Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Hai Bà Trưng

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Hai Bà Trưng

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 26 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 201231

Khi lai 2 cơ thể ruồi giấm dị hợp thân xám, cánh dài với nhau, thu được kiểu hình thân đen, cánh cụt tỉ lệ 1%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng thân xám, cánh dài là trội hoàn toàn so với thân đen, cánh cụt). Tần số hoán vị gen là:

Xem đáp án

A: thân xám                     a: thân đen

B: cánh dài                       b: cánh cụt

2 gen di truyền liên kết

Thân đen, cánh cụt = 1% =ab/ab

=> f(ab) = 0,02 x 0,5 (vì ruồi giấm chỉ hoán vị 1 bên giới cái)

 0,02 < 0,25 →b giao tử hoán vị

Tần số hoán vị = f = 0,02x2 = 0,04 = 4%

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 201232

Khi cho lai giữa hai thứ hoa màu đỏ với thứ hoa màu vàng thu được F1 toàn hoa màu lục. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có: 165 cây hoa màu lục : 60 cây hoa màu đỏ : 54 cây hoa màu vàng : 18 cây hoa màu trắng. Cho các cây hoa màu trắng ở F2 giao phấn ngược trở lại với F1, theo lý thuyết, kết quả thu được là:

Xem đáp án

F2 thu được tỉ lệ 9 màu lục: 3 màu đỏ: 3 màu vàng: 1 màu trắng

=> A_B_: màu lục

A_bb (hoặc aaB_): màu đỏ

aaB_ (hoặc A_bb): màu vàng

aabb: màu trắng

→ Phép lai của F1 là: AaBb x AaBb

=> giao phấn màu trắng với F1: aabb x AaBb

→ kết quả là:1 lục: 1 đỏ: 1 vàng: 1 trắng.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 201233

Ở một loài thực vật, nghiên cứu sự di truyền của 4 cặp tính trạng do 4 cặp gen chi phối. Khi khảo sát một cơ thể chứa các cặp gen dị hợp, quá trình giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử AE BD với tỷ lệ 17,5%. Từ các thông tin trên, hãy chỉ ra loại giao tử và tỷ lệ giao tử nào sau đây có thể được tạo ra cùng với loại giao tử kể trên, biết hoán vị gen chỉ xảy ra ở cặp NST chứa AE.

Xem đáp án

Giao tử AE BD có tỷ lệ 17,5% > 6,25% → giao tử liên kết

A. Loại giao tử Ae BD với tỷ lệ 7,5% → đúng (vì % 1 giao tử liên kết + % 1 giao tử hoán vị = 25%)

B. Loại giao tử aE bd với tỷ lệ 17,5% → sai (aE bd là giao tử hoán vị → tần số = 7,5%)

C. Loại giao tử ae BD với tỷ lệ 7,5% → sai (ae BD là giao tử liên kết, % các giao tử liên kết = nhau → tần số = 17,5 %)

D. Loại giao tử AE Bd với tỷ lệ 17,5% → sai (AE Bd là giao tử hoán vị → tần số = 7,7 %)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 201234

Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài.

-Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ : 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng

-Lai với cây thứ 2, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ 2 lần lượt là:

Xem đáp án

- Lai với cây thứ 2, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng à tương tác bổ sung

A_B_: hoa đỏ

aaB_; A_bb: hoa hồng

aabb: hoa trắng

→ cây thứ 2 và cây P: AaBb x AaBb

- Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ: 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng → cây thứ nhất có KG aabb

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 201235

Khi nói về tim và các hoạt động của tim ở người và động, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào chính xác?

Xem đáp án

A. Trong pha giãn chung, áp suất máu trong các khoang tim đồng loạt gia tăng khiến máu từ các tĩnh mạch bị kéo về tim. → sai, áp suất máu trong tâm nhĩ tăng, tâm thất giảm

B. Với chu kỳ hoạt động 3 pha: nhĩ co, thất co, giãn chung tương ứng với thời gian 0,1:0,3: 0,4 giây thì nhịp tim của người này có giá trị 72 nhịp mỗi phút → sai, nhịp tim của người này có giá trị 75 nhịp mỗi phút.

C.  Các động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhanh để đảm bảo đẩy máu đi khắp cơ thể. → cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậm.

D. Một trong các dấu hiệu của bệnh hở van tim là có nhịp tim cao hơn so với người bình thường, tim phải hoạt động nhiều hơn so với người bình thường. → đúng

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 201236

Về các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật, trong số các phát biểu sau:

(1) Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của chúng.

(2) Kỹ thuật nuôi cấy mô sẹo thực vật từ một cá thể ban đầu tạo ra hàng loạt cây con có độ đa dạng di truyền cao và có hiệu suất nhân giống cao.

(3) Giâm cành, chiết cành, ghép cành ở thực vật là các ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.

(4) Trong kỹ thuật giâm cành, người ta bóc một phần vỏ ở thân rồi bó lại bằng đất ẩm, chờ khi phần thân đó hình thành rễ thì cắt cành có rễ đem trồng ở một nơi khác.

Có bao nhiêu phát biểu chính xác?

Xem đáp án

(1) Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của chúng. → đúng.

(2) Kỹ thuật nuôi cấy mô sẹo thực vật từ một cá thể ban đầu tạo ra hàng loạt cây con có độ đa dạng di truyền cao và có hiệu suất nhân giống cao. → sai, độ đa dạng thấp do các cá thể có kiểu gen giống cây mẹ và giống nhau.

(3) Giâm cành, chiết cành, ghép cành ở thực vật là các ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. → đúng

(4) Trong kỹ thuật giâm cành, người ta bóc một phần vỏ ở thân rồi bó lại bằng đất ẩm, chờ khi phần thân đó hình thành rễ thì cắt cành có rễ đem trồng ở một nơi khác. → sai, đây là kĩ thuật chiết cành

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 201237

Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y). Gen thứ 4 có 3 alen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X). Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các locus trên trong quần thể người là:

Xem đáp án

- Gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường

→ có (3*4)/2 = 6 kiểu gen

- Các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y):

+ Xét giới XX: có 10 kiểu gen

+ Xét giới XY (gen thứ 4 có 3 alen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X) → có 4x3 = 12 kiểu gen

→ gen 2 và 3, 4 có tổng số 22 kiểu gen

=> tổng số kiểu gen tối đa của quần thể = 6x22 = 132 kiểu gen

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 201238

Ở người, bệnh rối loạn chuyển hóa phenylketonuria do một locus đơn gen chi phối. Các nghiên cứu di truyền ở một gia đình theo phả hệ dưới đây

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Xác suất mang gen bệnh của người thứ gái (3) là 66,67%

(2). Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường chi phối.

(3) Những người không mang bệnh trong gia đình nói trên đều không mang alen gây bệnh.

(4) Xác suất những đứa trẻ mắc chứng phenylketonuria được sinh ra từ cặp vợ chồng 4 và 5 nếu họ kết hôn là 16,67% Số khẳng định đúng là:

Xem đáp án

Gen quy định bệnh là gen lặn (gọi là a) nằm trên NST quy định.

 (1) Xác suất mang gen bệnh của người thứ gái (3) là 66,67% → đúng, do bố mẹ (1), (2) sinh được 1 người con bị bệnh → họ đều có KG dị hợp Aa → Xác suất mang gen bệnh của người không bị bệnh (3) = 2/3 = 66,67%

(2) Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường chi phối. → đúng

(3) Những người không mang bệnh trong gia đình nói trên đều không mang alen gây bệnh. → sai, người (5) không bệnh nhưng chắc chắn nhận 1 alen a từ bố bị bệnh.

(4) Xác suất những đứa trẻ mắc chứng phenylketonuria được sinh ra từ cặp vợ chồng 4 và 5 nếu họ kết hôn là 16,67% → đúng, (5) có KG: Aa → tạo giao tử 1212 A: 1212a; (4) có khả năng có kiểu gen 1/3AA: 2/3Aa → tạo giao tử A = 2/3; a = 1/3 → xác suất sinh con bị bệnh =  1/3 x 1/2 = 1/6 = 16,67% 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 201239

Thành phần nào dưới đây KHÔNG có trong cấu trúc của một gen điển hình ở tế bào nhân sơ?

