Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Phan Việt Thống

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Phan Việt Thống

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 25 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 204304

Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?

Xem đáp án

Chọn B

Enzim tham gia vào quá trình tổng hợp ARN là ARN pôlimeraza

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 204307

Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ? 

Xem đáp án

Chọn D

Tiến hóa nhỏ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 204308

Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế:

Xem đáp án

Chọn B

Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế: Lai xa và đa bội hóa. (đối với thực vật)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 204309

Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li

Xem đáp án

Chọn D

Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li sau hợp tử

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 204310

Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của opêron Lac ở E.coli?

Xem đáp án

Chọn A

Gen điều hoà là thành phần không có trong cấu tạo của opêron Lac ở E.coli.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 204311

Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật? 

Xem đáp án

Chọn B

Hô hấp có vai trò cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 204312

Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

Xem đáp án

Chọn D

Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự: Đường phân → chu trình Crep → Chuỗi chuyền electron hô hấp

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 204313

Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:

Xem đáp án

Chọn C

Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là ti thể

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 204314

Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi nào? 

Xem đáp án

Chọn B

Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi có sự cạnh tranh về O2: thiếu O2 xảy ra lên men và có đủ O2 thì xảy ra hô hấp hiếu khí.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 204315

Có bao nhiêu phân tử ATP thu được từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong quá trình hô hấp hiếu khí? 

Xem đáp án

Chọn C

Có 38 phân tử ATP thu được từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong quá trình hô hấp hiếu khí.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 204316

Quá trình hô hấp sáng là quá trình 

Xem đáp án

Chọn B

Quá trình hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 204318

Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?

Xem đáp án

Chọn D

Chim bồ câu có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi. (ngoài ra, chim có hộ hấp bằng túi khí)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 204319

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 204320

Xét các loài thực vật: ngô; xương rồng; cao lương. Khi nói về quang hợp ở các loài cây này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở cùng một nồng độ CO2 giống nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ quang hợp giống nhau.

II. Ở cùng một cưởng độ ánh sáng như nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ quang hợp như nhau.

III. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình Canvin và chu trinh C4.

IV. Cả 3 loài này đều có pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào bao quanh bó mạch.

Xem đáp án

Chọn D

- I, II sai vì cùng một cường độ như nhau thì cường độ quang hợp của các loài cây khác nhau là khác nhau.

- III đúng, vì ngô, cao lương là thực vật C4 còn xương rồng là thực vật CAM nên pha tối của 3 loài này đều có chu trình Canvin và chu trình C4

- IV sai vì thực vật CAM không có lục lạp bao bó mạch. Chỉ có thực vật C4 mới có lục lạp bao quanh bó mạch.

Vậy chỉ có một phát biểu đúng

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 204321

Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố chủ yếu chi phối sự ra hoa? 

Xem đáp án

Chọn D

Kích thước của thân.

không phải là nhân tố chủ yếu chi phối sự ra hoa

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 204323

Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Khi cho lai hai cây hoa đỏ, đời con thu được kiểu hình: 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Kiểu gen của P có thể là:

1. AAaa và aaaa.      2. Aaaa và AAaa.    

3. AavàAAaa.           4. Aaaa và Aaaa.

5. AAAa và Aaaa.    6. AAaa và AAaa.

Có bao nhiêu phép lai thoả mãn điều kiện đề bài?

Xem đáp án

Chọn D

Cách giải: tính tỉ lệ hoa trắng

Hoa đỏ = 1 – tỉ lệ hoa trắng

1. AAaa và aaaa. → 5 đỏ: 1 trắng

2. Aaaa và AAaa. → 11 đỏ: 1 trắng

3. Aa và AAaa. → 11 đỏ: 1 trắng

4. Aaaa và Aaaa. → 3 đỏ: 1 trắng

5. AAAa và Aaaa. → 100% đỏ

6. AAaa và AAaa. → 35 đỏ: 1 trắng

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 204324

Quần thể nào dưới đây có tần số alen A bằng tần số alen a?

Xem đáp án

Chọn A

A. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa → A = a = 0,5

B. 0,3 AA : 0,2 Aa : 0,5 aa → A = 0,4; a = 0,6

C. 0,15 AA : 0,45 Aa : 0,4 aa → A = 0,375; a = 0,625

D. 0,3 AA : 0,5 Aa : 0,2aa → A = 0,55; a = 0,45

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 204325

Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:

Xem đáp án

Chọn A

Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: Dứa, xương rồng, thuốc bỏng

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 204326

Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây? 

Xem đáp án

Chọn B

Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố phân tầng

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 204327

Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Chọn B

Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 204328

Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn D

A. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng của quần thể, luôn được duy trì ổn định và không thay đổi theo thời gian. → sai, tỉ lệ giới tính thường xuyên bị biến động

B. Tất cả các loài sinh vật khi sống trong một môi trường thì có tỉ lệ giới tính giống nhau. → sai, tỉ lệ giới tính phụ thuộc nhiều yếu tố

C. Ở tất cả các loài, giới tính đực thường có tỉ lệ cao hơn so với giới tính cái. → sai

D. Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể. → đúng

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 204329

Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? 

Xem đáp án

Chọn C

Kích của quần thể thường được duy trì ổn định, ít thay đổi theo thời gian. → sai, kích thước quần thể thường xuyên biến động

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 204330

Khi nói về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng?

  1. Trong mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài được hưởng lợi.

  2. Trong mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại.

  3. Tất cả các loài trong quần xã đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau.

  4. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.

Xem đáp án

Chọn D

  1. Trong mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài được hưởng lợi. → đúng

  2. Trong mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại. → đúng

  3. Tất cả các loài trong quần xã đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau. → sai, có những lại có mối quan hệ ít mật thiết

  4. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá. → đúng

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 204331

Giả sử lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên:

Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  I. Chim ăn thịt có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là bậc 3.

  II. Chim sâu, rắn và thú ăn thịt luôn khác bậc dinh dưỡng.

  III. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

  IV. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt và thú ăn thịt gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

Xem đáp án

Chọn B

  I. Chim ăn thịt có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là bậc 3. → đúng

  II. Chim sâu, rắn và thú ăn thịt luôn khác bậc dinh dưỡng. → sai

  III. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.→à đúng

  IV. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt và thú ăn thịt gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. → sai, cạnh tranh giữa chim ăn thịt và thú ăn thịt ít gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt (do chim ăn thịt có nguồn thức ăn khác là chim ăn hạt)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 204332

Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai dưới đây thu được đời con phân tính theo tỉ lệ: 35 trội : 1 lặn?

1. AAaa X Aaaa          2. AAa X Aaaa  

3. AaaxAa                 4. AAaaxAaaa

5. AaaxAAa

Xem đáp án

Chọn A

Cách giải: tính tỉ lệ kiểu hình lặn

Trội = 1 – tỉ lệ kiểu hình lặn

1. AAaa X Aaaa → 11 trội: 1 lặn

2. AAa X Aaaa → 11 trội: 1 lặn

3. Aaa x Aa → 3 trội: 1 lặn

4. Aaaa x Aaaa → 3 trội: 1 lặn

5. Aaa x Aaa → 3 trội: 1 lặn

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 204333

Cà độc dược có 2n = 24 NST. Một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 2 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở cặp NST số 3 có một chiếc bị lập đoạn, ở cặp NST số 4 có một chiếc bị đảo đoạn, ở NST số 6 có một chiếc bị chuyển đoạn, các cặp nhiễm sắc thể khác bình thường. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

  I. Trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử không mang đột biến có tỉ lệ 1/16

  II. Trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử mang đột biến chiếm tỉ lệ 87,5%.

  III. Giao tử chỉ mang đột biến ở NST số 3 chiếm tỉ lệ 6,25%

  IV. Giao tử mang hai NST đột biến chiếm tỉ lệ 37,5%.

Xem đáp án

Chọn C

Cà độc dược có 2n = 24 NST.

Một thể đột biến,

Cặp NST số 2 có 1 chiếc bị mất đoạn → giao tử đb (mất đoạn) = giao tử bt = 1/2

Cặp NST số 3 có một chiếc bị lặp đoạn → giao tử đb (lặp đoạn) = giao tử bt = 1/2

Cặp NST số 4 có một chiếc bị đảo đoạn → giao tử đb (đảo đoạn) = giao tử bt = 1/2

Cặp NST số 6 có một chiếc bị chuyển đoạn → giao tử đb (chuyển đoạn) = giao tử bt = 1/2 các cặp nhiễm sắc thể khác bình thường.

Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

  I. Trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử không mang đột biến có tỉ lệ 1/16 → đúng

  II. Trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử mang đột biến chiếm tỉ lệ 87,5%. → sai, tỉ lệ giao tử đột biến = 15/16

  III. Giao tử chỉ mang đột biến ở NST số 3 chiếm tỉ lệ 6,25% → đúng, giao tử mang đột biến NST số 3 = 1/16

  IV. Giao tử mang hai NST đột biến chiếm tỉ lệ 37,5%. → đúng, giao tử mang 2 NST đột biến

\(= 1/2 \times 1/2 \times 1/2 \times 1/2 \times 6 = 6/16\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 204334

F1 toàn cây quả đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 với tỉ lệ 56,25% cây quả đỏ : 43,75% cây quả vàng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

I. Cho cây quả đỏ F1 giao phấn với 1 trong số các cây quả đỏ F2 có thể thu được 25% số cây quả vàng

II. Ở F2 có 5 kiểu gen qui định cây quả đỏ.

III. Cho 1 cây quả đỏ ở F2 giao phấn với 1 cây quả vàng F2 có thể thu được F3 có tỉ lệ 3 cây quả đỏ : 5 cây quả vàng.

IV. Trong số cây quả vàng ở F2 cây quả vàng thuần chủng chiếm 3/7.

Xem đáp án

Chọn D

F2 với tỉ lệ 56,25% cây quả đỏ : 43,75% cây quả vàng à 9 đỏ: 7 vàng → tương tác bổ sung

A-B-: đỏ

A-bb; aaB-; aabb: vàng

  I. Cho cây quả đỏ F1 giao phấn với 1 trong số các cây quả đỏ F2 có thể thu được 25% số cây quả vàng → đúng

AaBb x hoa đỏ F2 thu được quả vàng → có các trường hợp: AABB; AaBB; AaBb; AABb

Ví dụ:

F1: AaBb x hoa đỏ F2: AABb

→ vàng = 25%

  II. Ở F2 có 5 kiểu gen qui định cây quả đỏ. → sai

  III. Cho 1 cây quả đỏ ở F2 giao phấn với 1 cây quả vàng F2 có thể thu được F3 có tỉ lệ 3 cây quả đỏ : 5 cây quả vàng. →à đúng

Đỏ F2: AABB; AaBB; AABb; AaBb

Vàng F2: AAbb; aaBB; Aabb; aaBb; aabb

Ví dụ: AaBb x Aabb → F3: 3 đỏ: 5 vàng    

IV. Trong số cây quả vàng ở F2 cây quả vàng thuần chủng chiếm 3/7. → đúng, vàng F2 có: 1AAbb; 1aaBB; 2Aabb; 2aaBb; 1aabb

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 204335

Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng và trội hoàn toàn, trong đó tần số alen A = 0,2; a = 0,8; B = 0,6; b = 0,4. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong các kiểu gen của quần thể, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là AaBb.

II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/21.

III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang kiểu hình A-bb, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.

IV. Lấy  ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất thu được cá thể dị hợp 2 cặp gen là 15,36%.

Xem đáp án

Chọn D

A = 0,2; a = 0,8; B = 0,6; b = 0,4. QT cân bằng

QT có dạng: (0,04AA: 0,32Aa: 0,64aa) x (0,36BB: 0,48Bb: 0,16bb)

  I. Trong các kiểu gen của quần thể, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là AaBb. → sai

Loại gen có tỉ lệ lớn nhất là aaBB

  II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/21. → sai

AABB/A-B- = (0,04x0,36)/(0,4x0,84) = 3/70

  III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang kiểu hình A-bb, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.

→ đúng, AAbb/A-bb = (0,04x0,16)/(0,36x0,16) = 1/9

  IV. Lấy  ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất thu được cá thể dị hợp 2 cặp gen là 15,36%. → đúng

AaBb = 0,32x0,48 = 15,36%

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 204336

Ở đậu Hà Lan, alen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; alen B qui định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn (các gen phân li độc lập và nằm trên NST thường). Khi cho hai cây có hạt vàng, trơn lai với nhau, đời F1 thu được có kiểu hình: 3 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn. Biết rằng đời F1 xuất hiện những cây dị hợp về cả hai cặp gen. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

1. Nếu cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, F2 sẽ có kiểu hình hạt xanh, nhăn chiếm tỉ lệ là 1,5625%.

2. Trong số hai cây đem lai, có một cây mang kiểu gen AaBB.

3. Nếu cho các cây vàng, nhăn ở F1 tự thụ phấn qua một thế hệ, đời con sẽ có kiểu hình là: 7 vàng, nhăn : 1 xanh, nhăn.

4. Thế hệ F1 có 8 kiểu gen khác nhau.

Xem đáp án

Chọn C

A vàng; a xanh; B trơn; b nhăn

Vàng trơn x vàng trơn → F1: 3 vàng trơn: 1 vàng nhăn và có KG dị hợp 2 cặp gen

→ P: AABb x AaBb à F1: (1AA: 1Aa) x (1BB: 2Bb: 1bb)

  1. Nếu cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, F2 sẽ có kiểu hình hạt xanh, nhăn chiếm tỉ lệ là 1,5625%. → đúng

F1: 1AABB: 2AABb: 1AAbb: 1AaBB: 2AaBb: 1Aabb ngẫu phối

F2: xanh nhăn = \({\rm{aa}}bb = \frac{1}{8} \times \frac{1}{8} = \frac{1}{{64}}\)

  2. Trong số hai cây đem lai, có một cây mang kiểu gen AaBB → sai

  3. Nếu cho các cây vàng, nhăn ở F1 tự thụ phấn qua một thế hệ, đời con sẽ có kiểu hình là: 7 vàng, nhăn : 1 xanh, nhăn. → đúng,

Vàng nhăn F1: 1AAbb; 1Aabb tự thụ

→ F2: aabb = 1/8

  4. Thế hệ F1 có 8 kiểu gen khác nhau. → sai

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 204337

Ở đậu Hà Lan, alen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; alen B qui định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn. Các gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Cho P thuần chủng: cây hạt vàng, trơn lai với cây hạt xanh, nhăn thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Ở  cây hạt vàng, trơn dị hợp 2 cặp gen chiếm tỷ lệ 4/9

II. Lần lượt cho cây hạt vàng, trơn F2 lai phân tích, xác suất thu được đời con 100% hạt vàng, trơn là 1/9

III. Cho các cây hạt vàng, trơn F2 giao phấn với nhau, xuất hiện 5 phép lai thu được kiểu hình 100% hạt vàng trơn.

IV. Cho các cây hạt vàng, trơn F2 giao phấn với nhau, xác suất thu được cây có kiểu gen đồng hợp chiếm ti lệ 25/81

Xem đáp án

Chọn C

A vàng; a xanh; B trơn ; b nhăn.

P: AABB x aabb

F1: AaBb

F1 x F1 → F2

  I. Ở F2 cây hạt vàng, trơn dị hợp 2 cặp gen chiếm tỷ lệ 4949 → sai, vàng trơn dị hợp = 4/16

  II. Lần lượt cho cây hạt vàng, trơn F2 lai phân tích, xác suất thu được đời con 100% hạt vàng, trơn là 1/ 9 → đúng

A-B- ở F2 lai phân tích

A-B- x aabb à 100% vàng trơn → AABB x aabb

Mà xs AABB = 1/9

  III. Cho các cây hạt vàng, trơn F2 giao phấn với nhau, xuất hiện 5 phép lai thu được kiểu hình 100% hạt vàng trơn. → đúng

A-B- x A-B-

Các phép lai cho 100% vàng trơn

AABB x AABB

AABB x AaBb

AABB x AABb

AABB x AaBB

AaBB x AABb

  IV. Cho các cây hạt vàng, trơn F2 giao phấn với nhau, xác suất thu được cây có kiểu gen đồng hợp chiếm ti lệ 25/81→ đúng

A-B- x A-B-

(AB = 4/9; Ab = aB = 2/9; ab = 1/9)

→ con đồng hợp = 25/81

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 204338

400 tế bào sinh tinh mang kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd\) tiến hành giảm phân. Không xét đến trường hơp đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Nếu hoán vị gen xảy ra với tần số 50% thì chứng tỏ có 400 tế bào đã xảy ra hoán vị gen.

2. Nếu có 20 tế bào xảy ra hoán vị gen thì số giao tử mang kiểu gen AbD được tạo ra là 20.

3. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì xác suất thu được giao tử mang kiểu gen abd sau giảm phân là 25%.

4. Nếu hoán vị gen xảy ra với tần số 30% thì số giao tử không mang hoán vị được tạo ra là 1120.

Xem đáp án

Chọn C

400 tế bào sinh tinh mang kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd\) tiến hành giảm phân.

1. Nếu hoán vị gen xảy ra với tần số 50% thì chứng tỏ có 400 tế bào đã xảy ra hoán vị gen. → đúng

2. Nếu có 20 tế bào xảy ra hoán vị gen thì số giao tử mang kiểu gen AbD được tạo ra là 20. → sai, f = 0,025 → AbD = 10 tinh trùng

3. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì xác suất thu được giao tử mang kiểu gen abd sau giảm phân là 25%. → đúng

4. Nếu hoán vị gen xảy ra với tần số 30% thì số giao tử không mang hoán vị được tạo ra là 1120. → đúng, f =30%, số giao tử hoán vị = 400x4x70% = 1120

tử hoán vị = 400x4x70% = 1120

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 204339

Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

Xem đáp án

Chọn C

Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 204340

Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?

Xem đáp án

Chọn C

Những ứng động là ứng động không sinh trưởng:C. Sự đóng, mở của lá cây trinh nữ. Khí khổng đóng mở

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 204341

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?

Xem đáp án

Chọn A

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự: Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 204342

Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?

Xem đáp án

Chọn D

Nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi vì một lượng Ođã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 204343

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?

Xem đáp án

Chọn A

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự: Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Bó His →  Mạng Puôc - kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »