Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Lê Trung Kiên

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Lê Trung Kiên

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 22 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 203584

Thành phần chủ yếu của nhân con là gì?

Xem đáp án

Thành phần chủ yếu của nhân con là prôtêin (khoảng 80 - 85%).

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 203585

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?

Xem đáp án

Phép lai cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tứ trội là: AA x AA → AA.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 203586

Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?

Xem đáp án

Dung hợp tế bào trần tạo giống mới mang đặc điểm 2 loài mà phương pháp thông thường không thể tạo ra được. Cơ thể lai có khả năng sinh sản hữu tính.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 203587

Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là:

Xem đáp án

Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên tuân theo công thức: p2AA: 2pqAa: q2aa = 1 (p + q = 1)

→ Kiểu gen aa = (0,7)2 = 0,49. Quần thể ngẫu phối

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 203588

Xem đáp án

Nhóm động vật gồm thỏ, chuột, ngựa có dạ dày đơn.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 203589

Trong thí nghiệm ở hình 12.1 (SGK Sinh học 11), vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nẩy mầm vẩn đục?

Xem đáp án

Nước vôi trong bình chứa hạt bị vẩn đục khi bơm hoạt động là do hạt đang nảy mầm thải ra CO2. Điều này chứng tỏ hạt này mầm hô hấp giải phóng ra CO2.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 203591

Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?

Xem đáp án

Thể một có bộ NST dạng (2n - 1), tức là bộ NST của loại bị giảm đi một chiếc ở cặp NST nào đó. Cơ thể có bộ NST dạng thể một là: II. ABbDdEe, V. AaBbDdE

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 203592

Cho các thành phần sau:

Xem đáp án

Trong các thành phần đang xét, những thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã là: mARN (2); ribôxôm (3) và tARN (4) à đáp án cho câu hỏi này là 3.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 203593

Khi nói về đột biến gen, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

Xem đáp án

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen ⇒ A sai

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 203594

Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là gì?

Xem đáp án

A đúng.

B sai vì hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo.

C sai vì hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.

D sai vì cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo đều là hệ mở.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 203595

Hô hấp ở động vật là gì?

Xem đáp án

Hô hấp ở động vật là quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ của cơ thể và giải phóng năng luợng. Đây là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường để ôxi hoá các chất và giải phóng dần năng lượng, đồng thời thải ra CO2.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 203596

Tại sao tim động vật làm việc suốt đời mà không nghỉ?

Xem đáp án

Tim làm việc liên tục suốt đời, nhưng không phải không có thời gian nghỉ, trong quá trình làm việc của tim thời gian tim được nghỉ ngơi nhiều hơn thời gian tim phải làm việc (thời gian nghỉ của tim chính là pha dãn chung).

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 203599

Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là:

Xem đáp án

Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là cá thể.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 203600

Điểm bù ánh sáng trong quang hợp là gì?

Xem đáp án

Điểm bù của ánh sáng trong quang hợp là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 203601

Nhóm hooc môn làm tăng và giảm nồng độ glucôzơ trong máu là gì?

Xem đáp án

Hooc môn glucagôn có tác dụng chuyển glicôzen dự trữ ở trong gan thành glucôzơ trong máu. Còn hooc môn insulin cỏ tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôzen dự trữ trong gan làm giảm nồng độ glucôzơ trong máu.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 203602

Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?

Xem đáp án

- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

+ Nguyên tố đa lượng gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

+ Nguyên tố vi lượng (< 100 mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B,Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 203606

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai vì sinh vật được xếp vào nhiều nhóm khác nhau như: sinh vật phân giải, sinh vật sản suất, sinh vật tiêu thụ,...

B sai vì nhóm sinh vật sản xuất ngoài thực vật còn có một số loại sinh vật khác ví dụ như tảo,...

C đúng.

D sai nấm thuộc nhóm sinh vật dị dưỡng.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 203607

Dữ kiện nào dưới đây giúp chúng ta xác định chính xác tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định?

Xem đáp án

Trong các dữ kiện đưa ra, ta nhận thấy “Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bình thường” đúng với cả trường hợp tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định; “Bố mẹ bình thường sinh ra con trai bị bệnh” đúng với cả trường hợp tính trạng do gen nằm trên NST thường/NST giới tính qui định; “Bố mẹ bị bệnh sinh ra con trai bị bệnh” đúng với cả trường hợp tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định; chỉ riêng dữ kiện “Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường” giúp chúng ta xác định chính xác qui luật di truyền của tính trạng, đó là bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định à phương án cần chọn là “Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường.”

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 203609

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

Xem đáp án

- A, B, D là những đặc điểm có ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ.

- C chỉ có ở sinh vật nhân thực vì nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu tái bản.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 203610

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai vì trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi ADN.

B sai vì enzim tháo xoắn mới làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.

C sai vì ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi có thể bằng hoặc khác nhau.

D đúng.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 203611

 

Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai vì di nhập gen vừa thay đổi tần số alen và thay đổi thành phần kiều gen của quần thể.

B đúng.

C sai vì di nhập gen có thể mang đến nhũng gen có sẵn trong quần thể.

D sai vì di nhập gen làm thay đồi thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 203612

Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon có đặc điểm:

Xem đáp án

Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon có đặc điểm dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 203613

Cho biết: bộ ba XAA, XAG mã hoá cho Glutamin, bộ ba UUU và UUX mã hoá cho phêninalanin, bộ ba UAU và UAX mã hoá cho Tirôzin, bộ ba XGA, XGU, XGX và XGG đều mã hoá cho Acginin, bộ ba UGX và UGU mã hoá cho Xistêin. Một gen ở sinh vật nhân sơ có một đoạn trình tự trên mạch mang mà gốc là: 5’...GXATXGTTGAAAATA...3’. Xét các nhận định sau :

1. Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) không làm ảnh hường đến cấu trúc và trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp.

2. Đột biến thay thế nuclêôtit loại G ở vị trí thứ nhất (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế axit amin này bằng axit amin khác trong phân tử prôtêin do gen qui định tổng hợp.

3. Phân tử prôtêin do gen qui định tổng hợp có trình tự các axit amin tương ứng là: Acginin - Glutamin - Glutamin - Phêninalanin - Tirôzin....

4. Đột biến thay thế nuclêôtit loại A ở vị trí thứ 13 (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ tạo ra dạng đột biến vô nghĩa.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Đoạn trình tự trên mạch mang mã gốc là 5’...GXATXGTTGAAAATA...3’ → Theo nguyên tắc bổ sung trong phiên mã (A - U; G - X; T - A; X - G) thì đoạn trình tự ribônuclêôtit trên phân tử mARN được phiên mã từ gen nói trên là 5’...UAUUUUXAAXGAUGX ...3’ (quá trình dịch mã trên mARN được diễn ra theo chiều 5’ → 3’) → Đoạn trình tự axit amin tương ứng được dịch mã từ phân tử mARN nói trên là Tirôzin - Phêninalanin - Glutamin - Acginin - Xistêin → 3 sai.

Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba XGA (A có thể bị thay thế thành U, X, G) trên phân tử mARN, tuy nhiên các bộ ba XGA, XGU, XGX và XGG đều mã hoá cho Acginin → Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) không làm ảnh hưởng đến cấu trúc và trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp → 1 đúng.

Đột biến thay thế nuclêôtit loại G ở vị trí thứ nhất (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba UGX. Sau đột biến, bộ ba này bị biến đổi thành bộ ba UGA không mã hoá axit amin nào (bộ ba kết thúc). Đây là một đột biến vô nghĩa làm kết thúc sớm quá trình dịch mã → 2 sai.

Đột biến thay thế nuclêôtit loại A ở vị trí thứ 13 (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba UAU. Sau đột biến, bộ ba này bị biến đổi thành bộ ba UAA không mã hoá axit amin nào (bộ ba kết thúc). Đây là một đột biến vô nghĩa làm kết thúc sớm quá trình dịch mã

→ 4 đúng

Vậy số nhận định đúng là 2.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 203614

Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 3 gen, trong đó: gen thứ nhất có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: gen thứ hai có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y, gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

I. Số kiểu gen tối đa ở loài động vật này về ba gen nói trên là 378.

II. Số kiểu gen tối đa ở giới cái là 310.

III. Số kiểu gen dị hợp tối đa ở giới cái là 210.

IV. Số kiểu gen dị hợp một cặp gen ở giới cái là 72.

Xem đáp án

Gen thứ nhất có 2 alen  nằm trên NST thường số kiểu gen tối đa là 3

Trên NST X có 2 gen (gen 2, 3) có số alen tương ứng là 3 và 4

Giới XX có số kiểu gen \(\frac{{n(n + 1)}}{2} = \frac{{3 \times 4\left( {3 \times 4 + 1} \right)}}{2} = 78\)

Giới XY số kiểu gen tối đa là 3×4×4=48

I đúng,số kiểu gen tối đa trong quần thể là 3×(78+48) =378

II số kiểu gen ở giới cái là 3×78=234

III đúng, số kiểu gen dị hợp tối đa ở giới cái = số kiểu gen tối đa – số kiểu gen đồng hợp = 234 - 2×3×4 =210

IV đúng, số kiểu gen dị hợp 1 cặp gen ở giới cái là 2×3

Gen 1: có 1 kiểu gen dị hợp 2 kiểu gen đồng hợp

Gen 2,3

- đồng hợp về 2 cặp gen: 3×4

- dị hợp về 1 cặp gen:  \(C_2^3 \times 4 + C_2^4 \times 3 = 30\)

- dị hợp về 2 cặp gen \(C_2^4 \times C_2^3 = 18\)

Vậy số kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen ở giới cái là  3×4×1 +30×2=72

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 203615

Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Xét các nhận định sau:

1. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCIKLDE.FGH thì có thể đã xảy ra đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST.

2. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABFG.EDCHIKL thì có thể đã xảy ra đột biến đảo đoạn NST.

3. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE.FGH thì có thể đã xảy ra dạng đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ.

4. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDCDE.FGHIKL thì có thể đã xảy ra dạng đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Ta xét lần lượt các trường hợp:

NST mang trình tự gen ABCIKLDE.FGH có thể được tạo thành khi đoạn ILK được tách ra và xen vào giữa đoạn ABCDE → 1 đúng

Nếu đột biến đảo đoạn xảy ra ở đoạn CDE.FG thỉ sau đột biến, NST phải có trình tự gen là ABGF.EDCHIKL → 2 sai

Đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ đều có thể làm giảm số lượng gen trên một NST

→ 3 đúng.

Chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở những NST không tương đồng → Dạng đột biến này không thể làm phát sinh NST mới mà trong đó có một đoạn bị lặp lại (ABCDCDE.FGHIKL) vì trên các NST không tương đồng thì mang các gen khác nhau → 4 sai

Vậy số nhận định đúng là 2.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 203616

Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng (các gen phân li độc lập và nằm trên NST thường). Cho giao phối giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa trắng. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?

1. Nếu đời con đồng tính thì chứng tỏ thân cao, hoa đỏ có kiểu gen AABb.

2. Nếu đời con phân li theo tỉ lệ: 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng thì chứng tỏ thân cao, hoa đỏ và thân cao, hoa trắng đem lai lần lượt có kiểu gen là AaBb và AAbb.

3. Nếu đời con cho toàn thân cao, hoa đỏ và kiểu gen của thân cao, hoa trắng đem lai là thuần chủng thì kiểu gen của thân cao, hoa đỏ đem lai có thể là một trong hai trường hợp.

4. Nếu thân cao, hoa đỏ đem lai dị hợp tử về hai cặp gen và thân cao, hoa trắng đem lai không thuần chủng thì tỉ lệ thân cao, hoa đỏ thu được ở đời con là 12,5%.

Xem đáp án

A : thân cao >> a : thân thấp B : hoa đỏ >> b : hoa trắng

Thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dạng A-B-; thân cao, hoa trắng có kiểu gen dạng A-bb.

Xét từng tính trạng riêng rẽ, để phép lai trên thu được đời con đồng tính thì ít nhất một bên bố hoặc mẹ phải mang kiểu gen đồng hợp về các tính trạng đang xét → Hoa trắng có kiểu gen bb thì hoa đỏ phải có kiểu gen BB → 1 sai

Để đời con có đồng tính trội về màu thân thì P phải có kiểu gen AA và Aa hoặc đều có kiểu gen aa; để đời con có dạng cánh phân tích theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì chứng tỏ hoa đỏ ở P phải có kiểu gen dị hợp (Bb). Vậy kiểu gen của P có thể là: AaBb và AAbb hoặc AABb và Aabb hoặc AABb và AAbb → 2 sai

Thân cao, hoa trắng thuần chủng có kiểu gen AAbb à Để đời con cho toàn thân cao, hoa đỏ (A-B-) thì thân cao hoa đỏ đem lai phải mang kiểu gen AaBB hoặc AABB → 3 đúng

Thân cao, hoa đỏ đem lai dị hợp tử về hai cặp gen (mang kiểu gen AaBb); thân cao, hoa trắng đem lai không thuần chủng (có kiểu gen Aabb) → Tỉ lệ thân cao, hoa đỏ (A-B-) thu được ở đời con là: \(\frac{3}{4}(A - ).\frac{1}{2}(B - ) = \frac{3}{8} = 37,5\% \) → 4 sai.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 203617

Cho sơ đồ phả hệ sau: Biết rằng bệnh mù màu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đưa ra là đúng về phả hệ này?

I. Cả hai bệnh trên đều do gen lặn qui định.

II. Xác định được kiểu gen của 7 người trong phả hệ.

III. Người số (10) và (14) có thể có kiểu gen giống nhau về bệnh điếc bẩm sinh.

IV. Cặp vợ chồng (13) và (14) dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con không mang alen bệnh là 26,25%.

Xem đáp án

Bệnh điếc bẩm sinh

Bố mẹ 5,6 bình thường sinh con gái (11) bị bệnh → Bệnh là do gen lặn nằm trên NST thường qui định.

Bệnh mù màu

Bố mẹ (7), (8) bình thường sinh con 12 bị bệnh à Bệnh do gen lặn qui định Vậy cả hai bệnh đều do gen lặn nằm trên NST thường qui định → I đúng Qui ước gen

A: bình thường >> a: điếc bẩm sinh B: Bình thường >> b: mù màu

Bệnh điếc bẩm sinh

, (4), (8), (11) bị bệnh điếc bẩm sinh nên có kiểu gen là aa → (2), (5), (6), (9), (12), (13) có kiểu gen dị hợp Aa

Bệnh mù màu

(12) bị bệnh mù màu nên có kiểu gen là XbY → (8) có kiểu gen là XBXb → (1) có kiểu gen là XBXb

(2), (4), (6), (7), (10), (14) bình thường về bệnh mù màu nên có kiểu gen là: XBY

Xét chung cả hai bệnh ta thấy những người xác định được kiểu gen của 6 người trong phả hệ là: (1), (2), (4), (6), (8), (12) → II sai.

Xét ý 3 , 4

Bệnh điếc bẩm sinh

- (5) x (6): Aa x  Aa → 1AA : 2Aa : 1aa → Kiểu gen của (10) là: (1/3AA : 2/3Aa) hay (2/3A : l/3a)

-  (9) x (10): (1/2A: 1/2a) x (2/3A: l/3a) → 2/6AA : 3/6Aa : l/6aa → Kiểu gen của (14) là: (2/5AA : 3/5Aa) hay (7/10 A : 3/10a).

Vì (10) và (14) chưa biết kiểu gen về bệnh điếc bẩm sinh nên có thể có kiểu gen giống nhau → III đúng

(13) x (14): (1/2A : l/2a) x (7/10 A : 3/10a) → Xác suất sinh con không mang gen bệnh của cặp 13, 14 là AA= 1/2.7/10 = 7/20

Bệnh mù màu

(7) x (8): XBY x  XBXb → (1/4XBXB : l/4XBXb: 1/4XBY: l/4XbY)

→ (13) có kiểu gen là (3/4XB : l/4Xb)

- (13) x (14): (3/4XB : l/4Xb) x (1/2XB : 1/2Y)

→ Sinh con không mang alen bệnh là: 3/4.1/2XBXB + 3/4.1/2XbY = 3/4

Cặp vợ chồng (13) và (14) dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con không mang alen bệnh là: 7/20.3/4 = 26,25% → IV đúng

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 203618

Kết quả cuối cùng của tiến hóa hóa học là gì?

Xem đáp án

Quá trình tiến hóa hóa học gồm có :

Chất vô cơ →Chất hữu cơ đơn giản →Đại phân tử hữu cơ

Khi hình thành màng lipit bao lấy các hệ đại phân tử →Hình thành tế bào sơ khai

Kết quả cuối cùng của tiến hóa hóa học là hình thành các đại phân tử hữu cơ

Đáp án C 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 203619

Nêu đặc điểm nổi bật của đại trung sinh?

Xem đáp án

Đặc điểm nổi bật của đại trung sinh là thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế

Đáp án A

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 203620

Đối với tiến hoá, thường biến có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Đối với tiến hoá, thường biến có ý nghĩa đối với sự thích nghi của sinh vật.

A- Vai trò của đột biến

B- Vai trò của biến dị tổ hợp

C- Tác dụng của CLTN

Chọn D.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 203621

Tìm câu sai trong các câu dưới đây:

Xem đáp án

Đảo đoạn thường làm giảm khả năng sinh sản của loài.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 203622

Biến dị di truyền dùng trong chọn giống là gì?

Xem đáp án

Biến dị di truyền của sinh vật  là những biến đổi  trong vật chất di truyền của sinh vật có thể di  truyền cho thế hệ sau

Biến dị di truyền gồm có: biến dị tổ hợp, đột biến, ADN tái tổ hợp

Đáp án D

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 203623

Phát biểu nào không đúng về ưu thế lai?

Xem đáp án

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống vượt trội so với cả bố và mẹ hoặc  trên mức  trung bình của bố và mẹ

Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ

Con lai F1 có ưu thế lai cao có tỷ lệ  kiểu hen dị hợp lớn nên nếu dùng làm giống dễ gây hiện tượng thoái hóa giống, do đó người ta không dùng con lai F1 để làm giống mà dùng vào mục đích kinh tế

Đáp án D

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »