Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Xuân Hòa

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Xuân Hòa

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 21 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 201911

Trong số các phát biểu sau đây về ứng dụng của các phitohormone:

(1). Hormone ethylen là dạng hormone duy nhất ở thể khí, nó có tác dụng gây rụng lá khi lá bị tổn thương, được dùng trong kích thích quả chín.

(2). Để loại bỏ tác dụng gây ngủ hạt của axit abxixic, người ta có thể dùng GA tác động lên hạt ngâm nước.

(3). Đối với các dạng cây lấy sợi, xử lí GA có tác dụng kéo dài thân cây, thu được sợi dài hơn và năng suất cao hơn.

(4). Các đột biến lùn do sai hỏng thụ thể tiếp nhận GA có thể gia tăng chiều cao nếu phun lượng GA với nồng độ cao.

Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

(1). Hormone ethylen là dạng hormone duy nhất ở thể khí, nó có tác dụng gây rụng lá khi lá bị tổn thương, được dùng trong kích thích quả chín. → đúng

(2). Để loại bỏ tác dụng gây ngủ hạt của axit abxixic, người ta có thể dùng GA tác động lên hạt ngâm nước. → đúng

(3). Đối với các dạng cây lấy sợi, xử lí GA có tác dụng kéo dài thân cây, thu được sợi dài hơn và năng suất cao hơn. → đúng

(4). Các đột biến lùn do sai hỏng thụ thể tiếp nhận GA có thể gia tăng chiều cao nếu phun lượng GA với nồng độ cao. → sai, thụ thể tiếp nhận GA đã hỏng, việc bổ sung GA không có tác dụng

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 201912

Khi nói về quá trình sinh sản ở các loài thực vật và ứng dụng sinh sản ở các giống cây trồng, cho các phát biểu sau đây:

(1). Trong kỹ thuật ghép mắt và ghép cành, các tế bào sinh dưỡng của cành ghép với gốc ghép có thể có kiểu gen khác nhau.

(2). Việc ghép cành có thể sử dụng cành ghép của loài này để ghép lên gốc ghép của loài khác. (3). Việc ghép cành sẽ tạo ra cành ghép với đặc tính lai tạo giữa cây cho cành ghép và cây cho gốc ghép.

(4). Trong kỹ thuật ghép cành, người làm vườn cắt bỏ lá của cành ghép nhằm hạn chế sự mất nước của cành ghép trong giai đoạn đầu cành chưa liền với thân.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

(1). Trong kỹ thuật ghép mắt và ghép cành, các tế bào sinh dưỡng của cành ghép với gốc ghép có thể có kiểu gen khác nhau. → đúng

(2). Việc ghép cành có thể sử dụng cành ghép của loài này để ghép lên gốc ghép của loài khác. → đúng

(3). Việc ghép cành sẽ tạo ra cành ghép với đặc tính lai tạo giữa cây cho cành ghép và cây cho gốc ghép. → sai, đặc tính của cành ghép và gốc ghép là khác nhau.

(4). Trong kỹ thuật ghép cành, người làm vườn cắt bỏ lá của cành ghép nhằm hạn chế sự mất nước của cành ghép trong giai đoạn đầu cành chưa liền với thân. → đúng

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 201913

Khi nói về quá trình sinh sản ở vật nuôi, cho các phát biểu sau đây:

(1). Ở vật nuôi, có thể tiến hành thụ tinh nhân tạo bên ngoài hoặc bên trong cơ thể vật nuôi với hiệu suất cao.

(2). Việc thay đổi chế độ chiếu sáng đối với gia cầm có tác dụng thay đổi các tập tính sinh sản ở gia cầm.

(3). Kỹ thuật cấy phôi và gây đa thai nhân tạo ở vật nuôi có thể tạo ra các con non với đặc tính di truyền giống nhau, khi trưởng thành có thể giao phối với nhau sinh ra đời sau hữu thụ.

(4). Dùng nitơ lỏng ở nhiệt độ -196oC có thể bảo quản được tinh trùng vật nuôi trong thời gian hàng năm và sử dụng sau đó mà tinh trùng vẫn có khả năng thụ tinh.

Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

(1). Ở vật nuôi, có thể tiến hành thụ tinh nhân tạo bên ngoài hoặc bên trong cơ thể vật nuôi với hiệu suất cao. → sai, không thể thụ tinh ngoài

(2). Việc thay đổi chế độ chiếu sáng đối với gia cầm có tác dụng thay đổi các tập tính sinh sản ở gia cầm. → đúng

(3). Kỹ thuật cấy phôi và gây đa thai nhân tạo ở vật nuôi có thể tạo ra các con non với đặc tính di truyền giống nhau, khi trưởng thành có thể giao phối với nhau sinh ra đời sau hữu thụ. → đúng

(4). Dùng nitơ lỏng ở nhiệt độ -196oC có thể bảo quản được tinh trùng vật nuôi trong thời gian hàng năm và sử dụng sau đó mà tinh trùng vẫn có khả năng thụ tinh. → đúng

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 201914

Ở một số địa phương, việc giao đất giao rừng cho một số hộ dân quản lý có những hiệu quả nhất định. Các hộ gia đình thường xây dựng hệ sinh thái Vườn - Ao - Chuồng - Rừng để thu lợi ích kinh tế nông lâm kết hợp. Trong số hoạt động dưới đây và giải thích tương ứng.

(1). Trong vườn, trồng các cây ăn quả ở tầng trên, ở dưới gốc trồng một số loại rau, củ nhằm tận dụng khoảng không và ánh sáng.

(2). Sử dụng một số loại lá rau già, lá cây, cỏ trong vườn làm nguồn thức ăn cung cấp cho các vật nuôi trong chuồng, duy trì chuỗi thức ăn.

(3). Sử dụng phân và chất thải từ chuồng làm phân bón cho cây trồng trong vườn nhằm quay vòng vật chất và năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái.

(4). Sử dụng nước ở ao để tưới cây trong vườn, cung cấp độ ẩm cần thiết cho các loài cây trồng.

Số giải thích không đúng với hoạt động là:

Xem đáp án

(1). Trong vườn, trồng các cây ăn quả ở tầng trên, ở dưới gốc trồng một số loại rau, củ nhằm tận dụng khoảng không và ánh sáng. → đúng

(2). Sử dụng một số loại lá rau già, lá cây, cỏ trong vườn làm nguồn thức ăn cung cấp cho các vật nuôi trong chuồng, duy trì chuỗi thức ăn. → đúng

(3). Sử dụng phân và chất thải từ chuồng làm phân bón cho cây trồng trong vườn nhằm quay vòng vật chất và năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái. → sai, năng lượng không quay vòng.

(4). Sử dụng nước ở ao để tưới cây trong vườn, cung cấp độ ẩm cần thiết cho các loài cây trồng. → đúng

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 201917

Ở một loài thực vật, khi lai hai giống hoa vàng thuần chủng thì thu được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 giao phấn với nhau được F2 gồm 872 hoa đỏ: 614 hoa vàng: 114 hoa trắng. Sử dụng phương pháp thống kê x2 để kiểm định quy luật tương tác theo mô hình 9:6:1, một học sinh đưa ra các nhận xét sau đây về cơ chế di truyền và các vấn đề liên quan đến tính trạng. Với giả thiết Ho là số liệu thu được phù hợp với mô hình tương tác 9:6:1.

(1). Giá trị x2 = 3,16

(2). Ứng với giá trị x2 đã tính toán được, ta bác bỏ giả thuyết Ho và cho rằng những sai khác xuất hiện trong thực tế phép lai so với lý thuyết là một nguyên nhân nào khác.

(3). Nếu cho những cây hoa vàng ở F2 giao phấn với nhau, xác suất đời sau thu được hoa đỏ có giá trị khác 22,22%.

(4). Khi cho những cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, tỷ lệ kiểu hình trắng thu được ở đời sau là 11,11%.

Biết bảng phân phối x2 cụ thể như sau:

Xem đáp án

Ở một loài thực vật, khi lai hai giống hoa vàng thuần chủng thì thu được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 giao phấn với nhau được F2 gồm 872 hoa đỏ: 614 hoa vàng: 114 hoa trắng. Sử dụng phương pháp thống kê χ2 để kiểm định quy luật tương tác theo mô hình 9:6:1, một học sinh đưa ra các nhận xét sau đây về cơ chế di truyền và các vấn đề liên quan đến tính trạng. Với giả thiết H0 là số liệu thu được phù hợp với mô hình tương tác 9:6:1.

A_B_: đỏ

A_bb, aaB_: vàng

aabb: trắng

(1). Giá trị χ2 = 3,16 → đúng

(2). Ứng với giá trị χ2 đã tính toán được, ta bác bỏ giả thuyết H0 và cho rằng những sai khác xuất hiện trong thực tế phép lai so với lý thuyết là một nguyên nhân nào khác. à sai, ta chấp nhận giả thuyết H0.

(3). Nếu cho những cây hoa vàng ở F2 giao phấn với nhau, xác suất đời sau thu được hoa đỏ có giá trị khác 22,22%. → sai

2 Aabb: 1AAbb: 2aaBb: 1aaBB → Ab = 1/3; aB = 1/3; ab = 1/3

→ hoa đỏ = \(\frac{1}{3}x\frac{1}{3}x2 = \frac{2}{9}\)

(4). Khi cho những cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, tỷ lệ kiểu hình trắng thu được ở đời sau là 11,11%. → đúng

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 201918

Ở một loài chim, tiến hành phép lai giữa chim thuần chủng đuôi dài, xòe và chim đuôi ngắn, nhọn được F1 100% đuôi dài, xòe. Cho chim đực F1 giao phối với chim mái chưa biết kiểu gen được thế hệ lai gồm 84 chim mái đuôi ngắn, nhọn; 36 chim mái đuôi ngắn, xòe và 84 chim mái đuôi dài, xòe và 1 nhóm khác chưa ghi nhận được số liệu; các chim trống đề có 1 kiểu hình lông dài, xòe. Biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen chi phối, tính trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến, gen chi phối tính trạng không nằm trên NST Y. Về mặt lý thuyết, khi cho chim trống F1 lai phân tích thì tỷ lệ kiểu hình đuôi ngắn, nhọn thu được ở đời sau chiếm:

Xem đáp án

- Ở một loài chim, tiến hành phép lai giữa chim thuần chủng đuôi dài, xòe và chim đuôi ngắn, nhọn được F1 100% đuôi dài, xòe. → dài (A) trội so với ngắn (a); xòe (B) trội so với nhọn (b)

- F1 có sự phân li KH khác nhau ở 2 giới → 2 gen trên nằm trên NST X.

P: XABXAB x XabY

F1: XABXab: XABY

XABXab x chim mái → XabY = 36 con = XABY

→ tỉ lệ ngắn nhọn XabY = 35% à tỉ lệ giao tử Xab = 35% → tần số hoán vị xảy ra ở con đực = 30%

- Cho chim trống F1 lai phân tích XABXab x XabY à tỉ lệ ngắn, nhọn = XabXab + XabY = 0,35 x 0,5 + 0,35 x 0,5 = 0,35

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 201919

Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai Pthuần chủng được đời con 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn đời sau thu được 2762 thân cao, hoa đỏ; 2124 thân thấp, hoa đỏ; 914 thân cao, hoa trắng và 707 thân thấp, hoa trắng. Các phân tích di truyền cho thấy màu sắc hoa do một locus đơn gen 2 alen, trội lặn hoàn toàn chi phối. Trong số các nhận định dưới đây về các phép lai:

(1). Có thể có 4 phép lai ở P cho kết quả như trên.

(2). Có hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn trong quá trình di truyền hai tính trạng từ F1 sang F2.

(3). Có tối đa 27 kiểu gen và 4 kiểu hình liên quan đến 2 tính trạng.

(4). Trong số những cây thân thấp, hoa trắng ở đời F2, cây thuần chủng chiếm tỷ lệ 42,86%.

Số nhận định KHÔNG chính xác là:

Xem đáp án

F2: 2762 thân cao, hoa đỏ; 2124 thân thấp, hoa đỏ; 914 thân cao, hoa trắng và 707 thân thấp, hoa trắng.

Cao/thấp = 9/7 → tương tác bổ sung quy định chiều cao cây

A_B_: cao                   

A_bb, aaB_, aabb: thấp

Đỏ/trắng = 3/1

D_: đỏ; dd: trắng

Mà (cao: thấp) x (đỏ: trắng) = (9: 7) x (3: 1) ≠ tỉ lệ đề bài → 3 cặp gen nằm trên 2 NST

→ 42,45% A_B_D_: 32,65%(aaB_+A_bb+aabb)D_: 14%A_B_dd: 10,9%( aaB_+A_bb+aabb)dd

(1). Có thể có 4 phép lai ở P cho kết quả như trên. → đúng,

AD/AD BB x ad/ad bb; AD/AD bb x ad/ad BB;

AA BD/BD x aa bd/bd; AA bd/bd x aa BD/BD

(2). Có hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn trong quá trình di truyền hai tính trạng từ F1 sang F2. → đúng

(3). Có tối đa 27 kiểu gen và 4 kiểu hình liên quan đến 2 tính trạng. → sai, có tối đa 28KG và 4KH

(4). Trong số những cây thân thấp, hoa trắng ở đời F2, cây thuần chủng chiếm tỷ lệ 42,86%. → đúng thấp, trắng thuần chủng (AAbb + aaBB + aabb)/7 = 3/7

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 201920

Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai giữa cây thân cao, hạt tròn, chín sớm và cây thân thấp, hạt dài, chín muộn thuần chủng được F1 100% thân cao, hạt dài, chín sớm. Cho F1 giao phấn với nhau được đời sau có 8 lớp kiểu hình trong đó thân cao, hạt tròn, chín sớm chiếm tỷ lệ 18%. Biết rằng diễn biến giảm phân trong quá trình hình thành giao tử ở cả quá trình sinh hạt phấn và quá trình sinh noãn là như nhau, mỗi tính trạng do một cặp alen chi phối, trội lặn hoàn toàn. Locus chi phối thời gian chín nằm trên 1 cặp NST khác so với các locus còn lại. Cho các nhận định sau về phép lai:

(1). Có 40% số tế bào sinh hạt phấn đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen.

(2). Tỷ lệ giao tử không chứa alen trội chiếm ở F1 5%.

(3). Tỷ lệ cơ thể mang ít nhất một kiểu hình lặn ở F2 chiếm tỷ lệ 61,75%.

(4). Nếu cho F2 giao phấn với nhau, đời sau tạo ra tối đa 27 kiểu gen và 4 loại kiểu hình khác nhau về cả ba tính trạng.

Số khẳng định chính xác:

Xem đáp án

Cao (A) > thấp (a)

Dài (B) > tròn (b)

Chín sớm (D) > muộn (d)

A liên kết với B

P: Ab/Ab DD x aB/aB dd

F1: Ab/aB Dd

F1 x F1: Ab/aB Dd x Ab/aB Dd (hoán vị 2 bên với tần số bằng nhau)

F2: A_bbD_ = 18%

→ A_bb = 24% → aabb = 1% = 10%ab x 10% ab → tần số hoán vị gen f = 20%

(1). Có 40% số tế bào sinh hạt phấn đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen. → đúng

(2). Tỷ lệ giao tử không chứa alen trội chiếm ở F1 5%. → đúng,

abd = 10%x50% = 5%

(3). Tỷ lệ cơ thể mang ít nhất một kiểu hình lặn ở F2 chiếm tỷ lệ 61,75%. → đúng

Tỉ lệ F2 không có KH lặn nào = (50+1)x = 38,25%

→ Tỷ lệ mang ít nhất một kiểu hình lặn ở F2 chiếm tỷ lệ = 100-38,25 = 61,75%

(4). Nếu cho F2 giao phấn với nhau, đời sau tạo ra tối đa 27 kiểu gen và 4 loại kiểu hình khác nhau về cả ba tính trạng. → sai, F3 có tối đa 28KG và 4KH

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 201921

Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một locus 3 alen chi phối với mối quan hệ trội lặn như sau: IA = IB > IO. Trong một quần thể cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu có 36% số người nhóm máu O và 45% số người nhóm máu A. Trong một gia đình ngẫu nhiên trong quần thể kể trên, người vợ máu A và người chồng máu B. Cho rằng không xuất hiện đột biến mới trong quần thể, một học sinh đã tính toán các khả năng sinh con của cặp vợ chồng này như sau: (1). Tỷ số 6:3:1 phản ánh đúng tần số alen của các alen chi phối tính trạng nhóm máu trong quần thể này.

(2). Họ mong muốn sinh được đứa con có nhóm máu chuyên cho, xác suất để họ toại nguyện là 18,46%.

(3). Ở đứa con thứ nhất, họ đã toại nguyện với mong muốn của mình và người vợ đang mang bầu đứa con thứ 2, họ lại mong muốn đứa con trai thứ 2 khác nhóm máu của cả bố và mẹ. Xác suất để họ toại nguyện lần 2 là 25%.

(4). Đứa con thứ 2 của họ có nhóm máu AB đúng như họ mong muốn, giờ họ lại muốn sinh thêm 2 đứa con nữa sao cho các con của họ có đủ các nhóm máu. Xác suất họ toại nguyện là 12,5%.

Số tính toán chính xác là:

Xem đáp án

IO = \(\sqrt {36\% } = 0,6\)

IA = \(\sqrt {36\% + 45\% } - \sqrt {36\% } = 0,3\)

IB = 0,1

Vợ máu A: IAIA = 0,09/0,45 = 1/5; IAIO = 0,36/0,45 = 4/5

→ tạo giao tử IA = 3/5; IO = 2/5

Chồng máu B:

IBIB = 0,01/(0,01+0,12) = 1/13; IBIO = 0,12/(0,01+0,12) = 12/13

→ IB = 7/13; IO = 6/13

1). Tỷ số 6:3:1 phản ánh đúng tần số alen của các alen chi phối tính trạng nhóm máu trong quần thể này. → đúng

(2). Họ mong muốn sinh được đứa con có nhóm máu chuyên cho, xác suất để họ toại nguyện là 18,46%. → đúng, xác suất sinh con máu O = \(\frac{2}{5}x\frac{6}{{13}} = \frac{{12}}{{65}}\)

(3). Ở đứa con thứ nhất, họ đã toại nguyện với mong muốn của mình và người vợ đang mang bầu đứa con thứ 2, họ lại mong muốn đứa con trai thứ 2 khác nhóm máu của cả bố và mẹ. Xác suất để họ toại nguyện lần 2 là 25%. → đúng

2 vợ chồng đã sinh con máu O → KG của vợ IAIO; KG của chồng IBIO

→ xác suất sinh con trai có KH khác bố mẹ = máu O + máu AB = \(\left( {\frac{1}{2}x\frac{1}{2} + \frac{1}{2}x\frac{1}{2}} \right)x\frac{1}{2} = \frac{1}{4}\)

(4). Đứa con thứ 2 của họ có nhóm máu AB đúng như họ mong muốn, giờ họ lại muốn sinh thêm 2 đứa con nữa sao cho các con của họ có đủ các nhóm máu. Xác suất họ toại nguyện là 12,5%. → đúng, xác suất sinh 2 người con có máu A và B

\(\left( {\frac{1}{2}x\frac{1}{2}x\frac{1}{2}x\frac{1}{2}} \right)x2 = \frac{1}{8}\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 201922

Ở một gia đình người đàn ông

(1) bị bệnh mù màu và máu khó đông kết hôn với người phụ nữ

(2) bình thường sinh ra một người con gái bình thường (3). Người con gái bình thường

(3) kết hôn với người chồng (4) bị máu khó đông. Cặp vợ chồng này sinh ra được 3 đứa con trai, con trai cả (5) bị cả 2 bệnh, con trai thứ hai (6) bình thường và con trai út (7) bị bệnh máu khó đông giống bố. Các phân tích di truyền cho thấy khoảng cách di truyền giữa 2 locus chi phối hai tính trạng kể trên là 12cM. Cho các nhận định về gia đình này:

(1). Con trai út của cặp vợ chồng (3)-(4) nhận alen chi phối bệnh máu khó đông từ bố. (2). Xác suất sinh được đứa con út (7) như vậy là 3%.

(3). Họ mong muốn sinh thêm được đứa con gái cho có cả “nếp” lẫn “tẻ” mong đứa trẻ này không bị bệnh, khả năng họ toại nguyện là 25%.

(4). Quá trình giảm phân hình thành giao tử ở người phụ nữ (3) đã có hoán vị gen và giao tử hoán vị đã đi vào cả ba đứa con của người phụ nữ này.

Những tổ hợp khẳng định đúng bao gồm:

Xem đáp án

(1) bị bệnh mù màu và máu khó đông XabY

(3) bình thường XABXab

(4) bị máu khó đông XAbY

(5) bị cả 2 bệnh XabY

(6) bình thường XABY

(7) bị bệnh máu khó đông XAbY

Bệnh mù màu và máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X

Mù màu (a) – bình thường (A)

Máu khó đông (b) – bình thường (B)

Hoán vị gen = 12%

(1). Con trai út của cặp vợ chồng (3)-(4) nhận alen chi phối bệnh máu khó đông từ bố. → sai, con trai không nhận alen X từ bố

(2). Xác suất sinh được đứa con út (7) như vậy là 3% → đúng,

XAbY = 6%x50% = 3%

(3). Họ mong muốn sinh thêm được đứa con gái cho có cả “nếp” lẫn “tẻ” mong đứa trẻ này không bị bệnh, khả năng họ toại nguyện là 25%. → đúng

Sinh con gái không bệnh = 

(4). Quá trình giảm phân hình thành giao tử ở người phụ nữ (3) đã có hoán vị gen và giao tử hoán vị đã đi vào cả ba đứa con của người phụ nữ này. → sai, người phụ nữa (3) có xảy ra hoán vị nhưng giao tử hoán vị chỉ đi vào 1 trong 3 người con.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 201923

Dạng đột biến cấu trúc NST ít gây ảnh hưởng đến thể đột biến nhất là gì?

Xem đáp án

Dạng đột biến cấu trúc NST ít gây ảnh hưởng đến thể đột biến nhất là đảo đoạn 

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 201924

Trong lát cắt ngang của một cây thân gỗ hai lá mầm điển hình, trong số các nhận định sau, nhận định nào chính xác?

Xem đáp án

Trong lát cắt ngang của một cây thân gỗ hai lá mầm điển hình, phần lõi gỗ với các vòng gỗ hàng năm thuộc phần gỗ thứ cấp.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 201925

Ở người, bệnh nào dưới đây là do đột biến thành gen lặn trên NST thường chi phối:

Xem đáp án

Ở người, bệnh do đột biến thành gen lặn trên NST thường chi phối: PKU 

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 201926

Khẳng định nào dưới đây về virus HIV và bệnh AIDS ở người là KHÔNG chính xác?

Xem đáp án

Khẳng định về virus HIV và bệnh AIDS ở người là KHÔNG chính xác: Virus HIV chỉ xâm nhập và tiêu diệt tế bào lympho Th. 

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 201927

Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là gì?

Xem đáp án

Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là: Giao phối không ngẫu nhiên

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 201928

Thực vật thủy sinh KHÔNG chứa đặc điểm nào dưới đây:

Xem đáp án

Thực vật thủy sinh KHÔNG chứa đặc điểm: Không xảy ra quá trình hô hấp tế bào (mọi sinh vật đều diễn ra hô hấp tế bào)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 201929

Lấy một ống nghiệm và thu 5ml nước từ sông Tô Lịch, khi đó mẫu nước chứa trong ống nghiệm:

Xem đáp án

Lấy một ống nghiệm và thu 5ml nước từ sông Tô Lịch, khi đó mẫu nước chứa trong ống nghiệm là một hệ sinh thái điển hình

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 201930

Mô tả nào dưới đây là đúng khi nói về chức năng của các thành phần cấu trúc trong một gen điển hình ở sinh vật nhân sơ:

Xem đáp án

Mô tả đúng khi nói về chức năng của các thành phần cấu trúc trong một gen điển hình ở sinh vật nhân sơ: Các triple quy định cho các bộ ba kết thúc nằm ở vùng mã hóa của gen

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 201931

Tại sao enzyme ARN polymerase có thể nhận biết được vùng đầu tiên của một gen để tiến hành quá trình phiên mã?

Xem đáp án

Enzyme ARN polymerase có thể nhận biết được vùng đầu tiên của một gen để tiến hành quá trình phiên mã là do: Ở vùng đầu 3’ của mạch mang mã gốc có trình tự đặc hiệu nằm trong vùng điều hòa của gen cho phép ARN polymerase bám vào và khởi động phiên mã

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 201932

Trong số các khẳng định dưới đây, khẳng định nào về quá trình dịch mã là đúng?

Xem đáp án

Khẳng định đúng về quá trình dịch mã: Hoạt động dịch mã có sự hình thành liên kết hydro để tạo ra sự liên kết giữa các bazơ nitơ theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 201933

Cho các khẳng định dưới đây về đột biến gen:

(1). Chỉ có đột biến gen mới có khả năng tạo ra alen mới của một locus.

(2). Khi alen trội A trội hoàn toàn đột biến thành alen a, cơ thể có kiểu gen Aa gọi là thể đột biến.

(3). Có thể gây đột biến nhân tạo định hướng có chủ đích vào một gen cụ thể ở những điểm xác định để tạo ra các dòng đột biến khác nhau.

(4). Đột biến gen ở vùng mã hóa của gen chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi trình tự amino acid có trong chuỗi polypeptide mà gen đó mã hóa.

Số khẳng định chính xác là:

Xem đáp án

(1). Chỉ có đột biến gen mới có khả năng tạo ra alen mới của một locus. → đúng

(2). Khi alen trội A trội hoàn toàn đột biến thành alen a, cơ thể có kiểu gen Aa gọi là thể đột biến. → sai, chỉ aa mới là thể đột biến

(3). Có thể gây đột biến nhân tạo định hướng có chủ đích vào một gen cụ thể ở những điểm xác định để tạo ra các dòng đột biến khác nhau. → đúng

(4). Đột biến gen ở vùng mã hóa của gen chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi trình tự amino acid có trong chuỗi polypeptide mà gen đó mã hóa. → sai

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 201934

Nucleosome là đơn vị cấu tạo nên NST, thành phần của mỗi nucleosome gồm ADN liên kết với protein loại histon. Trong số các khẳng định dưới đây, khẳng định chính xác là:

Xem đáp án

A. Protein histon gồm các amino acid mang điện tích dương, dễ dàng liên kết với ADN mang điện tích âm. → đúng

B. Mỗi nucleosome chứa hệ thống gồm 4 protein histon: H2A, H2B, H3 và H4 → sai, chứa 5 loại protein histon là H1, H2A, H2B, H3, H4

C. Các nucleosome liên kết lại với nhau tạo thành chuỗi dài polynucleosome, khoảng cách giữa hai nucleosome là cố định và đồng đều. → sai

D. Một nucleosome không chứa các liên kết hydro giữa các thành phần cấu tạo có trong nó. → sai

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 201936

Khi nói về cảm ứng ở thực vật, cho các phát biểu sau đây:

(1). Cùng một tác nhân kích thích, có cơ quan thì cảm ứng âm, có cơ quan lại cảm ứng dương.

(2). Cảm ứng có thể có lợi hoặc gây hại cho cây trồng, tùy từng môi trường và tác nhân kích thích.

(3). Thực vật trả lời các kích thích của môi trường tương đối chậm chạp so với động vật.

(4). Việc trả lời kích thích của thực vật với các tác nhân của môi trường đều gắn liền với sự phân chia và sinh trưởng của các tế bào.

Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

(1). Cùng một tác nhân kích thích, có cơ quan thì cảm ứng âm, có cơ quan lại cảm ứng dương. à đúng, ví dụ như hướng trọng lực.

(2). Cảm ứng có thể có lợi hoặc gây hại cho cây trồng, tùy từng môi trường và tác nhân kích thích. à sai, cảm ứng là có lợi cho cây trồng.

(3). Thực vật trả lời các kích thích của môi trường tương đối chậm chạp so với động vật. à đúng

(4). Việc trả lời kích thích của thực vật với các tác nhân của môi trường đều gắn liền với sự phân chia và sinh trưởng của các tế bào. à sai, có hiện tượng ứng động là không liên quan đến sự phân chia, sinh trưởng của các tế bào

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 201937

Hầu hết các loài lúa mỳ cũ đều có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt trên lá, trong khi loài lúa mỳ hoang dại chứa gen kháng bệnh gỉ sắt. Hai loài này lai được với nhau, trong số rất nhiều các cây lai mọc lên từ hạt lai có một số cá thể có thể sinh sản được. Bằng cách nào có thể tạo ra giống lúa mỳ trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt từ giống lúa mỳ hoang nhưng lại chứa đầy đủ các đặc điểm của lúa mỳ cũ trừ hiện tượng mẫn cảm với bệnh gỉ sắt?

Xem đáp án

Hầu hết các loài lúa mỳ cũ đều có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt trên lá, trong khi loài lúa mỳ hoang dại chứa gen kháng bệnh gỉ sắt. Hai loài này lai được với nhau, trong số rất nhiều các cây lai mọc lên từ hạt lai có một số cá thể có thể sinh sản được. Tạo ra giống lúa mỳ trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt từ giống lúa mỳ hoang nhưng lại chứa đầy đủ các đặc điểm của lúa mỳ cũ trừ hiện tượng mẫn cảm với bệnh gỉ sắt bằng cách: Tách đoạn ADN chứa gen chống bệnh gỉ sắt ở loài hoang dại, dùng thể truyền phù hợp đưa vào tế bào soma của loài lúa mỳ cũ rồi tiến hành nuôi cấy mô tế bào tạo cây lúa mỳ hoàn chỉnh

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 201938

Màu sắc lưng một loài cá ở khu vực hồ Tây được ghi nhận có sự biến đổi từ xám chuyển dần thành đen trong khoảng 30 năm. Các số liệu thu thập về mức độ ô nhiễm nước hồ cho thấy độ đục của nước tăng dần theo thời gian. Quá trình biến đổi màu sắc lưng cá trên chịu tác động của:

Xem đáp án

Màu sắc lưng một loài cá ở khu vực hồ Tây được ghi nhận có sự biến đổi từ xám chuyển dần thành đen trong khoảng 30 năm. Các số liệu thu thập về mức độ ô nhiễm nước hồ cho thấy độ đục của nước tăng dần theo thời gian. Quá trình biến đổi màu sắc lưng cá trên chịu tác động của: Quá trình chọn lọc vận động.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 201939

Khi nói về quá trình điều hòa cân bằng nội môi, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác?

Xem đáp án

Phát biểu không chính xác về quá trình điều hòa cân bằng nội môi: Khi hàm lượng đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tăng cường tiết insulin giải phóng vào máu, hormone này đến gan gây ra tác động phân giải glycogen thành đường để tăng đường huyết.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 201940

Khẳng định nào dưới đây về vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới là chính xác?

Xem đáp án

Khẳng định chính xác về vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới: Cách ly địa lý có thể dẫn tới sự hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian, chuyển tiếp

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 201941

Đặc điểm nào sau đây trên hóa thạch xương sọ của một loài người chứng tỏ loài người này có thể giao tiếp bằng hệ thống tiếng nói?

Xem đáp án

Đặc điểm trên hóa thạch xương sọ của một loài người chứng tỏ loài người này có thể giao tiếp bằng hệ thống tiếng nói: xuất hiện lồi cằm

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 201942

Xu hướng biến đổi nào dưới đây trong quá trình diễn thế sinh thái sẽ dẫn đến thiết lập trạng thái cân bằng?

Xem đáp án

Xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế sinh thái sẽ dẫn đến thiết lập trạng thái cân bằng: Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm xuống

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 201943

Về quá trình biến thái của một số loài sinh vật và các khía cạnh liên quan, trong số các cơ chế được mô tả dưới đây, cơ chế nào là chính xác?

Xem đáp án

Về quá trình biến thái của một số loài sinh vật và các khía cạnh liên quan, cơ chế chính xác: Sự phối hợp không đồng bộ giữa exdison và juvenin sẽ tạo ra những cá thể dị dạng so với cấu trúc chung của cơ thể

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 201944

Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ty thể của người gây ra chứng động kinh. Một học sinh đưa ra các nhận xét về các vấn đề di truyền liên quan đến tính trạng này ở người:

(1). Người mẹ bị bệnh động kinh nếu kết hôn, tỷ lệ các con sinh ra là 100% bị bệnh động kinh.

(2). Cặp vợ chồng mà cả hai bị bệnh động kinh không thể sinh con lành bệnh.

(3). Người chồng bị bệnh động kinh kết hôn với một người phụ nữ bình thường sinh ra các con trong đó có nguy cơ một trong số các con bị bệnh, một số bình thường.

(4). Đột biến gen này không được di truyền cho thế hệ sau vì nó chỉ có trong ty thể mà không tham gia vào việc tạo nên tinh trùng và trứng.

(5). Bệnh động kinh gặp ở nam giới với tỷ lệ cao hơn so với nữ giới. Số nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ty thể của người gây ra chứng động kinh à di truyền ngoài nhân (di truyền theo dòng mẹ)

(1). Người mẹ bị bệnh động kinh nếu kết hôn, tỷ lệ các con sinh ra là 100% bị bệnh động kinh. → đúng

(2). Cặp vợ chồng mà cả hai bị bệnh động kinh không thể sinh con lành bệnh. → đúng

(3). Người chồng bị bệnh động kinh kết hôn với một người phụ nữ bình thường sinh ra các con trong đó có nguy cơ một trong số các con bị bệnh, một số bình thường. → sai

(4). Đột biến gen này không được di truyền cho thế hệ sau vì nó chỉ có trong ty thể mà không tham gia vào việc tạo nên tinh trùng và trứng. → sai

(5). Bệnh động kinh gặp ở nam giới với tỷ lệ cao hơn so với nữ giới. → sai

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 201945

Một phép lai trong đó cá thể đực bị đột biến mất đoạn ở một chiếc cặp NST số 3; cá thể cái bị đột biến gen đảo đoạn ở 1 chiếc của cặp NST số 6. Xác suất xuất hiện con lai mang NST chứa cả hai loại đột biến ở đời sau là:

Xem đáp án

- Một phép lai trong đó cá thể đực bị đột biến mất đoạn ở một chiếc cặp NST số 3 → tỉ lệ giao tử mang đột biến = 1/2

- Cá thể cái bị đột biến gen đảo đoạn ở 1 chiếc của cặp NST số 6 → tỉ lệ giao tử mang đột biến = 1/2

→ Xác suất xuất hiện con lai mang NST chứa cả hai loại đột biến ở đời sau là: 1/4

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 201946

Ở một loài thực vật, alen A quy định màu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Tiến hành phép lai giữa cây hoa đỏ và cây hoa trắng được các hạt lai F1, đem gieo các hạt lai F1 thì thu được 1 nửa số cây có hoa trắng. Tách riêng những cây hoa trắng và những cây hoa đỏ và cho chúng tự thụ phấn, thu được các hạt lai F2. Đem gieo các hạt lai F2, trong số các khẳng định dưới đây về F2,

(1). 37,5% số cây cho hoa đỏ

(2). Tỷ lệ số cây có kiểu gen đồng hợp bằng với tỷ lệ số cây hoa trắng.

(3). Có 25% số cây F2 khi tự thụ tạo đời con có nhiều loại cây hoa khác màu.

(4). 62,5% số cây có hoa trắng.

Số khẳng định phù hợp so với lý thuyết là:

Xem đáp án

- F1 thì thu được 1 nửa số cây có hoa trắng: aa = 1/2

→ P: Aa (đỏ) x aa (trắng)

F1: 1/2 Aa: 1/2 aa tự thụ

(1). 37,5% số cây cho hoa đỏ → đúng, A_ = AA + Aa =  

(2). Tỷ lệ số cây có kiểu gen đồng hợp bằng với tỷ lệ số cây hoa trắng. → sai, đồng hợp có AA và aa mà hoa trắng chỉ có KG aa

(3). Có 25% số cây F2 khi tự thụ tạo đời con có nhiều loại cây hoa khác màu. → đúng, cây F2 tự thụ cho đời con có nhiều loại cây khác màu là cây có KG Aa, tỉ lệ Aa = \(\frac{{\frac{1}{2}}}{2} = \frac{1}{4}\)

(4). 62,5% số cây có hoa trắng. → đúng, hoa trắng aa = 100-37,5 = 62,5%

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 201948

Một người đàn ông - làm việc trong phòng thí nghiệm sinh học phân tử nơi thường xuyên sử dụng chất Ethidium bromide (chất có khả năng gây đột biến gen) trong các thí nghiệm - lấy một người vợ giáo viên. Họ sinh ra một người con trai vừa bị mù màu, vừa bị máu khó đông trong khi cả hai vợ chồng đều không mắc 2 căn bệnh này. Cặp vợ chồng quyết định đâm đơn kiện Ban quản lý phòng thí nghiệm ra tòa án dân sự thành phố, đòi bồi thường trợ cấp. Trong số các phán quyết sau đây của tòa, phán quyết nào là chính xác, biết rằng trong quá trình làm thí nghiệm, có vài lần người đàn ông này không tuân thủ quy trình thí nghiệm.

Xem đáp án

Phòng thí nghiệm không phải bồi thường vì không phải lỗi từ việc thí nghiệm trong phòng thí nghiệm gây ra. (do có thể cặp vợ chồng này mang alen gây ra 2 bệnh trên)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 201950

Một quần thể tự thụ phấn ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền dạng 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa. Các hợp tử đồng hợp lặn có sức sống chỉ bằng 1 nửa so với các kiểu gen kháC. Tổng tỷ lệ giao tử chứa alen lặn do các cây F1 tạo ra là:

Xem đáp án

P: 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa. (tự thụ)

0,2 AA → 0,2 AA

0,4 Aa → 0,1 AA: 0,2 Aa: 0,1/2 aa

0,4 aa → 0,2 aa (hợp tử aa có sức sống = 1/2 các cá thể khác)

→ F1: 2/5 AA: 4/15 Aa: 1/3 aa → tỉ lệ giao tử a = 7/15

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »