Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Phan Bội Châu

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Phan Bội Châu

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 29 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 203704

Thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim là gì?

Xem đáp án

Enzim có thể có thành phần chỉ là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin. Vậy thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim chính là: Prôtêin.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 203705

Côđon nào sau không mã hóa axit amin?

Xem đáp án

Côđon không mã hóa axit amin là côđon kết thúc : 5’-UAA-3’

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 203706

Đường phân là quá trình phân giải yếu tố nào?

Xem đáp án

Đường phân là quá trình phân giải glucôzơ thành axit pyruvic.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 203707

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?

Xem đáp án

Kiểu gen ở đời con phân li theo tỉ lệ 1: 2 : 1 khi đời bố mẹ có chứa một cặp gen dị hợp lai với nhau, cặp còn lại đồng hợp tử. Vậy phép lai cho tỉ lệ 1 : 2 : 1 là Aabb x  Aabb.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 203708

Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn nào?

Xem đáp án

Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn đường phân và hô hấp hiếu khí.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 203709

Trong trường hợp một gen gồm hai alen (A, a) qui định một tính trạng thì theo lý thuyết, trong các phép lai dưới đây, có bao nhiêu phép lai chắc chắn cho đời con đồng tính?

Xem đáp án

Vì không loại trừ trường hợp trội lặn không hoàn toàn nên để chắc chắn thu được đời con đồng tính thì thế hệ (P) cần phải đồng hợp tử ở cả hai bên bố mẹ

→ Trong các phép lai đang xét, có 3 phép lai thoả mãn yêu cầu đề bài, đó là: AAAA x aaaa (1); AA x aaaa (4); aa  x  aaaa (7). Vậy đáp án của câu hỏi này là: 3.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 203710

Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen BB, 200 cá thể có kiểu gen Bb và 1400 cá thể có kiểu gen bb. Tần số alen B và b trong quần thể này lần lượt là:

Xem đáp án

Tần số kiểu gen BB = 400/2000 = 0,2; Tần số kiểu gen Bb = 200/2000 = 0,1

Tần số alen B là 0, 2 + 0,1/2 = 0, 25 → Tần số alen b là = 1 - 0,25 = 0,75

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 203711

Ở một tế bào sinh dục đực, sự không phân li của toàn bộ bộ NST trong lần giảm phân 1 của phân bào giảm nhiễm còn giảm phân 2 diễn ra bình thường sẽ tạo ra loại giao tử nào dưới đây?

Xem đáp án

Ở một tế bào sinh dục đực, sự không phân li của toàn bộ bộ NST trong lần giảm phân 1 sẽ tạo ra 1 tế bào mang 2n NST kép và 1 tế bào không mang NST nào. Các tế bào này đi vào giảm phân 2 bình thường sẽ tạo ra 2 giao tử mang 2n NST đơn và 2 giao tử không mang NST nào. Vậy đáp án của câu hỏi này là: giao tử 2n.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 203712

Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và quá trình lên men?

Xem đáp án

Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp 19 lần quá trình lên men. Hô hấp hiếu khí giải phóng ra 38 ATP, còn quá trình lên men giải phóng ra 2 ATP.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 203713

Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?

I. Đột biến. 

II. Giao phối không ngẫu nhiên.

III. Di - nhập gen.

IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.

V. Chọn lọc tự nhiên.

Xem đáp án

Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể là “đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên”

Vậy có 4 nhân tố trên làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 203714

Trong quá trình hô hấp, giai đoạn phân giải đường (đường phân) xảy ra ở tế bào chất có thể tóm tắt qua sơ đồ:

Xem đáp án

Trong quá trình hô hấp, giai đoạn phân giải đường (đường phân) xảy ra ở tế bào chất có thể tóm tắt qua sơ đồ: 1 phân tử glucôzơ → 2 phân tử axit piruvic.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 203715

Khi nói về đột biến số lượng NST ở người, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai vì người bị hội chứng Đao thường không có khả năng sinh sản.

B đúng

C sai vì hội chứng Tơcnơ là hội chứng xảy ra do thiếu một NST số 23 ở nữ giới.

D sai vì hội chứng tiếng mèo kêu là dạng đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn trên NST số 5

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 203716

Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau?

Xem đáp án

Đối với thực vật, phương pháp tạo giống mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau là lai xa kèm đa bội hoá.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 203717

Khi nói về tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co trước tâm nhĩ để đẩy máu đến tâm nhĩ.

II. Ở người, máu trong động mạch chủ luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.

III. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.

IV. Ở các loài côn trùng, máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi.

Xem đáp án

I sai vì một chu kì của tim, tâm nhĩ luôn có trước tâm thất và đẩy máu đến tâm thất.

II đúng, ở người, máu trong động mạch chủ luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.

III đúng, hệ tuần hoàn kép có ở những động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

IV sai vì côn trùng hệ tuần hoàn phát triển yếu nên chưa có sự phân tách máu giàu hay nghèo ôxi. Vậy có 2 phát biểu đúng.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 203718

Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. APG của pha tối là nguyên liệu trực tiểp để tổng hợp glucôzơ.

II. Phân tử O2 do pha sáng tạo ra có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước.

III. Nếu không có CO2 thì quá trình quang phân li nước sẽ không diễn ra.

IV. Diệp lục b là trung tâm của phản ứng quang hóa.

Xem đáp án

I sai vì nguyên liệu trực tiếp để tổng hợp lên glucôzơ là lAPG.

II đúng, quá trình quang phân li nước tạo ra phân tử O2.

III đúng vì nếu không có CO2 thì quá trình quang hợp sẽ không xảy ra và quang phân li nước sẽ không xảy ra.

IV sai vì diệp lục a mới là trung tâm của các phản ứng quang hóa. Vậy có 2 phát biểu đúng

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 203719

Huyết áp là gì?

Xem đáp án

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 203720

Tại sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ?

 

Xem đáp án

Hệ tuần hoàn hở: máu chảy trong động mạch với áp suất thấp, tốc độ chậm không đẩy máu đi xa để cung cấp O2 cho các cơ quan ở tim nên chỉ thích hợp với những động vật có kích thước bé nhỏ.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 203721

Trong cùng một gen, dạng đột biến nào sau gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại?

Xem đáp án

A đúng vì trong các trường hợp trên thì “Thêm 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 6” gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại vì làm thay đổi axit amin từ axit amin thứ 2.

B sai vì mất 3 cặp nuclêôtit liên tiếp ở vị trí 15, 16, 17 làm mất một axit amin

C, D là dạng đột biến thay thế có sự ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 203722

Một gen có chiều dài 0,51 mm. Tổng số liên kết hiđrô của gen là 4050. số nuclêôtit loại ađênin của gen là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đổi 0,51 mm = 5100 A0

N = 2.L / 3, 4 = 2.5100/3,4 = 3000 = 2A + 2G; mặt khác có : 2A + 3G = 4050  → G = 1050; A = 450

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 203723

Một đoạn gen có trình tự 5’-AGAGTX AAA GTX TXA XTX-3’. Sau khi xử lí với tác nhân gây đột biến, người ta đã thu được trình tự của đoạn gen đột biến là 5 ’-AGA GTX AAA AGT XTX AXT-3 ’. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dạng đột biến trên?

Xem đáp án

Gen bình thường: 5’-AGA GTX AAA GTX TXA XTX-3’

Gen đột biến:         5’-AGA GTX AAA AGT XTX AXT-3’

Đây là dạng đột biến một cặp nuclêôtit A-T được thêm vào đoạn gen.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 203724

Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố ngẫu nhiên?

Xem đáp án

Phân bố ngẫu nhiên: nguồn sống phân bố đều, các cá thể không cạnh tranh nhau gay gắt khai thác tối ưu nguồn sống.

Ví dụ: cây gỗ trong rừng thưa nhiệt đới, sò sống trong phù xa vùng triều, sâu sống trên lá cây.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 203725

Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?

Xem đáp án

A, B sai vì kích thước của quần thể vượt qua mức tối đa, nguồn sống của môi trường giảm à cạnh tranh tăng.

B đúng, cạnh tranh tăng, nguồn sống không đủ dẫn đến mức sinh sản trong quần thể giảm.

D sai, cạnh tranh tăng làm kích thước của quần thể giảm.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 203726

Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là:

Xem đáp án

Ở một loài thực vật, xét hai cặp alen qui định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Khi cho cơ thể dị hợp về hai cặp alen đang xét tự thụ phấn, gọi x là tỉ lệ kiểu hình lặn - lặn ở đời con, theo lý thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1  sẽ là: 50% + x (trội - trội) : 25% - x (trội - lặn) : 25% - x (lặn - trội) : x (lặn - lặn)

→ chỉ có tỉ lệ 1 : 2 : 1 là phù hợp (dị hợp tử chéo lai với nhau liên kết gen hoàn toàn).

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 203728

Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Đột biến là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể. Còn những nhân tố tiến hoá “chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên” đều không làm xuất hiện alen mới trong quần thể.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 203729

Ở đậu Hà Lan, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án

Quá trình thoát hơi nước ở thực vật hầu hết diễn ra chủ yếu ở lá.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 203730

Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, người ta đưa ra các nhận định sau:

1. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ sinh vật sản xuất tới sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và quay vòng trở lại.

2. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều con đường.

3. Trong quang hợp, cây xanh chỉ tiếp nhận từ 20 - 50% tổng bức xạ chiếu trên Trái Đất để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ.

4. Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích tụ ở một bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tính tụ ở một bậc dinh dưỡng bất kì phía sau nó.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không có khả năng quay vòng trở lại → 1 sai

Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều con đường → 2 đúng

Trong quang hợp, cây xanh chỉ tiếp nhận từ 0,2 - 0,5% tổng bức xạ chiếu trên Trái Đất để tạo nên các hợp chất hữu cơ → 3 sai

Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích tụ ở một bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tính tụ ở một bậc dinh dưỡng bất kì phía trước nó → 4 sai

Vậy số nhận định đúng là 1.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 203732

Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái là mối quan hệ nào?

Xem đáp án

Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 203733

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiều gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Xem đáp án

Ta nhận thấy từ thế hệ F2 đến thế hệ F3  tần số kiểu gen AA giảm đột ngột → đấy là do các yếu tố ngẫu nhiên tác động lên cấu trúc di truyền của quần thể.

Ngoài ra tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng lên và kiểu gen dị hợp giảm xuống → Đây là do tác động của giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 203734

Một cơ thể ruồi giấm có kiểu gen \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}{X^M}{X^m}\). Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cơ thể này có tối đa 16 loại giao tử

II. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì tối đa có 12 loại giao tử.

III. Nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân thì tối thiểu có 2 loại giao tử.

IV. Nếu không có hoán vị gen thì 5 tế bào giảm phân chỉ tạo ra tối đa 10 loại giao tử.

Xem đáp án

I đúng vì ruồi giấm cái có thể xảy ra hoán vị gen nên cơ thể này cho tối đa số giao tử là: 2.4.2 = 16 giao tử.

II sai vì 3 tế bào giảm phân chỉ cho tối đa 3 loại trứng hay 3 loại giao tử.

III sai vì nếu 5 tế bào giảm phân thì tối thiểu cho một loại giao tử (các loại giao tử là giống nhau).

IV sai vì nếu không có hoán vị gen thì 5 tế bào giảm phân cho tối đa 10 loại giao tử. Vậy có 1 phát biểu đúng.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 203735

Ở một loài thú, xét ba gen: gen 1 có 3 alen, gen II có 4 alen, cả hai gen cùng nằm trên NST X (thuộc vùng tương đồng với NST Y). Gen III có 2 alen và nằm trên một cặp NST thường. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?

1. Số kiểu giao phối tối đa có thể có về các gen đang xét trong nội bộ quần thể của loài là 10088.

2. Số kiểu gen tối đa có thể có về các gen đang xét trong quần thể của loài là 666.

3. Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen đang xét ở giới cái là 36.

4. Giới đực có thể tạo ra số loại tinh trùng tối đa về các gen đang xét là 48.

Xem đáp án

Số kiểu gen tối đa có thể có ở giới cái là: \(\frac{{\left( {3.4} \right).\left( {3.4 + 1} \right)}}{2}.\frac{{2\left( {2 + 1} \right)}}{2} = 234\)

Số kiểu gen tối đa có thể có ở giới đực là: \(\frac{{\left( {3.4} \right).\left( {3.4 + 1} \right)}}{2}.\frac{{2\left( {2 + 1} \right)}}{2} = 234\)

→ Số kiểu giao phối tối đa có thể có về các gen đang xét trong nội bộ quần thể của loài là:

234.243 = 101088 → 1 sai.

Số kiểu gen tối đa có thể có về các gen đang xét trong quần thể của loài là 234 + 432 =666 → 2 đúng.

Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen đang xét ở giới cái là: 3.4.2 = 24 → 3 sai.

Giới đực có thể tạo ra số loại tinh trùng tối đa về các gen đang xét là: 2.3.4 (tinh trùng loại X) +2.3.4 (tinh trùng loại Y) = 48 → 4 đúng

Vậy số nhận định đúng là 2.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 203736

Ở một loài thực vật, alen A qui định hạt vàng, alen a qui định hạt tím, alen B không có khả năng át màu hạt, alen b có khả năng át màu hạt (cho ra hạt màu trắng). Khi cho cây mang kiểu gen dị hợp tử về hai cặp alen nói trên tự thụ phấn thu được F1. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

1. Ở F1, khi cho các cây hạt tím giao phấn với các cây hạt trắng, tỉ lệ hạt vàng thu được ở đời con là \(\frac{1}{3}\)

2. Khi lấy ngẫu nhiên 2 cây hạt vàng ở F1 giao phấn với nhau, xác suất thu được cây hạt trắng ở đời con là \(\frac{1}{9}\)

3. Khi cho các cây hạt trắng ở F1 tự thụ phấn, đời sau sẽ thu được kiểu hình là 3 trắng : 1 tím.

4. Tỉ lệ cây hạt trắng ở F1 là 25%.

Xem đáp án

Vì:  Khi cho cây mang kiểu gen dị hợp tử về hai cặp alen nói trên (AaBb) tự thụ phấn, ta có sơ đồ lai:

P:  AaBb  x  AaBb

G:  1AB, 1Ab, 1aB, 1ab  1AB, 1Ab, 1aB, 1ab

F1: 9A−B−:3A−bb: 3aaB−: 1aabb

→ Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 9 vàng (9A−B−) : 3 tím (aaB−) : 4 trắng (3A−bb;1aabb); 1aabb → Tỉ lệ cây hoa trắng ở  F1 là 4/16 hay 25% → 4 đúng.

- Cây hạt tím ở  F1 có thành phần kiểu gen là 2aaBb : 1aaBB (Cho giao tử với tỉ lệ  1ab : 2aB1ab : 2aB); cây hạt trắng ở F1 có thành phần kiểu gen là 2Aabb : 1AAbb : 1aabb (cho giao tử với tỉ lệ 1ab : 1Ab1ab : 1Ab).

Ở F1, khi cho các cây hạt tím giao phấn với các cây hạt trắng, tỉ lệ hạt vàng (A−B−) thu được ở đời con là: \(\frac{2}{3}aB.\frac{1}{2}Ab = \frac{1}{3}\) → 1 đúng.

- Cây hạt vàng ở F1 có thành phần kiểu gen là: 1AABB : 4AaBb : 2AaBB : 2AaBb (cho giao tử với tỉ lệ 4AB : 2Ab : 2aB : 1ab)

→ Khi lấy ngẫu nhiên 2 cây hạt vàng ở F1F1 giao phấn với nhau, xác suất thu được hạt trắng  (A−bb,aabb) ở đời con là:

\({\left( {\frac{2}{9}} \right)^2}AAbb + 2.\frac{2}{9}.\frac{1}{9}Aabb + {\left( {\frac{1}{9}} \right)^2}aabb = \frac{1}{9}\)  → 2 đúng.

- Cây hạt trắng ở  F1 có thành phần kiểu gen là: 2Aabb : 1AAbb : 1aabb (cho giao tử với tỉ lệ  1ab : 1Ab1ab : 1Ab ) → Khi cho các cây hạt trắng ở  F1) → Khi cho các cây hạt trắng ở  A−bb;aabb (qui định kiểu hình hạt trắng) → 3 sai
Vậy số phát biểu đúng là 3.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 203737

Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Cho cây mẹ mang kiểu gen Aa lai với cây bố mang kiểu gen aa thu được đời F1 (trong quá trình giảm phân cây mẹ, cặp Aa không phân li trong giảm phân 1, các diễn biến khác diễn ra bình thường, giao tử dạng (n - 1) không có khả năng thụ tinh). Khi tiến hành đa bội hoá đời F1 thu được các cây lục bội. Xét các nhận định sau:

1. Đời F1 có kiểu gen là Aaa

2. Lục bội hoá các cây F1 sau đó cho các cây lục bội giao phấn ngẫu nhiên với nhau, đời con thu được kiểu hình: 24 cao: 1 trắng.

3. Lục bội hoá các cây F1 sau đó cho cây lục bội giao phấn với cây mang kiểu gen Aa, tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là : 1 AAAa : 4 AAaa : 4 Aaaa: 1 aaaa.

4. Cây F1 sau khi lục bội hoá sẽ có kiểu gen là AAAaaa. Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Ở cây mẹ, cặp Aa không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường thì sau giảm phân, cây mẹ sẽ tạo ra loại giao tử có khả năng thụ tinh là Aa. Khi giao tử này kết hợp với giao tử bình thường của bố (a) sẽ tạo thành hợp tử (đời F1) mang kiểu gen Aaa → 1 đúng

Cây F1 khi được lục bội hoá thì sẽ tạo ra cây lục bội mang kiểu gen là AAaaaa → 4 sai.

Khi cho các cây lục bội mang kiểu gen AAaaaa giao phấn với nhau, ta có sơ đồ lai:

F1: AAaaaa                               x                        AAaaaa

G : l/5AAa : 3/5 Aaa : l/5aaa                                           1/5 AAa : 3/5Aaa : l/5aaa

F2 : l/25 AAAAaa : 6/25 AAAaaa : 11/ 25 Aaaaaa : 6/25 Aaaaaa : 1 / 25aaaaaa

→ Kiểu hình thu được ở đời con là 24 cao : 1 thấp → 2 đúng

Khi cho các cây lục bội mang kiểu gen AAaaaa giao phấn với cây mang kiểu gen Aa, ta có sơ đồ lai:

F1: AAaaaa                            x                                        Aa

G: l/5AAa : 3/5Aaa : l/5aaa                                              l/2A : l/2a

F2 : 1/10AAAa : 4/10AAaa : 4/10Aaaa : 1/10aaaa

→ tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là : 1 AAAa : 4 AAaa : 4 Aaaa : 1 aaaa → 3 đúng

Vậy số nhận định đúng là 3

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 203738

Ở ngô, alen A qui định hạt vàng trội không hoàn toàn so với alen a qui định hạt trắng, kiểu gen dị hợp qui định màu hạt tím. Một quần thể ban đầu có số cây hạt trắng là 30%. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, số cây hạt trắng ở đời F3 là 47,5%. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?

1. Quần thể ban đầu đạt trạng thái cân bằng di truyền.

2. Ở thế hệ xuất phát, nếu cho các cây hạt tím giao phấn với các cây hạt trắng thì xác suất thu được cây hạt tím ở đời con là 50%.

3. Tỷ số giữa số cây hạt tím và số cây hạt vàng ở thế hệ xuất phát là \(\frac{3}{4}\)

4. Khi cho thế hệ F3  giao phấn ngẫu nhiên với nhau, tỉ lệ cây hạt tím thu được ở đời con là 50%.

Xem đáp án

- Quần thể ban đầu có số cây hạt trắng là 30%. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, số cây hạt trắng ở đời F1 là 47,5%  →  Gọi  x  là tỉ lệ kiểu gen dị hợp của quần thể ban đầu, ta có:

0,5(x - x(1/2)3) = 47,5% - 30%  → x = 0,4

 → Thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu là: 

0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa,   hành phần kiểu gen này không thỏa mãn đẳng thức  p2AA + 2qpAa + q2aa=1   → 1 sai

- Tỷ số giữa số cây hạt tím và số cây hạt vàng ở thế hệ xuất phát là 4/3  → 3 sai

- Thành phần kiểu gen ở thế hệ F3 là: 0,475AA : 0,05Aa : 0,475aa (cho giao tử với tỉ lệ : 0,5A : 0,5a).

Khi cho thế hệ F3 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, tỉ lệ cây hạt tím (Aa) thu được ở đời con là:

2. 0,5(A).0,5(a) = 0,5 hay 50%  →  4 đúng

Vậy số nhận định đúng là 2. 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 203739

Ở người, alen A qui định mũi cong trội hoàn toàn so với alen a qui định mũi thẳng (gen nằm trên NST thường); alen B qui định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b qui định máu khó đông (gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X). Người đàn ông (A) và người phụ nữ (B) đều có mũi cong và máu đông bình thường sinh ra được 2 người con: người con (C) có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông; người con gái (D) có mũi cong và máu đông bình thường. (D) kết hôn với một người mũi thẳng (E) và có mẹ bị bệnh máu khó đông. Biết rằng không có đột biến xảy ra, xét các nhận định sau :

1. Người con (C) có giới tính là nam

2. Con gái của cặp vợ chồng (D); (E) có thể có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông.

3. Xác suất để cặp vợ chồng (D); (E) sinh ra người con trai mũi cong và bị bệnh máu khó đông là \(\frac{1}{{12}}\)

4. Kiểu gen của (D) có thể là một trong bốn trường hợp. Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Vì: - Người đàn ông (A) và người phụ nữ (B) đều có mũi cong và máu đông bình thường có kiểu gen lần lượt là: A-XBY; A-XBX-, vì con gái của cặp vợ chồng này luôn nhận XB từ bố nên luôn có máu đông bình thường → Người con (C) có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông chắc chắn có giới tính là nam → 1 đúng

- (C) mũi thẳng, bị bệnh máu khó đông có kiểu gen là aaXbY →  (A); (B) đều mang alen a, ngoài ra, (B) còn mang alen Xb → Kiểu gen của (A) và (B) lần lượt là AaXBY; AaXBXb, người con gái (D) mũi cong, máu đông bình thường sẽ có kiểu gen dạng A-XBX-

- (E) có mũi thẳng và mẹ bị bệnh máu khó đông nên sẽ có kiểu gen là aaXbY (do luôn nhận alen Xb từ mẹ), khi (D) kết hôn với (E), nếu (D) mang kiểu gen AaXBXb thì con gái của cặp vợ chồng này có thể có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông (vì cả bố và mẹ đều có thể cho giao tử aXb) → 2 đúng

- Xét từng cặp tính trạng riêng rẽ, ta nhận thấy ở tính trạng dạng mũi, (D) có khả năng cho giao tử với xác suất: \(\frac{2}{3}{\rm{A}}:\frac{1}{3}{\rm{a}}\); (E) cho 100% giao tử a, ở tính trạng khả năng đông máu, (D) cho giao tử với xác suất: \(\frac{3}{4}{{\rm{X}}^{\rm{B}}}:\frac{1}{4}{{\rm{X}}^{\rm{b}}}\);  

(E) cho giao tử với xác suất: \(\frac{1}{2}{{\rm{X}}^{\rm{b}}}:\frac{1}{2}{\rm{Y}}\) → Xác suất để cặp vợ chồng (D); (E) sinh ra người con trai mũi cong và bị bệnh máu khó đông là: \(\frac{2}{3}\left( {\rm{A}} \right).1\left( {\rm{a}} \right).\frac{1}{4}\left( {{{\rm{X}}^{\rm{b}}}} \right).\frac{1}{2}{\rm{Y}} = \frac{1}{{12}}\) → 3 đúng.

 Kiểu gen của (D) có thể là một trong bốn trường hợp: AAXBXB; AaXBXB; AAXBXb; AaXBXb 

→ 4 đúng

Vậy số nhận định đúng là 4.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 203740

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD và Ee nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể, trong đó alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, alen B qui định nhiều cành trội hoàn toàn so với alen b qui định ít cành, alen E qui định quả to trội hoàn toàn so với d qui định quả nhỏ, D qui định lá màu xanh. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Biết khi trong kiểu gen có 1 alen trội đều cho kiểu hình giống với kiểu gen có nhiều alen trội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 27 kiểu gen và 8 kiểu hình

II. Có 24 kiểu gen qui định kiểu hỉnh cây thân thấp, nhiều cành, quả to, lá xanh.

III. Loại kiểu hình có 4 tính trạng trội do 52 kiểu gen qui định.

IV. Có tối đa 185 kiểu gen về cả 4 tính trạng trên.

Xem đáp án

A: cao >> a : thấp; B : nhiều cành >> b : ít cành; E : to >> e : nhỏ; D : xanh.

Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen = 3.3.1.3 = 27 kiểu gen; số kiểu hình = 2.2.1.2 = 8 kiều hình  →  I đúng

Cây thân thấp, nhiều cành, lá xanh, quả to, có kí hiệu kiểu gen aaB-DDE- có tối đa 24 kiểu gen là vì.

+ Thể ba ở cặp A có số kiểu gen = 1.2.1.2 = 4 kiểu gen.

+ Thể ba ở cặp B có số kiểu gen = 1.3.1.2 = 6 kiểu gen.

+ Thể ba ở cặp D có số kiểu gen = 1.2.1.2 = 4 kiểu gen.

+ Thể ba ở cặp E có số kiểu gen = 1.2.1.3 = 6 kiểu gen.

+ Thể bình thường (không đột biến) có kiểu hình aaB-DDE- có số kiểu gen = 1.2.1.2 = 4 kiểu gen.

→ Tổng số kiểu gen = 4 + 6 + 6 + 4 + 4= 24 kiểu gen →  II đúng

- Cây A-B-DDE- có tối đa 52 kiểu gen là vì

+ Thể ba ở cặp A có số kiểu gen = 3.2.1.2 = 12 kiểu gen.

+ Thể ba ở cặp B có số kiểu gen = 2.3.1.2 = 12 kiểu gen,

+ Thể ba ở cặp D có số kiểu gen = 2.2.1.3 = 12 kiểu gen.

+ Thể ba ở cặp E có số kiểu gen = 2.2.1.2 = 8 kiểu gen.

+ Thể bình thường (không đột biến) có kiểu hình A-B-DDE- có số kiểu gen =2.2.1.2 = 8 kiểu gen.

→  Tổng số kiểu gen = 12 + 12 + 12 + 8 + 8 = 52 kiểu gen →  III đúng

- Số loại kiểu gen của các đột biến thể ba

+ Thể ba ở cặp A có số kiểu gen = 4.3.3.1 = 36 kiểu gen.

+ Thể ba ở cặp B có số kiểu gen = 3.4.1.3 = 36 kiểu gen,

+ Thể ba ở cặp D có số kiểu gen = 3.3.1.4 = 36 kiểu gen.

+ Thể ba ở cặp E có số kiểu gen = 3.3.1.3 = 27 kiểu gen.

+ Thể bình thường (không đột biến) có số kiểu gen = 3.3.1.3 = 27 kiểu gen.

→  Tổng số kiểu gen = 36 + 36 + 36 + 27 + 27 = 162 kiểu gen →  IV sai. Vậy có 3 phát biểu đúng.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 203741

Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là gì?

Xem đáp án

Sản xuất một loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.

Đáp án C

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 203742

Điều nào sau đây đúng khi nói về bằng chứng tiến hóa

Xem đáp án

Ý A sai vì: chúng có nguồn gốc giống nhau nên có sự tương đồng về cấu tạo, hình thái.

Ý B sai vì cơ quan thoái hóa không thể hiện tiến hóa phân ly, cơ quan tương đồng thể hiện tiến hóa phân ly.

Ý D sai vì: không thể kết luận nguồn gốc các loài đó dựa vào đặc điểm ngoại hình

Đáp án cần chọn là: C

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »