Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
33 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong các thành phần sau: (1) Gen; (2) mARN; (3) axit amin; (4) tARN; (5) Riboxom; (6) enzim ; (7) ADN; (8) ARN mồi ; (9) đoạn okazaki, có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi poli peptit
Đáp án C
Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptide : mARN, acid amine, tARN, Riboxome, Enzyme.
→ Có 5 thành phần → Đáp án C
(1) Gen, (7) ADN; (8) ARN mồi ; (9) đoạn okazaki là những thành phần tham gia vào tổng hợp ADN.
Trên quần đảo Mađơrơ, ở một loài côn trùng cánh cứng, gen A quy định cánh dài trội không hoàn toàn so với gen a quy định không cánh, kiểu gen Aa quy định cánh ngắn. Một quần thể của loài này lúc mới sinh có thành phần kiểu gen là 0,25AA; 0,6Aa; 0,15aa, khi vừa mới trưởng thành các cá thể có cánh dài không chịu nổi gió mạnh bị cuốn ra biển. Tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen của quần thể mới sinh ở thế hệ kế tiếp là:
Đáp án D
Sau khi bị cuốn ra biển thì thành phần kiểu gen của quần thể này là: 0,6Aa : 0,15aa = 0,8Aa : 0,2aa.
Tần số alen A là: 0,8 : 2 = 0,4 ⇒ tần số alen a là: 1 - 0,4 = 0,6.
Tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen của quần thể mới sinh ở thế hệ kế tiếp là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng, các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ F1 cho giao phấn với nhau được F2. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện thân thấp, hoa trắng ở F2 là:
Đáp án A
Ta có AaBb x AaBb
được các cây thân cao hoa đỏ là 4AaBb, 2AaBB, 2AABb,1AABB
=> khi chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao hoa đỏ ở F1 đi giao phấn ta có
giao tử (4AB: 2Ab:2aB :1ab) x(4AB: 2Ab :2aB :1ab)
=> xác suất xuất hiện đậu thân thấp hoa trắng là 1/9 x1/9 =1/81
Một gen có 110 chu kì xoắn và có tổng hợp 2700 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến làm giảm 2 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp khi gen đột biến tự sao 3 lần là:
Gen có 110 chu kì xoắn → số nucleotit của gen là: N = C.20 = 110 . 20 = 2200 Nu
→ 2A + 2G = 2200 → A + G = 1100 (1)
Mặt khác 2A + 3G = 2700 (2)
Giải hệ tạo bởi (1) và (2) ta được: A = T = 600, G = X = 500
Gen bị đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hiđrô → Đây là dạng đột biến mất 1 cặp A-T → Số nucleotit của gen sau đột biến là:
A = T = 600 - 1 = 599
G = X = 500
Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp khi gen đột biến tự sao 3 lần là:
Amt = Tmt = 599.(\(2^3\) - 1) = 4193 Nu
Gmt = Xmt = 500. (\(2^3\) - 1) = 3500 Nu
Vậy chọn đáp án D
Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp
Đáp án D
D sai vì quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trình tự: Chuỳ xináp -> Màng trước xináp -> Khe xináp -> Màng sau xináp → Xung thần kinh lan truyền từ màng trước ra màng sau xinap.
Có nhiều trường hợp trong tế bào của sinh vật nhân thực, cùng 1 gen được phiên mã tạo thành ARN nhưng lại tổng hợp ra nhiều loại protein khác nhau vì
gen->mARN->cắt bỏ intron, sắp xếp exon cách khác nhau tạo các mARN trưởng thành-> các chuỗi polipeptit khác nhau
Đem giao phối giữa 1 cặp bố mẹ nhận được đời F1 có 25 chim trống, lông xoăn, đuôi dài; 25 chim trống lông thẳng, đuôi dài; Số chim mái có ; 20 lông xoăn, đuôi ngắn; 20 lông thẳng, đuôi dài; 5 lông xoăn, đuôi dài; 5 lông thẳng, đuôi ngắn. Biết 2 tính trạng do 2 cặp gen Aa, Bb quy định và tính trạng lông xoăn là trội so với lông thẳng, tính trạng đuôi dài là trội so với đuôi ngắn. Tần số HVG của thế hệ P ( nếu có) là:
Ở chim, con đực là XX, con cái là XY
Con đực không xuất hiện kiểu hình đuôi ngắn à Di truyền liên kết giới tính
Tần số HVG: (5+5)/(20+20+5+5)x100%=20%
Hướng động là:
Hướng động là hình thức phản ứng của lá cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội ( A, B, D) là trội hoàn toàn. Cho các phép lai:
(1).AaBbDD x AaBbdd (2) AaBbdd x aaBbDD. (3) AABbDd
(4) aaBbDd x AaBbdd (5) AabbDd x AaBBDd (6)AaBbDd x AABbDd
Số phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 9:3:3:1 là
Đáp án B
(1).AaBbDD x AaBbdd = (Aa x Aa)(Bb x Bb)(DD x dd) cho tỉ lệ kiểu hình: (3 : 1)(3:1).1 = 9:3:3:1
(2) AaBbdd x aaBbDD = (Aa x aa)(Bb x Bb)(dd x DD) cho tỉ lệ kiểu hình: (1 : 1)(3:1).1 = 3:3:1:1
(3)
(4) aaBbDd x AaBbdd = (aa x Aa)(Bb x Bb)(Dd x dd) cho tỉ lệ kiểu hình (1:1)(3:1)(1:1) = (3:3:1:1).(1:1) = 3:3:3:3:1:1:1:1
(5) AabbDd x AaBBDd = (Aa x Aa)(bb x BB)(Dd x Dd) cho tỉ lệ kiểu hình (3:1).1.(3:1) = 9:3:3:1
(6)AaBbDd x AABbDd = (Aa x AA)(Bb x Bb)(Dd x Dd) cho tỉ lệ kiểu hình 1.(3:1):(3:1) = 9:3:3:1
Khi nói về tâm động của NST, những phát biểu nào sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng
(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi NST có duy nhất một trình tự nuclêôtit này .
(2) Tâm động là vị trí liên kết của NST với thoi phôi bòa, giúp NST có thể di truyền về các cực của TB trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của NST.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của NST có thể khác nhau.
Đáp án A
-Mỗi NST điển hình đều chứa trình tự Nu đặc biệt gọi là tâm động
-Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
-Tâm động có thể ở nhiều vị trí khác nhau và vị trí của tâm động ảnh hưởng đến hình thái của NST.
→ Các phát biểu 1, 2, 5 đúng
Hooc môn kích thích sự phát triển của thực vật gồm
Đáp án D
Hooc môn kích thích sự phát triển của thực vật gồm: Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
Hoocmon ức chế sinh trưởng của thực vật gồm etylen, axit abxixic
Ở một loài động vật, cho con đực thuần chủng cánh dài, có lông đuôi giao phối với con cái thuần chủng cánh ngắn, không có lông đuôi thu được F1 100% cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới như sau:
Giới cái: 36 con cánh dài, có lông đuôi: 9 con cánh dài, có lông đuôi 24 con ngắn, có lông đuôi: 51 con cánh ngắn, không có lông đuôi.
Giới đực: 90 con cánh dài, có lông đuôi: 30 con cánh ngắn, có lông đuôi.
Biết rằng các tính trạng về lông đuôi do 1 gen có 2 alen quy định, không phát sinh thêm đột biến và chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Cho các nhận xét sau:
(1) Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
(2) Tần số hoán vị gen là 20%.
(3) Tính trạng hình dạng cánh do 2 cặp gen không alen quy định tương tác bổ sung với nhau.
(4) cặp gen quy định tính trạng lông đuôi nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y.
(5) Cho cái F1 lai phân tích trong tổng số con đực được sinh ra thì kiểu hình cánh dài, không có lông đuôi chiếm tỉ lệ 0,05%.
Số nhận xét đúng là:
-Ta có: P thuần chủng thu được F1 100% dài có lông
-F2: Xét riêng từng tính trạng ta có:
-Con cái:
+Dài/ngắn=3:5→Tính trạng do hai cặp gen không alen tương tác bổ sung cùng quy định, dạng tương tác 9:7→3 đúng
+Có lông/không lông=1:1
-Con đực:
+dài/ngắn=3:1
+100% có lông→có lông trội hoàn toàn so với không có lông
-Quy ước: A_B_: dài, còn lại: ngắn
D: có lông, d:không lông→4 sai
-Ta thấy tính trạng phân bố không đều ở hai giới , vậy có liên kết với giới tính, trong đó Aa hoặc Bb liên kết với Dd và cùng nằm trên cặp NST giới tính→1 sai
-Xét F2 tính trạng có lông 100% ở giới đực→XX:đực, XY: cái
-F1:AaXBDXbd:AaXBDY
-Con đực F2 100% B_D_
-Đặt tần số hoán vị gen là f
-Ta có:XBD=Xbd=0.5x(1-f), XBd=XbD=f/2
-Ta có :dài có lông(A_B_D_)=0.75x0.5x(1-f)=0.3→f=0.2=20%→2 đúng
-Cái F1 lai phân tích: AaXBDYxaaXbdXbd
→Fa:AaXBDXbd:aaXBDXbd:AaXbdY:aaXbdY→5 sai
\(\Rightarrow\)Có 2 ý đúng là 2 và 3
Ở gà, gen A quy định lông vằn, a không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là:
Ở gà, gen A quy định lông vằn, a: không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp nhằm dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là: XaXa x XAY
Với cặp lai này ta có thể dễ dàng xác định kiểu gen của bố mẹ bằng kiểu hình, mặt khác thế hệ lai 100% trứng vằn là gà trống, 100% trứng vằn là gà mái.
A, B, C sai vì khi lai cặp này thì thế hệ lai có gà lông vằn có cả ở gà trống và gà mái → không xác định được trống mái ngay từ khi sinh.
Một cơ thể thực vật dị hợp tử 3 cặp gen Aa, Bb, Dd khi giảm phân đã tạo ra 8 loại giao tử với số lượng như nhau: ABD - 20, aBD - 180, ABd - 20, aBd - 180, abD -20, Abd - 180, abd - 20. Biết rằng các gen đều nằm trên thường. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể thực vật trên là
Thứ nhất đề bài thiếu kể giao tử AbD = 180
3 cặp gen DH tử -> 8 loại giao tử với số lượng như nhau, đề mới kể 7 loại
Khi mà HVG xảy ra thì loại giao tử mà chiếm tỷ lệ ít là giao tử hoán vị
VD : xét ABD = 20 và aBD = 180 thì ABD chiếm tỷ lệ ít hơn => AB hay BD hay AD không nằm trên 1 NST => loại đáp án C và D được rồi
Còn lại đáp án A hoặc B
Xét đ/án A : tỉ lệ giao từ abd = _ab * 1/2 d = 20/( tổng 800) = 1/40
=> ab = 0,05
=> f = 2*0,05 = 0,1 = 10%
=> đáp án A đúng
Lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 2 cặp gen tương phản, F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, quả đỏ. Cho tự thụ phấn F1 được F2 có 4 loại kiểu hình, trong số 9600 cây có 2016 cây thân cao, quả vàng. Tương phản thân cao là thân thấp, 2 cặp alen được quy ước là Aa và Bb.Kiểu gen của F1 và tần số HVG ( nếu có ) là:
Cây thân cao, quả vàng (A-bb) chiếm tỉ lệ 2016:9600=21%
→ Cây thân thấp, quả vàng (aabb) chiếm tỉ lệ: 25% - 21%=4%
4%aabb=20%ab.20%ab
ab=20%<25% → Đây là giao tử sinh ra do hoán vị → F1: \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)
f hoán vị = 2.20% = 40%
Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là:
Đáp án A
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ ( tiếp nhận và trả lời các kích thích)
Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng →giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường
Nhận định nào sau đây không đúng
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có liên quan mật thiết và tương tác lẫn nhau.
Sinh trưởng ở thực vật là:
Đáp án C
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
Ví dụ : sự tăng kích thước chiều cao và đường kính thân của cây
Hai loại hướng động chính là:
Hai loại hướng động chính là: hướng động dương ( sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm ( sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
Điện thế nghỉ là:
Đáp án D
- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
- Nguyên nhân có điện thế nghỉ chủ yếu là do:
+ Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào.
+ Các cổng kali mở (tính thấm chọn lọc đối với K+) nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.
+ Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bảo giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.
Ở một loài động vật có vú ngẫu phối, xét 3 gen: gen 1 có 2 alen nằm trên NST thường. Gen 2 có 3 alen, gen 3 có 4 alen cùng nằm trên NST X ở vùng tương đồng. Số KG tối đa về các gen trên trong quần thể là:
Đáp án C
Số kiểu gen về gen 1 là: 2.(2 + 1) : 2 = 3 kiểu gen
Số kiểu gen trên XX là: 3.4.(3.4 + 1) : 2 = 78 kiểu gen
Số kiểu gen trên XY là: 12.12 = 144
Số KG tối đa về các gen trên trong quần thể là: 3.(78 + 144) = 666 kiểu gen
Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về gen ngoài nhân?
(1) Trong quá trình di truyền, vai trò của bố mẹ như nhau và biểu hiện ra kiểu hình không đều ở hai giới.
(2) các gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào.
(3) Kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ.
(4) Tính trạng do gen ở tế bào chất đều được thể hiện kiểu hình và di truyền cho đời sau.
(5) tất cả các đột biến gen ở tế bào chất đều được biểu hiện kiểu hình và di truyền cho đời sau.
Đáp án A
Các kết luận 2, 3 đúng
1) sai. Trong quá trình di truyền, vai trò của bố mẹ là khác nhau, con chỉ nhận gen từ tế bào chất của mẹ.
(4), (5) sai. Vì đột biến có thể bị loại bỏ do gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
Trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, trình tự các axit amin của một protein armadillo đã được xác định một phần. Các phân tử tARN được sử dụng trong quá trình tổng hợp lần lượt có anticodon sau đây:3'UAX5', 3'XGA5', 3'GGA5', 3'GXU5', 3'UUU 5', 3'GGA5'. Trình tự nucleotit ADN của chuỗi bổ sung cho chuỗi ADN mã hóa cho protein armadillo là
Đáp án B
tARN: 3'UAX5', 3'XGA5', 3'GGA5', 3'GXU5', 3'UUU 5', 3'GGA5'.
→ mARN có cấu trúc: 5'AUG GXU XXU XGA AAA XXU 3'
mạch mã gốc ADN: 3'TAX XGA GGA GXT TTT GGA 5'
mạch bổ sung ADN: 5'ATG GXT XXT XGA AAA XXT 3'
Hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn:
Hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn là gây ảnh hưởng đến sức khỏe và giống nòi.
Quần thể tư thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp chiếm tỉ lệ 0,95.
Tỉ lệ đồng hợp chiếm tỉ lệ 0,95 → Tỉ lệ dị hợp chiếm tỉ lệ 1-0,95=0,05
Gọi n là thế hệ thự thụ phấn: \(0,4.{\left( {1/2} \right)^n}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,05\) → n=3
Cây ba nhiễm ( thể ba) có kiểu gen AaaBb giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, tỉ lệ loại giao tử AB được tạo ra là
Aaa giảm phân cho giao tử A chiếm tỉ lệ \(\dfrac{1}{6}\)
Cây Bb giảm phân cho giao tử B = \(\dfrac{1}{2}\)
Theo lý thuyết, tỉ lệ loại giao tử AB được tạo ra là: \(\dfrac{1}{6}\) . \(\dfrac{1}{2}\) = \(\dfrac{1}{12}\)
Ở một loài thực vật, gen quy định màu sắc quả nằm trên NST thường. Kiểu gen BB quy định quả màu đỏ, kiểu gen Bb quy định quả màu tím, kiểu gen bb quy định quả màu vàng. Có bao nhiêu quần thể trong số những quần thể sau đây không ở trạng thái cân bằng di truyền?
(1) Quần thể 100% quả màu tím.
(2) Quần thể có 64% quả màu đỏ: 32% quả màu tím: 4% quả màu vàng.
(3) Quần thể 100% quả màu vàng.
(4) Quần thể có 42% quả màu đỏ: 49% quả màu tím: 9% quả màu vàng.
(5) Quần thể 100% quả màu đỏ.
(6) Quần thể có 25% quả màu đỏ: 50% quả màu tím: 25% quả màu vàng.
Đáp án C
Quần thể cân bằng khi có cấu trúc BB, bb
Quần thể có cấu trúc xBB : yBb : zbb cân bằng khi x.z = (y/2)^2
Trong các quần thể trên, quần thể 1, 4 không cân bằng
Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó: B quy định lông xám, b quy định lông nâu; A: át chế B và b cho màu lông trắng, a : không át. Cho thỏ lông trắng có kiểu gen đồng trội lai với thỏ lông nâu được F1. Cho thỏ F1 lai với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ thỏ lông xám đồng hợp thu được ở F2 là:
Đáp án B
B-lông xám, b-lông nâu, A át chế B và b cho lông trắng, a không át.
Thỏ lông trắng thuần chủng × lông nâu thuần chủng → toàn thỏ lông trắng → AABB× aabb. Cho thỏ F1 lai với nhau ( AaBb × AaBb) → lông xám thuần chủng: aaBB = 1/16.
Trong phép lai aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A-bbD-eeff là
aaBbDdeeFf x AABbDdeeff = (aa x AA)(Bb x Bb)(Dd x Dd)(ee x ee)(Ff x ff)
AA x aa → 100%A-
Bb x Bb → 3/4B- : 1/4bb
Dd x Dd → 3/4D- : 1/4dd
ee x ee → 100%ee
Ff x ff → \(\dfrac{1}{2}\)Ff : \(\dfrac{1}{2}\)ff
Trong phép lai aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A-bbD-eeff là: 1A-.\(\dfrac{1}{4}\) bb. \(\dfrac{3}{4}\)D- . 1ee . \(\dfrac{1}{2}\)ff = \(\dfrac{3}{32}\)ff
Điều kiện đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
Điều kiện đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là mỗi gen quy định một tính trạng phải tồn tại trên một cặp NST tương đồng.
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là
Vai trò của gen điều hòa là tổng hợp một loại protein gây ức chế gắn vào vùng bận hành.
Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác các bệnh còn lại?
Đáp án B
Bệnh Tocno là do cặp NST giới tính chỉ có 1 chiếc → Đây là dạng đột biến thể một
Các bệnh còn lại đều là đột biến thể ba.
Bệnh siêu nữ do cặp NST giới tính ở nữ có 3 chiếc
Bệnh Đao do cặp NST số 21 có 3 chiếc
Bệnh Claifentơ do cặp NST giới tính ở nam có 3 chiếc
Gen D: hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen d: hoa trắng. Người ta tiến hành một số phép lai giữa các cá thể đa bội. Kết quả về kiểu hình của phép lai: DDd x DDd là:
Kiểu gen DĐ giảm phân cho giao tử 1/6d:2/6D:1/6DD:2/6Dd → tỉ lệ giao tử lặn d=1/6
Phép lai: DDdxDDd cho kiểu hình hoa trắng (chứa toàn giao tử) chiếm tỉ lệ: 1/6d.1/6d=1/36
Kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ: 1-1/36=35/36
→ Kiểu hình của phép lai trên là: 35 đỏ:1 trắng
Ở một loài thực vật, chiều cao của cây được quy định bởi 6 cặp gen không alen phân li độc lập tương tác cộng gộp, trong đó cứ mỗi alen trội làm cho chiều cao cây tăng thêm 5 cm so với gen lặn. Cho 2 cây đồng hợp trội và lặn lai với nhau thu được F1 tất cả đều cao 125 cm. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Ở F2 tỉ lệ cây cao 130 cm là bao nhiêu? Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường, không có đột biến xảy ra.
F1 dị hợp tử 6 cặp gen → F1 chứa 6 alen trội
Mỗi gen trội làm cây cao thêm 5cm nên cây có chiều cao 130cm chứa 7 alen trội
Ở F2 tỉ lệ cây cao 130 cm là: \(\dfrac{{C_{12}^7}}{{{4^6}}} = \dfrac{{99}}{{512}}\)
Một số bệnh di truyền ở người liên quan đến đột biến gen là:
Một số bệnh di truyền ở người liên quan đến đột biến gen là: bạch tạng, máu khó đông, mù màu.
Khi nói về đột biến mất đoạn, điều nào sau đây không đúng?
I. Xảy ra trong kì giữa của quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
II. Do 1 đoạn nào đó của NST bị đứt gãy.
III. Đoạn vị mất có thể ở đầu mút, giữa cánh hoặc mang tâm động và sẽ bị tiêu biến.
IV. Thường gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh vật.
V. Đột biến làm giảm số lượng gen trên NST.
VI. Được ứng dụng để loại bỏ một số gen không mong muốn trong tạo giống.
Phương án đúng là:
(I) sai => Thường xảy ra ở kì trung gian, vì khi đó diễn ra quá trình nhân đôi nên dễ xuất hiện đột biến....
(II) đúng => Mất đoạn là NST bị mất một đoạn (đoạn đó không chứa tâm động) do đứt, gãy NST hoặc trao đổi chéo không đều.
(III) sai => Đoạn bị mất k chứa tâm động.
(IV) đúng => Mất đoạn thường gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh vật: giảm sức sống hoặc gây chết thể đột biến. Tuy nhiên, ở một số loài sinh vật (VD như ngô, ruồi giấm,...) khi mất 1 đoạn nhỏ k làm giảm sức sống, kể cả thể đồng hợp.
(V) đúng => Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen trong hệ gen.
(VI) đúng => Trong chọn giống, người ta có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại những gen không mong muốn ra khỏi NST.
Những đột biến NST nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trong một tế bào
(1) Chuyển đoạn giữa 2 NST (2) Lặp đoạn. (3) Lệch bội (4) Đa bội. (5) Mất đoạn.
Lệch bội và đa bội hay đột biến số lượng NST nói chung là thay đổi số lượng NST trong 1 hay vài cặp chứ không phải thay đổi số lượng GEN.
Chuyển đoạn giữa 2 NST thì số lượng gen không thay đổi, bằng nhau.
Vây đáp án đúng chỉ có (2) và (5)
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện tính phổ biến của mã di truyền
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng.
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.