Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển Cà Mau
Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển Cà Mau
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
35 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
Lông hút của rễ là cơ quan hút nước và ion khoáng.
Đáp án A toàn bộ bề mặt cơ thể là vị trí hấp thụ nước của thực vật thủy sinh.
Đáp án C là bộ phận bảo vệ rễ
Đáp án D khí khổng là cơ quan thoát hơi nước
Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
Động vật hô hấp bằng hệ thống ống khí có 2 nhóm:
-Côn trùng: hệ thống ống khí phân nhánh khắp cơ thể
-Chim: hệ thống ống khí phân nhánh trong phổi
Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit 3’…TXG XXT GGA TXG…5’. Trình tự các
nuclêôtit trên đoạn mã mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là
Trình tự nuclêôtit của mARN bổ sung với trình tự nuclêôtit trên mạch mã gốc. Trong đó AmARN bổ sung với Tmạch gốc, UmARN bổ sung với Amạch gốc, GmARN bổ sung với X mạch gốc, XmARN bổ sung với Gmạch gốc
Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit 3’...TXG XXT GGA TXG...5’
=> Trình tự nuclêôtit trên đoạn mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là:
5’...AGX GGA XXU AGX...3’
Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
Sinh tổng hợp protein chỉ diễn ra ở tế bào chất
Cho hai cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và aa lai với nhau được F 1 . Cho rằng trong lần nguyên
phân đầu tiên của các hợp tử F 1 đã xảy ra đột biến tứ bội hóa. Kiểu gen của các cơ thể tứ bội này là
Khi cho hai cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và aa lai với nhau đc F1 có kiểu gen Aa và aa. Trong lần nguyên phân đầu tiên của các hợp tử F1 đã xảy ra đột biến tứ bội hóa sẽ tạo ra cơ thể tứ bội có kiểu gen tăng gấp đôi so với dạng lưỡng bội là Aaaa và aaaa.
Điểm giống nhau giữa các hiện tượng: di truyền độc lập, hoán vị gen và tương tác gen là
Điểm giống nhau giữa các hiện tượng: di truyền độc lập, hoán vị gen và tương tác gen là tạo ra các biến dị tổ hợp.
Cho biết gen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây thu được đời con có hai loại kiểu hình?
* Phép lai A: AaBB x aaBb = (aa x aa)(BB x Bb) => Kiểu hình: 100% lặn – trội
* Phép lai B: aaBb x Aabb = (aa x Aa)(Bb x bb) => Kiểu hình: (1 trội : 1 lặn) x (1 trội : 1 lặn)
=> 1 trội – trội : 1 lặn – trội : 1 trội – lặn : 1 lặn – lặn
* Phép lai C: AaBB x aaBb = (Aa x aa)(BB x Bb) => Kiểu hình: (1 trội : 1 lặn). 100% trội
=> 1 trội – trội : 1 lặn – trội
* Phép lai D: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) => Kiểu hình: (3 trội : 1 lặn)(3 trội : 1 lặn)
=> 9 trội – trội : 3 lặn – trội : 3 trội – lặn : 1 lặn – lặn
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?
Theo lí thuyết, phép lai AA x AA sẽ cho 100% kiểu gen đồng hợp tử trội.
Ở đậu hà lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình
A đúng: Aa x Aa à 1AA : 2Aa :1aa. 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình hoa đỏ (AA, Aa), hoa trắng (aa)
B sai: Aa x aa à 1Aa : 1aa. 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình: hoa đỏ (Aa), hoa trắng (aa)
C sai: Aa x AA à 1Aa : 1AA. 2 loại kiểu gen, 1 loại kiểu hình:hoa đỏ (AA,Aa)
D sai: aa x aa à 1aa. 1 loại kiểu gen, 1 loại kiểu hình hoa trắng (aa)
Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn được F 2 có 245 cây hoa trắng; 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F 2 .
F2 có tỉ lệ 245 cây hoa trắng: 315 cây hoa đỏ = 9 hỏa đỏ : 7 hoa trắng
=> F1 có kiểu gen AaBb
F1 tự thụ phấn: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) = (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb). Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb. Số loại kiểu gen = 3 x 3 = 9 loại. Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ A-B- = 4 loại
=> Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng = 9 – 4 = 5 loại
Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất không có khí nào sau đây?
Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất (được hình thành cách đây 4,6 tỉ năm) có chứa các khí như hơi nước, khí cacbonic, khí amoniac, và rất ít khí nito... và không có chứa oxi
Phương pháp nào sau đây sẽ cho phép tạo ra được giống mới mang đầy đủ vật chất di truyền của cả hai giống bố mẹ?
* Trong các phương pháp trên, dung hợp tế bào trần cho con lai mang đầy đủ vật chất di truyền của cả hai bên bố mẹ.
Kĩ thuật di truyền có thể tạo con lai mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhưng con lai này không mang đầy đủ đặc điểm di truyền của bố và mẹ.
Phương pháp C, D chỉ tạo ra con lai mang đặc điểm của một bên bố hoặc mẹ.
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình của cơ thể, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây, cây có mạch và động vật di cư lên cạn?
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ Silua cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
Trong các nhân tố trên, chỉ có độ ẩm là nhân tố vô sinh (nhân tố vật lý). Các nhân tố còn lại đều là các nhân tố hữu sinh.
Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?
Những sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cho mình được xếp vào các sinh vật sản xuất. Trong các sinh vật trên, thực vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cho mình từ nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời nên thực vật được xếp vào sinh vật sản xuất
Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có O 2 thì một phần tử glucozo chỉ giải phóng được 2ATP
II. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều giải phóng năng lượng ATP
III. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều làm oxi hóa chất hữu cơ
IV. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều trải qua giai đoạn đường phân
Có 2 phát biểu đúng, đó là (I) và (III). Còn lại:
- phát biểu II sai vì hô hấp sáng không tạo ra ATP
- Phát biểu IV sai vì hô hấp sáng không phải trải qua giai đoạn đường phân
Khi giải thích đặc điểm thích nghi của phương thức trao đổi khí ở cá chép với môi trường nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cung mang, các phiến mang xòe ra khi có lực đẩy của nước
II. Miệng và nắp mang cùng tham gia vào hoạt động hô hấp
III. Cách sắp xếp của các mao mạch trên mang giúp dòng nước qua mang chảy song song cùng chiều với dòng máu
IV. Hoạt động của miệng và nắp mang làm cho 1 lượng nước được đẩy qua đẩy lại tiếp xúc với mang nhiều lần giúp cá có thể lấy được 80% lượng oxi trong nước
Có hai phát biểu đúng là I và II
Cá hô hấp bằng mang. Mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở dưới nước vì:
- Ở dưới nước do lực đẩy của nước làm các phiến mang xòe ra làm tăng diện tích trao đổi khí
- Nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: Sự nâng hạ của xương nắp mang phối hợp với mở đống của miệng làm cho dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang
- Cách sắp xếp của các mao mạch trong các phiến mang giúp cho dòng máu trong các mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài làm tăng hiệu suất trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu O2 đi qua mang
Có bao nhiêu loại đột biến sau đây vừa làm tăng số lượng nhiễm sắc thể, vừa làm tăng hàm lượng AND có trong nhân tế bào?
I. Đột biến tam bội
II. Đột biến gen
III. Đột biến lặp đoạn
IV. Đột biến lệch bội thể một
II – Sai vì đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến số lượng nuclêôtit trong gen chứ không làm tăng số lượng NST cũng như hàm lượng ADN
III – Sai vì đột biến lặp đoạn chỉ làm tăng hàm lượng ADN, không làm tăng số lượng NST
IV – Sai vì đột biến lệch bội thể một làm giảm số lượng NST
Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường
II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III
I đúng vì đa bội lẻ (3n, 5n, 7n,...) có bộ NST không tồn tại thành cặp tương đồng, do đó khó hình thành giao tử
II đúng vì lai xa và đa bội hóa sẽ hình thành thể dị đa bội
III đúng vì tất cả các cặp NST không phân li thì sẽ hình thành tế bào 4n à cơ thể tứ bội
IV sai vì dị đa bội là bộ NST của 2 loài chứ không phải chỉ có một loài
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt xanh. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM. Thực hiện phép lai \(P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\), thu được hạt F 1 gồm có hạt vàng và hạt xanh. Tiến hành loại bỏ các hạt xanh, sau đó cho toàn bộ hạt vàng nảy mẩm phát triển thành cây. Theo lí thuyết, trong số các cây thu được, cây thân thấp chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Phép lai \(P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\) với tần số hoán vị 20%, thì ở F1 thu được 4 loại kiểu hình là: \(\frac{{ab}}{{ab}} = 0,16;A - B = 0,66;A - bb = 0,09;{\rm{aaB - = 0,09}}\) Nếu căn cứ vào màu sắc hạt thì hạt vàng gồm có 2 kiểu gen là A-B- = 0,66; aaB- = 0,09
=> Trong số các hạt này, cây thân thấp (aa) có tỉ lệ \( = \frac{{0,09}}{{0,66 + 0,09}} = 12\% \)
Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Xét các phát biểu của đề bài:
- Phát biểu A sai vì quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra một cách nhanh chóng, không qua nhiều giai đoạn trung gian. Quá trình hình thành loài bằng cách li địa lý mới diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
- Phát biểu B – Đúng. Loài mới mang bộ NST của cả loài bố và mẹ nên số lượng NST lớn hơn số lượng NST của loài gốc
- Phát biểu C sai
- Phát biểu D sai vì quá trình hình thành này xảy ra chủ yếu ở thực vật, ở động vật rất khó xảy ra do chúng có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp
Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định
II. Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định
III. Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm tăng kích thước quần thể sinh vật
IV. Khi không có di cư, nhập cư thì quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua việc điều chỉnh tỉ lệ sinh sản, tử vong
Còn III sai vì kích thước quần hệ tại thời điểm t được tính:
(với B là tỉ lệ sinh, D là tỉ lệ mức tử vong, I là mức nhập cư, E là mức độ xuất cư, No là kích thước quần thể ban đầu)
=> Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm kích thước quần thể giảm
Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
Xét các phát biểu của đề bài:
- A sai vì quần xã ở vùng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, các quần xã khác nhau thường có thành phần loài khác nhau
- B sai. Ở quần xã rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng cây, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Từ trên cao xuống thấp có tầng vượt tán, tầng táng rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng, nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán cây cao; khỉ, vượn, sóc sống leo trèo trên cành cây; trong khi đó có nhiều loại sống trên mặt đất và trong các tầng đất
C sai. Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ da dạng về loại của quần xã thường thay đổi theo thời gian, ở diễn thế nguyên sinh, độ da dạng loài có xu hướng tăng dần. Ở diễn thế thứ sinh thì ngược lại
Khi nói về đột biến điểm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen đột biến luôn có tổng số nuclêôtit bằng tổng số nuclêôtit của alen ban đầu
II. Nếu cấu trúc của chuỗi pôlipeptit do alen đột biến quy định giống với cấu trúc của chuỗi pôlipeptit do alen ban đầu quy định thì đột biến sẽ không gây hại
III. Nếu đột biến không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen thì sẽ không làm thay đổi chiều dài của gen
IV. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì sẽ không làm thay đổi tổng số axit amin của chuỗi pôlipeptit
Chỉ có phát biểu III đúng
- III đúng vì đột biến điểm chỉ liên quan tới một cặp nuclêôtit. Đột biến lại không làm thay đổi tổng liên kết hidro cho nên đó là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T –A hoặc thay cặp G-X bằng cặp X-G. Do đó không làm thay đổi chiều dài của gen
- I sai vì alen đột biến có thể có số nuclêôtit bằng số nuclêôtit ban đầu trong trường hợp đột biến thay thế. Hoặc cũng có thể có tổng số nuclêôtit tăng hoặc giảm 1 cặp nuclêôtit trong trường hợp đột biến thêm hoặc mất.
- II sai vì đột biến ở vùng điều hòa của gen thì đột biến đó không làm thay đổi cấu trúc của protein nhưng vì xảy ra ở vùng điều hòa nên sẽ làm thay đổi lượng sản phẩm của gen. Do đó vẫn gây hại
- IV sai vì đột biến thay thế nuclêôtit làm bộ ba bình thường thành bộ ba kết thúc không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng có thể làm chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp bị ngắn đi
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt dài; hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST. Cho phép lai \(P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) , thu được F 1 có kiểu hình thân thấp, hạt dài chiếm tỉ lệ 5,25%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Ở F 1 , cây thân cao, hạt tròn thuần chủng chiếm tỉ lệ 5,25%.
II. Ở F 1 , cây thân cao, hạt dài dị hợp chiếm tỉ lệ 19,75%.
III. Ở F 1 , cây thân thấp, hạt tròn chiếm tỉ lệ 18%.
IV. Ở F 1 , cây thân cao, hạt tròn dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 24%.
Chỉ có phát biểu I đúng. Giải thích:
Phép lai \(P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) , thu được F1 có kiểu hình thân thấp, hạt dài chiếm tỉ lệ y = 5,25%.
- I đúng vì cây thân cao, hạt tròn thuần chủng có kiểu gen
- II sai vì cây thân cao, hạt dài dị hợp = 0,25 – 2 x 0,0525 = 0,145 = 14,5%
- III sai vì cây thân thấp, hạt tròn = 0,25 – 0,0525 = 0,1975 = 19,75%
- IV sai vì cây thân cao, hạt tròn dị hợp 2 cặp gen = 4y = 4 x 0,0525 = 0,21 = 21%
Phép lai P: ♀ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^d}{X^d}\) x ♂ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y\) , thu được F 1 . Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây về F 1 là đúng?
Phép lai P: ♀ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^d}{X^d}\) x ♂ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y\) = \(\left( {\frac{{Ab}}{{AB}} \times \frac{{Ab}}{{AB}}} \right).\left( {{X^d}{X^d} \times {X^D}Y} \right)\)
Xét các phát biểu của đề bài:
- A sai. Nếu không xảy ra hoán vị gen thì
\(\left( {\frac{{Ab}}{{AB}} \times \frac{{Ab}}{{AB}}} \right)\) => Đời con có 3 kiểu gen, 3 kiểu hình
\({{X^d}{X^d} \times {X^D}Y}\)=> Đời con có 2 kiểu gen, 2 kiểu hình (100% cái trội : 100% đực lặn)
=> P: ♀ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^d}{X^d}\) x ♂\(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y\) cho đời con có 3 x 2 = 6 kiểu gen, 3 x 2 = 6 kiểu hình
- B đúng. Nếu chỉ có hoán vị gen ở quá trình giảm phân của cơ thể cái thì:
\(\left( {\frac{{Ab}}{{AB}} \times \frac{{Ab}}{{AB}}} \right)\)=> Đời con có 7 kiểu gen, 3 kiểu hình
\({{X^d}{X^d} \times {X^D}Y}\)=> Đời con có 2 kiểu gen, 2 kiểu hình (100% cái trội : 100% đực lặn)
=> P: ♀ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^d}{X^d}\) x ♂ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y\) cho đời con có 7 x 2 = 14 kiểu gen, 3 x 2 = 6 kiểu hình
- C sai. Nếu xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái thì
\(\left( {\frac{{Ab}}{{AB}} \times \frac{{Ab}}{{AB}}} \right)\) => Đời con có 10 kiểu gen, 4 kiểu hình
\({{X^d}{X^d} \times {X^D}Y}\)=> Đời con có 2 kiểu gen, 2 kiểu hình (100% cái trội : 100% đực lặn)
=> P: ♀ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^d}{X^d}\) x ♂ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y\) cho đời con có 10 x 2 = 20 kiểu gen, 4 x 2 = 8 kiểu hình
- D sai. Nếu chỉ có hoán vị gen ở quá trình giảm phân của cơ thể đực thì:
\(\left( {\frac{{Ab}}{{AB}} \times \frac{{Ab}}{{AB}}} \right)\)=> Đời con có 7 kiểu gen, 3 kiểu hình
\({{X^d}{X^d} \times {X^D}Y}\)=> Đời con có 2 kiểu gen, 2 kiểu hình (100% cái trội : 100% đực lặn)
=> P: ♀ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^d}{X^d}\) x ♂ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y\) cho đời con có 7 x 2 = 14 kiểu gen, 3 x 2 = 6 kiểu hình
Ở một loài thực vật, alen A nằm trên NST thường quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thu được F 1 . Cho các cây F 1 tự thụ phấn thu được F 2 . Cho các cây F 2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F 3 . Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ ở F 3 , xác suất cây này có kiểu gen đồng hợp là 1/3.
II. F 2 và F 3 có tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình giống nhau.
III. Trên mỗi cây F 3 chỉ có một loại hoa, trong đó cây hoa trắng chiếm 25%.
IV. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F 3 giao phấn với các cây hoa trắng, trong số các cá thể thu được ở đời con, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/4
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. Giải thích:
Sơ đồ lai: AA x aa thu được F1 có Aa.
=> F1 lai với nhau thu được F2 có 1AA : 2Aa : 1aa
- Các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên thì đời F3 sẽ có tỉ lệ kiểu hình giống F2. Vì tỉ lệ kiểu gen ở F2 đạt cân bằng di truyền cho nên khi F2 giao phấn ngẫu nhiên thì đời F3 cũng cân bằng di truyền giống F2 à II đúng.
=> Đời F3 có tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa
- I đúng vì cây hoa đỏ F3 gồm có 1AA và 2Aa => Cây thuần chủng = 1/3
- III đúng vì mỗi kiểu gen chỉ có một kiểu hình. Cho nên kiểu gen AA hoặc Aa quy định hoa đỏ; kiểu gen aa quy định hoa trắng. Và cây hoa trắng = ¼ = 25%.
- IV sai vì cây hoa đỏ F3 gồm có 1AA và 2Aa sẽ cho 2 loại giao tử là 2A và 1a. Các cây hoa đỏ này giao phấn với cây hoa trắng thì đời con có kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/3
Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,25 AA : 0,50 Aa: 0,25 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì F 2 có 75% số cá thể mang alen a.
II. Nếu chỉ có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen A có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ có tác động của di – nhập gen thì tần số các alen luôn thay đổi theo một hướng xác định.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. Giải thích:
- I đúng vì không chịu tác động của nhân tố tiến hóa thì cá thể mang alen A = 0,25 + 0,5 = 0,75
- II sai vì đột biến không bao giờ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể
- III đúng vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn A hoặc loại bỏ hoàn toàn a,....
- IV sai vì di – nhập gen là nhân tố tiến hóa vô hướng nên không thể luôn làm thay đổi tần số alen theo một chiều hướng xác định được
Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 160 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 10 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 1600 cá thể.
II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250.
III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 11,5 cá thể/ha.
IV. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 1578 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong.
Có 3 phát biểu đúng là phát biểu I, III, IV
Xét các phát biểu của quần thể:
- I đúng vì tại thời điểm năm 2012, quần thể có tổng số cá thể là 160 x 10 = 1600
- II sai. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm, quần thể có số cá thể là: 1600 + 1600 x (12% - 9%) = 1648 cá thể < 2250 cá thể
- III sai. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì:
Sau 1 năm số lượng cá thể là: 1600 +1600 x (15% - 10%) = 1680
Sau 2 năm số lượng cá thể là: 1680 + 1680 x (15% - 10%) = 1764
=> Sau 2 năm, mật độ cá thể của quần thể là 1764 : 160 = 11,02 cá thể/ha
-IV đúng. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 1578 cá thể < 1600 cá thể à số lượng cá thể của quần thể giảm so với ban đầu à Tỉ lệ sinh nhỏ hơn tỉ lệ tử
Trong một khu rừng nhiệt đới, khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Giới hạn sinh thái về ánh sáng của các loài thực vật bậc cao thường giống nhau.
II. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sinh vật thường khác nhau.
III. Nếu có 5 loài chim cùng ăn hạt của một loài cây thì ổ sinh thái của 5 loài chim này trùng nhau hoàn toàn.
IV. Nếu khu rừng có độ đa dạng về loài càng cao thì sự phân hóa về ổ sinh thái của các loài càng mạnh.
Có 2 phát biểu đúng là II và IV. Còn lại
- I sai vì giới hạn sinh thái của các loài thực vật bậc cao thường khác nhau, có những loài chịu được ánh sáng mạnh, có loài chịu được ánh sáng yếu, có loài sống trong bóng râm,,.
- III sai. Nếu có 5 loài chim cùng ăn hạt của một loài cây thì ổ sinh thái của 5 loài chim này thường khác nhau hoặc trùng nhau 1 phần chứ không trùng nhau hoàn toàn để đảm bảo 5 loài này có thể cùng tồn tại
Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.
II. Thực vật chỉ hấp thụ CO 2 mà không có khả năng thải CO 2 ra môi trường.
III. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
IV. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO 2 thành các hợp chất hữu cơ.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. Còn lại:
- II sai vì thực vật thực hiện hô hấp nên vẫn thường xuyên thải khí CO2
- III sai vì chu trình sinh địa hóa cacbon thường có một phần vật chất lắng đọng vào lòng Trái Đất, đó là than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8 được kí hiệu là: \(\frac{{ABD}}{{abd}}\frac{{MNP}}{{mnp}}\frac{{QR}}{{qr}}\frac{{HKL}}{{hkl}}\) . Có một thể đột biến có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là \(\frac{{ABD}}{{abNd}}\frac{{MNP}}{{mnp}}\frac{{QR}}{{qr}}\frac{{HKL}}{{hkl}}\) . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loại đột biến này không làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.
II. Loại đột biến này được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác.
III. Loại đột biến này thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của thể đột biến.
IV. Loại đột biến này thường chỉ xảy ra ở động vật mà ít gặp ở thực vật.
Ta thấy đoạn N từ cặp NST số 2 được chuyển sang cặp NST số 1 => Đây là dạng đột biến chuyển đoạn không tương hỗ. Xét các phát biểu sai của đề bài:
- Các phát biểu I, II, III đúng
- IV sai vì đột biến này gặp ở cả động vật và thực vật
Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’. Các côđon mã hõa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’
quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’AXG3’ quy định Thr. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 6 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 30 axit amin Pro.
II. Nếu gen A phiên mã 3 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 5 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 15 axit amin Thr.
III. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 10 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 100 axit amin Cys.
IV. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 4 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 20 axit amin Ile.
Có 3 phát biểu đúng là I, III, IV
Mạch gốc của gen A có 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’
=> Đoạn phân tử mARN là 5’UGX XGU UGU AUU XXX3’
- I đúng vì khi gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã có 6 ribôxôm trượt qua thì sẽ tạo ra 30 chuỗi pôlipeptit. Ở đoạn mARN này có 1 bộ ba 5’XXX3’ nên mỗi chuỗi pôlipeptit có 1 Pro à Có 30 chuỗi nên cần 30Pro
- II sai vì ở đoạn mARN này không có bộ ba nào quy định Thr nên không sử dụng Thr cho quá trình dịch mã
- III đúng vì khi gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã có 10 ribôxôm trượt qua thì sẽ tạo ra 50 chuỗi pôlipeptit. Ở đoạn mARN này có 2 bộ ba quy định Cys là 5’UGX3’ và 5’UGU3’ nên mỗi chuỗi pôlipeptit có 2 Cys à có 50 chuỗi nên cần 100Xys
- IV đúng vì khi gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã có 4 ribôxôm trượt qua thì sẽ tạo ra 20 chuỗi pôlipeptit. Ở đoạn mARN này có 1 bộ ba 5’AUU3’ nên mỗi chuỗi pôlipeptit có 1 Ile à Có 20 chuỗi nên cần 20Ile
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có 3 alen là A 1 ; A 2 ; A 3 quy định. Trong đó, alen A 1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A 2 quy định hoa vàng, trội hoàn toàn so với alen A 3 quy định hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ (P) giao phấn với nhau, thu được các hợp tử F 1 . Gây đột biến
tứ bội hóa các hợp tử F 1 thu được các cây tứ bội. Lấy hai cây tứ bội đều có hoa đỏ ở F 1 cho giao phấn với nhau, thu được F 2 có 2 loại kiểu hình, trong đó cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/36. Cho rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội các giao tử lưỡng bội thụ tinh với xác suất như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F 2 là đúng?
I. Có 4 loại kiểu gen khác nhau.
II. Loại kiểu gen chỉ có 2 alen A 3 chiếm tỉ lệ 50%.
III. Trong số các cây hoa đỏ ở F 2 , cây mang 2 alen A 3 chiếm tỉ lệ 2/9.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ, xác suất thu được cây mang alen A 3 là 34/35.
Có 2 phát biểu đúng là II, IV. Giải thích:
Các cây F1 có kiểu hình hoa đỏ, mà lại là kết quả của tứ bội hóa
=> F1 chắc chắn có kiểu gen: A1A1—
Mặt khác, F2 sinh ra có kiểu hình hoa trắng nên trong kiểu gen F1 chắc chắn có chứa A3
=> F1 phải có kiểu gen là A1A1A3A3
Xét phép lai: A1A1A3A3 x A1A1A3A3
\(\begin{array}{l} {G_{{F_1}}}:\frac{1}{6}{A_1}{A_1}:\frac{4}{6}{A_1}{A_3}:\frac{1}{6}{A_3}{A_3}\\ \to {F_2}:\frac{1}{{36}}{A_1}{A_1}{A_1}{A_1}:\frac{8}{{36}}{A_1}{A_1}{A_1}{A_3}:\frac{{18}}{{36}}{A_1}{A_1}{A_3}{A_3}:\frac{8}{{36}}{A_1}{A_3}{A_3}{A_3}:\frac{1}{{36}}{A_3}{A_3}{A_3}{A_3} \end{array}\)
Xét các phát biểu của đề bài:
- I sai vì có 5 loại kiểu gen khác nhau trong đó có 4 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ là A1A1A1A1; A1A1A1A3; A1A1A3A3; A1A3A3A3; 1 loại kiểu gen quy định hoa vàng là A3A3A3A3
- II đúng vì loại kiểu gen chỉ có 2 alen A3(A1A1A3A3) chiếm tỉ lệ 18/36 = ½
- III sai vì trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây mang 2 alen A3 (A1A1A3A3) chiếm tỉ lệ 18/35
- IV đúng vì cây không mang alen A3 là A1A1A1A1 = 1/35
=> Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ, xác suất thu được cây mang alen A3 là 1 – 1/35 = 34/35
Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F 1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F 1 giao phối với nhau, thu được F 2 có: 50% cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt trắng, đuôi dài; 4% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn; 4% cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F 2 có 8 loại kiểu gen.
II. Quá trình giảm phân của cơ thể cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 16%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F 2 , xác suất thu được cá thể thuần chủng là 20%.
IV. Nếu cho cá thể cái F 1 lai phân tích thì sẽ thu được F a có các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm 4%.
Có 3 phát biểu đúng là I, II và IV
Trước hết, chúng ta xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và tìm kiểu gen của F1, sau đó mới đi xác định những phát biểu nào đúng.
Ở F2, toàn bộ con cái đều có mắt đỏ, đuôi ngắn, còn con đực có nhiều kiểu hình
=> Tính trạng di truyền liên kết giới tính. Ở F2 có tỉ lệ kiểu hình của hiện tượng hoán vị gen
=> Kiểu gen của F1 là có 8 loại kiểu gen => I đúng
Khi tính trạng liên kết giới tính thì tần số hoán vị gen = \(\frac{{4\% + 4\% }}{{50\% }} = 16\% \) II đúng
Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thuần chủng = \(\frac{{21\% }}{{50\% }} = 42\% \)
(Giải thích: vì cá thể cái thuần chủng có kiểu gen XABXAB có tỉ lệ luôn bằng tỉ lệ của cá thể đực XABY. Ở bài toán này, đực XABY có tỉ lệ = 2%) => III sai
Cái F1 có kiểu gen XABXab lai phân tích thì sẽ thu được cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài (XAbY) chiếm tỉ lệ \(0,08{X^{Ab}} \times 0,5Y = 0,04 = 4\% \)=> IV đúng
Một loài động vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai P: AaBbDdEe x AabbDdee, thu được F 1 . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phép lai có 64 kiểu tổ hợp giao tử.
II. Ở F 1 loại cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 4 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/64.
III. Ở F 1 , loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 11/32.
IV. Ở F 1 , có 4 kiểu gen quy định kiểu hình A-bbD-E-.
Cả 4 phát biểu đều đúng
- I đúng. AaBbDdEe giảm phân cho 24 = 16 loại giao tử
Cơ thể AabbDdee giảm phân cho 22 = 4 loại giao tử
=> Số kiểu tổ hợp giao tử = 16 x 4 = 64 kiểu
- II đúng. AaBbDdEe x AabbDdee = (Aa x Aa)(Bb x bb)(Dd x Dd)(Ee x ee)
=> Loại cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về 4 cặp gen (aabbddee) có tỉ lệ là:
- III đúng vì ở phép lai này, đời con luôn có kiểu hình D-. Do đó loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn gồm các kiểu gồm các kí hiệu là:
A-B-ddee + A-bbD-ee + A-bbddE- + aaD-D-ee + aaB-ddE- + aabbD-E-
AaBbDdEe x AabbDdee = (Aa x Aa)(Bb x bb)(Dd x Dd)(Ee x ee). Theo đó:
A-B-ddee có tỉ lệ = 3/4 x 1/2 x 1/4 x 1/2 = 3/64
A-bbD-ee có tỉ lệ = 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/64
A-bbddE- có tỉ lệ = 3/4 x 1/2 x 1/4 x 1/2 = 3/64
aaB-D-ee có tỉ lệ = 1/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 3/64
aaB-ddE- có tỉ lệ = 1/4 x 1/2 x 1/4 x 1/2 = 1/64
aabbD-E- có tỉ lệ = 1/4x1/2x3/4x1/2 = 3/64
=> Loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{1}{{64}}\)
- IV đúng vì AaBbDdEe x AabbDdee = (Aa xAa)(Bb x bb)(Dd x Dd)(Ee x ee). Theo đó
Aa x Aa sẽ cho đời con có kiểu hình A- với 2 loại kiểu gen quy định là AA và Aa
Bb x bb sẽ cho đời con có kiểu hình bb với 1 loại kiểu gen quy định là bb
Dd x Dd sẽ cho đời con có kiểu hình D- với 2 loại kiểu gen quy định là DD và Dd
Ee x ee sẽ cho đời con có kiểu hình E- với 1 loại kiểu gen quy định là Ee
=> Loại kiểu hình A-bbD-E- sẽ có số loại kiểu gen quy định = 2x1x2x1=4 loại kiểu gen
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả giới đực và giới cái với tần số bằng nhau. Cho cây A giao phấn với cây X và cây Y,
thu được kết quả như sau:
Tất cả các kết luận trên đều đúng
Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền của bệnh M và bệnh N ở người, mỗi bệnh đều 1 trong 2 alen của một gen quy định. Cả 2 gen này đều nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Người số 1 có thể dị hợp tử về một cặp gen hoặc dị hợp tử về hai cặp gen.
II. Xác suất sinh con thứ hai bị bệnh của cặp 9 – 10 là 1/2.
III. Xác định được tối đa kiểu gen của 11 người trong phả hệ.
IV. Xác suất sinh con thứ hai là con trai không bị bệnh của cặp 7 – 8 là 1/8.
Chỉ có phát biểu II là đúng.
I đúng. Vì ngưởi số 6 có kiểu gen XAbY nên nhận giao tử XAb từ người mẹ số 1. NGười số 5 có kiểu gen XABY nên nhận giao tử XAB từ người mẹ số 1. → Kiểu gen của người số 1 là XABXAb .
II đúng. Vì kiểu gen của người số 9 là XAbXaB nên xác suất sinh con thứ 2 bị bệnh là 1 × ½ = ½.
III sai. Vì xác định được kiểu gen của 10 ngưởi là 1,2,4,5,6,8,9,10,11,12.
IV đúng. Vì xác suất kiểu gen người số 7 là 1/2 XABXAb : 1/2XABXAB nên xác suất sinh con trai bị bệnh của cặp vợ chồng 7-8 là 1/2 × 1/4 = 1/8.