Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Lê Văn Lương
-
Hocon247
-
32 câu hỏi
-
60 phút
-
229 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi?
Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm không phải là sự bay hơi
Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi?
- Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
- Sự bay hơi đó phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng
Không được làm việc nào sau đây khi làm thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?
Để kiểm tra tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, gió, mặt thoáng thì phải làm với cùng một chất lỏng nhưng thực hiện ở các điều kiện nhiệt độ, gió, mặt thoáng khác nhau.
Ở đầu phía trên của nhiệt kế thủy ngân (hay nhiệt kế rượu) thường được phình ra (có tài liệu gọi là khoảng trống an toàn). Vậy khoảng này dùng để:
Khoảng trống an toàn được dùng để khi thủy ngân nở nhiều quá (vì nhiệt độ cao quá) thì thủy ngân sẽ tràn vào đó, tránh nhiệt kế bị bể (vỡ).
Khi sử dụng nhiệt kế y tế, việc làm đầu tiên là:
Khi sử dụng nhiệt kế y tế, đầu tiên ta cần cầm thân nhiệt kế vẩy mạnh, để thủy ngân hoàn toàn tụt xuống bầu.
Khi đun băng phiến, ta nhận thấy trong lúc băng phiến đang nóng chảy thì...
Trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi, khi đó chỉ xảy ra sự chuyển thể từ rắn sang lỏng.
Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ...
Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng nóng chảy.
Nóng chảy là hiện tượng chuyển thể từ thể rắn sang thế lỏng.
Nước đá đang tan là nước chuyển từ thể rắn (đá) sang thể lỏng (nước lỏng).
Bơ nóng chảy ra là chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Băng ở nam cực chuyển từ thể rắn (băng) sang thể lỏng (nước).
Một vật ở thể rắn có thể tích V1, sau khi nóng chảy có thể tích V2. Kết luận nào sau đây là đúng
Các chất khác nhau có sự nóng chảy và dãn nở vì nhiệt khác nhau. Vì vậy, khi chuyển thể, a không thể khẳng định được thể tích lúc trước và lúc sau có luôn bằng nhau hay chênh lệch.
Quan sát đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến, đường biểu diễn trong giai đoạn nóng chảy là:
Trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi, nên đường biểu diễn giai đoạn nóng chảy trong đồ thị nhiệt độ theo thời gian sẽ là đường thẳng nằm ngang.
Sau giai đoạn nóng chảy, nếu tiếp tục đun nữa thì...
Sau giai đoạn nóng chảy, chất đã chuyển thành thể lỏng, tiếp tục đun thì nhiệt độ của chất lỏng tiếp tục tăng.
Nước nóng chảy ở nhiệt độ:
Nước nóng chảy chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (nước đá tan) ở 0oC.
Câu nào sau đây không đúng sự nóng chảy:
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một tinh chất. Mỗi tinh chất khác nhau thường có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Nhiệt độ mà tại đó chất rắn bắt đầu nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy.
Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy không thay đổi.
Người ta lấy nhiệt độ của nước đá đang tan làm mức đo nhiệt độ (nhiệt giai Celsius) vì:
Nhiệt độ của nước đá đang tan là xác định (0oC) và nó không đổi trong suốt quá trình đá tan. Vì vậy, người ta dùng nó để làm mức đo nhiệt độ.
Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng nóng chảy:
Đốt một ngọn đèn dầu là hiện tượng cháy, gồm sự cháy của bấc đèn và sự cháy của dầu.
Đốt một ngọn nến xảy ra sự nóng chảy của sáp nến, sau đó sáp nến bay hơi và cháy.
Đốt cháy mảnh nilong cũng xảy ra quá trình nóng chảy của nilong, sau đó nó mới cháy.
Rót nước sôi vào ly đá, làm đá tan ra, đây là sự nóng chảy của nước đá.
Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc của một chất.
Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau. Một tinh chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc bằng nhau.
Câu nào sau đây không đúng về sự nóng chảy:
Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau. Một tinh chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Mỗi chất có một nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định. Các chất khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc khác nhau. Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của tinh chất đó không đổi. Sau quá trình đông đặc, nhiệt độ của tinh chất đó giảm dần (nguội dần).
