức, bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (giữa thế kỉ III).
=> Như vậy, ách áp bức, bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến phương Bắc là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
Đáp án cần chọn là: D
Chính sách cai trị cấp huyện của các triều đại phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến VI có điểm gì khác so với thời kì trước?
- Thời kì trước (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I): dưới quận là các huyện, các Lạc tướng vẫn cai trị như cũ.
- Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (từ thế kỉ I đến thế kỉ VI), nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện.
=> Nhà Hán đã bắt đầu tăng cường sự cai trị đến tận địa phương.
Đáp án cần chọn là: A
Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?
Dưới chính sách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, kinh tế nước ta có sự mở mang, phát triển và có dấu hiệu tích cực. Cụ thể là:
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
- Thủ công nghiệp:
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối).
- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: B
Sau khi giành lại nền độc lập, Hai Bà Trưng vẫn để Lạc tướng giữ quyền cai quản
Khi xây dựng nền chủ, Trưng Vương vẫn để các Lạc tướng cai quản các huyện.
Đáp án cần chọn là: D