Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019 - Trường THPT Lê Văn Hưu Thanh Hóa lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019 - Trường THPT Lê Văn Hưu Thanh Hóa lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
41 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nhóm nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng ?
Photpho là nguyên tố đại lượng.
Các nguyên tố còn lại là nguyên tố vi lượng
Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là:
Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.
Sự biểu hiện triệu chứng thiếu Kali của cây là:
Cây thiếu Kali sẽ có các biểu hiện như: lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá
Trong quang hợp, các nguyên tử ôxi của CO2 cuối cùng sẽ có mặt ở
Trong quang hợp, các nguyên tử ôxi của CO2 cuối cùng sẽ có mặt ở glucôzơ
Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ chủ yếu ở đâu?
Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ chủ yếu ở dạ cỏ
Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?
Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.
Sự hô hấp diễn ra trong ty thể tạo ra:
Sự hô hấp diễn ra trong ty thể tạo ra 36ATP
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ
Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở vị trí nào của gen?
Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở đầu 3, mạch mã gốc
Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là:
Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là một axitamin có thể được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba.
Đặc điểm nào là không đúng đối với quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực?
Trong các phát biểu trên, phát biểu D sai vì mỗi đơn vị nhân đôi có 2 chạc tái bản hình chữ Y chứ không phải có một chạc tái bản hình chữ Y
Một đoạn ADN có chiều dài 81600A0 thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6 đơn vị khác nhau. Biết chiều dài mỗi đoạn okazaki =1000 nu. Số đoạn ARN mồi hình thành là
Số nu của ADN: 81600Ao : 3,4 A0 x 2 = 4800 -> số đoạn okazaki: 4800 : 2 : 1000 = 24 -> số đoạn mồi: 6 x 2 + 24 = 36
Thành phần nào làm khuôn cho quá trình dịch mã ?
mARN trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã
Điều hoà hoạt động của gen là
Điều hoà hoạt động của gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen tạo ra
Ở sinh vật nhân sơ gen không hoạt động khi
Ở sinh vật nhân sơ gen không hoạt động khi prôtêin ức chế liên kết vùng vận hành.
Dạng đột biến thường sử dụng để lập bản đồ gen là:
Dạng đột biến thường sử dụng để lập bản đồ gen là mất đoạn NST
Khái niệm đột biến gen là :
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a . Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
Số nu của gen A: 4080A0 : 3,4 A0 x 2 = 2400 nu. Gen bình thường A tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2400 nuclêôtit. Gen đột biến a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Số nu giảm: 2400 – 2398 = 2 -> Đột biến mất một cặp nuclêôtít.
Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ
Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
Sợi cơ bản trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực có đường kính bằng:
Sợi cơ bản trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực có đường kính bằng 11nm.
Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH ( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCBCDE*FGH thuộc dạng đột biến
Bình thường: ABCDE*FGH
Đột biến: ABCBCDE*FGH
Dạng đột biến nào góp phần tạo nên sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong loài?
Đảo đoạn NST góp phần tạo nên sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong loài.
Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n của loài tạo thể
Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n của cùng một loài sẽ tạo hợp tử 3n → Hợp tử tam bội → Hợp tử này có thể phát triển trên thành thể tam bội
Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
Thể bốn có bộ NST là 2n + 2 = 22 -> Ở kỳ sau số NST là 22 x 2 = 44
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, cặp vợ chồng III.14 - III.15 muốn sinh 2 đứa con xác xuất để 1 con bị bệnh và một đứa bình thường là
1. 82,50%. 2. 89,06%. 3. 15,00%. 4. 9,38%.
Có bao nhiêu phương án đúng:
- Cặp 1 và 2 bình thường, con 5 lại bị bệnh → bệnh do gen lặn a, A: bình thường
1. Trường hợp 1: Gen nằm trên NST thường
+ 5 bị bệnh kiểu gen aa,→ 1và 2 đều có kiểu gen Aa→ con có tỉ lệ KG là : \(\frac{1}{4}AA:\frac{1}{2}Aa:\frac{1}{4}aa\) : -> 7 có kg \(\frac{1}{3}AA\) hoặc \(\frac{2}{3}Aa\) . 4 bị bệnh có kiểu gen là aa nên 3 có kg \(\frac{1}{2}AA\)hoặc \(\frac{2}{3}Aa\). 8 bình thường chắc chắn có kiểu gen Aa (do phải nhận 1a từ bố)
+ 7 và 8: \(\frac{1}{3}AA\)x 1Aa hoặc\(\frac{2}{3}Aa\) x 1Aa→ 14 có kg \(\frac{2}{5}AA\) hoặc \(\frac{3}{5}Aa\)
+ 10 và 11bình thường có kiểu gen Aa (Do có con bệnh 16) → Ở thế hệ III của 10 và 11 có tỉ lệ KG là : \(\frac{1}{4}AA:\frac{1}{2}Aa:\frac{1}{4}aa\) : → 15 có kg \(\frac{1}{3}AA\) hoặc \(\frac{2}{3}Aa\)
+Để con bị bệnh KG của cặp 14 và 15 là \(\left( {\frac{3}{5}Aa \times \frac{2}{3}Aa} \right)\)
- TH1: Đứa bị bệnh có xác suất \(\frac{3}{5} \times \frac{2}{3} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{{10}}\) , đứa bình thường có xác suất là \(\frac{3}{4}\).
- TH2: Đứa bình thường có xác suất là \(\frac{3}{5} \times \frac{2}{3} \times \frac{3}{4} = \frac{3}{{10}}\) , đứa bị bệnh có xác suất là \(\frac{1}{4}\) .
Vậy để sinh 1 đứa bình thường và một đứa bị bệnh thì có xác suất là \(\frac{1}{{10}} \times \frac{3}{4} + \frac{3}{{10}} \times \frac{1}{4} = \frac{6}{{40}} = 0.15 = 15\% \)
→ Đúng
2. Trường hợp 2: Gen nằm trên đoạn tương đồng của X và Y
+ 5 bị bệnh có kiểu gen \({X^a}{X^a}\) -> 1 và 2 bình thường → có KG\({X^A}{X^a}\) x \({X^a}{Y^A}\)→ 7 BT chắc chắn có kg \({X^A}{X^a}\) . 4 bị bệnh có kiểu gen là \({X^a}{Y^A}\) , 3 bình thường có kg \(\frac{1}{2}{X^A}{X^A}\)hoặc \(\frac{1}{2}{X^A}{X^a}\)->8 chắc chắn có kiểu gen \({X^A}{Y^a}\)(do phải nhận \({Y^a}\) từ bố)
+ 7 và 8: \({X^A}{X^a}\) x \({X^A}{Y^a}\) → 14 có kg \(\frac{1}{2}{X^A}{X^A}\) hoặc \(\frac{1}{2}{X^A}{X^a}\)
+ 16 bị bênh có kiểu gen\({X^a}{X^a}\) → 10 và 11 có kiểu gen \({X^A}{X^a}\) x \({X^a}{Y^A}\) → 15 có kg \(\frac{1}{2}{X^A}{Y^A}\) hoặc \(\frac{1}{2}{X^a}{Y^A}\). Để có con bị bệnh KG 14 và 15 là \(\frac{1}{2}{X^A}{X^a}\) x \(\frac{1}{2}{X^a}{Y^A}\)
- TH1: Đứa bị bệnh có xác suất\(\frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{{16}}\) , đứa bình thường có xác suất là: \(\frac{1}{4}\)
Vậy để sinh 1 đứa bình thường và một đứa bị bệnh thì có xác suất là: \(\frac{1}{{16}} \times \frac{3}{4} + \frac{3}{{16}} \times \frac{1}{4} = \frac{6}{{64}} = 0.09375 = 9.38\% \)
→ Đúng
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng
Trường hợp không xảy ra đột biến, những cặp alen nằm trên các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau (các cặp NST khác nhau) thì chúng sẽ phân ly độc lập với nhau trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Chỉ những gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
Trong một quần thể, xét 4 gen: gen 1 có 3 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y. Số kiểu giao phối tối đa có thể có trong quần thể trên là:
Số kiểu gen trên NSt thường: \(\frac{{3.3(3.3 + 1)}}{2} = 45\)Số kiểu gen NST giới tính: XX: \(\frac{{2.2(2.2 + 1)}}{2} = 10\) ; XY = 2 x 2 = 4 => số kiểu giao phối: (45 x 10) x (45 x 4) = 81000.
Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể sẽ tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến:
Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 8A-bb : 3aaB- : 2aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là
Có aabb = 0,1 ; A-B- = 0,35 ; A-bb = 0,4 ; aaB- = 0,15 Do A-bb = 0,5 – aabb . A-B- = 0,25 + aabb và aaB- = 0,25 – aabb \( \Rightarrow \) Phép lai sẽ là : (Aa,Bb) x Ab/ab . Ta có aabb = 0,1 Mà Ab/ab cho ab = 0,5 \( \Rightarrow \) Vậy Aa,Bb cho ab = 0,2 \( \Rightarrow \) Giao tử ab là giao tử mang gen hoán vị và tần số hoán vị gen f = 40% \( \Rightarrow \) Phép lai là : Ab/aB x Ab/ab
Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng là hiện tượng di truyền:
Bệnh bạch tạng do gen lặn gây ra, thỏ bị bạch tạng có mắt màu hồng, lông màu trắng, đây là ví dụ về gen đa hiệu
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không a len quy định. Khi có mặt hai a len A- B- cho kiểu hình hoa màu đỏ, khi có mặt một trong hai a len A hoặc B cho hoa màu hồng, không có mặt cả hai a len A và B cho hoa màu trắng. Có bao nhiêu phép lai sau thu được ở đời con có tỷ lệ kiểu hình 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng ?
(1)AaBb x aabb ; (2)Aabb x aaBb ; (3)AaBb x Aabb ; (4)AABb x aaBb ; (5)AAbb xAaBb
(6)aaBB x AaBb ; (7)AABb x Aabb ; (8)AAbb x aaBb
(1) → ( AB : aB : Ab : ab ) ( ab) = 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
(2) → (1A- : 1aa)(1B- : 1bb) => 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.
(3) → (3A- : 1aa)(1B- : 1bb) => 3 đỏ:4 hồng :1 trắng. (loại )
(4) → A- (3B- : 1bb) => 3 đỏ : 1 hồng (loại )
(5) → A- (1B- : 1bb) => 1 đỏ :1 hồng (loại )
(6) → (1A- : 1aa)B- => 1 đỏ : 1 hồng. (loại )
(7) → A- (1B- : 1bb) => 1 đỏ :1 hồng (loại )
(8) → A- (1B- : 1bb) => 1 đỏ :1 hồng (loại )
Các tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y
Các tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y chỉ biểu hiện ở một giới (giới dị giao tử)
Ở 1 loài động vật, mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, mọi diễn biến nhiễm sắc thể ở hai giới như nhau. Cho phép lai P: ♀ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\)× ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) tạo ra F1 có kiểu hình cái mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 33%. Tỉ lệ cá thể cái mang 3 cặp gen dị hợp ở F1 chiếm
♀ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\) × ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) từ tỉ lệ F1 có kiểu hình cái mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 33% ; F1 có (A –B- ) XDX- = 0,33 ( A-B-) = 0,33 : 0,5 = 0, 66. Có HVG 2 bên tần số f = 20% . F1 có XD Xd = 0, 25 ; \(\left( {\frac{{AB}}{{ab}} + \frac{{Ab}}{{aB}}} \right)\) = 2 . (0,42 + 0,12) Tỉ lệ cá thể cái mang 3 cặp gen dị hợp ở F1 chiếm 8,5%.
Phép lai đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền qua tế bào chất là:
Phép lai đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền qua tế bào chất là lai thuận nghịch.
Nhận định không đúng khi nói về mức phản ứng?
Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên được di truyền.
* Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
* Các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên có khả năng di truyền
Đặc điểm nào là không đúng khi nói về quần thể tự phối ?
Quần thể tự phối không có đặc điểm: Qua mỗi thệ hệ tự thụ thì tỉ lệ đồng hợp tăng lên gấp đôi
Một quần thể ngẫu phối có tần số tương đối của các alen \(\frac{A}{a} = \frac{6}{4}\) thì tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là
- Ta có hệ 4A-6a=0 và A+a=1 giải ta đượcA=0,6 a=0,4
- Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1
- Tần số alen tương ứng: A=0,6; a=0,4
→ Cấu trúc di truyền khi cân bằng là: 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa
Người đàn ông nhóm máu A ở một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ người mang nhóm máu O là 4% và nhóm máu B là 21 %. Kết hôn với người phụ nữ có nhóm máu A ở một quần thể cân bằng di truyền khác có tỉ lệ người có nhóm máu O là 9% và nhóm máu A là 27%. Tính xác suất họ sinh được 2 người con khác giới tính, cùng nhóm máu A?
Tỉ lệ kiểu gen người đàn ông nhóm máu A là\(\left( {0.25{I^A}{I^A} + 0.2{I^A}{I^O}} \right) = \frac{5}{9}{I^A}{I^A} + \frac{4}{9}{I^A}{I^O}\). Tỉ lệ KG người vợ nhóm máu A là \(\left( {0.09{I^A}{I^A} + 0.18{I^A}{I^O}} \right) = \frac{1}{3}{I^A}{I^A} + \frac{2}{3}{I^A}{I^O}\). Xác suất sinh 2 người con khác giới tính là : \(C_2^1 \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} = \frac{1}{2}\) . Sinh 2 người Cùng nhóm máu A là \(1 - \frac{4}{9} \times \frac{2}{3}\left( {1 - {{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^2}} \right) = \frac{{47}}{{54}}\) . xác suất cần tim là: \(\frac{{47}}{{54}} \times \frac{4}{9}\) = 43,51%