Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Lê Thánh Tông
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Lê Thánh Tông
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
19 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Biểu đồ bên mô tả tốc độ thoát hơi nước ở cây bị ảnh hưởng bởi yếu tố X. Yếu tố X ở đây là gì?
Độ ẩm càng cao, thoát hơi nước càng giảm.
Hình sau mô tả một ống thận và một số mạch máu liên quan. Chất nào được tái hấp thu hoàn toàn từ chất lỏng ở R trở về máu ở P?
Chất tái hấp thu là gluco.
Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?
rARN là thành phần cấu tạo của ribôxôm.
Loài nào sau đây vừa là loài ưu thế vừa là loài đặc trưng?
Cây tràm trong quần xã rừng U Minh vừa là loài ưu thế vừa là loài đặc trưng
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n =24. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?
Cây tứ bội là 3n = 36
Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm các thành phần nào?
Một nucleoxome gồm một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotit quấn 1(3/4) vòng quanh 1 khối cầu gồm 8 phân tử prôtêin loại histon.
Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai Aa x aa cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là:
Phép lai \(Aa \times aa \to 1Aa:1aa.\)
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe aaBBDdee cho đời con có
AaBbDdEe x aaBBDdee = \(\left( {Aa \times aa} \right)\left( {Bb \times BB} \right)\left( {Dd \times Dd} \right)\left( {Ee \times ee} \right).\)
\(= \left( {1Aa:1aa} \right)\left( {1Bb:1BB} \right)\left( {1DD:2Dd:1Dd} \right)\left( {1Ee:1ee} \right)\).
Số loại kiểu gen \( = 2 \times 2 \times 3 \times 2 = 24\).
Số loại kiểu hình \(= 2 \times 1 \times 2 \times 2 = 8.\)
Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Khoảng cách giữa hai gen A và B là 40 cM. Cho phép lai P: ♂ \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}} \times\) ♀ \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\) thu được F1. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao, hoa trắng F1 chiếm tỉ lệ là:
Tần số hoán vị gen là 40% → tỉ lệ giao tử ab = 0,2 → Kiểu gen \(\frac{{\underline {ab} }}{{ab}} = 0,{2^2} = 0,04.\)
Tỉ lệ cây thân cao hoa trắng \(\left( {A - ,bb} \right) = 0,25 - 0,04 = 0,21 = 21\% \).
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa màu đỏ ở F1, tỉ lệ kiểu gen là:
F1 tự thụ phấn:
\(AaBb \times AaBb = \left( {Aa \times Aa} \right)\left( {Bb \times Bb} \right) = \left( {1AA:2Aa:1aa} \right)\left( {1BB:2Bb:1bb} \right)\).
Hoa đỏ \(A - B - = \left( {1AA:2Aa:2Bb} \right) = 1:2:2:4.\)
Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Ở thế hệ F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Ở thế hệ F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ \(= 0,4.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^3} = 0,05.\)
Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra ưu thế lai?
Phép lai khác dòng được sử dụng để tạo ra ưu thế lai.
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là di - nhập gen.
Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra phát biểu nào sau đây?
Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra: Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học.
Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa gì?
Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.
Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Ví dụ: Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ,...
Nhóm sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?
Thực vật luôn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
Nhóm thực vật nào sau đây có giai đoạn cố định CO2 vào ban đêm?
Thực vật CAM có giai đoạn cố định CO2 vào ban đêm
Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ ôxi trong máu động mạch của người này là 21 ml/100 ml máu. Có bao nhiêu ml ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút?
Số lần tim co bóp trong 1 phút là \(60 \div 0,8 = 75.\)
→ Lượng máu được tống vào động mạch chủ là \(75 \times 70 = 5250\,\,ml.\)
→ Lượng ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ là \(5250 \times 21 \div 100 = 1102,5\,\,ml\).
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, khi môi trường có hay không có lactôzơ thì gen điều hòa R luôn tổng hợp prôtêin ức chế.
A sai vì khi môi trường có lactôzơ thì một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
C sai vì khi môi trường có lactôzơ thì các gen cấu trúc Z, Y, A mới phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D sai vì ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã khi môi trường có lactôzơ.
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại axit amin.
II. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
III. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
IV. Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.
I sai vì mã kết thúc không quy định tổng hợp axit amin.
Ở một loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông trắng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực F1 lai phân tích được thế hệ lai gồm 50% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích, theo lý thuyết, trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, loại cá thể cái chiếm tỷ lệ:
Đực F1 lai phân tích đời con có tỉ lệ lông đen : lông trắng = 1 : 3.
→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước: A-B- quy định lông đen; A-bb hoặc aaB- hoặc aabb quy định lông trắng.
+ Ở đời con, tỉ lệ kiểu hình của giới đực khác với giới cái.
→ Tính trạng liên kết giới tính, chỉ có một cặp gen Aa hoặc Bb nằm trên NST X.
- Con cái F1 có kiểu gen AaXBXb lai phân tích: \(Aa{X^B}{X^b} \times aa{X^b}Y\)
+ Giao tử cái: \(A{X^B};A{X^b};a{X^B};a{X^b}\); giao tử đực: \(a{X^b};aY.\)
|
AXB |
AXb |
aXb |
aXb |
aXb |
AaXBXb |
AaXbXb |
aaXBXb |
aaXbXb |
aY |
AaXBY |
AaXbY |
aaXBY |
aaXbY |
Kiểu hình lông trắng ở đời con có 3 con cái lông trắng : 3 con đực lông trắng.
→ Cá thể cái chiếm tỉ lệ 50%.
Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động
Đây là kiểu biến động theo chu kỳ nhiều năm.
Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.
II. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.
III. Nước là một loại tài nguyên tái sinh.
IV. Vật chất từ môi trưòng đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường.
Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu II, III, IV.
I sai vì nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng muối amoni \(\left( {NH_4^ + } \right)\) hoặc muối nitrat \(\left( {NO_3^ - } \right)\). Nitơ phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, thực vật không thể hấp thụ được.
Một gen dài 3332 và có 2276 liên kết hiđro. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147 X. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
\({L_{gen}} = 3332\,\mathop A\limits^o \to \) Tổng số Nu của gen là \(N = 1960Nu \to 2{{\rm{A}}_{gen}} + 2{G_{gen}} = 1960\) (1)
Gen có 2276 liên kết hiđro \(\to 2{{\rm{A}}_{gen}} + 2{G_{gen}} = 2276\) (2)
Giải hệ tạo bởi (1) và (2) ta được: \({A_{gen}} = {T_{gen}} = 664\,\,Nu;\,\,{G_{gen}} = {X_{gen}} = 316\,\,Nu.\)
→ Xét các phát biểu của đề bài:
A đúng.
B sai. \({A_2} = {T_1} = {A_{gen}} - {A_1} = 664 - 129 = 535\,\,Nu\).
C sai. Nếu gen nhân đôi 1 lần thì môi trường cung cấp số nuclêôtit loại X là \(664 \times \left( {{2^1} - 1} \right) = 664\,\,Nu\)
D sai. \({{\rm{X}}_2} = {X_{gen}} - 147 = 316 - 147 = 169.\) Mà \({A_2} = 535 \to {X_2} < {A_2}\).
Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 3 lần liên tiếp tạo được 60 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 4 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1140.
IV. Tổng số phân tử ADN được tạo ra là 1280.
Cả 4 phát biểu đều đúng.
I đúng vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là \(a.\left( {{2^3} - 2} \right) = 60 \to a = 60 \div 6 = 10.\)
II, IV đúng vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 4 lần) thì tạo ra số phân tử ADN là \(10 \times {2^7} = 1280\) phân tử. Trong đó, số phân tử có chứa \({N^{14}} = 10 \times \left( {{2^{3 \div 1}} - 2} \right) = 140.\)
III đúng vì số phân tử ADN chỉ chứa \({N^{15}} = a.\left( {{2^{m + n}} + 2 - {2^{m + 1}}} \right) = 10 \times \left( {{2^{3 + 4}} + 2 - {2^{3 + 1}}} \right) = 1140.\)
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây có kiểu gen AaBb lai phân tích thì đời con có 25% số cây thân cao, hoa đỏ.
II. Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau, thu được F1. Nếu F1 có 4 loại kiểu gen thì chỉ có 1 loại kiểu hình.
III. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, thu được F1. Nếu F1 có 2 loại kiểu gen thì chứng tỏ số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%.
IV. Một cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1. Nếu F1 có 3 loại kiểu gen thì chỉ có 2 loại kiểu hình.
Có 4 phát biểu đúng.
I đúng vì cây AaBb lai phân tích thì sẽ có 1/4 số cây A-B-.
II đúng vì nếu F1 có 4 kiểu gen thì chứng tỏ P có kiểu gen \(AABb \times AaBB \to \) Có 1 KH.
III đúng vì nếu F1 có 2 loại kiểu gen thì chứng tỏ P có kiểu gen AaBB x aabb (hoặc AABb x aabb) → Số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%.
IV đúng vì F1 có 3 kiểu gen thì chứng tỏ P có kiểu gen AABb hoặc AaBB → Có 2 loại kiểu hình.
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 16% số cây hoa đỏ, quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 4 : 4 : 1 : 1.
II. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
III. Ở F2, số cá thể dị hợp 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác F1 chiếm tỉ lệ 2%.
IV. F2 có 9% số cá thể thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.
Cây hoa đỏ, quả bầu dục (A-bb) chiếm 16% = 0,16.
→ Cây hoa trắng, quả bầu dục \(\left( {\frac{{\underline {ab} }}{{ab}}} \right)\) chiếm tỉ lệ là \(0,25 - 0,16 = 0,09.\)
→ Kiểu gen \(\frac{{\underline {ab} }}{{ab}} = 0,09 = 0,3 \times 0,3 \to \) Kiểu gen của F1 là \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}\) và đã có HVG với tần số 40%.
Cây \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}\) lai phân tích (có hoán vị gen 40%) thì đời con có tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1 → I sai.
II đúng vì có 5 kiểu gen là \(\frac{{\underline {AB} }}{{AB}}\);\(\frac{{\underline {AB} }}{{Ab}}\);\(\frac{{\underline {AB} }}{{aB}}\);\(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}\);\(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\).
III sai vì cây dị hợp 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác F1 là cây \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\).
* Giải nhanh: kiểu gen dị hợp 2 cặp gen \(\left( {\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}} \right)\) có tỉ lệ là
\(0,5 + 2{\rm{x}} - 2\sqrt x = 0,5 + 2 \times 0,09 - 2\sqrt {0,09} = 0,08.\)
IV đúng vì số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng = số cây thân thấp, hoa trắng = 9%.
Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
I đúng vì không chịu tác động của nhân tố tiến hóa thì cá thể mang alen \(A = 0,36 + 0,48 = 0,84\).
II sai vì đột biến không bao giờ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III đúng vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn a hoặc loại bỏ hoàn toàn A,…
IV đúng vì di – nhập gen có thể mang đến alen A cho quần thể, làm cho quần thể tăng tần số alen A.
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.
II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.
III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Chỉ có phát biểu II đúng.
I sai vì khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài tăng.
III sai. Cạnh tranh cùng loài làm các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái → làm mở rộng ổ sinh thái của loài.
IV sai. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết và các chất hữu cơ.
II. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
III. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
IV. Chỉ có các loài động vật mới được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
V. Tất cả sinh vật sản xuất đều thuộc nhóm thực vật.
Các phát biểu I, II, IV đúng. Phát biểu III, V sai.
III – Sai vì vi khuẩn lam được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
V – Sai. Vi khuẩn lam thuộc vi khuẩn là sinh vật sản xuất.
Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 185 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 12 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 2220 cá thể.
II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250.
III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 13,23 cá thể/ha.
IV. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong.
Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu I, III, IV.
Xét các phát biểu của quần thể:
I đúng. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số cá thể là \(185 \times 12 = 2220.\)
II sai. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm, quần thể có số cá thể \(2220 + 2220 \times \left( {12\% - 9\% } \right) = 2286 > 2250.\)
III đúng. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 1 năm số lượng cá thể \(2220 + 2220 \times \left( {15\% - 10\% } \right) = 2331.\)
Sau 2 năm số lượng cá thể là \(2331 + 2331 \times \left( {15\% - 10\% } \right) = 2447\) cá thể.
Sau 2 năm, mật độ cá thể của quần thể là \(2447 \div 185 = 13,23\) cá thể/ha.
IV đúng. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể < 2220 cá thể.
Số lượng cá thể của quần thể giảm so với ban đầu → Chứng tỏ tỉ lệ sinh nhỏ hơn tỉ lệ tử.
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD, EE nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể; mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về loài này?
I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng.
III. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
I đúng vì ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là \(3 \times 3 \times 1 \times 1 = 9\) kiểu gen.
II đúng. Ta có:
- Thể một ở cặp A có số kiểu gen là \(1 \times 2 \times 1 \times 1 = 2\) kiểu gen.
- Thể một ở cặp B có số kiểu gen là \(2 \times 1 \times 1 \times 1 = 2\) kiểu gen.
- Thể một ở cặp D có số kiểu gen là \(2 \times 2 \times 1 \times 1 = 4\) kiểu gen.
- Thể một ở cặp E có số kiểu gen là \(2 \times 2 \times 1 \times 1 = 4\) kiểu gen.
- Thể bình thường (2n) có số kiểu gen là \(2 \times 2 \times 1 \times 1 = 4\) kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen là \(2 + 2 + 4 + 4 + 4 = 16\) kiểu gen.
III đúng. Kiểu hình trội về 2 tính trạng là kiểu hình aabbDDED.
- Thể một có số kiểu gen là \(4 \times 1 \times 1 \times 1 = 4\) kiểu gen.
- Thể bình thường (2n) có số kiểu gen là \(1 \times 1 \times 1 \times 1 = 1\) kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen là \(4 + 1 = 5\) kiểu gen.
IV sai vì có 30 kiểu gen.
- Thể một ở cặp A có số kiểu gen là \(2 \times 3 \times 1 \times 1 = 6\) kiểu gen.
- Thể một ở cặp B có số kiểu gen là \(3 \times 2 \times 1 \times 1 = 6\) kiểu gen.
- Thể một ở cặp D có số kiểu gen là \(3 \times 3 \times 1 \times 1 = 9\) kiểu gen.
- Thể một ở cặp E có số kiểu gen là \(3 \times 3 \times 1 \times 1 = 9\) kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen ở các thể một là \(6 + 6 + 9 + 9 = 30\) kiểu gen.
Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm A, B, C, D, E, G là các điểm trên nhiễm sắc thể.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đảo đoạn AE thì khả năng hoạt động của gen II, III, IV không bị thay đổi.
II. Nếu chiều dài của các gen là bằng nhau thì khi các gen phiên mã, số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho các gen là như nhau.
III. Nếu bị mất một cặp nuclêôtit ở vị trí A thì cấu trúc của các gen không bị thay đổi.
IV. Nếu xảy ra đột biến thêm một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 23 tính từ mã mở đầu của gen II thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của các gen II, III, IV và V.
Chỉ có phát biểu III đúng.
I sai vì đảo đoạn ae thì sẽ làm thay đổi vị của 4 gen là gen I, gen II, gen III, gen IV có thể chuyển các gen này từ vị trí hoạt động mạnh sang vị trí hoạt động yếu (hoặc không hoạt động) hoặc ngược lại.
II sai vì ở sinh vật nhân thực, mỗi gen có một vùng điều hòa khác nhau nên khả năng phiên mã của các gen là khác nhau.
III đúng vì a là vị trí thuộc vùng liên gen (vùng nối giữa 2 gen). Do đó nếu mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí a không làm thay đổi cấu trúc của bất cứ gen nào cả.
IV sai vì đột biến thêm một cặp nuclêôtit ở gen II thì chỉ làm thay đổi cấu trúc gen II chứ không ảnh hưởng đến gen khác.
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân cao, hoa trắng (P), thu được F1 có 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình cây thân cao, hoa trắng chiếm 30%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây thân cao, hoa đỏ ở P có kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}\).
II. F1 có số cây thân thấp, hoa đỏ chiếm 20%.
III. F1 có 5 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1. Xác suất thu được cây dị hợp là 4/9.
Chỉ có phát biểu I đúng.
F1 có 4 kiểu hình, chứng tỏ P đều có gen lặn ab.
Vì ở thế hệ P, một cơ thể dị hợp 2 cặp gen, 1 cơ thể dị hợp 1 cặp gen.
→ Ở đời F1, cây thân cao, hoa trắng (A-bb) có tỉ lệ = 0,5 – tỉ lệ kiểu hình lặn \(\left( {\frac{{\underline {ab} }}{{ab}}} \right)\).
→ Kiểu gen \(\frac{{\underline {ab} }}{{ab}} = 0,5 - 0,3 = 0,2.\)
Vì cây thân cao, hoa trắng ở P có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}}\) nên \(0,2\frac{{\underline {ab} }}{{ab}} = 0,5\underline {ab} \times 0,4\underline {ab} \).
→ Kiểu gen của P là \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}} \to \) I đúng.
II sai vì cây thấp, hoa đỏ (aaB-) có tỉ lệ = 0,25 – tỉ lệ kiểu hình lặn \(\left( {\frac{{\underline {ab} }}{{ab}}} \right) = 5\% \).
III sai vì P gồm dị hợp 2 cặp gen x dị hợp 1 cặp gen nên kiểu hình A-B- ở đời con chỉ có 3 kiểu gen.
IV sai vì kiểu gen của P là \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}} \times \frac{{\underline {Ab} }}{{ab}}\) nên kiểu hình cây thấp, hoa đỏ (aaB-) ở đời con luôn chỉ có 1 kiểu gen là \(\frac{{\underline {aB} }}{{ab}}.\) → Xác suất dị hợp là 1.
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen (Aa và Bb) quy định. Tính trạng hình dạng quả do cặp Dd quy định. Các gen quy định các tính trạng nằm trên NST thường, mọi diễn biến trong giảm phân ở hai giới đều giống nhau, cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn, đời con (Fl) thu được tỷ lệ: 44,25% hoa đỏ, quả tròn : 12% hoa đỏ, quả bầu dục : 26,75% hoa hồng, quả tròn : 10,75% hoa hồng, quả bầu dục : 4% hoa trắng, quả tròn : 2,25% hoa trắng, quả bầu dục. Theo lí thuyết, trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
I. F1 có tất cả 30 kiểu gen khác nhau về 2 tính trạng nói trên.
II. Các cây của P có kiểu gen giống nhau.
III. Hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số 40%.
IV. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả tròn F1 thì xác suất thu được cây thuần chủng là 2,25%.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. Giải thích:
* Tìm quy luật di truyền
Hoa đỏ: hoa hồng : hoa trắng \( = \left( {44,25\% + 12\% } \right):\left( {26,75\% + 10,75\% } \right):\left( {4\% + 2,25\% } \right) = 9:6:1.\)
→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B- quy định hoa đỏ; A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng;
aabb quy định hoa trắng.
Quả tròn: quả bầu dục \(= \left( {44,25\% + 26,75\% + 4\% } \right):\left( {12\% + 10,75\% + 2,25\% } \right) = 3:1\).
→ Quả tròn trội so với quả bầu dục.
Hai cặp tính trạng này liên kết không hoàn toàn (có hoán vị gen). Vì nếu phân li độc lập thì kiểu hình hoa trắng, quả bầu dục chiếm tỉ lệ là \(\frac{1}{{16}} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{{64}}\) (trái với bài toán là 2,25%).
→ Cặp gen Dd liên kết với một trong hai cặp gen Aa hoặc Bb.
Giả sử Dd liên kết với Bb, ta có:
Hoa trắng, quả bầu dục có kiểu gen \(aa\frac{{\underline {bd} }}{{bd}} = 0,0225.\) Vì cặp gen Aa phân li độc lập cho nên kiểu hình aa chiếm tỉ lệ 0,25 \( \to \frac{{\underline {bd} }}{{bd}} = 0,0225:0,25 = 0,09.\)
Kiểu gen \(\frac{{\underline {bd} }}{{bd}} = 0,09 \to \underline {bd} = 0,3 \to \) Tần số hoán vị gen là \(1 - 2 \times 0,3 = 0,4.\)
* Tìm phát biểu đúng:
I đúng vì P có kiểu gen dị hợp về 3 cặp, trong đó 2 cặp liên kết không hoàn toàn thì sẽ có 30 kiểu gen.
II đúng vì F1 có tỉ lệ 3 : 1 đối với tính trạng quả → Dd x Dd; F1 có tỉ lệ 9 : 6 : 1 đối với tính trạng màu hoa.
→ \({\rm{Aa}}Bb \times {\rm{AaBb}}{\rm{.}}\)Ở F1, kiểu hình lặn \(\frac{{\underline {bd} }}{{bd}}\) chiếm tỉ lệ 0,09 cho nên giao tử \(\underline {bd} = 0,3\).
→ Đây là giao tử liên kết → Kiểu gen của P là giống nhau.
III đúng vì tần số hoán vị là 40%.
IV sai vì cây hoa đỏ, quả tròn có tỉ lệ là 44,25%. Cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng \(\left( {AA\frac{{\underline {BD} }}{{BD}}} \right)\) có tỉ lệ đúng bằng cây hoa trắng, quả bầu dục \(\left( {aa\frac{{\underline {bd} }}{{bd}}} \right) = 2,25\% .\)
→ Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả tròn F1 thì xác suất thu được cây thuần chủng là \(2,25\% :44,25\% \approx 50\% \).
Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát (P) có 100% cây thân cao giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1 có tỉ lệ 15 số cây thân cao : 1 cây thân thấp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thể hệ P, cây thuần chủng chiếm 50%.
II. Ở thế hệ F1, cây thuần chủng chiếm 62,5%.
III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 3/5.
IV. Nếu các cây F1 tiếp tục giao phấn ngẫu nhiên thì ở F2, cây thân thấp chiếm tỉ lệ 6,25%.
Cả 4 phát biểu đúng.
Áp dụng các công thức giải nhanh, ta có:
Có \(\frac{1}{{16}}\) cây thân thấp → kiểu gen aa chiếm tỉ lệ \(\frac{1}{{16}} = 0,0625 = y\).
→ giao tử \(a = \sqrt {0,0625} = 0,25.\)
→ Ở thế hệ P, kiểu gen Aa có tỉ lệ là \(2\sqrt y = 2 \times 0,25 = 0,5.\)
→ Ở thế hệ P, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ là \(1 - 0,5 = 0,5 = 50\% \to \) I đúng.
Tỉ lệ kiểu gen ở P là 0,5AA : 0,5Aa → giao tử a = 0,25; giao tử A = 0,75.
Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là: \({\left( {1 - \sqrt y } \right)^2}AA:\left( {2\sqrt y - y} \right)Aa:yaa\)
\(= {\left( {1 - 0,25} \right)^2}AA:2\left( {0,25 - 0,0625} \right)Aa:0,0625aa = 0,5625AA:0,375Aa:0,0625aa\).
→ Cây dị hợp chiếm tỉ lệ là 0,375.
→ Cây thuần chủng chiếm tỉ lệ là \(1 - 0,375 = 0,625 = 62,5\% \to \) II đúng.
F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa → Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao thì xác suất thu được cây thuần chủng \( = \frac{{0,5625}}{{0,5625 + 0,375}} = \frac{9}{{15}} = \frac{3}{5} \to \) III đúng.
IV đúng vì F1 có tỉ lệ kiểu gen 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa.
→ Giao tử \(A = 0,5625 + \frac{{0,375}}{2} = 0,75\) và giao tử a có tỉ lệ = 0,25.
Một loài động vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai P: AaBbDdEe AabbDdee, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 36 loại kiểu gen.
II. Ở F1, loại cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 4 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64.
III. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 1/8.
IV. Ở F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 3/8.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
Giải thích:I đúng. Số loại kiểu gen: \(AaBbDdEe \times AabbDdee\)
\(= \left( {Aa \times Aa} \right)\left( {Bb \times bb} \right)\left( {Dd \times Dd} \right)\left( {Ee \times ee} \right) = 3 \times 2 \times 3 \times 2 = 36\) loại.
II sai vì \(AaBbDdEe \times AabbDdee = \left( {Aa \times Aa} \right)\left( {Bb \times bb} \right)\left( {Dd \times Dd} \right)\left( {Ee \times ee} \right)\).
→ Loại cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về 4 cặp gen (aabbddee) có tỉ lệ là \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{1}{{64}}.\)
III đúng. Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội, 3 tính trạng lặn gồm các kí hiệu:
A-bbddee + aaB-ddee + aabbD-ee + aabbddee.
\(AaBbDdEe \times AabbDdee = \left( {Aa \times Aa} \right)\left( {Bb \times bb} \right)\left( {Dd \times Dd} \right)\left( {Ee \times ee} \right)\). Theo đó:
A-bbddee có tỉ lệ là \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{3}{{64}}.\) aaB-ddee có tỉ lệ là \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{1}{{64}}.\)
aabbD-ee có tỉ lệ là \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{3}{{64}}.\) aabbddee có tỉ lệ là \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{1}{{64}}.\)
→ Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội, 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là
\(\frac{3}{{64}} + \frac{1}{{64}} + \frac{3}{{64}} + \frac{1}{{64}} = \frac{8}{{64}} = 0,125 = 12,5\% \)
IV đúng vì loại kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn gồm các kiểu hình là
A-B-D-ee + A-B-ddE- + A-bbD-E- + aaB-D-E-
\(AaBbDdEe \times AabbDdee = \left( {Aa \times Aa} \right)\left( {Bb \times bb} \right)\left( {Dd \times Dd} \right)\left( {Ee \times ee} \right)\) → Ta có:
A-B-D-ee có tỉ lệ là \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{9}{{64}}.\) A-B-ddE- có tỉ lệ là \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{3}{{64}}.\)
A-bbD-E- có tỉ lệ là \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{9}{{64}}.\) aaB-D-E- có tỉ lệ là \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{3}{{64}}.\)
→Loại kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là
\(\frac{9}{{64}} + \frac{3}{{64}} + \frac{9}{{64}} + \frac{3}{{64}} = \frac{{24}}{{64}} = \frac{3}{8} = 37,5\% \).
Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn, trong đó có tần số alen: a=0,8; B=0,6; b=0,4. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong các kiểu gen của quần thể, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là AaBb.
II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/21.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang kiểu hình A-bb, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất thu được cá thể dị hợp 2 cặp gen là 15,36%.
Chỉ có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.
Giải thích: I. Muốn biết kiểu gen nào có tỉ lệ cao nhất thì phải xét từng cặp gen:
Ở các kiểu gen của gen A. Vì A = 0,2 cho nên kiểu gen aa có tỉ lệ lớn hơn kiểu gen AA và lớn hơn Aa.
Ở các kiểu gen của gen B. Vì B= 0,6 cho nên kiểu gen Bb có tỉ lệ lớn hơn kiểu gen BB và lớn hơn bb.
→ Kiểu gen aaBb là kiểu gen có tỉ lệ lớn nhất → sai.
II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là
\(\frac{{AABB}}{{A - B - }} = \frac{{0,04 \times 0,36}}{{\left( {1 - 0,64} \right) \times \left( {1 - 0,16} \right)}} = \frac{1}{{21}} \to \) II đúng.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang kiểu hình A-bb, xác suất thu được cá thể thuần chủng là
\(\frac{{AAbb}}{{A - bb}} = \frac{{0,04 \times 0,16}}{{\left( {1 - 0,64} \right) \times 0,16}} = \frac{1}{9} \to \) đúng.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất thu được cá thể dị hơp 2 cặp gen là
\(\frac{{AaBb}}{1} = 0,32 \times 0,48 = 15,36\% \to \) đúng.
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh A và B ở người; mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người số 6 và người số 8 có kiểu gen giống nhau.
II. Xác định được kiểu gen của 10 người.
III. Cặp 10-11 luôn sinh con bị bệnh.
IV. Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp 8-9 là 50%.
Cả 4 phát biểu đúng.
I đúng vì người số 6 sinh con bị 2 bệnh; người số 8 có bố bị 2 bệnh.
Người số 1, 11 có kiểu gen \(\frac{{\underline {ab} }}{{ab}}.\)
Người số 3 không bị bệnh nhưng sinh con số 9 và số 10 bị bệnh nên có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}.\)
Người số 4 và số 5 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}}.\)
Người số 6 sinh con số 11 bị 2 bệnh nên có kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}.\)
Người số 7 bị bệnh A nên có kiểu gen \(\frac{{\underline {aB} }}{{ab}}.\)
Người số 8 có kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}} \to \) Người số 2 có kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{aB}}.\)
Người số 9 bị bệnh A và có mẹ bị bệnh B nên kiểu gen là \(\frac{{\underline {aB} }}{{ab}}.\).
Người số 10 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}}\) hoặc \(\frac{{\underline {Ab} }}{{Ab}}\).
Người số 9 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\).
II đúng (chỉ có người số 10 chưa biết chính xác kiểu gen).
III đúng vì người số 10 và 11 đều bị bệnh B nên luôn sinh con bị bệnh.
IV đúng vì ngươi số 8 có kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}\); người số 9 có kiểu gen \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}.\)
→ Sinh con không bị bệnh với xác suất 50%.