Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Huệ

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Huệ

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 34 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 203544

Cho các thành phần sau:

1. Thành tế bào.                2. Vỏ nhầy.                        3. Màng nhân.                   4. Màng sinh chất.

Có bao nhiêu thành phần có ở hầu hết các loài vi khuẩn?

Xem đáp án

Xem xét các ý đưa ra, ta nhận thấy: thành tế bào (1); vỏ nhầy (2) và màng sinh chất (3) là những thành phần có ở hầu hết các loài vi khuẩn, màng nhân (3) là cấu trúc không có ở vi khuẩn. Vậy đáp án của câu hỏi này là: 3.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 203546

Ví dụ nào sau đây là cơ quan thoái hóa?

Xem đáp án

Cơ quan thoái hóa là cơ quan còn tồn tại trong cơ thể sinh vật nhưng không còn thực hiện chức năng

Đáp án B 

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 203547

Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là:

Xem đáp án

Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên tuân theo công thức: p2AA: 2pqAa : q2aa = 1 (p + q= 1).

Tần số AA = (0,4)2 = 0,16.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 203548

Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?

Xem đáp án

tARN mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN, nếu đúng mã bổ sung với mARN thì mới lắp ghép được vào chuỗi aa tổng hợp → tARN đóng vai trò như “người phiên dịch” (từ mARN sang axit amin → B đúng)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 203549

Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ

Xem đáp án

Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Cả 2 loài đều có lợi và cần thiết cho sự sống của 2 loài tham gia. Vậy đây là mối quan hệ cộng sinh.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 203550

Ở vùng biển Pêru, sự biến động số lượng cá cơm liên quan đến hoạt động của hiện tượng El-Nino là kiểu biến động

Xem đáp án

Ở vùng biển Pêru, cá cơm có chu kì biến động khoảng 10 - 12 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt à Vậy đây là kiểu biến động theo chu kì nhiều năm.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 203551

Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?

Xem đáp án

Kỉ cacbon dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hoa xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 203552

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào sau đây được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể truyền?

Xem đáp án

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể truyền là enzim nối ligaza.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 203553

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là gì?

Xem đáp án

Hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là di nhập gen.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 203554

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

Xem đáp án

Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,...) và chân khớp (côn trùng, tôm,...) Vậy châu chấu có hệ tuần hoàn hở.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 203557

Cho các phát biểu sau:

I. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai.

II. Dạ dày của động vật nhai lại được chia làm 3 ngăn, trong đó dạ múi khế là quan trọng nhất.

III. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại.

IV. Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa dễ biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non.

V. Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án
  • I đúng, lần nhai thứ nhất chỉ có tác dụng làm ướt thức ăn.
  • II sai vì dạ dày của động vật nhai lại được chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong đó dạ dày múi khế là dạ dày chính thức.
  • III đúng, động vật ăn thực vật có dạ dày đơn chỉ nhai một lần nên thường nhai rất kĩ và tiết nhiều nước bọt.
  • IV sai vì diều không chứa dịch tiêu hóa.
  • V đúng vì chim có dạ dày tuyến nên tốc độ tiêu hóa khỏe hơn cả.

Vậy có 3 phát biểu đúng

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 203558

Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Sản phẩm của pha sảng gồm có: ATP, NADPH và O2

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 203559

Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là gì?

Xem đáp án

Mật độ cá thể trong quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Đáp án C

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 203560

Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là gì?

Xem đáp án

Chọn lọc tự nhiên là 1 quá trình sàng lọc, đào thải những kiểu hình không có khả năng thích nghi với môi trường, củng cố các kiểu hình có khản năng thích nghi cao.

Đáp án C

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 203562

Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai vì gen điều hoà (R) nằm ngoài thành phần của opêron Lac.

B sai vì vùng vận động mới là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

C sai vì khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn phiên mã.

D đúng gen cấu trúc Z, Y, A cùng tiến hành phiên mã số lần bằng nhau.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 203564

Nhóm nào dưới đây gồm những tật/bệnh/hội chứng di truyền xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới?

Xem đáp án

Trong các phương án đưa ra, ta nhận thấy “loạn dưỡng cơ Đuxen; máu khó đông; mù màu; bạch tạng” đều là những bệnh di truyền có ở cả nam giới và nữ giới, các nhóm còn lại đều chứa một tật/ bệnh/hội chứng chỉ xuất hiện ở nam giới hoặc nữ giới (ví dụ: hội chứng siêu nữ, tật dính ngón tay số 2 và 3, tật có túm lông ở tai) → phương án cần chọn là: Loạn dưỡng cơ Đuxen; máu khó đông; mù màu; bạch tạng.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 203565

Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong việc đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân là gì?

Xem đáp án

Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong việc đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân là áp suất rễ.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 203566

Hô hấp hiếu khí xảy ra ở  bào quan nào?

Xem đáp án

Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 203567

Ở động vật bậc cao, hoạt động tiêu hoá nào là quan trọng nhất?

1. Quá trình tiêu hoá ở ruột.

2. Quá trình tiêu hoá ở dạ dày.

3. Quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng.

4. Quá trình thải chất cặn bã ra ngoài.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Động vật bậc cao quá trình tiêu hoá xảy ra ở dạ dày và ruột (đặc biệt là ruột non) là quan trọng nhất, vì đây là 2 giai đoạn để tạo ra sản phẩm hữu cơ đơn giản để ngấm qua thành ruột non để đi nuôi cơ thể và từ đó tạo nên chất riêng cho cơ thể.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 203568

Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóathạch.

2. Thực vật chỉ hấp thụ CO2 mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường.

3. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.

4. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ.

Xem đáp án
  • I đúng vì sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của loài nguời đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên → Nhiệt độ khí quyển tăng lên.
  • II sai vì trong quá trình hô hấp của thực vật có sự thải khí CO2 ra môi trường.
  • III sai vì không phải tất cả lượng CO2 của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà có một phần lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa,...
  • IV đúng vì ngoài thực vật còn có một số động vật nguyên sinh, vi khuẩn cũng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

Vậy có 2 phát biểu đúng

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 203569

Khi nói về bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A đúng.

B sai, trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài chỉ thuộc một bậc dinh dưỡng.

C sai vì mắt xích khởi đầu có bậc dinh dưỡng thấp nhất trong chuỗi thức ăn.

D sai vì bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất hoặc sinh vật phân giải.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 203570

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai vì kích thước của quần thể có phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

B đúng.

C sai vì mật độ cá thể của mỗi quần thể thay đổi theo mùa và theo năm.

D sai vì kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được và tốc độ tăng trưởng của quần thể đã giảm dần.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 203571

Đột biến gen xảy ra ở  thời điểm nào?

Xem đáp án

Đột biến gen do sự bắt cặp sai nguyên tắc bổ sung của các cặp NST => xuất hiện trong tái bản ADN

Đáp án B 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 203572

Phát biểu nào sau đây là không chính xác về các nhân tố tiến hóa?

Xem đáp án

Phát biểu không chính xác là C

Đột biến gen làm thay đổi tần số alen một cách hết sức chậm chạp, nhỏ bé.

Đáp án C

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 203573

Enzim toposisomeraza (gyraza) có vai trò gì?

Xem đáp án

Vai trò của enzym gyraza làm giãn mạch  phân tử AND chuẩn bị để enzyme helicase  tháo xoắn  phân tử ADN

Đáp án A

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 203574

Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi nói về các nhân tố tiến hoá?

1. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền.

2. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn dẫn đến kết quả là làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền.

3. Chọn lọc tự nhiên góp phần làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

4. Đột biến gen chắc chắn sẽ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

5. Di - nhập gen có thc không làm thay đổi tần số alcn và thành phần kiểu gen của quần thề.

Xem đáp án

Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp do đó thường làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền à 1 đúng

Các yếu tố ngẫu nhiên luôn dẫn đến kết quả là làm giảm kích thước quần thể tuy nhiên nhân tố này sẽ không làm nghèo vốn gen của quần thể nếu nhóm cá thể bị diệt vong mang thành phần kiểu gen nghèo nàn hơn hoặc tương tự nhóm cá thể còn sót lại à 2 không chính xác

- Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất và song song với nó là loại thải những cơ thể mang kiểu hình kém thích nghi, sự loại thải về kiểu hình kéo theo sự loại thải kiểu gen và các alen à chọn lọc tự nhiên không phải là nhân tố làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể à 3 sai.

Đột biến gen luôn làm phát sinh các alen mới, chính điều này sẽ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể à 4 đúng

Di - nhập gen có thể không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nếu nhóm cá thể di cư và nhập cư mang thành phần kiểu gen giống hệt với quần thể ban đầu à 5 đúng

Vậy số nhận định đúng là 3.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 203575

Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen qui định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác, Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Ở loài này có tối đa 45 loại kiểu gen.

2. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng có tối đa 25 loại kiểu gen.

3. Ở loài này, các thể ba có tối đa 36 loại kiểu gen.

4. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen.

Xem đáp án

2n = 6, mặt khác theo đề bài trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Số kiểu gen của loài = số kiểu gen thể lưỡng bội (2n) + số kiểu gen thể tam bội (3n)

+ Vì số kiểu gen của thể lưỡng bội (2n) = 3x3x1 = 9 kiểu gen

+ Số kiểu gen của thể ba (2n + l) gồm có các trường hợp:

+ Thể ba ở gen A có số kiểu gen = 4x3x1 = 12 kiểu gen.

+ Thể ba ở gen B có số kiểu gen = 3x4x1 = 12 kiểu gen.

+ Thể ba ở gen D có số kiểu gen = 3x3x1 = 9 kiểu gen.

→ Tổng số kiểu gen = 9 + 12 + 12 + 9 = 42 kiểu gen → I sai

+ Cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-DD)

+ Số kiểu gen qui định kiểu hình A-B-DD của thể 2n = 2x2x1 = 4 kiểu gen.

+ Số kiểu gen qui định kiểu hình A-B-DD của thể 2n+1 gồm có các trường hợp:

+ Thể ba ở gen A có số kiểu gen 3x2x1 = 6 kiểu gen.

+ Thể ba ở gen B có số kiểu gen = 2x3x1 = 6 kiểu gen.

+ Thể ba ở gen D có số kiểu gen = 2x2x1 = 4 kiểu gen.

→ Tổng số kiểu gen = 4 + 6 + 6 + 4 = 20 kiểu gen → II sai

+ Số loại kiểu gen của các thể ba (2n+l) = 12 + 12 + 9 = 33 kiểu gen → III sai

+ Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa số loại kiểu gen là

+ Ở các thể 2n có 2 trường hợp là A-bbDD và aaB-DD nên số kiểu gen 2x1x1+1x2x1 = 4 kiểu gen

+ Ở các thể 2n + 1 gồm có các trường hợp:

+ Thể ba ở gen A có số kiểu gen = 3x1x1+1x2x1 = 5 kiểu gen.

+ Thể ba ở gen D có số kiểu gen 2x1x1+1x2x1 = 4 kiểu gen.

→ Tổng số kiểu gen = 4 + 5 + 5 + 4 = 18 kiểu gen → IV đúng Vậy có 1 phát biểu đúng.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 203576

Một cơ thể (M) mang kiểu gen là AaBb. Trong quá trình giảm phân ở một số tế bào, cặp Aa không phân li trong giảm phân 1 và các alen B, b không phân li trong giảm phân 2, các hoạt động khác diễn ra bình thường. Xét các phát biểu sau :

1. Cơ thể (M) có thể tạo ra 4 loại giao tử đột biến.

2. Cơ thể (M) có thể tạo ra giao tử mang kiểu gen AaBb.

3. Cơ thể (M) có thể tạo ra giao tử mang kiểu gen AAb.

4. Cơ thể (M) có thể tạo ra tối đa 10 loại giao tử. Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Cơ thể (M) mang kiểu gen là AaBb. Trong quá trình giảm phân ở một số tế bào, cặp Aa không phân li trong giảm phân 1 → sau giảm phân 1 sẽ tạo ra 4 loại tế bào bất thường với các alen ở trạng thái kép là AaB; Aab; B và b. Khi các loại tế bào này bước vào giảm phân 2, các alen B, b không phân li thì sau giảm phân 2 sẽ tạo ra 6 loại giao tử là: AaBB; Aa; Aabb; BB; bb; 0. Dựa vào suy luận trên ta có thể nhận ra 1, 2, 3 đều là các phát biểu sai.

Cơ thể M khi giảm phân có thể cho 4 loại giao tử bình thường (AB, Ab, aB, ab) và 6 loại giao tử bất thường (AaBB; Aa; Aabb; BB; bb; 0) à 4 đúng.

Vậy số phát biểu đúng là 1.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 203577

Kết quả cuối cùng của tiến hóa hóa học là gì?

Xem đáp án

Quá trình tiến hóa hóa học gồm có:

Chất vô cơ →Chất hữu cơ đơn giản →Đại phân tử hữu cơ

Khi hình thành màng lipit bao lấy các hệ đại phân tử →Hình thành tế bào sơ khai

Kết quả cuối cùng của tiến hóa hóa học là hình thành các đại phân tử hữu cơ

Đáp án C 

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 203578

Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Chu trình sinh địa hóa biểu thị mối liên hệ về vật chất trong sinh quyển, duy trì sự cân bằng về vật chất

Quần thể hoặc quần xã chưa có sự tham gia của các yếu tố vô sinh

Hệ sinh thái tuy đã có sự tham gia của các yếu tố vô sinh nhưng nó không đảm bào được tất cả vật chất nó hấp thu từ môi trường cuối cùng nó trả lại 100% cho môi trường, nó có thể thất thoát sang hệ sinh thái khác

Sinh quyển là cái to lớn nhất bao gồm tất cả các hệ sinh thái nên đảm bảo không có sự thất thoát năng lượng

Đáp án C

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 203579

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen qui định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F2 có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ.

II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, tỉ lệ các cây thuần chủng và không thuần chủng là bằng nhau.

III. Cho tất cả cảc cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 5/27.

IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/3.

Xem đáp án

-  F có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng = 9 hoa đỏ : 6 hoa hồng : 1 hoa trắng

Số tổ hợp giao tử ở F2: 9 + 6+ l = 16 = 4 x 4 → F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb)

Sơ đồ lai của F1 như sau: F1 x F1 : AaBb  x AaBb → F2: 9 (1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb): đỏ : 3 (lAAbb : 2Aabb): hồng : 3 (laaBB : 2aaBb): hồng : 1 aabb : trắng

Xét các phát biểu đưa ra

-  I đúng vì F2  có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ là : AABB : AaBB : AABb : AaBb

+ Số cây hoa hồng ở F2 là : lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb à Cây thuần chủng chiếm 2/6; cây không thuần chủng chiếm 4/6 → II sai

+ Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả cây hoa đỏ ở F2

F2: (1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb)  x  (lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb) GF2: (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : l/9ab)  x  (l/3Ab : l/3aB : l/3ab)

Số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ là: 2/9.1/3AAbb +2/9.1/3aaBB + l/9.1/3aabb =5/27 → III đúng

- Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2  giao phấn với cây hoa trắng (lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb)   x  aabb

GF2: (l/3Ab : l/3aB : l/3ab) x  ab à F3: l/3Aabb : l/3aaBb : l/3aabb → IV đúng

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 203580

Một người phụ nữ mang nhóm máu AB kết hôn với người đàn ông mang nhóm máu O. Họ có 3 người con, trong đó có một người con nuôi: một người mang nhóm máu A : một người mang nhóm máu B và một người mang nhóm máu O. Không tính đến trường hợp đột biến, xét các dự đoán sau:

1. Người con mang nhóm máu O là người con nuôi.

2. Cặp vợ chồng này không có khả năng sinh ra người con mang nhóm máu AB.

3. Nếu người con mang nhóm máu A kết hôn với người mang nhóm máu O, xác suất sinh ra người con mang nhóm máu A là 100%.

4. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra người con mang kiểu gen khác bố và mẹ là 100%.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

+ Vì người phụ nữ mang nhóm máu AB không có khả năng cho alen IO nên cặp vợ chồng nói trên không thể sinh ra người con mang nhóm máu O → Người con mang nhóm máu O là người con nuôi → 1 đúng

+ Vì người đàn ông mang nhóm máu O không có khả năng cho alen IA  hoặc IB nên cặp vợ chồng này không có khả năng sinh ra người con mang nhóm máu AB → 2 đúng

- Vì người con mang nhóm máu A nhận một alen IO từ bố nên có kiểu gen là IAIO → Khi người con mang nhóm máu A kết hôn với người mang nhóm máu O, xác suất sinh ra người con mang nhóm máu A: 50%(IA).100%(IO) = 50% → 3 sai

- Vợ mang nhóm máu AB (mang kiểu gen IAIB); chồng mang nhóm máu O (mang kiểu gen IOIO) → con của cặp vợ chồng này chỉ có thể mang nhóm máu A (mang kiểu gen IAIO ) hoặc mang nhóm máu B (mang kiểu gen IBIO) → 4 đúng

Vậy số nhận định đúng là 3.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 203581

Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai phân tích thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây hoa hồng F2 giao phấn với nhau thu được F3. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Tính trạng màu hoa được chi phối bởi qui luật tương tác bổ trợ.

II. Trong tổng số các cây hoa hồng ở F2, cây có kiểu gen dị hợp chiếm 25%.

III. Ở F2 kiểu hình hoa đỏ và hoa hồng có số kiểu gen bằng nhau.

IV. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiêu hình hoa trắng là 1/9.

Xem đáp án

Hoa đỏ  x  hoa trắng F1: Hoa đỏ

F1   x  đồng hợp lặn.

Fb: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng

Số tổ hợp giao tử Fb là: l + 2 + l = 4 = 4 x 1 → F1  dị hợp 2 cặp gen cho 4 loại giao tử.

- Vì Fb có tỉ lệ là : 1 : 2 : 1 khác với 1 : 1 : 1 : 1 của phân li độc lập và liên kết gen vì liên kết gen cho tỉ lệ 1 : 1 à có hiện tượng tương tác gen kiểu bổ trợ (9 : 6 : 1) → I đúng

→ Kiểu gen của F1 là: AaBb. Cho F1 lai phân tích: AaBb  x  aabb → Fb: 1AaBb : 1Aabb : laaBb : laabb Qui ước:

AaBb (đỏ) : Aabb (hồng): aaBb (hồng): aabb (trắng)

- F1   x  F1: AaBb x  AaBb

F2 : 9A-B-: đỏ : 3A-bb: hồng (lAAbb : 2Aabb) : 3aaB-: hồng (laaBB: 2aaBb) : 1 aabb : trắng

- Vậy có 6 cây quả hồng ở F2 là: 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb, cây có kiểu gen dị hợp chiếm 4/6

→ II sai

- III đúng vì kiểu hình hoa đỏ có 4 kiểu gen (AABB : AABb : AaBB : AaBb) và có 4 kiểu gen qui định hoa hồng.

- Cho cây quả hồng lai với nhau ta có:

F2 : (l/6AAbb : 2/6Aabb : l/6aaBB: 2/6aaBb)  x (l/6AAbb : 2/6Aabb : l/6aaBB: 2/6aaBb)

GF2: (l/6Ab : 1/6Ab : 1/6ab : 1/6aB : 1/6aB : 1/6ab) x  (1/6Ab : l/6Ab : 1/6ab: 1/6aB : 1/6aB : 1/6ab) Tương đương với:

F3: (1/3Ab : 1/3aB : 1/3ab) x  (1/3Ab : 1/3aB : 1/3ab)

Xác suất để cây này có kiểu hình hoa trắng là: 1/3  x  1/3 = 1/9 → IV đúng Vậy có 3 phát biểu đúng.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 203582

16 tế bào sinh tinh mang kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}DdEeFfGg\) tiến hành giảm phân. Nếu \(\frac{1}{2}\) trong số đó xảy ra hoán vị gen thì số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?

Xem đáp án

Số tế bào xảy ra hoán vị gen là : 16.1/2 = 8

Khi giảm phân có hoán vị gen thì từ mỗi tế bào sinh tinh sẽ tạo ra 4 giao tử : 2 giao tử hoán vị và 2 giao tử liên kết → số loại giao tử mang hoán vị gen tối đa có thể tạo ra từ 8 tế bào sinh tinh xảy ra hoán vị gen là: 8.2 = 16.

Kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}DdEeFfGg\) có thể tạo ra số loại giao tử liên kết tối đa là: 25 = 32 ⇒ Số loại giao tử liên kết tối đa có thể tạo ra từ 16 tế bào sinh tinh là : 16.2 = 32

Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra theo điều kiện đề bài là : 32 + 16 = 48.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 203583

Thành phần chủ yếu của nhân con là gì?

Xem đáp án

Thành phần chủ yếu của nhân con là prôtêin (khoảng 80 - 85%).

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »