Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Khuyến
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Khuyến
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
38 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Bào quan nào dưới đây có ở mọi tế bào nhân thực?
Chọn C
Xem xét các phương án đưa ra, ta nhận thấy: thành tế bào và lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật, trung thể chỉ có ở tế bào động vật còn ti thể là bào quan có ở mọi tế bào nhân thực. Vậy đáp án cho câu hỏi này là ti thể.
Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đởi con gồm toàn cá thể có kiểu hình lặn?
Chọn A
A >> a
Phép lai cho đời con gồm toàn cá thể có kiểu hình lặn là aa x aa → aa
Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
Chọn B
Tài nguyên tái sinh là những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi gọi là tài nguyên tái sinh. Vậy rừng là tài nguyên tái sinh. Còn lại “khoáng sản, dầu mỏ, than đá” là tài nguyên không tái sinh.
Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Chọn C
Các cây thông là tập hợp các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau.
Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen a của quần thể này là:
Vì 0,36aa →a = \(\sqrt {0,36} \) = 0, 6.
Ở thực vật, trong thành phần của phôtpholipit không thể thiếu nguyên tố nào sau đây?
Ở thực vật, trong thành phần của phôtpholipit không thể thiếu nguyên tố phôtpho.
Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen
Cấy truyền phôi là tách phôi ban đầu thành 2 hay nhiều phôi khác nhau nên kiểu gen giống hoàn toàn với phôi ban đầu có kiểu gen là DdEe
Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3- thành N2?
Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3- thành N2?
Nhóm vi khuẩn có khả năng chuyển hóa NO3- thành N2 là nhóm vi khuẩn phản nitrat hóa.
Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
Một số động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột).
Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen
Cônsixin có tác dụng cản trở hình thành thoi vô sắc nên bộ NST được nhân đôi lên: AaBb tạo thành AAaaBBbb
Có 10 tế bào sinh tinh của cơ thể \(\frac{{De}}{{dE}}\) giảm phân bình thưởng và có 7 tế bào có hoán vị gen. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra là:
Gọi x tế bào giảm phân, có y tế bào có hoán vị
Ta có tỷ các loại giao tử được sinh ra là: (2x - y): (2x - y): y: y Vậy ta có tỉ lệ là: 13 : 13 : 7 : 7
Cho các nhận định sau:
1. Đao là hội chứng phổ biến nhất trong số các hội chứng do đột biến NST gây ra ở người.
2. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng lớn.
3. Hội chứng Đao có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới.
4. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến số lượng NST.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
- Vì số lượng gen trên NST số 21 ít hơn phần lớn các NST khác nên sự mất cân bằng gen do thừa NST 21 ít nghiêm trọng hơn, tỉ lệ người bệnh sống đến giai đoạn trưởng thành cao hơn so với nhiều thể ba khác
→ 1 đúng
- Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng lớn → 2 đúng
- Hội chứng Đao phát sinh do thừa 1 NST ở cặp NST số 21 (NST thường) nên có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới → 3, 4 đúng
Vậy số nhận định đúng là 4.
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A đúng
B sai ở từ “luôn” vì không phải tất cả các đột biến đều được di truyền cho thế hệ sau.
C sai vì không phải tất cả các gen đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình.
D sai vì đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
Quá trình thoát hơi nước ở thực vật hầu hết diễn ra chủ yếu ở lá.
Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:
Máu chảy trong hệ mạch theo chiều từ : Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch
Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng qui trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
Hô hấp của thực vật thải ra CO2 kết hợp với nước vôi trong Ca(OH)2 tạo CaCO à làm vẩn đục nước vôi trong.
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
“Chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên” làm nghèo vốn gen của quần thể. Chỉ có “di nhập gen” có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại Tân sinh
Khi nói về độ pH của máu ở người bình thưởng, phát biểu nào sau đây đúng?
- A sai vì ở người, pH của máu bằng khoảng 7,35 - 7,45.
- B đúng, thận tham gia vào điều hoà pH nhờ khả năng thải H+, tái hấp thụ Na+, thải NH ...
- C sai ở từ “luôn”, mặt khác khi cơ thể người vận động mạnh sẽ sản sinh ra nhiều axit lactic (tăng H+) dẫn đến pH giảm.
- D sai vì khi CO2 giảm sẽ làm giảm H+ trong máu → pH tăng.
Nhóm nào dưới đây gồm những bộ ba mã hoá các axit amin?
Từ 4 loại ribônuclêôtit: A, U, G, X có thể tạo ra: 43 = 64 bộ ba, trong đó có 3 bộ ba không mã hoá axit amin là : UAA, UAG, UGA → Trong các nhóm đưa ra, nhóm gồm những bộ ba mã hoá các axit amin là : AUU, UAU, GUA, UGG.
Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
Động vật có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang là tôm sông.
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A sai vì phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều.
B đúng
C sai vì các kiểu phân bố cá thể của quần thể là tồn tại song song nhau.
D sai vì phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất.
Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen \(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{aB}}}}{\rm{Dd}}\) thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu trưởng tỉ lệ giao tử được tạo ra sau đây?
Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen \(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{aB}}}}{\rm{Dd}}\) thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu trưởng tỉ lệ giao tử được tạo ra sau đây?
Vì giảm phân không xảy ra hoán vị gen và không xảy ra đột biến gen nên 3 tế bào, mỗi tế bào cho 2 loại giao tử.
- Trường hợp 1 : 1 xảy ra khi 2 loại cho giao tử giống nhau
- Trường hợp : 1 : 1 : 1 : 1 là không thể xảy ra vì nếu 2 tế bào cho giao tử giống nhau, và một tế bào cho giao tử khác thì xảy ra trường hợp 2 : 2 : 1 : 1 → IV đúng
- III sai vì không có hoán vị gen. Vậy có 2 trường hợp đúng
Ở một quần thể sau khi trải qua ba thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể nêu trên?
Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: d AA: h Aa: r aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau n thế hệ tự phối là:
AA: d + \(\frac{h}{2}\). ( 1- \(\frac{1}{{{2^n}}}\)) Aa: h.\(\frac{1}{{{2^n}}}\) aa: r + \(\frac{h}{2}\). ( 1 - \(\frac{1}{{{2^n}}}\))
Gọi a là tỉ lệ số cá thể di hợp ở thế hệ xuất phát. Sau 3 lần tự phối ta có tỉ lệ số cá thể dị hợp là: a.\(\frac{1}{{{2^3}}}\) = 0,08 ( hay 8%) a = 0,64.
Khi đó tỉ lệ số cá thể có kiểu gen đồng hợp trội là: \(0,2 + \frac{{0,64}}{2}.\left( {1 - \frac{1}{{{2^3}}}} \right) = 0,48\)
Vậy tỉ lệ kiểu hình cánh dài (AA và Aa) ở thế hệ xuât phát là: 0,64 + 0,2 = 0,84. tỉ lệ kiểu hình cánh ngắn ở F3 là: 1 - 0,84 = 0,16.
Khi nói về hệ sinh thái có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu.... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai
2. thác tài nguyên của con người.
3. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
4. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thưởng dẫn đến một quần xã ổn định.
5. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
6. Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta có thể khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.
Khi nói về hệ sinh thái có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu.... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai
2. thác tài nguyên của con người.
3. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
4. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thưởng dẫn đến một quần xã ổn định.
5. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
6. Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta có thể khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.
Các phát biểu đúng là: I, II, III.
Đáp án C
IV sai hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo không phải là hệ thống sinh học kín
Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên.
Cho biết loài G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 3 loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
II. Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
III. Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4.
IV. Loài P thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
- 1 đúng vì có 3 loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn đó là : H, O, P
- II đúng, L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn là:
+ G → M → L → I → K
+ G → M → L → K
+ G → N → L → I → K
+ G → N → L → K
- III sai vì loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4.
- IV sai vì P chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nên P chỉ có một bậc sinh dưỡng duy nhất
→ Vậy có 2 phát biểu đúng
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A sai vì ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng không phổ biến ở các quần thể động vật
B đúng
C sai vì khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng giảm.
D sai vì số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng tăng.
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể thực vật qua 3 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:
- I, II sai vì đột biến làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp, còn yếu tố ngẫu nhiên thì thay đổi tần số alen của quần thể một cách đột ngột nhưng kết quả trên cho thấy tần số alen của quần thể không thay đổi qua các thế hệ.
- III đúng vì qua các thế hệ thì thành phần kiểu gen của quần thể tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm dần kiều gen dị hợp.
- IV đúng, thế hệ ban đầu chưa cân bằng di truyền
Vậy có 2 phát biểu đúng
Khi nói về tính di truyền biến dị ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
Khi nói về tính di truyền biến dị ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
1. Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen cấu trúc.
2. Tất cả các gen ở sinh vật nhân thực đều có vùng mã hoá không liên tục.
3. Gen điều hoà là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
4. Gen không phân mảnh chỉ có ở các sinh vật nhân sơ.
Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen cấu trúc → 1 đúng
Phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực đều có vùng mã hoá không liên tục → 2 sai
Gen điều hoà là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác → 3 đúng
Gen không phân mảnh có ở sinh vật nhân sơ và một số đại diện của sinh vật nhân thực → 4 sai. Vậy số nhận định đúng là 2.
Đột biến gen xảy ra ở thời điểm nào?
Đột biến gen do sự bắt cặp sai nguyên tắc bổ sung của các cặp NST => xuất hiện trong tái bản ADN
Đáp án B
Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng gì?
Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng là mang tín hiệu kết thúc cho quá trình phiên mã
Đáp án A
Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phần tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.
II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.
III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì luôn có hại cho thể đột biến.
IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.
I sai vì đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit của gen đột biến chứ không làm thay đổi mARN của các gen khác.
II đúng, vì đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST sẽ làm thay đổi cụm gen trong nhóm gen liên kết. Đột biến chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen.
III Sai ở từ “luôn” vì đột biến có lợi, có hại, hoặc trung tính.
IV đúng, nếu đột biến điểm có thể không làm thay đổi thành phần, số lượng nuclêôtit của gen. Ví dụ, đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.
Vậy có 2 phát biểu đúng
Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần liên tiếp. Trong quá trình này môi trường cần cung cấp nguồn nguyên liệu tương đương với 570 NST đơn. Các tế bào con lớn lên, bước vào thởi kì chín và trải qua quá trình giảm phân tạo giao tử, giai đoạn này cần môi trường cung cấp 608 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 25% và kết quả đã tạo ra 4 hợp tử. Xét các kết luận sau :
1. Tế bào sinh dục sơ khai ban đầu thuộc giới đực.
2. Loài có bộ NST 2n = 38.
3. Tế bào sinh dục sơ khai đã trải qua 3 lần nguyên phân liên tiếp.
4. Tổng số giao tử được tạo thành sau giảm phân là 64. Có bao nhiêu nhận định đúng?
Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần liên tiếp. Trong quá trình này môi trường cần cung cấp nguồn nguyên liệu tương đương với 570 NST đơn. Các tế bào con lớn lên, bước vào thởi kì chín và trải qua quá trình giảm phân tạo giao tử, giai đoạn này cần môi trường cung cấp 608 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 25% và kết quả đã tạo ra 4 hợp tử. Xét các kết luận sau :
1. Tế bào sinh dục sơ khai ban đầu thuộc giới đực.
2. Loài có bộ NST 2n = 38.
3. Tế bào sinh dục sơ khai đã trải qua 3 lần nguyên phân liên tiếp.
4. Tổng số giao tử được tạo thành sau giảm phân là 64. Có bao nhiêu nhận định đúng?
- Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, x là số lần nguyên phân, theo bài ra ta có số NST môi trường cung cấp trong đợt nguyên phân là: 2n.( 2x -1) = 570 (1). Mặt khác, khi các tế bào con lớn lên, bước vào thời kì chín và trải qua quá trình giảm phân (nhân đôi một lần) tạo giao tử, giai đoạn này cần môi trường cung cấp 608 NST đơn → 2n. 2n.2x = 608 (2); từ (1) và (2) → 2n = 38; x = 4 → nhận định 2 đúng; 3 sai.
- Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 25% và kết quả đã tạo ra 4 hợp tử → số giao tử tạo thành sau giảm phân là \(\frac{{4.100}}{{25}} = 16 = {2^4} = \) số tế bào sinh dục chín → Mỗi tế bào sinh dục chín sau giảm phân chỉ tạo ra một giao tử → Tế bào sinh dục sơ khai ban đầu thuộc giới cái → 1 sai; 4 sai.
Vậy số nhận định đúng là 1.
Một quần thể thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là: 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,36 AA : 0,48 Aa: 0,16 aa.
II. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu đuợc F1 có 91% số cây hoa đỏ.
III. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F1 có 1/9 số cây hoa trắng.
IV. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa.
A: đỏ >> a : trắng
P: 0,5 AA : 0,4 Aa : 0,1 aa.
- Tần số alen p(A) = 0,5 + 0,4/2 = 0,7; tần số alen q(a) = 1 - 0,7 = 0,3
Quần thể giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen của F1 tuân theo định luật Hacđi - Vanbec
→ F1 : p2AA: 2pqAa : q2aa = 1 hay F1: 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa =1 → I sai
Cây hoa đỏ ở P là: (0,5 AA: 0,4 Aa) viết lại như sau : (5/9AA: 4/9Aa) hay (7/9A: 2/9a) Cho tất cả hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên ta có sơ đồ: (7/9A: 2/9a) x (7/9A: 2/9a)
→ F1: (77/81A- : 4/81aa) → Tỉ lệ cây hoa đỏ thu được ở F1 : 77/81 = 95% → II sai
Cho tất cả hoa đỏ ở P tự thụ phấn ta có :
+ 5/9AA → F1: 5/9AA
+ 4/9(Aa x Aa) → F1 : 4/9(l/4AA: 2/4Aa : l/4aa) → aa = 4/9.1/4 = 1/9 → III đúng
P: 0,5 AA: 0,4 Aa: 0,1 aa tự thụ phấn ta có F1 : 0,6 AA: 0,2 Aa: 0,2 aa (qua một thế hệ tỉ lệ dị hợp giảm đi 1/2) → IV đúng
Vậy có 2 ý đúng là III và IV.
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất: K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A qui định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B qui định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b qui định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đởi con có 4 loại kiểu hình.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đởi con có tối đa 4 kiểu gen.
III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đởi con gồm toàn cây hoa đỏ.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đởi con có 50% số cây hoa đỏ.
A-B- qui định hoa vàng; A-bb qui định hoa đỏ; aaB- qui định hoa xanh; aabb qui định hoa trắng.
Cây dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tự thụ phấn thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1 aabb. Cây dị hợp về 2 cặp gen (AaBb) lai với cây hoa trắng (aabb) (lai phân tích) thì đời con sẽ có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1AaBb : 1Aabb : laaBb : laabb → I đúng
Cây hoa đỏ (AAbb hoặc Aabb) giao phấn với cây hoa xanh (aaBB hoặc aaBb).
Nếu cho (khi cho Aabb x aaBb → 1AaBb : laaBb : 1Aabb : laabb (4 kiểu hình và 4 kiểu gen với tỉ lệ : 1 : 1 : 1:1 → II đúng
Hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau lai với nhau thì sơ đồ lai là AAbb x Aabb. Do vậy, đời con luôn có 100% cá thể hoa đỏ → III đúng
Cây hoa vàng (có kiểu gen A-B-) lai với cây hoa trắng (aabb) thì đời con có thể có các trường hợp:
+ AABB x aabb → AaBb (100% hoa vàng)
+ AABb x aabb → AaBb : Aabb (50% hoa đỏ : 50% hoa vàng) → IV đúng
+ AaBB x aabb → AaBb : aaBb (50% hoa xanh : 50% hoa vàng)
+ AaBb x aabb → AaBb : Aabb : aaBb : aab (25% hoa vàng: 25% hoa đỏ : 25% hoa xanh : 25% hoa trắng). Vậy cả 4 phát biểu đưa ra là đúng
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập qui định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì qui định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì qui định hoa vàng; kiểu gen aabb qui định hoa trắng. Gen A và B có tác động gây chết ở giai đoạn phôi khi trạng thái đồng hợp tử trội AABB. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây có kiểu hình hoa đỏ ở F1 do 4 kiểu gen qui định.
II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được các cây F1 có tỉ lệ kiểu hình 9:6:1.
III. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì những cây hoa vàng ở F1 đều có kiểu gen dị hợp tử.
IV. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây không thuần chủng với xác suất 2/3.
Qui ước gen:
A-B-: đỏ; A-bb hoặc aaB-: vàng; aabb : trắng
Cây hoa đỏ ở F1 (A-B-) có những kiểu gen là : AABB (chết ở giai đoạn phôi nên không phát triển thành cây); AaBB, AABb, AaBb → có 3 kiểu gen qui định cây có kiểu hình hoa đỏ ở F1 → I sai
Cho cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên với nhau ta có sơ đồ lai:
P: AaBb x AaBb → 9A-B- (AABB chết): 3A-bb : 3aaB-: laabb → 8 đỏ : 6 vàng: 1 trắng → II sai.
Cho cây dị hợp hai cặp gen giao phấn với cây hoa trắng ta có sơ đồ lai như sau:
P: AaBb x aabb → 1AaBb: 1Aabb : 1aaBb: 1aabb → Cây hoa vàng đều có kiểu gen dị hợp tử → III đúng
Cho cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên với nhau ta có sơ đồ lai:
P: AaBb x AaBb → 9A-B- (AABB chết): 3A-bb : 3aaB-: laabb → 8 đỏ : 6 vàng : 1 trắng → Cây hoa vàng chiếm tỉ lệ (A-bb + aaB-) = 6/15, trong đó có 4 cây hoa vàng không thuần chủng (chiếm tỉ lệ 4/15)
→ Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây không thuần chủng với xác suất: 4/15 : 6/15 = 2/3 → IV đủng.
→ Vậy có 2 phát biểu đúng
Ở người, hệ nhóm máu ABO do một gen gồm 3 alen qui định, trong đó IA, IB đồng trội so với IO. Một người phụ nữ mang nhóm máu A kết hôn với một người đàn ông mang nhóm máu AB, họ sinh ra một người con gái mang nhóm máu B và một người con trai mang nhóm máu A. Người con mang nhóm máu B kết hôn với một người mang kiểu gen về nhóm máu giống mẹ mình, người con trai mang nhóm máu A kết hôn với một người mang nhóm máu AB. Nhận định nào dưới đây về gia đình nói trên là sai?
I. Xác suất để cặp vợ chồng người con gái (mang nhóm máu B) sinh ra hai người con có nhóm máu giống ông ngoại là 12,5%.
Ở người, hệ nhóm máu ABO do một gen gồm 3 alen qui định, trong đó IA, IB đồng trội so với IO. Một người phụ nữ mang nhóm máu A kết hôn với một người đàn ông mang nhóm máu AB, họ sinh ra một người con gái mang nhóm máu B và một người con trai mang nhóm máu A. Người con mang nhóm máu B kết hôn với một người mang kiểu gen về nhóm máu giống mẹ mình, người con trai mang nhóm máu A kết hôn với một người mang nhóm máu AB. Nhận định nào dưới đây về gia đình nói trên là sai?
I. Xác suất để cặp vợ chồng người con gái (mang nhóm máu B) sinh ra hai người con có nhóm máu giống ông ngoại là 12,5%.
II. Xác suất để cặp vợ chồng người con trai (mang nhóm máu A) sinh ra người con mang nhóm máu B là 12,5%.
III. Có ít nhất 5 người trong số những người đang xét mang kiểu gen dị hợp.
IV. Cặp vợ chồng người con trai (mang nhóm máu A) luôn có khả năng sinh ra những người con có nhóm máu giống mình.
Một người phụ nữ mang nhóm máu A kết hôn với một người đàn ông mang nhóm máu AB (mang kiểu gen IAIB), họ sinh ra một người con gái mang nhóm máu B và một người con trai mang nhóm máu A → Mẹ mang kiểu gen IAIO (vì người con gái mang nhóm máu B chỉ có thể mang alen IO nhận từ mẹ); con gái mang kiểu gen IBIO; chồng người con gái mang kiểu gen IAIO ; con trai mang kiểu gen IAIO hoặc IAIA (với xác suất 50% : 50%) ; vợ người con trai mang kiểu gen IAIB → Có ít nhất 5 người trong số những người đang xét mang kiểu gen dị hợp → III đúng.
Xác suất để cặp vợ chồng người con gái (IBIO; IAIO) sinh ra hai người con có nhóm máu giống ông ngoại
(có kiểu gen IAIB) là: \(\frac{1}{4}.\frac{1}{4}\) = 6, 25% → I sai
Xác suất để cặp vợ chồng người con trai (IAIO hoặc IAIA; IAIB ) sinh ra người con mang nhóm máu B là:
\({\frac{1}{2}}\) (IAIO ). \(\frac{1}{4}\) (IBIO) = \(\frac{1}{8}\) = 12,5%
→ II đúng
Vợ chồng người con trai (IAIO hoặc IAIA; IAIB ) đều mang alen IA, mặt khác người vợ còn mang alen IB
→ cặp vợ chồng này luôn có khả năng sinh ra những người con có nhóm máu giống mình (mang kiểu gen IAI- ; IAIB) → IV đúng
Vậy có một nhận định đúng
Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ điều gì?
Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân ly và phản ánh nguồn gốc chung.
Chọn A.
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen qui định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 5 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa hồng.
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9.
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 , thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/27.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
- F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng = 9 hoa đỏ : 6 hoa hồng : 1 hoa trắng
Số tổ hợp giao tử ở F2: 9 + 6 + 1 = 16 = 4 x 4 → F2 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) Sơ đồ lai của F1 như sau
F1 x F1: AaBb x AaBb → F2
9 (1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb) : đỏ
3 (lAAbb : 2Aabb) : hồng 3 (laaBB : 2aaBb) : hồng 1 aabb: trắng
Xét các phát biểu đưa ra
- 1 sai vì F2 có 4 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa hồng là : AAbb; Aabb; aaBB; aaBb
II đúng vì trong tổng số cây hoa đỏ ở F1, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9
III đúng
Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả cây hoa đỏ ở F2
F2: (1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb) X (lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb)
GF2: (4/9AB : 2/9Ab : 2/9aB : l/9ab) x (l/3Ab : l/3aB : l/3ab) Số cây trắng (aabb) ở F3 chiếm tỉ lệ là : 1/9.1/3 = 1/27
IV sai
Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng
(lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb) x aabb
GF2: (l/3Ab : l/3aB : l/3ab) x ab → F3: l/3Aabb : l/3aaBb : l/3aabb → Kiểu hình là 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng
Vậy có 2 phát biểu đúng
Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể
Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng giao phối sinh ra con cái.
Nhóm cá thể là 1 quần thể là đàn cá chép trong ao
A , C, D thì không phải tất cả cá thể đều cùng 1 loài
Đáp án B