Xem đáp án

Thành phần KHÔNG có trong cấu trúc của một gen điển hình ở tế bào nhân sơ là gen khởi động

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 201240

Loại đột biến nào sau đây được coi là đột biến dịch khung?

Xem đáp án

Loại đột biến được coi là đột biến dịch khung là đột biến mất 1 cặp AT ở vùng mã hóa

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 201241

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST trong tế bào nhân thực, cấu trúc có đường kính là 2nm

Xem đáp án

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST trong tế bào nhân thực, cấu trúc có đường kính là 2nm sợi ADN

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 201243

Các nhà khoa học cho rằng dạng vật chất di truyền đầu tiên sử dụng trong quá trình tiến hóa không phải là ADN mà là ARN. Dẫn liệu gần nhất để xác thực luận điểm trên:

Xem đáp án

Các nhà khoa học cho rằng dạng vật chất di truyền đầu tiên sử dụng trong quá trình tiến hóa không phải là ADN mà là ARN. Dẫn liệu gần nhất để xác thực luận điểm trên là: Trong quá trình tổng hợp protein có sự tham gia trực tiếp của các dạng ARN mà không có sự tham gia của ADN.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 201244

Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của tiến hóa nhỏ:

Xem đáp án

Đặc điểm KHÔNG phải là đặc điểm của tiến hóa nhỏ là hình thành các bậc phân loại trên loài (đây là đặc điểm của tiến hóa lớn).

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 201245

Kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh bắt đầu cách đây khoảng 444 triệu năm với đặc điểm quá trình hình thành các lục địa, mực nước biển dâng cao và khí hậu nóng ẩm, trong đó đặc điểm các sinh vật điển hình bao gồm:

Xem đáp án

Kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh bắt đầu cách đây khoảng 444 triệu năm với đặc điểm quá trình hình thành các lục địa, mực nước biển dâng cao và khí hậu nóng ẩm, trong đó đặc điểm các sinh vật điển hình bao gồm: Sự kiện quan trọng nhất là cây có mạch xuất hiện và sự di cư của động vật lên cạn

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 201247

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Tập hợp sinh vật sau đây là quần thể sinh vật là tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 201248

Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn cần giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:

Xem đáp án

Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn cần giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng là diễn thế thứ sinh (vẫn còn sinh vật ở quần xã trước đó)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 201249

Trong số các đối tượng sống sau đây, đối tượng nào không hô hấp nhờ mang?

Xem đáp án

Trong số các đối tượng sống sau đây, đối tượng không hô hấp nhờ mang là giun đất

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 201250

Khi nói về hoạt động của hệ thần kinh dạng ống, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào chính xác?

Xem đáp án

A. Tất cả các hoạt động trả lời kích thích của tế bào động vật có hệ thần kinh dạng ống đều dựa trên nguyên tắc phản xạ đều được thực hiện theo nguyên tắc phản xạ. → sai

B. Trong một cung phản xạ, kích thích sẽ tác động đến cơ quan thụ cảm để tiếp nhận tín hiệu từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. → đúng

C. Bất kỳ một cung phản xạ nào cũng bao gồm sự tham gia của 3 neuron là 1 neuron cảm giác, 1 neuron trung gian và 1 neuron vận động. → sai. 

D. Các phản xạ không điều kiện là các phản xạ mang tính học được, phải trải qua quá trình rèn luyện mới có thể hình thành. → sai, phản xạ không điều kiện là các phải xạ bẩm sinh, không qua học tập

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 201251

Đây là loại hormon thực vật được sinh ra ở lục lạp và có tác động đến quá trình đóng lỗ khí khi cây gặp hạn hán. Nó có tác dụng khởi động quá trình ngủ của hạt, hormon này là:

Xem đáp án

Đây là loại hormon thực vật được sinh ra ở lục lạp và có tác động đến quá trình đóng lỗ khí khi cây gặp hạn hán. Nó có tác dụng khởi động quá trình ngủ của hạt, hormon này là axit absixic 

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 201252

Cây hai năm là loại cây ra sao?

Xem đáp án

Cây hai năm là loại cây có vòng đời kéo dài đủ lâu, qua một mùa đông sang năm sau ra hoa kết trái và chết đi

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 201253

Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 5 và một nhiễm sắc thể của cặp số 9 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:

Xem đáp án

Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 5 và một nhiễm sắc thể của cặp số 9 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là: 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 201254

Ở một cơ thể thực vật có kiểu gen \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\), người ta tiến hành khảo sát quá trình giảm phân hình thành giao tử của 2000 tế bào sinh tinh trùng và nhận thấy có 36% số tế bào có hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến sự hoán vị giữa B và b. Tần số hoán vị và tỷ lệ giao tử nào dưới đây là phù hợp với các mô tả này?

Xem đáp án

Ở một cơ thể thực vật có kiểu gen \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\), người ta tiến hành khảo sát quá trình giảm phân hình thành giao tử của 2000 tế bào sinh tinh trùng và nhận thấy có 36% số tế bào có hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến sự hoán vị giữa B và b. Tần số hoán vị và tỷ lệ giao tử nào dưới đây là phù hợp với các mô tả này? 

A. 36% và giao tử A BD chiếm 16% à sai, f=18% và A BD = 20,5%

B. 18% và giao tử a bD chiếm 16% à sai, f=18% và a bD = 4,5%

C. 18% và giao tử A bd chiếm 20,5% à đúng, f = 18% và A bd = 20,5%

D. 18% và có 3280 giao tử a bd à sai, f = 18% và tỉ lệ a bd = 20,5% tương đương 2000*4*20,5% = 1640 giao tử.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 201255

Phương pháp tạo giống mới bằng kỹ thuật gây đột biến thực nghiệm thường được áp dụng trên đối tượng vi sinh vật hoặc cây trồng mà ít áp dụng trên đối tượng động vật vì sao?

Xem đáp án

Phương pháp tạo giống mới bằng kỹ thuật gây đột biến thực nghiệm thường được áp dụng trên đối tượng vi sinh vật hoặc cây trồng mà ít áp dụng trên đối tượng động vật vì động vật có hệ thần kinh phát triển và cơ chế xác định giới tính bằng cặp nhiễm sắc thể giới tính, tác nhân gây đột biến thường ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của động vật nên ít được áp dụng

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 201256

Ở người và các động vật, ung thư xuất hiện do sự mất kiểm soát điều khiển chu kỳ tế bào, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ung thư như các nguyên nhân bên trong và nguyên nhân môi trường, đích cuối cùng chúng ảnh hưởng đến hệ gen của cá thể. Xét trên phương diện tiến hóa, khẳng định nào dưới đây về ung thư là chính xác?

Xem đáp án

Ở người và các động vật, ung thư xuất hiện do sự mất kiểm soát điều khiển chu kỳ tế bào, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ung thư như các nguyên nhân bên trong và nguyên nhân môi trường, đích cuối cùng chúng ảnh hưởng đến hệ gen của cá thể. Xét trên phương diện tiến hóa, các gen ung thư luôn biến đổi tần số alen của mình sau mỗi thế hệ người.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 201257

Quá trình hình thành loài thường trải qua nhiều giai đoạn trung trung gian, mỗi giai đoạn sự cách ly giữa các quần thể ngày càng được xác lập bền vững hơn cho đến khi có sự cách ly hoàn toàn về sinh sản. Trong số các hiện tượng chỉ ra dưới đây:

(1) Con lai giữa lừa và ngựa không có khả năng sinh sản.

(2) Chim sẽ cái không hứng thú với tiếng hót họa mi trống.

(3) Cấu tạo cơ quan sinh dục của chuột và voi khác nhau, không giao phối được.

(4) Nòi chim sẻ châu Á giao phối với chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được.

(5) Phượng ra hoa vào mùa hè, hoa sữa ra hoa vào mùa thu, chúng không thể giao phấn. Các ví dụ về hiện tượng cách ly trước hợp tử bao gồm:

Xem đáp án

(1) Con lai giữa lừa và ngựa không có khả năng sinh sản → sai, đây là cách li sau hợp tử.

(2) Chim sẽ cái không hứng thú với tiếng hót họa mi trống → đúng

(3) Cấu tạo cơ quan sinh dục của chuột và voi khác nhau, không giao phối được. → đúng

(4) Nòi chim sẻ châu Á giao phối với chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được. → sai, đây là cách li sau hợp tử.

(5) Phượng ra hoa vào mùa hè, hoa sữa ra hoa vào mùa thu, chúng không thể giao phấn. → đúng

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 201259

Sử dụng các số liệu và các phân tích về số lượng, sinh khối và năng lượng tiêu thụ của một chuỗi thức ăn điển hình của một quần xã sinh vật có thể xây dựng được tháp sinh thái. Điều khẳng định nào dưới đây về tháp sinh thái là chính xác?

Xem đáp án

A. Tháp số lượng luôn có dạng chuẩn, đáy rộng và đỉnh nhỏ. → sai, tháp số lượng với chuỗi có mối quan hệ kí sinh-vật chủ có dạng đáy hẹp, đỉnh rộng.

B. Từ tháp số lượng có thể tính toán được hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng. → sai, không thể tính hiệu suất sinh thái từ tháp số lượng.

C. Trong tháp năng lượng, các loài ở trên luôn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các loài ở dưới. → sai, các loài dưới cung cấp năng lượng cho loài ở trên.

D. Tháp sinh thái xây dựng đối với quần xã sinh vật nổi trong nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo thấp, sinh khối vật tiêu thụ cao, tháp sinh khối bị biến dạng. → đúng.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 201260

Những người có kích thước khổng lồ xuất hiện thường là do đâu?

Xem đáp án

Những người có kích thước khổng lồ xuất hiện thường là do hiện tượng ưu năng tuyến yên, tuyến yên sản xuất một lượng lớn các hormon sinh trưởng làm cơ thể lớn lên nhanh chóng

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 201261

Trong các biện pháp điều khiển sinh sản ở người, viên thuốc tránh thai được sử dụng khá phổ biến. Cơ chế tác động của viên thuốc tránh thai là:

Xem đáp án

Trong các biện pháp điều khiển sinh sản ở người, viên thuốc tránh thai được sử dụng khá phổ biến. Cơ chế tác động của viên thuốc tránh thai là có bản chất là các hormon sinh dục, ức chế quá trình rụng trứng, làm đặc chất nhầy tử cung và ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 201262

Tại sao trong sinh sản của thực vật hạt kín, quá trình thụ tinh lại được gọi là thụ tinh kép?

Xem đáp án

Trong sinh sản của thực vật hạt kín, quá trình thụ tinh lại được gọi là thụ tinh kép vì mỗi hạt phấn tạo ra 2 tinh tử, 1 tinh tử thụ tinh với noãn trong túi phôi tạo hợp tử, tinh tử còn lại thụ tinh với tế bào trung tâm tạo thành tế bào 3n.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 201263

Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và  1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:

Xem đáp án

Gen A:

 2A + 2G = \(\frac{{153*10*2}}{{3,4}}\) = 900

2A + 3G = 1169

→ A = T = 181; G = X = 269

Cặp gen Aa tự nhân đôi 2 lần, ở lần thứ 2, môi trường cung cấp 1083 A và 1617 G.

Ở alen a gọi số nu A là x, số nu G là y (x, y là số nguyên dương)

=> (181+x)*(22-1) = 1083

(269+y)*(22-1) = 1617

→ x= 180; y= 270

→ Đây là đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 201264

Ở một loài thực vật, xét một gen A dài 408nm và có T = 2G. Gen A bị đột biến thành alen a có 2799 liên kết hydro. Và đột biến không làm thay đổi chiều dài của alen. Phép lai giữa 2 cơ thể đều dị hợp với nhau đời sau tạo ra các hợp tử, trong số các hợp tử tạo ra có 1 hợp tử chứa 2401T. Hợp tử trên có kiểu gen là:

Xem đáp án

Gen A: \(\frac{{408*10*2}}{{3,4}}\) =2400

 T = 2G

→ A = T = 800; G = X = 400

Gen a có 2799 liên kết hydro và chiều dài không đổi, ta có:

2A+2G = 2400

2A+3G = 2799

→ A = T = 801; G = X = 399

Hợp tử có 2401 T (gọi số lượng gen A có trong hợp tử là x, số lượng gen  có trong hợp tử là y; x và y là số nguyên dương) → 800x + 801y = 2401

Thử nghiệm với x, y → x=2, y= 1.

=> Kiểu gen của hợp tử là AAa

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 201268

Ở một loài thực vật, xét một locus 2 alen A trội hoàn toàn so với a. Tiến hành phép lai giữa các thể lệch bội, cho các phép lai giữa các thể tứ nhiễm và tam nhiễm theo các cặp dưới đây:

1. AAaa x AAaa         2. AAaa x Aaa  3. Aaa x Aaa          4. Aaa x Aa 5. Aaaa x Aaa; về mặt lý thuyết số lượng phép lai cho tỷ lệ 3 trội: 1 lặn?

Xem đáp án

1. AAaa x AAaa → F1: aaaa = \(\frac{1}{6}*\frac{1}{6} = \frac{1}{6};{A_ - } = \frac{{35}}{{36}}\) (35 trội: 1 lặn)

2. AAaa x Aaa → F1: 11 trội: 1 lặn

3. Aaa x Aaa → F1: 3 trội: 1 lặn          

4. Aaa x Aa → F1: 3 trội: 1 lặn 

5. Aaaa x Aaa → F1: 3 trội: 1 lặn

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 201269

Cây lanh Linum usitatissimum là giống cây lấy sợi phổ biến ở các nước châu Á, locus chi phối màu sắc hoa có 2 alen trong đó A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Hai locus khác mỗi locus 2 alen là B/b và D/d cùng chi phối chiều cao cây. Tiến hành phép lai phân tích cây dị hợp 3 locus có kiểu hình thân cao, hoa đỏ được đời con 71 cây thân cao, hoa đỏ: 179 thân cao, hoa trắng: 321 thân thấp, hoa trắng: 428 thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây đem lai phân tích là:

Xem đáp án

P: Cao, đỏ dị hợp 3 cặp gen lai phân tích

F1: 7% cao, đỏ : 18% cao, trắng : 32% thấp, trắng : 43% thấp, đỏ

Đỏ : trắng = 1: 1 → P: Aa

Cao : thấp = 1: 3 →P: BbDd

Tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen tương tác bổ sung cùng qui định theo cơ chế 9:7: B-D- = cao, B-dd = bbD- = bbdd = thấp.

Giả sử 3 gen phân li độc lập.

→F1 (1:1) x (1:3) ≠ đề bài

→ 2 trong 3 nằm trên 1 NST

Mà gen B và D vai trò tương đương

Giả sử cặp gen Aa và Bb nằm trên 1 NST

Có cao đỏ A-B-D- = 7%

Mà Dd x dd → D- =0,5

→ A-B- = 0,14 → P cho giao tử AB = 0,14 (phép lai phân tích)

→ P có kiểu gen là Ab//aB Dd và tần số hoán vị là f = 28%

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 201270

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một tính trạng trong một gia đình:

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1). Có 12 người trong phả hệ có thể xác định chính xác được kiểu gen từ các thông tin có trong phả hệ.

(2). Những người không mắc bệnh là những người có thể không mang alen gây bệnh.

(3). Gen chi phối tính trạng bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y do tỷ lệ bị bệnh ở nam giới xuất hiện ít hơn.

(4). Ở thệ hệ thứ 2, cặp vợ chồng không bị bệnh có ít nhất một người có kiểu gen dị hợp.

Xem đáp án

(1) Có 12 người trong phả hệ có thể xác định chính xác được kiểu gen từ các thông tin có trong phả hệ. → sai, chỉ có 10 người biết chắc chắn kiểu gen.

(2) Những người không mắc bệnh là những người có thể không mang alen gây bệnh → đúng

(3) Gen chi phối tính trạng bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y do tỷ lệ bị bệnh ở nam giới xuất hiện ít hơn → sai

(4) Ở thệ hệ thứ 2, cặp vợ chồng không bị bệnh có ít nhất một người có kiểu gen dị hợp → đúng

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »