Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Mậu Duệ

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Mậu Duệ

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 28 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 200631

ATP được cấu tạo từ 3 thành phần nào?

Xem đáp án

Cấu tạo phân tử ATP (ađênôzin triphôtphat) gồm: 1 phân tử bazo nitơ ađênin + 1 phân tử đường pentozo + 3 nhóm phôtphat.

Vậy: C đúng.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 200632

Mỗi gen mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng

Xem đáp án

Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5’ (= vùng kết thúc) trên mạch mà gốc của gen có chức năng

A. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã. à vùng điều hòa.

B. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

C. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.

D. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã = vùng kết thúc.

Vậy: D đúng.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 200633

Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?

Xem đáp án

Một hồ có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc.

   - Trong tự nhiên 2 loài này không giao phối.

   - Đưa vào hồ nhân tạo, chiếu ánh sáng đơn sắc thì chúng không phân biệt màu được à nên giao phối nhau và tạo con.

   => Trong tự nhiên 2 loài này cách li tập tính.

Vậy: A đúng.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 200634

Điều hoà hoạt động của gen sau phiên mã thực chất là:

Xem đáp án

A  → sai. Điều khiển lượng mARN được tạo ra → đây là sự điều hòa giai đoạn phiên mã.

B → đúng. Điều khiển sự trưởng thành và thời gian tồn tại của mARN → đây là sự điều hòa giai đoạn sau phiên mã.

C → sai. Điều hoà số lượng riboxom tham gia dịch mã trên các phần tử mARN → đây là sự điều hòa giai đoạn dịch mã.

D → sai. Điều khiển sự trưởng thành hay bị phân huỷ của các chuỗi polipeptit → đây là sự điều hòa giai đoạn sau dịch mã.

Vậy: B đúng.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 200635

Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì điều gì có thể xảy ra đối với quần thể đó?

Xem đáp án

A → sai. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. (Khả năng gặp nhau giữa đực và cái thấp, giảm tỉ lệ sinh sản à số lượng giảm nhanh và có nguy cơ diệt vong).

B → sai. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn. (Mật độ giảm... à hỗ trợ cùng loài thấp).

C → sai. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

D → đúng. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm => nên quần thể có nguy cơ diệt vong.

Vậy: D đúng.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 200636

Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha nào?

Xem đáp án

Pha lũy thừa (log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi (thời gian thế hệ đạt tới hằng số).

Số lượng tế bào tăng theo cấp luỹ thừa và đạt đến cực đại.

Vậy: B đúng.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 200637

Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật?

Xem đáp án

A → đúng. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm → tăng kích thước.

B → sai. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau → kích thước ổn định.

C → sai. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng → kích thước giảm mạnh.

D → sai. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng → kích thước giảm.

Vậy: A đúng.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 200638

Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là:

Xem đáp án

Loài ưu thế: là loài (có thể nhiều loài) đóng vai trò quan trọng trong QX do so lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chủng mạnh. Quyết định chiều hướng phát triển của QX.

Vậy: D đúng.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 200639

Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Diễn thế nguyên sinh (DTNS): Khởi đầu môi trường trống trơn (giai đoạn đầu) → Tiếp theo là 1 dãy các quần xã (QX) tuần tự thay thế (giai đoạn giữa) → Kết quả là hình thành QX ổn định (đỉnh cực) trong 1 thời gian dài (giai đoạn cuối).

Như vậy:

A → sai. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng. (Xu hướng của DTNS là độ đa dạng tăng, mà độ đa dạng tăng thì ổ sinh thái của mỗi loài phải bị thu hẹp).

B → đúng. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên (độ đa dạng tăng → tổng sản lượng tăng).

C → đúng. Tính đa dạng về loài tăng.

D → đúng. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. (Độ đa dạng tăng → lưới thức ăn càng trở nên phức tạp hơn).

Vậy: A đúng.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 200640

Đồng hoá là gì?

Xem đáp án

Trong tế bào, chuyển hoá vật chất luôn gắn liền với chuyển hoá năng lượng. Quá trình này gồm hàng loạt các phản ứng sinh hoá theo 2 hướng: tổng hợp (đồng hoá) và phân giải (dị hoá).

+ Đồng hoá: là quá trình tổng hợp chất, từ chất đơn giản à chất phức tạp, quá trình này cần năng lượng (thu năng lượng).

+ Dị hoá: là quá trình phân giải chất, từ chất phức tạp à chất đơn giản, quá trình này giải phóng năng lượng (sinh năng lượng ATP).

Vậy: C đúng.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 200641

Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được để cho cây thuộc loài khác.

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là:

Xem đáp án

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản → cách li sau hợp tử (đã sinh con lai nhưng con lai bất thụ).

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác → cách li trước hợp tử (chưa thụ phấn để tạo hợp tử).

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển → cách li sau hợp tử (đã tạo được hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển).

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau → cách li trước hợp tử (chưa thụ tinh để tạo hợp tử).

Vậy: D đúng.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 200642

Cho các ví dụ sau:

(1) Sán lá gan sống trong gan bò.

(2) Ong hút mật hoa.

(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.

(4) Trùng roi sống trong ruột mối.

Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:

Xem đáp án

Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hợp tác, hội sinh.

Quan hệ đối kháng: kí sinh - vật chủ, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi, cạnh tranh khác loài.

(1) Sán lá gan sống trong gan bò à quan hệ kí sinh - vật chủ.

(2) Ong hút mật hoa à quan hệ cộng sinh.

(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm à quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

(4) Trùng roi sống trong ruột mối à quan hệ cộng sinh.

Vậy: C đúng.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 200643

Khi nói đến thuyết tiến hoá nhỏ, có bao nhiêu phát biểu nào dưới đây sai?

I. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần sổ kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.

II. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.

III. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.

IV. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.

Xem đáp án

Là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thế gốc hình thành quần thể mới rồi đến hình thành loài mới. Tiến hóa diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Như vậy:

I, II, IV → đúng

III → sai. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu; gián tiếp => đây là tiến hóa lớn.

Vậy: C đúng.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 200645

Rễ cây có thể hấp thụ ion khoáng theo cơ chế bị động, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

II. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

III. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp, không tiêu tốn năng lượng.

IV. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao, không tiêu tốn năng lượng.

Xem đáp án

Cây hấp thụ khoáng bị động bằng cách:

+ Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

+ Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước

+ Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất.

+ Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu cao) đến nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp), không tiêu tốn năng lượng.

Vậy: D đúng.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 200646

Khi nói đến quá trình phân giải kị khí trong hô hấp thực vật, có bao phát biểu nào sau đây sai?

I. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước.

II. Xảy ra cây ở trong điều kiện thiếu oxi.

III. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào.

IV. Diễn ra quá 3 quá trình là đường phân, lên men và chu trình Crep.

Xem đáp án

Phân giải kị khí (đường phân và lên men):

Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.

Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:

+ Đường phân là quá trình phân giải glucozơ → axit piruvic và 2 ATP.

+ Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.

Vậy: A đúng.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 200649

Kết quả của quá trình giảm phân bình thường, là từ 1 tế bào tạo ra mấy tế bào con?

Xem đáp án

1 tế bào sinh dục (2n), qua giảm phân 1 → sinh ra 2 tế bào (mỗi tế bào có: n NST kép).

2 tế bào (mỗi tế bào có n: NSTkép) qua giảm phân 2 → 4 tế bào (n),

Vậy: D đúng.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 200650

Dựa trên hình vẽ thí nghiệm minh họa hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khí hút ra phía bên phải thí nghiệm là khí giàu CO2.

II. Sau thí nghiệm, ống nghiệm bên phải nước vôi vẫn đục là do hạt hô hấp thải ra CO2.

III. Dòng khí bên trái cung cấp vào bình chứa hạt nảy mầm có nhiều CO2.

IV. Khí hút ra bên phải bình chứa hạt là khí giàu CO2 mà nghèo O2.

Xem đáp án

Theo thí nghiệm trên thì phía bên phải gắn bơm hút nên dòng khí đi từ trái qua 3 ống nghiệm và 1 bình chứa hạt.

- Khí cung cấp vào bình là khí giàu oxi mà không có CO2 (vì đã bị giữ lại tại 2 ống nghiệm chứa dịch hấp thụ CO2).

- Tại bình chứa hạt, hạt sẽ hấp thụ O2 để hô hấp (hạt đang nảy mầm hô hấp rất mạnh) và thải ra CO2.

- Khí ra khỏi bình chứa hạt đến ống nghiệm bên phải là khí giàu CO2 (do hô hấp tạo ra) và nghèo oxi, khi đi qua nước vôi sẽ làm nước vôi đục.

I, III → sai.

II, IV → đúng.

Vậy: B đúng.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 200651

Khi nói đến các cơ chế di truyền phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quá trình phiên mã có ở virút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực.

II. Quá trình dịch mã chỉ có sinh vật nhân thực.

III. Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau.

IV. Trong quá trình nguyên phân sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha S của kì trung gian.

Xem đáp án

Nhận định các phát biểu:

(1) → đúng. Vi sinh vật nào cũng có quá trình tái bản, phiên mã, dịch mã.

(2) → sai. Quá trình dịch mã chỉ có sinh vật nhân thực (mọi SV đều có dịch mã tổng hợp polipeptit).

(3) → sai. Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau (chỉ đúng cho nhân chuẩn. Vì gen nhân chuẩn phân mảnh, từ 1 gen à 1 loại mARNsơ khai sau đó cắt intron à nhiều loại mARNtrưởng thành à nhiều loại polipeptit).

(4) → đúng. Sự nhân đôi của ADN diễn ra ở pha S của kỳ trung gian, còn phiên mã diễn ra ở pha G1 của kì trung gian của phân bào (ở nhân chuẩn).

Vậy: A đúng.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 200652

Khi nói đến những điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng.

II. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazơ nitơ của ADN ở tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

III. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit.

IV. Đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.

Xem đáp án

Nhận định giữa ADN nhân sơ và nhân chuẩn:

A → đúng. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng.

B → sai. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazơ nitơ của ADN ở tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung (tất cả 2 mạch gọi là mạch kép và liên kết bổ sung cả).

C → sai. ADN ờ tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit (tất cả 2 chuỗi polinucleotit hay 2 mạch).

D → sai. Đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X (đã ADN thì đơn phân là A, T, G, X dù nó là nhóm sinh vật nào).

Vậy: A đúng.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 200653

Khi nói đến phiên mã và dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quá trình dịch mã, thường trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là polixom.

II. Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit của mARN.

III. Trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’  5’. Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là đều dựa trên nguyên tắc bổ sung.

IV. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.

Xem đáp án

Nhận định phát biểu:

(1) → đúng. Trong quá trình dịch mã, thường trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là polixom (thường từ 5-20 riboxom dịch mã).

(2) → sai. Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit của mARN (codon kết thúc trên mARN không mã hóa acid amin nên không có đôi mã của tARN).

(3) → sai. Trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ → 5’. (chiều đúng là 5’ → 3 ’).

(4) → đúng. Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là đều dựa trên nguyên tắc bổ sung.

(5) → đúng. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen (tái bản diễn ra trên cả 2 mạch).

Vậy: B đúng.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 200654

Các quá trình dưới đây xảy ra trong một tế bào nhân chuẩn:

1 - Phiên mã;                                                    

2 - Gắn riboxom vào mARN;

3 - Cắt các intron ra khỏi ARN;                       

4 - Gắn ARN polimeraza vào ADN;

5 - Chuỗi polipeptit cuộn xoắn lại;

6 - Metionin bị cắt ra khỏi chuỗi polipeptit.

Trình tự đúng là:

Xem đáp án

Giải thích theo trật tự sau:

4 - gắn ARN polimeraza vào ADN để phiên mã → 1- phiên mã tạo mARN (đây là mARN sơ khai) → 3 - cắt các intron ra khỏi ARN sơ khai để tạo mARN trưởng thành → 2 - gắn riboxom vào mARN để dịch mã tổng hợp polipeptit → 6 - metionin bị cắt ra khỏi chuỗi polypeptit → 5 - chuỗi polipeptit cuộn xoắn lại để hình thành cấu trúc bậc cao.

Vậy: D đúng.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 200655

Khi nói đến cơ chế di truyền phân tử, có bao phát biểu sau đây đúng?

I. Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng điều hoà.

II. Sản phẩm của gen là phân tử ARN hay chuỗi polipeptit.

III. Khả năng tự sao chép chính xác là đặc tính cơ bàn đảm bảo con cái sinh ra giống với cha mẹ chúng.

IV. Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian của ADN là Oatxơn và Cric.

Xem đáp án

I → đúng. Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ưng thư bị đột biến thành gen ung thư thì tạo ra quá nhiều sản phẩm mà cơ thể không kiểm soát được à tạo khối u → cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng điều hoà.

II → đúng. Sản phẩm của gen là phân tử ARN hay chuỗi polipeptit.

III → đúng. Nhờ khả năng tự sao chép chính xác (nhờ nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn) mà con cái sinh ra giống với cha mẹ chúng.

IV → đúng. Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian của ADN là Oatxơn và Cric.

Vậy: D đúng.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 200656

Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào bình thường (hình vẽ), các kí hiệu A, a, B, b, H, h, f là các NST. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tế bào đang ở kì đầu của quá trình giảm phân 1.

II. Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 8.

III. Một nhóm, gồm 4 tế bào sinh dục đực sơ khai tiến nguyên phân 3 lần, các tế bào con tạo ra đều qua vùng chín giảm phân tạo giao tử, các giao tử tham gia thụ tinh đã hình thành 12 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 9,375%.

IV. Một nhóm, gồm 4 tế bào sinh dục cái sơ khai tiến nguyên phân 5 lần, các tế bào con tạo ra đều qua vùng chín giảm phân tạo giao tử, các giao tử tham gia thụ tinh đã hình thành 12 hợp tử. Số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng và trứng không được thụ tinh là 1000.

Xem đáp án

Trong tế bào tồn tại 2n NST kép = 4 (ab/ab, AB/AB; Hf/Hf, hf/hf) và sắp xếp 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo → Tế bào đang quan sát ờ kì giữa quá trình giảm phân 1.

Tế bào kì giữa 1 có 2nkép = 4 → 2n = 4.

I → sai. Nếu kì đầu giảm phân 1 thì 2n NST kép không có tập trung 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo mà là ở kì đầu 1 các cặp NST bắt đôi nhau → trao đổi đoạn cho nhau.

II → sai. Theo trên, 2n = 4.

III → đúng. 4 tế bào sinh dục đực (2n), nguyên phân 3 lần → 4.23 = 32 tế bào (2n), các tế bào này qua giảm phân → tạo thành 32.4 = 128 giao tử.

Qua thụ tinh tạo ra 12 hợp từ → H thụ tinh của tinh trùng = 12/128 = 9,375%.

IV → đúng. 4 tế bào sinh dục cái (2n), nguyên phân 5 lần → 4.25 = 128 tế bào (2n), các tế bào này qua giảm phân → tạo thành 128.1 = 128 trứng.

Tổng NST bị tiêu biến trong trứng không thụ tinh và thể định hướng = 128 3.n + (128 - 12).n = 1000

Vậy: B đúng.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 200657

Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử. Xác suất để cặp bố, mẹ nảy sinh được một đứa con trai bị bệnh và một đứa con gái bình thường là bao nhiêu? Biết rằng tỷ lệ sinh nam : nữ lần lượt là 1 : 1.

Xem đáp án

A (bình thường) >> a (bạch tang)/ gen trên NST thường

P: ♂Aa x♀Aa --> con: 3/4A-:1/4aa

Vậy khả năng vợ, chồng trên sinh được một đứa con trai bị bệnh (♂aa)và một đứa con gái bình thường

(♂A-): = \({\left( {\frac{1}{2}.\frac{1}{4}} \right)^1}.{\left( {\frac{1}{2}.\frac{3}{4}} \right)^1}.C_2^1 = \frac{3}{{32}}\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 200658

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân thấp, alen B quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định tính trạng hoa trắng. Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 42,84% thân cao, hoa đỏ: 41,16% thân cao, hoa trắng: 8,16% thân thấp, hoa đỏ: 7,84% thân thấp, hoa trắng. Biết quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa, các gen quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?

(1) Các cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 20,16%.

(2) Các cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 11,08%.

(3) Cho các cây thân cao, hoa đỏ trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con thu được kiểu hình gồm 10800 cây thân cao, hoa đỏ: 2205 cây thân cao, hoa trắng: 960 cây thân thấp, hoa đỏ: 196 cây thân thấp, hoa trắng.

(4) Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên với các cây thân thấp, hoa đỏ thu được các cây có kiểu gen dị hợp ở đời con chiếm tỉ lệ 25/49.

Xem đáp án

* Gọi tần số alen A, a, B, b lần lượt là p, q, p’, q’ (p + q = 1, p’ + q’ = 1)

Do 2 tính trạng đang xét phân li độc lập và quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên khi xét riêng cấu trúc gen của từng loại tính trạng thì mỗi cấu trúc này cũng ở trạng thái cân bằng di truyền.

- Xét tính trạng chiều cao

Quần thể cân bằng

 =>Cấu trúc P: p2 AA: 2pq Aa: q2 aa.

=> q2 = tỉ lệ thấp = 8,16% + 7,84% = 16% = 0,16.

=> q = 0,4 =>  p = 0,6.

=> P: 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.

- Xét tính trạng màu sắc

Quần thể cân bằng

=> Cấu trúc P: p’2 BB: 2p’q’ Bb: q’2 bb

=> q2 = tỉ lệ trắng = 41,16% + 7,84% = 49% = 0,49.

=> q’= 0,7 = p’ = 0,3.

=> P: 0,09 BB: 0,42 Bb: 0,49 bb.

   Vậy P: (0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa)  x  (0,09 BB: 0,42 Bb: 0,49 bb).

* Kiểm chứng các phát biểu

   (1) Các cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 20,16%.

   Ta có: % cao, đỏ có kiểu gen dị hợp = %A-B- - %AABB = %A-B- - %AA   x  %BB

   = 42,84% (giả thiết) - 36%  x  9% = 39,6%.

   => (1) Sai.

   (2) Các cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 11,08%.

Ta có: % kiểu gen đồng hợp

= (%AA + %aA)  x  (%BB + %bb) = (100% - %Aa) x (100% - %Bb) = 52%  x  58% = 30,16%

=> (2) Sai.

(3) Cho các cây thân cao, hoa đỏ trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con thu được kiểu hình gồm 10800 cây thân cao, hoa đỏ: 2205 cây thân cao, hoa trắng: 960 cây thân thấp, hoa đỏ: 196 cây thân thấp, hoa trắng.

   Nhận xét: Cao, đỏ giao phấn ngẫu nhiên = (cao x  cao)(đỏ  x  đỏ).

- Tính trạng chiều cao:

Trong tổng số cây thân cao thì

AA chiếm p2/(p2+2pq) = p2/(1-q2) = 0,36/0,84 = 3/7,

Aa chiếm 1- 3/7 = 4/7.

=> A-  x  A- : (3/7 AA : 4/7 Aa)  x  (3/7 AA: 4/7 Aa)

Đời con aa = 4/7.1/2.4/7.1/2=4/49, A- = 1- 4/49 = 45/49.

- Tính trạng màu sắc:

   Tương tự, trong tổng số cây hoa đỏ thì BB chiếm 3/17, Bb chiếm 14/17.

  => B-  x  B- : (3/17 BB: 14/17 Bb) x (3/17 BB: 14/17 Bb).

   Đời con: bb = 14/17.1/2.14/17.1/2 = 49/289, B- = 1 – 49/289 = 240/289.

   Vậy: Cao, đỏ giao phấn ngẫu nhiên → Đời con: (45/49 A- : 4/49 aa)  x  (240/289 B- : 49/289 bb) => tỉ lệ kiểu hình đời con đã cho.

   => 3 đúng.

(4) Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên với các cây thân thấp, hoa đỏ thu được các cây có kiêu gen dị hợp ở đời con chiếm tỉ lệ 25/49.

   Nhận xét: Cao, trắng  x  Thấp, đỏ = (cao x thấp) x (trắng x đỏ).

Ta có:

   + A- x aa (3/7 AA : 4/7 Aa) x aa → đời con: 2/7 aa.

   + bb => B-: bb  x  (3/17 BB : 14/17 Bb) → đời con: 7/17 bb.

   => (4) Sai.

   Vậy chọn (1), (2), (4).

Vậy: A đúng.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 200659

Cơ thể F1 chứa hai cặp gen dị hợp tạo 4 loại giao tử có tỷ lệ bằng nhau; biết rằng không có bất kì đột biến gì xảy ra, khả năng sống của các loại giao tử là như nhau. Quy luật di truyền nào đã chi phối sự di truyền của 2 cặp trên?

Xem đáp án

1. Nếu mỗi gen quy định 1 tính trạng thì cơ thể dị hợp 2 gen (phân ly độc lập): AaBb (cơ thể biểu hiện của 2 tính trạng) cho 4 loại giao tử bằng nhau: AB = Ab = aB = ab =1/4.

2. Nếu mỗi gen quy định 1 tính trạng thì cơ thể dị hợp 2 gen (hoán vị gen với tần số 50%): AB/ab hay Ab/aB (f = 50%) cho 4 loại giao tử bằng nhau: AB - Ab = aB = ab = 1/4.

3. Nếu 2 gen cùng tác động để hình thành một tính hạng di truyền phân ly độc lập (tương

tác gen) thì cơ thể dị hợp AaBb (cơ thể biểu hiện của 1 tính trạng) cho 4 loại giao tử bằng nhau: AB = Ab = aB = ab = 1/4 .

Vậy: D đúng.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 200660

Một cơ thể có kiểu gen ABC/abc. Biết có hai điểm trao đổi chéo không đồng thời xảy ra. Không phát sinh đột biến, theo lý thuyết, thì số loại giao tử của nó là:

Xem đáp án

+ ABC/abc nếu liên kết hoàn toàn → cho tối đa 2 loại giao tử.

+ ABC/abc nếu liên kết không hoàn toàn (trao đổi chéo tại 1 chỗ) → cho tối đa 4 loại giao tử.

+ ABC/abc nếu liên kết không hoàn toàn (trao đổi chéo tại 2 chồ không đồng thời) → cho tối đa 6 loại giao tử.

+ ABC/abc nếu liên kết không hoàn toàn (trao đổi chéo tại 2 chỗ đồng thời → cho tối đa 8 loại giao tử.

Vậy: C đúng.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 200661

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là:

Xem đáp án

Dựa sơ đồ phả hệ: 12, 13: (bệnh) mà sinh con 18: (Bình thường) =>A (bệnh) > a (bình thường = BT)

và 12 là bệnh (A-) mà sinh con gái 18 là kiểu hình lặn (aa)  gen phải trên NST thường.

+ 1: aa x 2: A- → con 7: aa 2: Aa và 4, 5, 6: Aa.

+ 4: Aa  x  3: aa → con 9, 11: aa; 10, 12 : Aa.

+ 12: Aa  x 13: A- → 18, 19: (aa)  13: Aa và 17, 20 (A- = 1/3AA : 2/3Aa).

+ 7, 8: aa → 14, 15, 16: aa.

Vậy: A đúng.

Chú ý:

+ Nếu bố (XY) mang tính trạng trội → thấy có con gái (XX) lặn khác bố gen trên NST thường.

+ Nếu mẹ (XX) mang tính trạng lặn → con trai (XY) trội khác mẹ gen trên NST thường.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 200662

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh ngắn; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P:  thu được ruồi F1. Trong tổng số ruồi F1, ruồi đực thân xám, cánh ngắn, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?

I. F1 cho tối đa 28 loại kiểu gen và 64 kiểu tổ hợp giao tử.

II. Tần số hoán vị gen là 20%.

III. Tỉ lệ ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1 chiếm 52,5% .

IV. Trong tổng số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/7.

Xem đáp án

Ruồi đực thân xám, cánh ngắn, mắt đỏ: A-bbXDY = 0,0125 →A-bb = 0,0125:0,25 =0,05 →aabb = 0,25 – 0,05 = 0,2 =0,4×0,5 →tần số HVG f= 20% (ab là giao tử liên kết = (1-f)/2)

A-B-=0,5+aabb = 0,7; D-=0,75; dd=0,25

I sai, số kiểu gen tối đa: 7×4 =28; số kiểu hợp tử = số loại giao tử đực × số loại giao tử cái = 4×2×2×2=32

II đúng.

III đúng. Tỉ lệ ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1 chiếm 0,7×0,75=52,5%

IV đúng. Số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1= 0,7 ×0,5 = 0,35

Số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ thuần chủng là: 0,4×0,5×0,25 =0,05

→ Trong tổng số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/7

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 200663

Cây lanh là giống cây lấy sợi phổ biến ở các nước châu Á. Locut chi phối màu sắc hoa có 2 alen, trong đó alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Hai locut khác mỗi locut có 2 alen là B, b và D, d cùng chi phối chiều cao cây. Tiến hành phép lai phân tích cây dị hợp tử 3 cặp gen nói trên thu được đời con có 70 thân cao, hoa đỏ : 180 thân cao, hoa trắng : 320 thân thấp, hoa trắng : 430 thân thấp, hoa đỏ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kiểu gen của cây đem lai phân tích là

II. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 28%.

III. Nếu hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số như nhau thì cây dị hợp về 3 locut nói trên tự thụ phấn sẽ thu được đời con có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 3 locut với tỉ lệ 0,049.

IV. Nếu cho cây dị hợp tử về cả 3 locut nói trên tự thụ phấn thì đời con sẽ có tối đa 30 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.

Xem đáp án

Thân cao/ thân thấp = 1/3 → tương tác theo kiểu 9:7

Nếu các gen PLĐL thì đời con phải có tỷ lệ (3:1)(1:1) ≠ đề bài →cặp gen Aa nằm trên cùng 1 cặp NST với cặp gen Bb hoặc Dd

Giả sử Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST.

Ta có kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở P: A-B-D-= 0,07→A-B-=0,07/0,5 =0,14 = AB × 1abAB =0,14 là giao tử hoán vị, f=28%

P: \(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd \times \frac{{ab}}{{ab}}dd;f = 28{\rm{\% }}\)

I, II đúng

III sai, Nếu cho cây \(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\) tự thụ phấn: \(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd \times \frac{{Ab}}{{aB}}Dd;f = 28{\rm{\% }} \to \frac{{ab}}{{ab}}dd = 0,{14^2} \times 0,25 = 0,49{\rm{\% }}\)

IV đúng, số kiểu gen tối đa là 10×3=30; 4 loại kiểu hình.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 200664

Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên ADN?

Xem đáp án

Loại nu không phải đơn phân tạo nên ADN là Uraxin ( U), u là đơn phân cấu tạo nên ARN.

Vậy: C đúng

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 200665

Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì đi qua được. Tế bào hồng cầu sẽ co lại khi ở trong môi trường nào?

Xem đáp án

Hình 1: Tế bào thực vật trong môi trường ưu trương.

Hình 2: Tế bào thực vật trong môi trường đẳng trương

Hình 3: Tế bào thực vật trong môi trường nhược trương.

Vậy: A đúng

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 200666

Việc sử dụng acridin gây ra dạng đột biến mất hay thêm một cặp nucleotit có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Khi sử dụng acridin gây ra dạng đột biến mất hay thêm 1 cặp nucleotit góp phần chứng minh mã di truyền là mà bộ ba.

Vậy: B đúng

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 200667

Nhận định nào sau đây không đúng về thể đột biến?

Xem đáp án

A → sai. Thể đa bội chẵn có độ hữu thụ cao hơn thể đa bội khác nguồn. Chi có thể cao hơn đa bội lẻ, còn chưa thể so sánh được so với 6n, 8n,...

B → đúng. Vì thực vật có thể duy trì được chủ yếu nhờ đa phần có sinh sản vô tính.

C → đúng. Vì có hàm lượng ADN tăng nên khả năng tổng hợp protein tăng, nên thường có khả năng thích ứng, chống chịu tốt hơn thể lưỡng bội.

D → đúng. Thể đa bội lẻ thường bất thụ → bộ NST là bội số lẻ không bắt thành các cặp tương đồng trong giảm phân → không tạo được giao tử => bất thụ.

Vậy: A đúng

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 200668

Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

   (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN

   (2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh

   (3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ờ vị trí nhận biết đặc hiệu.

   (4) Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1 - tARN (aa1: acid amin đứng liền sau acid amin mở đầu).

   (5) Riboxom dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5’ → 3’

   (6) Hình thành liên kết peptit giữa acid amin mở đầu và aa1

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là:

Xem đáp án

Trình tự quá trình dịch mã

3_(gắn tiểu đơn vị bé/mARN) → 1_(tARN mang acid amin mở đầu đến..) → 2_(gắn tiểu đơn vị lớn để tạo riboxom hoàn chỉnh) → 4_(tARN2 mang acid amin tiếp theo đến riboxom..) → 5_(liên kết peptit hình thành giữa 2 acid amin) → 6_(riboxom dịch chuyển trên mARN...)

=> Đáp án: A. (3) → (l) → (2) → (4) → (6) → (5)

Vậy: A đúng

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 200670

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỷ lệ 25 %?(1) AaBb x Aabb

(2) AaBB x aaBb

(3) Aabb x AABb

(4) aaBb X aaBb

Xem đáp án

Theo giả thuyết:

A quy định thân cao >> a quy định thân thấp;

B quy định hoa đỏ >> b quy định hoa trắng.

Tìm phép lai thỏa mãn: P x P →  F1 (aabb) = 25%

   1. AaBb x Aabb → F1 :thấp, trắng (aabb) = 1/8

   2. AaBB x aaBb → F1 : thấp, trắng (aabb) = 0

   3. Aabb x AABb → F1 : thấp, trắng (aabb) = 0

   4. aaBb x aaBb → F1 : thấp, trắng (aabb) = 1/4 à chọn

Vậy: B đúng

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »