Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
18 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong quá trình dịch mã, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp theo chiều nào?
Đáp án A
Trong quá trình dịch mã, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp theo chiều 5’→3’ theo chiều của mARN.
Tính theo lý thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen?
Đáp án C
Cơ thể có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen là aabbddHH.
Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Tần số alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là
Đáp án B
Tần số alen A = 0,4 + 0,4/2 = 0,6
Tần số alen a = 1 – 0,6 = 0,4
Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
Đáp án A
Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
Kiểu hướng động nào giúp các cây dây leo uốn quanh những cây gỗ?
Đáp án D
Cây dây leo uốn quanh những cây gỗ tiếp xúc với giá thể là cây gỗ → đây là ví dụ về hướng tiếp xúc.
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
- A, C, D là những phát biểu đúng về đột biến gen
- B sai vì đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nuclêôtit.
Sản phẩm của quá trình đường phân tham gia vào quá trình hô hấp hiếu khí theo chu trình Crep ở ti thể là
Đáp án B
Sản phẩm của quá trình đường phân tham gia vào quá trình hô hấp hiếu khí theo chu trình Crep ở ti thể là axit piruvic.
Thành phần chính trong thức ăn của động vật ăn thực vật là
Đáp án D
Thành phần chính trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thực vật là xenlulôzơ.
Ở người, dạng đột biến nào sau đây là đột biến thể lệch bội?
Đáp án C
- A, B, D sai vì đây là những dạng đột biến gen
Dạng đột biến thể lệch bội là hội chứng Đao, dạng thể 3 nhiễm (2n +1)
Ý nào nói về cân bằng nội môi là sai?
Đáp án C
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Vậy phương án C là ý sai.
Giai đoạn đầu tiên của quá trình hô hấp ở thực vật là
Đáp án C
Giai đoạn đầu tiên của quá trình hô hấp ở thực vật là đường phân.
Xét một quần thể thực vật cân bằng di truyền, cây bạch tạng có kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,0025 trong tổng số cá thể của quần thể. Cây không bị bạch tạng nhưng mang alen lặn chiếm tỉ lệ là:
Đáp án B
Gọi tần số alen của A và a lần lượt là p và q
Quần thể cân bằng nên tuần theo định luận Hacđi - Vanbec nên ta có :
p2 AA + 2pqAa + q2aa= 1
Theo bài ra ta có q2 = 0,025 → q = 0,05→ p = 1 – 0,05 = 0,95
Cây không bị bạch tạng nhưng mang alen lặn (Aa) chiếm tỉ lệ: 2pq = 2.0,95.0,05 = 0,095
Dữ kiện nào dưới đây giúp chúng ta xác định chính xác tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính quy định?
Đáp án A
- Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh → bệnh do gen lặn qui định.
- Bố bình thường sinh con gái bị bệnh → bệnh nằm trên NST, vì nếu nằm trên NST giới tính thì bố bình thường tất cả các con gái phải bình thường.
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
Đáp án B
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là chu trình Canvin.
Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6° C đến 42° C. Nhận định nào sau đây sai?
42° C là giới hạn trên hoặc là điểm gây chết
Dựa vào nguồn gốc, các kiểu hệ sinh thái (HST) trên Trái Đất được phân chia thành
Đáp án B
Dựa vào nguồn gốc, các kiểu hệ sinh thái (HST) trên Trái Đất được phân chia thành hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
Khi nói về sự ảnh hưởng của hệ thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
- A, B, C là những phát biểu đúng.
- D sai vì sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển chín và rụng trứng ở con cái.
Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có
Đáp án D
Thể đột biến có 3 dòng tế bào:
- 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến 2n + 2; 2n – 2.
- Các tế bào đó mang bộ NST được ký hiệu: AaBbDdXY (2n), AaBbDDddXY (2n+2), AaBbXY (2n-2), AaBbDDXY (2n); AaBbddXY (2n).
Trường hợp nào sau đây không phải là một hệ sinh thái?
Đáp án D
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã.
- A là một hệ sinh thái vì “một giọt nước lấy từ ao hồ có hầu hết các thành phần cấu trúc nên một hệ sinh thái”.
- B là hệ sinh thái nhân tạo
- C là hệ sinh thái tự nhiên
- D là một quần thể sinh vật nên không phải là hệ sinh thái.
Ở lúa 2n = 24, do đột biến một số thể đột biến có số lượng NST thay đổi. Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến lệch bội?
Đáp án C
Đột biến lệch bội (dị bội) là những biến đổi về mặt số lượng NST nhưng chỉ xảy ra ở một hay một số cặp nào đó.
- 2n = 22 (2n - 2) → đột biến lệch bội thể không nhiễm.
- 2n = 28 (2n + 2 + 2) → đột biến lệch bội thể bốn nhiễm kép.
- 2n = 48 (4n) → thể tứ bội → đột biến đa bội
- 2n = 26 (2n + 2) → đột biến lệch bội thể bốn nhiễm.
Những dạng muối nitơ mà thực vật có thể hấp thụ là
Những dạng muối nitơ mà thực vật có thể hấp thụ là muối amôni và nitrat.
Một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì
Đáp án B
- A. sai vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì số lượng cá thể của mỗi loài càng giảm.
- B. đúng vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì số lượng loài trong quần xã càng tăng → lưới thức ăn trong quần xã ngày càng giảm.
- C. sai vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì ổ sinh thái của mỗi loài càng hẹp.
- D. sai vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì số lượng loài trong quần xã càng tăng.
Một NST ban đầu có trình tự gen là: ABCD.EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì?
Đáp án A
Ta nhận thấy so với NST ban đầu, NST sau dột biến bị mất đoạn ABC. Đây là dạng đột biến mất đoạn nên gây hậu quả là thường gây chết hoặc giảm sức sống.
Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
(1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.
(2) Chống xâm nhập mặn cho đất.
(3) Tiết kiệm nguồn nước sạch.
(4) Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Đáp án C
Những hoạt dộng của con người góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ môi trường là:
- Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.
- Chống xâm nhập mặn cho đất.
- Tiết kiệm nguồn nước sạch.
- Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Vậy cả 4 hoạt động trên đều đúng
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là sai?
Đáp án C
- A, B, D là những phát biểu đúng.
- C sai vì kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định đặc điểm thích nghi với môi trường.
Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDdEeHh x aaBBDdeehh. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là:
Đáp án C
P: AaBbDdEeHh x aaBBDdeehh
Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là: A-B-D-E-H- = 1/2A-.1B-.3/4D-.1/2E-.1/2H- = 3/32
Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
Đáp án B
Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã từ ADN sang mARN rồi dịch mã từ mARN sang prôtêin và từ prôtêin biểu hiện thành tính trạng
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, phép lai AaBb x Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ:
Đáp án C
A: cao >> a : thấp
B: đỏ >> b: vàng
P: AaBb x Aabb
Đời con thu được kiểu hình thân cao, hoa đỏ là: A-B- = 3/4.1/2 = 37,5%
Mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1:2:1?
Phép lai A cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1
Phép lai B cho tỉ lệ kiểu hình 1:2:1
Phép lai C cho tỉ lệ kiểu hifh 1:1:1:1
Phép lai D cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1
Dựa vào hình ảnh dưới đây em hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu về hình ảnh này là đúng?
(1) Đây là phương pháp tạo giống áp dụng cho cả động vật và thực vật.
(2) Các cây con thu được đều có kiểu gen thuần chủng.
(3) Các dòng đơn bội qua chọn lọc được lưỡng bội hóa bằng 2 cách.
(4) Phương pháp này có hiệu quả cao khi chọn các dạng cây có đặc tính như : kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn, kháng bệnh,...
Đáp án B
Dựa vào hình ảnh ta thấy
- (1) sai vì đây là phương pháp tạo giống bằng nuôi cấy hạt phấn nên chỉ áp dụng đối với thực vật.
- (2) đúng, vì chúng được lưỡng bội hóa từ bộ gen đơn bội ban đầu.
- (3) đúng, cách 1: gây lưỡng bội dòng tế bào 1n thành 2n rồi mọc thành cây lưỡng bội.
Cách 2: cho mọc thành cây đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa thành cây lưỡng bội 2n bằng cách gây đột biến thể đa bội.
- (4) đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng
Ở ruối giấm, người ta thực hiện phép lai \(P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\left( {f = 40\% } \right)\) . Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, số cá thể mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ
\(\begin{array}{l}
P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\\
Gp:\underline {AB} = \underline {ab} = 30\% \\
\underline {Ab} = \underline {aB} = 20\% \\
\underline {AB} = \underline {ab} = 50\% \\
\% A - B - = 0,3.0,5.3 + 0,2.0,5.2 = 0,65
\end{array}\)
Khi tìm hiểu về thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, những kết luận nào đưa ra sau đây là đúng?
I. Tiến hóa nhỏ hiện đang chiếm vị trí trung tâm trong thuyết tiến hóa hiện đại.
II. Sự hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
III. Tiến hóa sẽ vẫn xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
IV. Mỗi cá thể được xem là một đơn vị tiến hóa cơ sở.
Đáp án A
- I đúng
- II đúng
- III sai vì sự tiến hóa trong sinh giới bắt đầu từ sự biến đổi cấu trúc di truyền của quẩn thể (tiến hóa nhỏ) → tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
- IV sai vì quần thể có tính toàn vẹn trong không gian, tồn tại thực trong tự nhiên và biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ → mỗi quần thể được xem là một đơn vị tiến hóa cơ sở chứ không phải cá thể.
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trùng roi sống trong ruột mối là mối quan hệ cộng sinh.
II. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng bắt ve bét là mối quan hệ hợp tác.
III. Cây nắp ấm bắt côn trùng là mối quan hệ vật ăn thịt con mối.
IV. Dây tơ hồng sống bám trên các cây nhãn là mối quan hệ kí sinh.
Đáp án A
- I đúng vì giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ thành đường (là nguồn cung cấp cho cả mối và trùng roi).
- II đúng vì chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu, khi có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu, vậy cả hai loài đều có lợi.
- III đúng, cây nắp ấm là vật ăn thịt, côn trùng là con mồi.
- IV đúng dây tơ hồng lấy chất dinh dưỡng của cây nhãn.
Một cặp bố me có kiểu gen là \(\frac{{AB}}{{ab}}\) và \(\frac{{Ab}}{{aB}}\). Giả sử bố mẹ đều hoán vị gen với tần số 40% và kiểu hình thân thấp, hoa đỏ có kiểu gen dạng: \(\frac{{aB}}{{a - }}\) thì cây có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu?
Bố mẹ mang kiểu gen là \(\frac{{AB}}{{ab}};\frac{{Ab}}{{aB}}\) và hoán vị gen xảy ra ỏa cả hai với tần số 40% ta có sơ đồ lai như sau:
\(\begin{array}{l}
Gp:\underline {AB} = \underline {ab} = 30\% \\
\underline {AB} = \underline {ab} = 20\% \\
\underline {Ab} = \underline {aB} = 20\% \\
\underline {Ab} = \underline {aB} = 30\%
\end{array}\)
Tỉ lệ cơ thể mang kiểu hình dạng \(\frac{{aB}}{{a - }}\) ở đời sau là: 30%ab.30%aB+20%aB.20%ab+20%aB.30%aB=19%
Trên một cánh đồng có nhiều loài cỏ mọc chen chúc nhau. Một đàn trâu hàng ngày vẫn tới cánh đồng này ăn cỏ. Những con chim sáo thường bắt ve bét trên lưng trâu và bắt châu chấu ăn cỏ. Từ trên cao, chim đại bàng rình rập bắt chim sáo làm mồi cho chúng. Những phát biểu nào là đúng khi nói về mối quan hệ các sinh vật được minh họa bằng lưới thức ăn dưới đây của cánh đồng trên?
I. Trâu và châu chấu có mối quan hệ cạnh tranh nhau.
II. Ve bét và trâu là mối quan hệ kí sinh.
III. Chim sáo và trâu là mối quan hệ hỗ trợ.
IV. Chim sáo và cỏ là mối quan hệ hỗ trợ.
Đáp án D
- I đúng vì trâu và châu chấu cùng ăn cỏ nên chúng cạnh tranh nhau về nguồn thứ ăn.
- II đúng ve bét hút máu trâu để sống; nên ve bét được hưởng lợi còn trâu bị hại nên đây là mối quan hệ kí sinh.
- III đúng vì giữa chim sáo và trâu do chim sáo bắt ve bét cho trâu.
- IV đúng vì giữa chim sáo và cỏ do chim sáo bắt châu chấu cho cỏ.
Vậy cả 4 phát biểu đưa ra là đúng.