Khi cho nước và chì lỏng đông đặc, ta nhận thấy:
Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích, còn khi đông đặc thì giảm thể tích. Tuy nhiên, một số ít chất như đồng, gang, nước thì khi đông đặc lại tăng thể tích. Vậy khi đông đặc thì chì giảm thể tích còn nước thì tăng thể tích.
Khi cho nước và đồng lỏng đông đặc, ta nhận thấy:
Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích, còn khi đông đặc thì giảm thể tích. Tuy nhiên, một số ít chất như đồng, gang, nước thì khi đông đặc lại tăng thể tích. Vậy khi đông đặc thì cả đồng và nước cùng tăng thể tích.
Khi để nguội dần băng phiến lỏng (đã được đun nóng chảy hoàn toàn), lúc băng phiến bắt đầu đông đặc thì:
Băng phiến là một tinh chất có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định. Vì vậy khi để băng phiến lỏng nguội dần, khi bắt đầu đông đặc thì nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. Cho đến khi đông đặc hoàn toàn (ở thể rắn) thì băng phiến sẽ giảm nhiệt độ.
Khi đúc tượng đồng, các quá trình xảy ra như sau:
Khi đúc tượng đồng, đồng được nung nóng chảy thành thể lỏng, sau đó đồng lỏng được đổ vào khuôn, chờ nguội, đồng lỏng đông đặc và rắn lại. Ta được sản phẩm đồng đúc sau khi lấy ra khỏi khuôn.
Các quá trình đã xảy ra là: Rắn → lỏng → rắn.
Khi đun một lượng băng phiến sau đó để nguội, người ta ghi lại được nhiệt độ của băng phiến và vẽ được đồ thị nhiệt độ theo thời gian như hình dưới đây. Thời gian nóng chảy và thời gian đông đặc lần lượt là:
Băng phiến nóng dần lên khi đun từ nhiệt độ gần 550C, đến phút thứ 5, nhiệt độ của băng phiến đạt 800C và nhiệt độ không đổi đến phút thứ 7, tức là trong 2 phút (biểu diễn bằng đoạn BC), đây chính là lúc băng phiến nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 800C và trong quá trình nóng chảy nhiệt độ này không đổi). Sau khi chuyển thể hoàn toàn thành lỏng, nhiệt độ băng phiến tiếp tục tăng khi đun. Đến phút thứ 10, không đun nữa, nhiệt độ của băng phiến giảm. Đến phút thứ 13, nhiệt độ của băng phiến lại giảm xuống 800C và không đổi đến phút thứ 18, tức là trong 5 phút (biểu diễn bằng đoạn EF), đây chính là lúc băng phiến đông đặc. Sau khi đông đặc hoàn toàn, từ phút thứ 18 trở đi, nhiệt độ của băng phiến rắn tiếp tục giảm.
Cho đông đặc cùng một thể tích của 3 chất khác nhau: đồng, chì, nước. Chất nào sau đây tăng thể tích:
Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích, còn khi đông đặc thì giảm thể tích. Tuy nhiên, một số ít chất như đồng, gang, nước thì khi đông đặc lại tăng thể tích. Vậy khi đông đặc thì đồng và nước tăng thể tích.
Thả một miếng chì, một miếng thép vào đồng đang nóng chảy, cho rằng nhiệt độ nóng chảy của thép lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của đồng và nhiệt độ nóng chảy của đồng lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của chì.
Vì nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn của chì, và thấp hơn của thép. Nên khi thả một miếng chì và thép vào đồng đang nóng chảy thì chì nóng chảy theo còn thép thì không nóng chảy.
Quan sát những tấm tôn để đóng nóc nhà, ta thấy chúng được làm dưới dạng lượn sóng hay dạng hình chữ u (như hình vẽ). Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Binh: Làm như vậy để làm tăng vẻ mỹ quan cho tôn, làm tôn có nhiều hình dáng khác nhau, tăng thêm vẻ đẹp của ngôi nhà.
Lan: Làm như vậy chủ yếu là để dễ thoát nước khi mưa.
Chi: Hai bạn quên rồi sao, dưới ánh nắng trưa gay gắt, tôn sẽ bị dãn nở. Họ (nhà sản xuất) làm như vậy để có đủ khoảng cách co dãn mà không bị bật đinh tróc mái hay làm cong những đà, kèo...
Tôn lợp trên mái nhà, vào mùa hè, giữa trưa nắng gắt, nhiệt độ cao làm tôn bị dãn nở. Nhà sản xuất làm vật để tấm tôn có đủ khoảng cách co dãn mà không bị vong vênh, làm hỏng kèo, cột, đà …Bạn Chi giải thích đúng.
• Hiện tượng: Tại một số nhà máy lớn, hơi nóng được đưa lên từ lò áp suất đến nơi sử dụng bằng những đường ống dài và chắc chắn. Tại khúc nối giữa 2 đường ống vào với nhau người ta sử dụng co nối uốn cong (như hình vẽ).
• Giải thích: Khi dẫn hơi nóng, nhiệt độ của hơi làm chất rắn (ống) dãn nở ra, khiến ống bị cong, gãy, gây cháy nổ. Để tránh hiện tượng này người ta tạo ra những co uốn cong như vậy để tạo khoảng cách an toàn cho sự co dãn của ống.
Khi đường ống dẫn hơi nóng, nó bị dãn nở khiến ống bị cong, gãy, gây cháy nổ. Để tránh hiện tượng đó, người ta phải tạo ra các co uốn cong như vậy để tạo khoảng cách an toàn cho sự co dãn của ống.
Một băng kép được làm bằng cách ghép một lá thép với một lá đồng. Khi được nung nóng thì băng kép sẽ
Do đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép, nên khi nung nóng băng kép thép- đồng, lá đồng nở ra nhiều hơn lá thép, vì vậy băng kép sẽ bị cong về phía lá thép.
Cũng băng kép trên nhưng bây giờ ta làm lạnh băng kép đi, băng kép sẽ:
Do đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép, nên khi bị làm lạnh đi thì đồng co ngắn lại nhiều hơn thép. Do đó, băng kép thép – đồng được làm lạnh thì lá đồng co lại nhiều hơn lá thép, nên băng kép sẽ bị cong về hướng lá đồng.
• Xét hiện tượng: Trên mỗi cây cầu lớn (gồm nhiều nhịp), ở chính giữa mỗi nhịp người ta thường để những khoảng trống hoặc những khoảng trống này được đệm bằng những Joan bằng cao su.
• Gỉải thích: Cầu được đúc bằng bê tông cốt thép nên nó cũng chịu ảnh hưởng của sự nở vì nhiệt những khi thời tiết, nhiệt độ thay đổi, những khoảng trống này trừ hao cho những đà bê tông nở dài ra khiến cầu không bị cong, hay bị vặn.
Cầu được làm bằng bê tông cốt thép, nên khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi thì nó cũng bị dãn nở. Người ta cần làm các khoảng trống giữa các nhịp cầu để khi các nhịp dãn nở sẽ không làm cầu bị cong vênh, hay bị vặn.
Ở những xứ lạnh, người ta thường gắn lò sưởi ở sát dưới mặt đất vì:
Không khí nóng có khối lượng riêng nhẹ hơn nên nó sẽ bôc lên cao. Lò sưởi đặt dưới thấp để không khí nóng bay lên lan tỏa khắp phòng.
Chọn câu đúng. Nhiệt kế y tế được chia độ từ:
Nhiệt kế y tế được dùng để đo thân nhiệt của con người. Cơ thể người có nhiệt độ bình thường là 37oC. Nếu sốt có thể lên đến 42oC, hoặc bị lạnh có thể giảm xuống đến 35oC. Ngoài khoảng nhiệt độ này, cơ thể người không còn tồn tại được nữa. Vì vậy nhiệt kế y tế chỉ được chia độ từ 35oC đến 42oC.