Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019 - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh Bắc Ninh
Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019 - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh Bắc Ninh
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
46 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Gen B trội hoàn toàn so với gen b, Biết rằng không có đột biến xảy ra, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1?
Phép lai Bb × bb cho tỷ lệ kiểu gen 1 : 1.
Nhóm động vật nào không có sự pha trộn máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?
Máu giàu O2 là máu sau khi được trao đổi khí tại các cơ quan trao đổi khí, được đưa về tim theo tĩnh mạch phổi hoặc tĩnh mạch dưới da (trừ ở cá); còn máu giàu CO2 là máu sau khi được trao đổi khí tại các tế bào, các cơ quan được đưa về tim theo tĩnh mạch chủ.
Tại tâm thất của tim nếu vách ngăn hoàn chỉnh (tim 4 ngăn ở chim, thú) thì không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2. Còn nếu không có vách ngăn hoặc vách ngăn chưa hoàn chỉnh (ở lưỡng cư, bò sát) thì sẽ có sự phan trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.
Ở tim cá chứa hoàn toàn máu giàu CO2; chỉ có máu trong động mạch lưng và mao mạch dẫn tới các cơ quan mới chứa máu giàu O2.
Xét cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường. Tỉ lệ giao tử Ab là
Xét cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường. Tỉ lệ giao tử Ab là 0,25
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua miền lông hút.
Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loài này có bộ NST là
Thể một là 2n - 1
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có đột biến xảy ra Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3: 3: 1: 1?
3: 3: 1: 1 =(31)(1:1)1 => Phép lai phù hợp là C
Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị có thể là
Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị có thể là Đacuyn.
Một quần thể gồm 160 cá thể có kiểu gen AA, 480 cá thể có kiểu gen Aa, 360 cá thể có kiểu gen aa, Tần số alen A là
Phương pháp:
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa
Tần số alen
Cách giải:
Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,16AA:0,48Aa:0,36aa
Tần số alen \({p_A} = x + \frac{y}{2} \to {q_a} = 1 - {p_A}\)
Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã của các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sợ?
Enzyme ARN polimeraza tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã của các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ
Có bao nhiêu hóa chất sau đây có thể được dùng để tách chiết sắc tố quang hợp?
I. Axêtôn. II. Cồn 90 – 960. III. NaCl. IV. Benzen. V. CH4
Các chất I, II, IV có thể dùng để tách chiết sắc tố quang hợp
Ở người, alen A quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt xanh. Nếu không có đột biến xảy ra, cặp vợ chồng nào sau đây có thể sinh ra con có người mắt đen, có người mắt xanh?
Để sinh ra con có cả mắt đen và mắt xanh thì họ phải có alen a, ít nhất 1 người có alen A
Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
D không phải là bằng chứng sinh học phân tử, đây là bằng chứng tế bào
Ở ruồi giấm, cơ thể đực bình thường có cặp NST giới tính là
Cơ thể ruồi giấm đực là XY
Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là
Số nhóm gen liên kết của loài bằng n = 4
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến chuyển đoạn giữa hai NST tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết, an
(2) Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trong một NST chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST, không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(3) Đột biến chuyển đoạn chỉ xảy ra trong một NST hoặc giữa hai NST không tương đồng.
(4) Chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng làm thay đổi hình thái của NST.
Các phát biểu đúng là : (2), (3), (4) Ý (1) sai, đột biến chuyển đoạn giữa hai NST tương đồng không làm thay đổi nhóm gen liên kết
Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?
Các loài động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn
Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là
Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) tối đa có thể có loài này là
ố cặp NST bằng 7, vậy số thể một kép tối đa là CH = 21
Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là gen đa hiệu
Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST?
Đột biến đảo đoạn NST thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST
Loại tế bào nào sau đây được gọi là tế bào trần?
Tế bào thực vật bị loại bỏ thành xenlulozơ được coi là tế bào trần
Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả như sau:
Kết luận nào sau đây không đúng?
Nếu có T – ADN ; có U => ARN
Nếu G=X; A=T hoặc A=U + Mạch kép ; còn lại mạch đơn
Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(2) Giao phối ngẫu nhiên. (5) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (6) Di-nhập gen.
Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là (1), (4), (5), (6).
Dạng đột biến gen nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen tăng thêm một liên kết?
Thay thế một cặp (A - T) bằng một cặp (G – X) làm tăng 1 liên kết hidro
B: Tăng 2
C : giảm 2
D: giảm 1
Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là IA, IB, IO, trong đó IA và IB đều trội so với IO nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen IA IAhoặc IA IO có nhóm máu A; kiểu genIBIB hoặc IB IO có nhóm máu B; kiểu gen IA IBcó nhóm máu AB, kiểu gen IO IO có nhóm máu O. Cho Sơ đồ phả hệ:
Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 11 có bố mang nhóm máu Cho các phát biểu:
(1) Biết được chính xác kiểu gen của 8 người.
(2) Xác suất sinh con có máu O của cặp 8 – 9 là 1/24.
(3) Xác suất sinh con có máu A của cặp 8 – 9 là 1/8.
(4) Xác suất sinh con có máu B của cặp 10 – 11 là 3/4.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) đúng
(2) đúng
(3) đúng
(4) đúng
Một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là:\({0.2\frac{{AB}}{{aB}}\frac{{De}}{{De}}:0.8\frac{{AB}}{{aB}}\frac{{De}}{{de}}}\) . Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F5 có tối đa 9 loại kiểu gen.
(2) Ở F2, có 25% số cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen.
(3) Ở F3, có số cây đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 77/160.
(4) Trong số các cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F4, số cây đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 69/85.
Xét cặp NST số mang cặp gen Aa và Bb : sau 1 thế hệ tự thu \(1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{AB}}:1\frac{{aB}}{{aB}}\)
Như vậy sau n thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen trong quần thể là: \(\frac{{(1 - 1/{2^n})}}{2}\frac{{AB}}{{AB}}:\frac{1}{{{2^n}}}\frac{{AB}}{{aB}}:\frac{{(1 - 1/{2^n})}}{2}\frac{{aB}}{{aB}}\)
Xét cặp NST số mang cặp gen Dd và Ee : sau 1 thế hệ tự thụ \(1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{aB}}\)
Như vậy sau n thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen trong quần thể là:
\(\frac{{(1 - 1/{2^n})}}{2}\frac{{De}}{{De}}:\frac{1}{{{2^n}}}\frac{{De}}{{de}}:\frac{{(1 - 1/{2^n})}}{2}\frac{{de}}{{de}}\)
Kiểu gen \(\frac{{AB}}{{aB}}\frac{{De}}{{De}}\) khi tự thụ phấn cho các kiểu gen các kiểu gen \(\left( {\frac{{AB}}{{AB}};\frac{{AB}}{{aB}};\frac{{aB}}{{aB}}} \right)\frac{{De}}{{De}}\)
Kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{de}}\) khi tự thụ phấn cho các kiểu gen \(\left( {\frac{{AB}}{{AB}};\frac{{AB}}{{aB}};\frac{{aB}}{{aB}}} \right)\left( {\frac{{De}}{{De}};\frac{{De}}{{de}};\frac{{de}}{{de}}} \right)\)
(1) đúng, số kiểu gen tối đa là 9
(2) sai, cá thể dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen là \(\frac{{AB}}{{aB}}\frac{{De}}{{de}} = 0,8 \times \frac{1}{{{2^2}}} \times \frac{1}{{{2^2}}} = 0,05\)
(3) sai, Ở F 3 , cây đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen là: \(\frac{{aB}}{{aB}}\frac{{De}}{{De}} + \frac{{AB}}{{AB}}\frac{{de}}{{de}} + \frac{{aB}}{{aB}}\frac{{De}}{{De}} = 0,2 \times \frac{{1 - 1/{2^3}}}{2} \times 1 + 0,8 \times \left( {\frac{{1 - 1/{2^3}}}{2} \times \frac{{1 - 1/{2^3}}}{2} + \frac{{1 - 1/{2^3}}}{2} \times \frac{{1 - 1/{2^3}}}{2}} \right) = \frac{{63}}{{160}}\)
(4) đúng, trội về 3 tính trạng có:
\(\left( {\frac{{AB}}{{AB}};\frac{{AB}}{{aB}}} \right)\frac{{De}}{{De}} + \left( {\frac{{AB}}{{AB}};\frac{{AB}}{{aB}}} \right)\left( {\frac{{De}}{{De}};\frac{{De}}{{de}}} \right) = 0,2 \times \left( {1 - \frac{{1 - 1/{2^4}}}{2}\frac{{aB}}{{aB}}} \right) \times 1\frac{{De}}{{De}} + 0,8 \times \left( {1 - \frac{{1 - 1/{2^4}}}{2}\frac{{aB}}{{aB}}} \right)\left( {1 - \frac{{1 - 1/{2^4}}}{2}\frac{{de}}{{de}}} \right)\)
Tỷ lệ cây trội 3 tính trạng và đồng hợp tử là: \(\frac{{AB}}{{AB}}\frac{{De}}{{De}} + \frac{{AB}}{{AB}}\frac{{De}}{{De}} = 0,2 \times \frac{{1 - 1/{2^4}}}{2}\frac{{AB}}{{AB}} \times 1\frac{{De}}{{De}} + 0,8 \times \frac{{1 - 1/{2^4}}}{2}\frac{{AB}}{{AB}} \times \frac{{1 - 1/{2^4}}}{2}\frac{{De}}{{De}} = \frac{{69}}{{256}}\)
Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb lần lượt quy định hai cặp tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả. Cho cây thuần chủng hoa đỏ, quả tròn lại với cây thuần chủng hoa vàng, quả bầu dục thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với nhau, F2 thu được 2400 cây thuộc 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó có 216 cây hoa đỏ, quả bầu dục, Cho các nhận xét sau:
(1) Nếu hoán vị gen xảy ra ở một bên F1 thì F2 có 7 loại kiểu gen.
(2) Ở F2 luôn có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3) F2 luôn có 16 kiểu tổ hợp giao tử.
(4) Ở thế hệ F1, nếu hoán vị gen chỉ xảy ở cơ thể đực thì tần số hoán vị gen ở cơ thể đục là 18%.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
Phương pháp:
Sử dụng công thức A-B- = 0,5+ aabb, A-bb/aaB = 0,25 – aabb
Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen ; 1 bên cho 7 kiểu gen
Giao tử liên kết =(1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải:
F1: 100% cây hoa đỏ quả tròn + hai tính trạng này là tính trạng trội hoàn toàn
A- hoa đỏ ; a- hoa trắng ; B- quả tròn ; b- quả bầu dục
Tỷ lệ hoa đỏ quả bầu dục (A-bb) =0,0943/16 => hai gen liên kết không hoàn toàn
aabb =0,25 – 0,09 = 0,16 = 0,42 = 0,32 0,5 => có thể HVG ở 1 bên với f= 36% hoặc 2 bên với f= 20%
(1) đúng (2) sai, Có 5 kiểu gen quy định hoa đỏ, quả tròn
(3) sai, có tối đa 10 kiểu tổ hợp giao tử
(4) sai,
Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1: 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa F2: 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa
F3:0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa F4: 0,28AA; 0,24 Aa; 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
Quần thể có cấu trúc di truyền: XAA.yAa:zaa
Tần số alen \({p_A} = x + \frac{y}{2} \Rightarrow {q_a} = 1 - {p_A}\)
Cách giải: Tần số alen ở F1: A=0,4; ở F4:0,4 =>Tần số alen không thay đổi
Tỷ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên
Theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- 3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là
Phương pháp:
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb: A-bb/aaB -= 0,25 – aabb (P dị hợp 2 cặp gen)
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2.
Cách giải:
Ta thấy (A-B-) - aabb = 4/16 40,5 – P không dị hợp 2 cặp gen – loại A,B
Phương án C: aabb = 0,5x (1-f)/2 = 0,1875 – TM
Phương án D: aabb = 0,5x (f/2) = 3/32 – không TM
Trong quá trình nhân đôi của một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có 8 đơn vị tái bản giống nhau. Trên mỗi chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 14 đoạn Okazaki. Tính đến thời điểm quan sát, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN là
Phương pháp:
Xét với một chạc chữ Y
Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu 0 đoạn okazaki
Mạch được tổng hợp gián đoạn có: số đoạn mồi = số đoạn okazaki
Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên sổ đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là
Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2
Cách giải:
Số đoạn mồi \(8 \times (14 \times 2 + 2) = 240\)
Một đoạn mạch bổ sung của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
5'...GXT XTT AAA GXT...3”.
Biết các bộ ba mã hóa các axit amin là GXU: Ala, AAA: Lys, XUU: Leu. Trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là
Mạch bổ sung: 5’...GXT XTT AAA GXT ...3’
Mạch mã gốc :3’...XGA GAA TTT XGA...5’
Mach mARN: 5'...GXU XUU AAA GXU...3'.
Trình tự a.a: - Ala – Leu-Lys - Ala –
Ở một loài động vật, mỗi cặp tính trạng màu thân và màu mắt đều do một cặp gen quy định. Cho con đực (XY) thân đen, mặt trăng thuần chủng lai với con cái (XX) thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ : 20% con đực thân xám, mắt đỏ : 20% con đực thân đen, mắt trắng : 5% con đực thân xám, mắt trắng : 5% con đực thân đen, mắt đỏ. Tần số hoán vị gen ở cá thể cái F1 là
Ta thấy phân ly tính trạng ở 2 giới là khác nhau ở hai gen nằm trên NST X
Quy ước gen : A- thân xám ; a- thân đen , B- Mắt đỏ, bí mắt trắng
\(P:X_B^AX_B^A \times X_b^aY \to {F_1}:X_B^AX_b^a \times X_B^AY\)
Tỷ lệ con đực thân xám mắt trắng:\(X_b^AY = 0,05 \Rightarrow X_b^A = 0,1 \Rightarrow f = 20\% \)
Một cặp alen Aa dài 0,306 micromet. Alen A có 2400 liên kết hiđrô; alen a có 2300 liên kết hiđrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể ba (2n+1) có số nuclêôtit của các gen trên là T = 1000 và G = 1700. Kiểu gen của thể lệch bội trên là
Hai gen này có chiều dài bằng nhau và bằng 0,306 micromet –tổng số nucleotit bằng nhau và bằng
\(N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 1800\)
Xét gen A: \(\left\{ \begin{array}{l} 2A + 2G = 1800\\ 2A + 3G = 2400 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} A = T = 300\\ G = X = 600 \end{array} \right.\)
Xét gen a: \(\left\{ \begin{array}{l} 2A + 2G = 1800\\ 2A + 3G = 2400 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} A = T = 300\\ G = X = 600 \end{array} \right.\)
Thể ba này có 1000T, 1700G – Kiểu gen của thể ba là AAa
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định; tính trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D,d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh kép : 6,75% cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5% cây hoa trắng, cánh kép: 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Kiểu gen của cây P có thể là
(2) F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 16%.
(3) F2 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.
(4) F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 10,25%.
Tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ/ hoa trắng = 9/7 => 2 cặp gen tương tác bổ sung
Quy ước gen:
A-B-: Hoa đỏ, A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng
D- cánh kép; d- cánh đơn
Nếu các cặp gen này PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình phải là (937)(3:1); đề cho => 1 trong 2 gen quy định màu
sắc nằm trên cùng 1 cặp NST với gen quy định cấu trúc cánh.
Giả sử cặp gen Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
Tỷ lệ hoa đỏ, cánh kép: A-B-D-=0,495 +B-D-=0,495:0,75 =0,66 ->bbdd=0,16; Budd=bbD-= 0,09
\({F_1}:Aa\frac{{BD}}{{bd}} \times Aa\frac{{BD}}{{bd}};f = 0,2 \Rightarrow P:AA\frac{{BD}}{{BD}} \times aa\frac{{bd}}{{bd}}\)
I sai
II sai , tỷ lệ cây hoa đỏ cánh kép dị hợp về 1 trong 3 cặp gen là: \(Aa\frac{{BD}}{{BD}} + AA\frac{{BD}}{{bD}} + AA\frac{{BD}}{{BD}} = 0,5 \times 0,{4^2} + 2 \times 2 \times 0,25 \times 0,4 \times 0,1 = 0,12\)
III đúng, số kiểu gen của kiểu hình hoa trắng cánh kép là: (A-bbD-, aaB-D-saabbD-)= 4+5+2=11; vì cặp
gen Dd và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng nên aaB-D- có 5 kiểu gen.
IV sai, tỷ lệ cây hoa trắng cánh đơn thuần chủng: \(AA\frac{{bd}}{{bd}} + aa\frac{{Bd}}{{Bd}} + aa\frac{{bd}}{{bd}} = 0,25 \times \left( {0,{4^2} + 0,{1^2} + 0,{4^4}} \right) = 8,25\% \)
Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phổi tự do với nhau thu được F2. Cho các phát biểu sau về các con ruồi ở thế hệ F2, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 31,25%.
(2) Tỉ lệ ruồi đực mắt đỏ bằng một phần ba ruồi đực mắt trắng.
(3) Số ruồi cái mắt trắng bằng 50% số ruồi đực mắt trắng.
(4) Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng bằng 25% ruồi cái mắt đỏ không thuần chủng.
F1 phân ly theo tỷ lệ 1:1 nên ruồi cái mắt đỏ dị hợp tử, kiểu gen của P là: \({X^A}{X^a} \times {X^a}Y \to {X^A}{X^a}:{X^a}Y:{X^a}{X^a}:{X^A}Y\)
Ruồi F 1 giao phối tự do với nhau ta được: \(\left( {{X^A}{X^a}:{X^a}{X^a}} \right)\left( {{X^a}Y:{X^A}Y} \right) \leftrightarrow \left( {1{X^A}:3{X^a}} \right)\left( {1{X^A}:1{X^a}:2Y} \right)\)
Xét các phát biểu:
(1) ruồi cái mắt đỏ chiếm tỷ lệ: \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{2} + \frac{3}{4} \times \frac{1}{4} = 31,25\% \) nên I đúng
(2) Đúng, ruồi đực mắt đỏ bằng 1/3 ruồi đực mắt trắng
(3) số ruồi cái mắt trắng \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{4}\) ruồi đực mặt trắng \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{2}\)nên III đúng
(4) ruồi cái mắt đỏ thuần chủng chiếm: \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{4} = 0,0625;\)ruồi cái mắt đổ không thuần chủng: \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{4} + \frac{1}{4} \times \frac{1}{4} = 0,25\)nên IV đúng
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Gen A và B có tác động gây chết giai đoạn phối khi ở trạng thái đồng hợp tử trội AABB, Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong loài này có tối đa 4 loại kiểu gen về kiểu hình hoa vàng.
(2) Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được các cây F1 có tỉ lệ kiểu hình 8:6:1.
(3) Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì sẽ thu được F1 có 25% số cây hoa đỏ.
(4) Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1.
Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/3.
(1) Đúng: AAbb;Aabb, aaBB, aaBb
(2) đúng, vì AABB bị chết nên kiểu hình đời sau là 8:6:1
(3) đúng, AaBb aabb => 1AaBb:1aaBb:1Aabb:laabb (trắng)
(4) đúng, tỷ lệ hoa vàng ở đời sau: 1AAbb:2AaBB:laaBB:laaBb xác suất thu được cây thuần chủng trong số các cây hoa vàng là: 1/3
Một gen có chiều dài là 408nm và có 3100 liên kết hiđrô. Sau khi xử lý bằng 5-BU thành công thì số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là
Tổng số nucleotit của gen là: \(N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 2400\)
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l} 2A + 2G = 2400\\ 2A + 3G = 3100 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} A = T = 500\\ G = X = 700 \end{array} \right.\)
Xử lý bằng 5BU gây đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
Gen đột biến có: A=T= 499; G=X=701.
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 5 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa đỏ (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa tím :1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng.
- Phép lại 2: Cây hoa vàng lại với cây hoa hồng (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa hồng :1 cây hoa trắng.
Biết rằng không xảy ra đột biến, không xét đến vai trò của bố mẹ trong phép lai. Cho 2 cá thể lại với nhau, thu được đời con có kiểu hình hoa vàng. Tính theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu Sơ đồ lai thỏa mãn?
Từ phép lại 1 ta suy ra được : tím > đỏ> vàng
Từ phép lai 2 ta suy ra được : vàng>hồng> trắng>tím (ai)>đỏ(a2) > vàng(a3) > hồng(a4)> trắng(a5) :
Số kiểu gen tối đa là\(C_5^2 + 5 = 15\)
Số kiểu gen của từng loại kiểu hình là : tím : 5 , đỏ 4 ; vàng : 3 ; hồng :2, trắng :1 ; số kiểu gen không có a3: \(C_4^2 + 2 = 10\)
Số phép lại tối đa là : \(C_{15}^2 + 15 = 120\)
Các phép lai giữa các cây không mang alen ay chắc chắn không tạo kiểu hình hoa vàng là: \(C_{10}^2 + 10 = 55\)
Còn trường hợp phép lại giữa cây không có a 3 và cây có a 3 mà không tạo kiểu hình hoa vàng:
\(\Rightarrow \)có 15 phép lai có a3 mà không tạo kiểu hình hoa vàng
Vậy số phép lai thoả mãn là 120 – 55 – 15 = 50
Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ là
Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdHh \(\times \)AaBbDdHh cho đời con có kiểu hình chỉ mang một tính trạng lặn, 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là
\(C_4^1 \times \frac{1}{4} \times {\left( {\frac{3}{4}} \right)^3} = \frac{{27}}{{64}}\)
Ở một loài động vật, trong quá trình giảm phân của cơ thể đực mang kiểu gen AABbDd có 20% tế bào đã bị rối loạn không phân li của cặp NST mang cặp gen Bb trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả tạo ra giao tử Abd chiếm tỉ lệ
Sẽ có 80% tế bào giảm phân bình thường tạo 40%b
Tỷ lệ giao tử \(1 \times 0.4 \times 0.5 = 20\% \)