Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Phan Ngọc Hiển lần 2
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Phan Ngọc Hiển lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
19 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau đây?
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu
Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn:
Đối với nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép, vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn nuôi cơ thể, vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn đưa máu qua phổi để trao đổi khí hay còn gọi là vòng tuần hoàn phổi.
Một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 12 nhóm gen liên kết. Thể ba của loài này có số lượng NST trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân I là:
Số nhóm gen liên kết = n = 12⇒ 2n = 24× 2n +1 = 25⇒ Kì sau: 25 NST kép
Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến
Hình vẽ mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến mất đoạn đầu mút nhiễm sắc thể.
Một loài động vật có 4 cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ NST sau đây, có bao nhiêu cơ thể thuộc dạng đột biến thể một?
I. ABDdEe. II. AaBbDЕe. III. AaBBDdEe.
IV. AADDEE. V. AaBbdEe. VI. AaBBDdE.
Đột biến thể một: 2n -1 gồm có I, II, V, VI
Xét 2 cặp gen A,a và B,b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cho biết kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp?
AaBb là kiểu gen dị hợp.
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn; quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con đồng tính?
Phép lai với cơ thể đồng hợp trội luôn cho đời con đồng tính.
Lai hai dòng bí thuần chủng quả tròn với nhau thu được F1 toàn quả dẹt, F tự thụ phấn thu được F2 gồm: 272 quả dẹt : 180 quả tròn : 29 quả dài. Sự di truyền hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền nào?
F2 phân li 9 : 6 : 1, đây là tỉ lệ đặc trưng của tương tác bổ trợ.
Ghi chú Các tỉ lệ của tương tác bổ sung \(\begin{array}{l} 9:7 \to 9\left( {A - B - } \right) \ne 3\left( {A - bb} \right) = 3\left( {aaB - } \right) = 1\left( {aabb} \right)\\ 9:6:1 \to 9\left( {A - B - } \right) \ne 3\left( {A - bb} \right) = 3\left( {aaB - } \right) \ne \left( {1aabb} \right)\\ 9:3:3:1 \to 9\left( {A - B - } \right) \ne 3\left( {A - bb} \right) \ne 3\left( {aaB - } \right) \ne 1\left( {aabb} \right) \end{array}\) |
Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền
Lai thuận nghịch sử dụng để phát hiện di truyền ngoài nhân, kết quả của phép lai thuận và nghịch là khác nhau, đời con có kiểu gen giống mẹ.
Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong 1 gia đình người bố có mắt nhìn màu bình thường, mẹ bị mù màu, sinh người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của 2 người con trai này lần lượt là:
Mẹ giảm phân bình thường luôn cho Xa, nên người con không bị mù màu có thể nhận XAYcủa bố.
Người con không bị bệnh có thể có kiểu gen XAXaY
Người con bị bệnh có kiểu gen: XaY.
Có 2 quần thể cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 250 cá thể, trong đó lần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là:
Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là:
\(\frac{{750 \times 0,6 + 250 \times 0,4}}{{1000}} = 0,55\)
Sắp xếp đúng thứ tự các bước tạo cừu biến đổi gen sản xuất prôtêin người trong sữa.
(1) Tạo vectơ chứa gen người rồi chuyển vào tế bào xôma cừu.
(2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen có chứa ADN tái tổ hợp.
(3) Nuôi cấy tế bào xôma cừu trong môi trường nhân tạo.
(4) Lấy nhân tế bào chuyển gen cho vào tế bào trứng đã bị lấy mất nhân để tạo phôi.
(5) Chuyển phôi vào tử cung để sinh ra cừu chuyển gen.
Các bước để tạo cừu biến đổi gen sản xuất prôtêin người trong sữa là:
(1) Tạo vectơ chứa gen người rồi chuyển vào tế bào xôma cừu.
(3) Nuôi cấy tế bào xôma cừu trong môi trường nhân tạo.
(2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen có chứa ADN tái tổ hợp.
(4) Lấy nhân tế bào chuyển gen cho vào tế bào trứng đã bị lấy mất nhân để tạo phôi.
(5) Chuyển phôi vào tử cung để sinh ra cừu chuyển gen
Sự xuất hiện của thực vật có hoa diễn ra vào:
Thực vật có hoa xuất hiện vào đại trung sinh
Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất?
Trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không nơi nào có là do cách li địa lý và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài
Cây tầm gửi lùn là cây mọc trong các nhánh của cây hemlock (cây độc cần) và hấp thụ chất dinh dưỡng để phát triển. Sự xâm nhập này gây ra sự suy yếu của cây chủ. Đâu là kiểu tương tác của 2 loài
Đây là mối quan hệ kí sinh.
Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là quan hệ đối kháng?
Quan hệ đối kháng gồm có: cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật, ức chế cảm nhiễm, kí sinh.
A: Cạnh tranh
B: Sinh vật ăn sinh vật
C: Kí sinh
D: Hợp tác
Ở thực vật, điểm bù ánh sáng là gì?
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
Hình bên mô tả 2 dạng hệ tuần hoàn ở động vật, cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng?
A sai, A là hệ tuần hoàn hở; B là hệ tuần hoàn kín
B sai, động vật đơn bào chưa có hệ tuần hoàn
C sai, máu chảy trong hệ tuần hoàn hở với áp lực và tốc độ thấp
D đúng.
Khi xử lý các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào trong các dạng tứ bội sau?
1. AAAA; 2. AAAa; 3. AAaa;
4. Aaaa; 5. aaaa
Phương án trả lời đúng là:
Consixin
AA → AAAA
Consixin
Aa → AAaa
Consixin
aa → aaaa
Ở một cơ thể động vật lưỡng bội, một số tế bào có kiểu gen \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\) phân li bình thường trong giảm phân, tuy nhiên một số tế bào NST chứa hai locut B và D không phân li ở kỳ sau giảm phân II. Biết rằng không xuất hiện hiện tượng hoán vị, số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ cơ thể động vật nói trên là:
Đặt: BD ≡ E, bd ≡ e
⇒ \(Aa\frac{{BD}}{{bd}} = AaEe\)
- Aa giảm phân → A, a⇒ tối đa 2 loại giao tử
- Ee giảm phân
+ nhóm tế bào giảm phân bình thường → E, e
+ nhóm tế bào không phân ở kì sau giảm phân II → EE, ee, O
⇒ Ee giảm phân→ E, e, EE, ee, O⇒ tối đa 5 loại giao tử
Vậy AaEe giảm phân tạo ra tối đa 2 x 5 = 10 loại giao tử
Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen phân li độc lập. Biết gen A quy định lá tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ thùy, kiểu gen BB quy định hoa đỏ, Bb quy định hoa hồng, bb quy định hoa trắng, gen D quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Nếu không xét vai trò của bố mẹ, có bao nhiêu phép lai có thể có để F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3:1?
Tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 = 3−1×1 ×1
TH1 : 3A- : laa
3:1 |
1 |
1 |
Aa×Aa |
BB×BB×bb×bb |
DD×DD; dd×dd |
3:1 |
BB×bb |
DD×Dd; DD×dd |
P có kiểu gen giống nhau: Aa (BB, bb)(DD; dd) → 4 kiểu gen → có \(C_4^2\) + 4 = 10 phép lai
P có kiểu gen khác nhau: (Dd x DD; DD x dd)(BBxbb) = 2x2 = 45 → có thêm 4 phép lai
→ Có 14 phép lai
TH2: 3D- : 1dd
Tương tự với TH1, có 14 phép lai. Vậy số phép lai thoả mãn là 28.
Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Ý A sai vì nhập gen có thể làm giàu vốn gen của quần thể
Ý C sai vì lượng cá thể xuất cư có thể mang kiểu gen khác số cá thể nhập cư làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Ý D sai vì xuất cư có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen
Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?
Khi số lượng cá thể đạt mức tối đa, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt, nguồn sống bắt đầu thiếu → kích thước quần thể được điều chỉnh giảm được thể hiện qua: tỉ lệ sinh sản giảm, tử vong tăng, nhiều dịch bệnh, di cư.
Diễn biến không phù hợp là D.
Cho thông tin về các loài trong một chuỗi thức ăn trong bảng sau:
0,5% 11,36% 4%
Cỏ → Thỏ → Cáo → Hổ.
- Ở bậc dinh dưỡng bậc 2 (năng lượng tích lũy 0,5%, thất thoát 99,5%).
- Ở bậc dinh dưỡng bậc 3 (năng lượng tích lũy 11,36%, thất thoát 88,64%).
- Ở bậc dinh dưỡng bậc 4 (năng lượng tích lũy 4%, thất thoát 96%).
- Phương án A, C, D đúng.
- Phương án B sai vì cáo là động vật ăn thịt bậc 1.
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cây tứ bội tạo ra giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai sau:
(1) Aa xAa ( 2) Aaaa x Aaaa (3) Aaaa x aa (4) Aa x aaaa
(5) AAAa x aa (6) Aaaa x aaaa (7) Aaaa x Aa (8) Aa x aa
Theo lý thuyết, những tổ hợp lai sẽ cho kiểu hình đời con 50% quả đỏ : 50% quả vàng là:
Các công thức lai cơ bản
Phép lai |
Kiểu gen |
Kiểu hình |
(1) Aa x Aa |
1AA:2Aa:1aa |
3 đỏ: 1 vàng |
(2) Aaaa x Aaaa |
1Aaaa:2Aaaa:1aaaa |
3 đỏ: 1 vàng |
(3) Aaaa x Aaa |
1Aaa:1aaa |
1 đỏ: 1 vàng |
(4) Aa x aaaa |
1Aaa:1aaa |
1 đỏ: 1 vàng |
(5) AAAa x aa |
1Aaa:1Aaa |
100% đỏ |
(6) Aaaa x aa |
1Aaaa:1aaaa |
1 đỏ: 1 vàng |
(7) AAAa x aa |
1Aaa:2Aaa:1aaa |
3 đỏ: 1 vàng |
(8) Aa x aa |
1Aa:1aa |
1 đỏ: 1 vàng |
Như vậy những tổ hợp lai sẽ cho kiểu hình đời con 50% quả đỏ : 50% quả vàng là (3), (4), (6), (8)
Ở cà chua Licopersicon licopersicum đã ghi nhận rất nhiều trường hợp xuất hiện thể tam nhiễm. Hạt phấn dư thừa NST so với bộ đơn bội không có khả năng tạo ra ống phấn khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Cho rằng các giao tử khác có sức sống như nhau, nếu cho cây tam nhiễm AAa tự thụ phấn thì tỉ lệ đời con không mang alenA là:
- Tính trạng ♂AAa(2n+1) giảm phân tạo \(\frac{2}{6}A\left( n \right):\frac{1}{6}\left( n \right):\frac{2}{6}Aa\left( {n + 1} \right):\frac{1}{6}AA\left( {n + 1} \right)\)
Theo giả thiết: Hạt phấn dư thừa NST so với bộ đơn bội không có khả năng tạo ra ống phấn khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
→ Tỉ lệ các giao tử (n) có khả năng thụ tinh: \(\frac{2}{3}A\left( n \right):\frac{1}{3}a\left( n \right)\)
- Tính trạng ♀AAa(2n+1) giảm phân tạo 1/6 A(n) : 1/6 (n) : 2/6 Aa(n+1) : 1/6 AA(n+1)
Sơ đồ lai:
P: ♂AAa(2n+1) x ♀AAa(2n+1)
GP: 2/3 A(n) : 1/3 a(n) 2/6 A(n) : 1/6 a(n) : 2/6 Aa(n+1) : 1/6 AA(n+1)
F1: Các hợp tử không mang alen A chiếm tỉ lệ: 1/3 a(n) x 1/6 a(n) = 1/18
Một cơ thể có kiểu gen \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\) có khoảng cách giữa gen B và D là 20 cm. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có một số tế bào cặp nhiễm sắc thể chứa các gen B,b và D,d không phân li trong giảm phân II. Số loại giao tử tối đa cơ thể đó tạo ra là:
Số giao tử bình thường là 2x4 = 8. Số giao tử đột biến tính trong 2 trường hợp:
+ Nếu không có hoán vị gen \(\frac{{BD}}{{bd}}\) không phân li trong giảm phân II tạo giao tử BD/BD; bd/bd; 0
+ Nếu có hoán vị gen \(\frac{{BD}}{{bd}}\) không phân li trong giảm phân II tạo giao tử BD/Bd; bD/bd; BD/bD; Bd/bd; 0
+ Số loại giao tử đột biến là: 7x2 =14
Vậy có 22 loại giao tử.
Cho biết ở bướm tằm, gen A quy định kén dài trội hoàn toàn so với gen a quy định kén bầu, gen B quy định kén trắng trội hoàn toàn so với gen b quy định kén vàng. Gen D quy định trứng trắng, gen d quy định trứng sẫm. Biết rằng tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái.
Xét phép lai P: ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^d}{X^d} \times \) ♀ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\). Biết khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20 cM.
Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) F1 cho tối đa 20 loại kiểu gen.
(2) Tỉ lệ tằm kén dài, màu trắng ở F1 chiếm tỉ lệ: 66%.
(3) Tỉ lệ tằm cái có trứng sẫm, kén bầu, màu trắng chiếm tỉ lệ là 2,5%.
(4) Phép lai trên giúp phân biệt được con đực và con cái ở ngay giai đoạn trứng.
(1) đúng, nếu có hoán vị gen ở 2 bên, số kiểu gen tối đa là 10x2 =20
(2) sai, A-B-D- = (0,5 + aabb)×0,5 = (0,5 + 0,4x0,4) < 0,5 = 0,33
(3) sai, aaB-XdY = 0,25 – aabb = 0,25 – 0,4 0,4 = 0,09
(4) đúng, vì trứng sẫm nở ra tằm cái; trứng sáng nở ra tằm đực.
Axit nuclêic có thể có dạng mạch kép (tx) hoặc dạng mạch đơn (xx). Bảng dưới đây cho thấy thành phần các bazơ (nuclêôtit) của 4 mẫu nuclêôtit khác nhau
Mẫu (1) và (2) không có U → ADN A và B sai.
Mẫu (3) và (4) không có T, có U → ARN
+ Mẫu (1): A=T, G=X ADN mạch kép
+ Mẫu (2): A-T, G-X ADN mạch đơn
+ Mẫu (3) và (4) là ARN mạch đơn
Quan sát một quần thể mà các cá thể được phân phối đồng đều cho thấy rằng:
Các cá thể phân bố đồng đều khi nguồn sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
Phát biểu nào về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là đúng?
Phát biểu đúng là B.
A sai, chỉ khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng kể trên.
C sai, SV phân giải sử dụng sinh vật ở tất cả các bậc làm thức ăn.
D sai, SV ở bậc càng thấp thì năng lượng tích lũy càng lớn.
Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ là nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loại trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng?
Viết lại lưới thức ăn như sau:
A sai vì châu chấu và thỏ ăn cùng một loại thức ăn nên có ổ sinh thái dinh dưỡng giống nhau
B sai vì gà và chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2
C sai vì cỏ mới là sinh vật có sinh khối lớn nhất (trăn loài sinh vật có sinh khối nhỏ nhất)
D đúng vì trăn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 khi trăn nằm trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Châu chấu → Gà → Trăn. Trăn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 khi trăn nằm trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Thỏ → Trăn
Cho biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai:
(1) aaBbDd x AaBBdd (2) AaBbDd x aabbDd
(3) AabbDd x aaBbdd (3) aaBbDD x aabbDd
(5) AaBbDD x aaBbDd (6) AABbdd x AabbDd
Theo lý thuyết, trong 6 phép lai trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%?
Các phép lai cho đời con có4 loại kiểu hình, mỗi loại chiếm 25%.
→ tỉ lệ phân li kiểu hình là(1 : 1 : 1 : 1)
=(1:1)(1:1)1. Từ đó ta thấy 1, 3, 6 thoả mãn.
Xét cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Mỗi gen đều có 60 vòng xoắn. Gen B chứa 35% Ađênin, gen b có 4 loại đơn phân bằng nhau. Cho hai cây có cùng kiểu gen nói trên giao phấn, trong số các hợp tử F1 xuất hiện loại hợp tử chứa 1080 Guanin. Kiểu gen của loại hợp tử trên là:
CB = Cb = 60⇒ NB = Nb = 60 x 20 = 1200 (nuclêôtit).
* Gen B:
AB = TB = 35%x1200 = 420, Gb = Xb = 15%x1200 = 180.
* Gen b:
Ab = Tb = Gb = Xb = 1200 : 4 = 300.
Vì F1: G = 1080 = 300 x 3 + 180
⇒ Kiểu gen của loại hợp tử này là Bbbb.
Ở một loài thực vật, xét một cây F1 có kiểu gen \(\left( {\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}} \right)\) tự thụ phấn, trong quá trình giảm phân tạo giao tử 40% tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen ở cặp NST mang gen A, B; 20% tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen ở cặp NST mang gen D, E. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn và hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau. Tính theo lý thuyết thì tỉ lệ cây F2 có kiểu hình A-B-D-ee là:
Theo đề bài: tần số hoán vị gen ở hai giới bằng nhau. Các em nên xét từng cặp sau đó tổ hợp lại nhé.
Xét cặp \(\frac{{AB}}{{ab}}\) với tần số hoán vị gen là f1 = 40%/2 = 20%.
Ta có: \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)
→ ab = 0,5 – 0,1 = 0,4 ab = 0,5 – 0,1 = 0,4 \(\frac{{ab}}{{ab}}\) = 0,4.0,4 = 0,16
Vì ở cả hai giới đều mang 2 cặp gen dị hợp nên ta áp dụng công thức:
A-B = aabb+0,5 = 0,16 + 0,5 = 0,66
Xét cặp \(\frac{{De}}{{dE}}\), tần số hoán vị gen: f2 = 20%/2 = 10%.
\(\frac{{De}}{{dE}} \times \frac{{De}}{{dE}} \to \) 0,05 de = 0,05
\(\frac{{de}}{{de}} = 0,{05^2} = 0,0025\)
de
→ \(D - ee = 0,25 - ddee = 0,25 - 0,0025 = 0,2475\)
A-B-D-ee = 0.2475.0,66 = 16,335%
Trong các trường hợp dưới đây, những trường hợp nào tính trội được xem là trội không hoàn toàn?
Các con lai đồng loạt biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ thuần chủng.
F1 tự thụ phấn cho con lai có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình khác nhau.
F1 đem lai phân tích cho con lai có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 trung gian : 1 lặn.
F2 có 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1.
Trên cơ thể F1 biểu hiện đồng thời đồng thời cả kiểu hình của mẹ và kiểu hình của bố.
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trùng với tỉ lệ phân li kiểu gen 1:2:1). F1 có kiểu gen dị hợp và mang kiểu hình trung gian nên khi lai phân tích (lai với cơ thể đồng hợp lặn) sẽ cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 trung gian : 1 lặn.
Dựa vào đặc điểm nêu trên, ta xác định được các ý đúng là: 1, 3, 4
Tiêu chí |
Tương tác gen alen |
Tương tác gen không alen |
Khái niệm |
Là sự tương tác giữa các alen của một gen quy định 1 tính trạng. |
Là hiện tượng các gen không alen phân li độc lập tổ hợp tự do tác động qua lại cùng quy định 1 tính trạng. |
Phân loại |
Trội hoàn toàn. |
Tương tác bổ sung. |
Trội không hoàn toàn. |
Tương tác át chế. |
|
Đồng trội. |
Tương tác cộng gộp. |
Ở phép lai 3 AaBbDD x AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp gen Aa có 10% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST Bb có 20% tế bào không phân li trong giảm phân II, giảm phân I phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Có học sinh đã đưa ra một số nhận định sau:
(1) Kiểu gen AaabbDd ở đời con chiếm tỉ lệ 0,25%.
(2) Kiểu gen AaaBBbDD ở đời con chiếm tỉ lệ 0,031%.
(3) Kiểu gen AaBbDd chiếm tỉ lệ gấp đôi kiểu gen AaaBBbDd.
(4) Kiểu gen BBB bằng kiểu gen BBb và cùng chiếm tỉ lệ 2,5%.
(5) Số kiểu gen khác nhau tạo ra trong quần thể là 64. Số nhận định đúng là:
Xét cặp Aa:
+ Giới đực: 0,05Aa : 0,050 : 0,45A : 45a
+ Giới cái: 0,5A; 0,5 a
→ Aaa = 0,05x0,5 = 0,025 Số kiểu gen: 7 (3 bình thường, 4 đột biến)
Xét cặp Bb:
- Giới đực: 0,53 : 0,5b
- Giới cái: 0,05BB : 0,05bb; 0,10; 0,4B; 0,4b
→ BBb = Bbb = BBB = 0,05x0,5 = 0,025;
Số kiểu gen 9 (6 đột biến, 3 bình thường)
Xét cặp Dd: DD x Dd → 1DD:1 Dd , xét các phát biểu
(1) đúng, AaabbDd = 0,025.0,4.0,5.0,5 = 0,25%.
(2) đúng, AaaBBbDD = 0,025.0,025.0,5= 0,031%
(3) đúng, AaabDd = 0,025.0,5.0,1.0,5 = 0,0625%,
AaaBbbDd = 0,025.0,025.0,5 = 0,03125%;
(4) đúng
(5) sai, số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 7.9.2 = 126
Một loài động vật, xét 3 gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường theo thứ tự là gen 1- gen 2 - gen 3. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Cho các cá thể dị hợp tử lai với nhau thì khả năng sinh ra tối đa 36 kiểu gen.
(2) Cho các cơ thể dị hợp đem lai với nhau thì khả năng cho tối đa 4 kiểu gen dị hợp tử.
(3) Cho các cơ thể dị hợp đem lai với nhau thì thu được tối đa 15 kiểu gen trội về 2 tính trạng.
(4) Nếu cho gen một cách gen hai 20cM, gen hai cách gen ba 18cM thì thu được kiểu hình trội về ba tính trạng chiếm 57,5166%
(5) Tương tự (4) sẽ thu được đồng hợp 3 tính trạng trội bằng đồng hợp lặn và bằng 9,61%
(6) Tương tự (4) sẽ thu được cơ thể mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 26,2%
Số phát biểu đúng?
Ta coi như 1 gen có 2×2×2=8 alen
(1) đúng, nếu cho các cơ thể dị hợp lại với nhau → số kiểu gen tối đa là: \(C_3^2 + 8 = 36\)
(2) sai, số kiểu gen dị hợp tử tối đa là: \(C_8^2 = 28\)
(3) đúng, số kiểu gen dị hợp về 2 tính trạng: \(C_3^1 \times 5 \times 1 = 15\)
(4) giả sử cơ thể dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn: \(\frac{{ABD}}{{abd}} \times \frac{{ABD}}{{abd}}\)
Tỉ lệ các loại giao tử:
\(ABD = abd = \frac{{1 - \left( {0,2 + 0,18} \right)}}{2} = 0,31\)
\(Abd = aBD = \frac{{0,2}}{2} = 0,1\)
\(ABd = abD = \frac{{0,18}}{2} = 0,09\)
Tỉ lệ kiểu hình trội 3 tính trạng là: 0,31.1+ 2+0,12 + 2.0,092 + 0,31% (1-0,31) = 0,5601 → (4) sai
(5) đúng \(\frac{{ABD}}{{ABD}} = \frac{{abd}}{{abd}} = 0,{31^2} = 0,0961\)
(6) sai, tỉ lệ cơ thể mang 3 alen trội: 2.(0,312 + 0,12 + 0,092) = 22,84%
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 20%. Sau khi tiến hành tự thụ phấn qua 2 thế hệ, tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng trong quần thể là 30%. Hãy tính tần số alen A và alen a trong quần thể nêu trên.
Trong quần thể có cấu trúc di truyền là xAA: yAa : z aa (x + y + z =1) . Gọi p và q lần lượt là tần số alen A và a, ta có: \(p = x + \frac{y}{2};\,\,q = z + \frac{y}{2}\,\left( {p + q = 1} \right)\)
Gọi n là số thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng (AA) sau n thế hệ tự thụ phấn là:
\(x + \frac{{1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n}}}{2}y = x + \frac{{1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^2}}}{2}y = 0,3 \Leftrightarrow x + \frac{3}{8}y = 0,3\,\,\,\left( 1 \right)\)
Theo đề bài, ta có: \(z = 0,2 \to x + y = 0,8\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) \(\to x = 0,\,\,y = 0,8\) → tần số alen \(A = p = x + \frac{y}{2} = 0,4\); tần số alen \(a = q = z + \frac{y}{2} = 0,6\).
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết, bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường quy định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ, quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ người bị hói đầu là 20%. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 9 người có kiểu gen đồng hợp về tính trạng hói đầu.
II. Xác định được chính xác kiểu gen của 7 người về cả hai bệnh.
III. Khả năng người số 10 mang ít nhất 1 alen lặn là 13/15.
IV. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng số 10 và 11 là con gái, không hói đầu và không mang alen gây bệnh P là 9/11.
- Bệnh hói đầu:
+ Ở nam: HH+Hh: hói; hh: không hói.
+ Ở nữ: HH: hói; Hh + hh: không hói.
+ p2HH + 2pqHh + q2hh = 1 \(\left\{ \begin{array}{l} {p^2} + pq = 0,2\\ p + q = 1 \end{array} \right. \to p = 0,2;\,\,q = 0,8\)
+ CBDT: 0,04HH + 0,32Hh + 0,64hh = 1
- Bố (1) và mẹ (2) không mắc bệnh P để con gái (5) mắc bệnh P → bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định
(I) sai: Chỉ có tối đa 8 người có kiểu gen đồng hợp về tính trạng hói đầu: 1,3,4,5,8,10,11,12.
Chú ý: Người số 2 bắt buộc phải Hh thì mới sinh được người con thứ (6) Hh.
(II) Sai: Chỉ có 6 người biết chính xác kiểu gen về cả 2 bệnh: 1,2,3,7, 9,12.
(III) Đúng: Người số 10 mang ít nhất 1 alen lặn = \(1 - AAHH = 1 - \frac{2}{5} \times \frac{1}{3} = \frac{{13}}{{15}}\)
(IV) sai:(10): \(\left( {\frac{2}{5}AA:\frac{3}{5}Aa} \right)\left( {\frac{1}{3}HH:\frac{2}{3}Hh} \right) \times \left( {\frac{1}{3}AA:\frac{2}{3}Aa} \right)\left( {\frac{6}{{11}}Hh:\frac{5}{{11}}hh} \right)\)
Giao tử: \(\left( {\frac{7}{{10}}A:\frac{3}{{10}}a} \right)\left( {\frac{2}{3}H:\frac{1}{3}h} \right) \times \left( {\frac{2}{3}A:\frac{1}{3}a} \right)\left( {\frac{3}{{11}}H:\frac{8}{{11}}h} \right)\)
→ con gái: \(\frac{1}{2}AA\left( {Hh + hh} \right) = \frac{1}{2} \times \frac{7}{{10}} \times \frac{2}{3} \times \left( {1 - \frac{2}{3} \times \frac{3}{{11}}} \right) = \frac{{21}}{{110}}\)