Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Đoàn Thị Điểm
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử - Trường THPT Đoàn Thị Điểm
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
26 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Điểm giống nhau căn bản giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự “ hai cực” Ianta là gì?
Điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta là: Phản ánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc.
Những hoạt động cứu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành trong những nam 1911 – 1918 có tác dụng như thế nào?
Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
Xuất phát từ hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
- Phan Bội Châu: Cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc => Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận rõ bản chất của kẻ thù.
- Phan Châu Trinh: Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chống Pháp bằng cách hô hào Duy tân cải cách, xu hướng bắt tay với Pháp.
=> Như vậy, xuất phát từ những hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX đã đề ra bài học cần phân tích thực tiễn đất nước để xác định nhiệm vụ đấu tranh sao cho phù hợp.
Khu vực nào được các cường quốc rất quan tâm trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta?
Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta là: thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. => Châu Âu và châu Á là khu vực được các cường quốc quan tâm trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta.
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã chứng tỏ
Trong giai đoạn khôi phục kinh tế (1946 – 1950), Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó có khoa học – kĩ thuật. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Năm 1960 lịch sử ghi nhận là Năm châu Phi vì đây là năm
Lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.
Theo “phương án Maobáttơn”, Ấn Độ bị chia thành những quốc gia nào?
Phương án Maobáttơn“ chia Ấn Độ thành 2 quốc gia trên cơ sở tôn giáo là Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Phật giáo.
Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới là nhờ tiến hành
Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất tại khu vực nào?
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào? Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi (Ai Cập, Libi), sau đó lan ra các vùng khác.
Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu để Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Với những quyền lợi mà Nhật Bản đạt được đã chửng tỏ nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ là do muốn đảm bảo quyền, lợi ích quốc gia Nhật Bản. Quyền lợi quốc gia, dân tộc luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu không chí với riêng Nhật Bản mà đó là điểm chung với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Năm 1948, sản lượng công nghiệp của quốc gia nào chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp của toàn thế giới?
Năm 1949, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn 1 nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
Việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?
- Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) được kí kết đã làm cho tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt.
- Định ước Henxinki (1975) đã tạo nên một cơ chế để giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.
=> Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có ý nghĩa góp phần làm cho tình hình chính trị châu Âu chuyển biến tích cực.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để
Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.
Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng là
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc nổi dậy bằng vũ trang ở Yên Bái, một phần trong cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức và lãnh đạo nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 2 năm 1930. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa.
Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đảng viên của VNQDĐ bị truy nã, giam cầm, và hành hình. Các lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 11 người khác sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930.
Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Pari là báo
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Tuyidi, … lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Báo Người củng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội.
Hoạt động nào sau đây không do tiểu tư sản trí thức tiến hành trong những năm 1919-1926?
Thành lập Đảng Lập hiến.
Lí do nào dưới đây khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là Cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, đúng đắn?
Tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) được thể hiện rõ nét nhất ở việc:
- Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp (Đường lối cách mạng Việt Nam):
+ Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền (về sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”).
Như vậy, ngay từ đầu, Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – chủ trương này phù hợp với điều kiện lịch sử của một nước thuộc địa.
+ Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta: đánh đổ đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng.
- Thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc: khi xác định lực lượng cách mạng không chỉ có công nông mà còn có trí thức, trung và tiểu địa chủ thì lợi dung hoặc trung lập họ.
Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929?
Phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 – 1929, có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước.
Yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam (đầu năm 1930) tại Hương Cảng (Trung Quốc) là gì?
Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản năm 1930, yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của Hội nghị này là vai trò và uy tín của Nguyễn Ái Quốc do:
- Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản đã về rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.
- Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.
- Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng và đưa ra chương trình của Hội nghị.
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình của Hội nghị.
- Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng đề ra đường lối cách mạng Việt Nam.
Nội dung nào không phải là nhiệm vụ trước mắt của giai đoạn 1936-1939?
Hội nghị xác định, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Văn kiện nào ra đời ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945)?
Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta ra đời sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945).
Vào năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng và đây là nơi có địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng:
- Cao Bằng là tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc, gần thành phố Long Châu, một trong những trung tâm cách mạng của người Việt ở Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Cao Bằng có địa hình hiểm trở, rừng núi chiếm trên 90% diện tích, có nhiều núi cao, nhiều sông suối, lắm thác ghềnh như: sông Bằng, sông Hiến, Sông Gâm, sông Bắc Vọng… Trên mảnh đất đầy núi non, rừng rậm, sông suối đó có những vùng thuận lợi cho các đội du kích, các cơ sở cách mạng hoạt động như Pác Bó (Hà Quảng), Lam Sơn (Hòa An)… Hệ thống giao thông thủy bộ của Cao Bằng giữ vị trí quan trọng có tầm chiến lược ở Việt Bắc không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội mà cả về chính trị, quân sự.
- Cao bằng có hang bí mật chỉ có một gia đình biết như hang Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng), là nơi cất giấu thóc gạo của ông Máy Lì ở Sum Đắc, gần cột mốc biên giới. Địa hình hiểm trở của núi, sông, các thung lũng, hang động, mái đá ngườm… được nhân dân ta phát huy tác dụng mạnh mẽ trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong kháng chiến. Đó là rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
- Cao Bằng có gần 10% diện tích đất bằng với một số cánh đồng vừa và nhỏ. Dọc theo các con sông, trên các thung lũng như: Sóc Hà, Đôn Chương, Phù Ngọc, Đồng Mu, Bó Thạch, Thạch Bình, Cổ Nồng, Thông Huề, Pò Tấu, Tiên Thành, lớn nhất là cánh đồng Hòa An, trải dài tới 20km. Xét về chiến lược kinh tế thì một căn cứ địa phải có khả năng tự cung tự cấp những nhu cầu kinh tế thiết yếu… => Do vậy, đây là điều kiện rất thuận lợi để Người lựa chọn Cao Bằng là căn cứ địa cách mạng.
Trung ương Đảng và Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa là một chủ trương hết sức đúng đắn. Bởi lẽ, Cao Bằng có đầy đủ các điều kiện cần thiết về địa thế, con người để xây dựng căn cứ địa, trong đó yếu tố con người là quyết định nhất.
Khi quyết định chọn Cao Bằng là nơi trở về Tổ quốc, tháng 10/1940, đang ở Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”.
lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là
Trong phong trào cách mạng 1930 -1931 đã có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, trong đó chủ yếu là công nhân và nông dân -> hình thành liên minh công nông làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc thống nhất.
Hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta đã được hội nghị TW lần thứ 8 (5/1941) xác định như thế nào?
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng tại Pác Bó (Hà Quảng – Cao Bằng) đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Phương pháp đấu tranh của cách mạng Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939 là gì?
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 đã đề ra phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp (hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai).
Một trong những điểm mới và tiến bộ của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (5/1941) so với Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương là chủ trương
thành lập một hình thức nhà nước riêng của dân tộc.
Để giải quyết nạn dốt, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh
Ngày 8-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt”, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.
Bước vào Đông - Xuân 1953 - 1954, Pháp - Mĩ hi vọng giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh trong danh dự bằng việc đề ra
kế hoạch Nava.
Đường lối kháng chiến chống Pháp trong những năm (1946-1954) của Đảng ta là
- Tính chính nghĩa:
+Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền
+Trong cuộc chiến tranh này, Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa.
+Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi nhưng quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng…Tất cả những điều đó dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp =>cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.
- Tính nhân dân:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mang tính nhân dân: vì toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ chủ trương “kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh…”. Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh
Sau chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, quân đội ta đã
Với chiến thắng Biên giới (1950), con đường liên lạc giữa ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình ở
Nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình ở trên toàn Đông Dương.
Điểm tương đồng về mục tiêu các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam là
Các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954 bao gồm: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947); Chiến dịch biên giới (1950); Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951); Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân (1951 – 1952); Chiến dịch Tây Bắc thu – đông (1952); Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè năm 1953; Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trong đó, mỗi chiến dịch có mục đích chính khác nhau:
- Chiến dịch Việt Bắc nhằm đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
- Chiến dịch Biên giới nhằm củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Từ chiến dịch này, âm mưu của Pháp là “đánh lâu dài”.
- Các chiến dịch còn lại nhằm hỗ trợ cho chiến tranh du kích trong vùng tạm chiếm.
Tuy nhiên, mục đích chung nhất của các chiến dịch này là tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp.
Trong những năm (1969-1973) Mĩ đã thực hiện ở miền Nam Việt Nam chiến lược chiến tranh nào?
Việt Nam hóa chiến tranh.
Để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã quyết định chọn địa bàn nào để mở cuộc tiến công chiến lược đầu tiên vào năm 1975?
Tây Nguyên
Phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam thắng lợi dẫn đến sự ra đời của
Sau khi phong trào Đồng khởi giành thắng lợi, ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập do luật sự Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.
Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (từ ngày 22-12-1974 đến ngày 6-1-1975) của quân dân miền Nam cho thấy
Chiến dịch đường 14 -Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long trong chiến tranh Việt Nam, kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng và chiếm được Phước Long. Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam trong những năm 1975- 1976 đã
Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam trong những năm 1975- 1976 đã tạo ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc.
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước ( từ năm 1986 đến năm 2000) là lĩnh vực nào?
Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước ( từ năm 1986 đến năm 2000) là lĩnh vực Kinh tế.