Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Tiên Yên
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Tiên Yên
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
23 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nước bị đẩy từ rể lên thân là nhờ yếu tố nào?
Nước bị đẩy từ rễ lên thân là nhờ lực đẩy của rễ gọi là áp suất rễ.
Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
Một số động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhắm ( thỏ, chuột).
Người ta tiến hành tổng hợp ARN nhân tạo với nguyên liệu gồm 3 loại nuclêôtit là: A, U, X với tỉ lệ 2 : 3 : 5. Tỉ lệ xuất hiện bộ ba AUX là bao nhiêu?
Tỉ lệ các loại nuclêôtit là: \(A:\,U\,:\,X = 0,2\,:\,0,3\,:\,0,5\)
→ Tỉ lệ xuất hiện bộ va AUX là: \(0,2.0,3.0,5 = 0,03\)
→ Chọn A
Hình ảnh dưới đây mô tả giai đoạn nào của quá trình tổng hợp chuỗi pôlipep ở sinh vật nhân sơ?
Hãy ảnh mô tả giai đoạn mở đầu của quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ.
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?
Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật là sai.
Ở hoa loa kèn, màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào quy định, trong đó hoa vàng là trội so với hoa xanh, lấy hạt phấn của hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1. Cho F1 tự thụ phấn tỉ lệ kiểu hình thu được F2 ở là:
Gen trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ, tức là con sinh ra có kiểu hình giống mẹ
Lấy hạt phấn của hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1 (100% xanh)
F1 x F1 xanh x xanh → xanh
Cơ thể có kiểu gen AaBbDE/de sẽ cho tối đa số loại giao tử là:
Cơ thể \(AaBb\frac{{DE}}{{de}}\)có thể cho tối đa số loại giao tử tối đa: 2x2x4 =16 ( trong trường hợp có hoán vị gen ở cặp gen Dd, Ee)
Đậu Hà Lan 2n = 14, thể ba nhiễm của đậu Hà Lan có số NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng bằng bao nhiêu?
Thể bốn nhiểm kép có bộ NST dạng 2n+1; đậu Hà Lan có bộ NST 2n=14 → số NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể bốn nhiễm kép ở đậu Hà Lan là: 2n+1=14+1=15
Trong thực tiễn, liên kết gen hoàn toàn có ý nghĩa gì?
Trong thực tiễn, liên kết gen hoàn toàn có ý nghĩa đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc được đồng thời một nhóm tính trạng có giá trị.
Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h liên kết với giới tính gây ra. Kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải như thế nào để các con sinh ra với tỉ lệ 3 bình thường; 1 máu khó đông là con trai:
Máu khó đông là con trai có kiểu gen \({X^h}Y \to \)vậy nhận \({X^h}\)từ mẹ → loại A, D
Xét B: loại vì có máu khó đông là con trai.
Quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,35AA : 0,50Aa : 0,15aa. Nếu xảy ra đột biến thuận với tần số 5% thì tần số tương đối của các alen A và a lần lượt là :
Tần số alen ở thế hệ đầu là: \(A = 0,35 + 0,5/2 = 0,6 \to a = 1 - 0,6 = 0,4\)
Đột biến thuận \(A \to a \to\) Tần số các alen là: \(A = 0,6 - 0,6.0,05 = 0,57;a = 1 - 0,57 = 0,43\)
Dung hợp tế bào trần ( lai tế bào sinh dưỡng ) của 2 cây lưỡng bội thuộc 2 loài hạt kín khác nhau tạo ra tế bào lai. Nuôi cấy tế bào lai trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai. Phát biểu nào sau đây đúng?
Phát biểu đúng là D, cây có khả năng sinh sản hữu tính
Cây lai có bộ NST là \(2{n_A} + 2{n_B}\)
A sai. Vì dung hợp 2 tế bào trần nên bộ NST của 2 tế bào được giữ nguyên – nghĩa là trong bộ gen sẽ có các cặp gen dị hợp tử
B sai. Cây tứ bội – đột biến đa bội là trong bộ NST có 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của 1 loài
C sai. Cây lai mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài trên.
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
B sai vì nếu sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường là quan điểm của Lamac.
C sai vì CLTN tích lũy kiểu gen quy định kiểu hình màu xanh lục →làm tăng tần số của alen xanh lục qua các thế hệ.
D sai vì biến dị xanh lục phát sinh ngẫu nhiên trong quần thể, không phụ thuộc vào màu sắc của thức ăn.
Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương tự với gai cây hoàng liên?
Cơ quan tương tự là những có quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.
Gai cây hoàng liên, gai cây xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là những biến dạng của lá còn gai cây hoa hồng lại được tạo thành do sự phát triển của biểu bì thân → gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng khác nhau về nguồn gốc nhưng có hình thái tương tự nhau → đây là các cơ quan tương tự.
Kết luận nào sau đây không đúng:
A đúng, cạnh tranh làm cho các cá thể của quần thể mở rộng ổ sinh thái.
C đúng, vì khi số lượng cá thể quần thể tăng thì lượng thức ăn thiếu nếu không có đầy đủ thức ăn thì sẽ cạnh tranh giành thức ăn, nguồn sống.
D đúng, vì khi thức ăn khan hiếm sẽ cạnh tranh nhau giành thức ăn để tồn tại.
B sai, ăn thịt đồng loại xảy ra khi mật độ quần thể tăng quá cao, nó giúp giảm bớt số lượng cá thể của quần thể và từ đó giúp giảm sự cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định mà không dẫn tới sự diệt vong.
Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất trao đổi chất theo phương thức:
Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất là sinh vật đơn bào dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ các hợp chất hữu cơ có sẵn trong môi trường.
Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào?
1. Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
2. Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
3. Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân
4. Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá
Tổ hợp đúng là:
Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo 3 giai đoạn là:
- Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
- Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
- Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gôc của rễ lên mạch gỗ của thân
Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng: Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào.
Hình ảnh dưới đây minh họa cho kì nào của quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật?
Quan sát hình ảnh ta thấy NST di chuyển về hai cực của tế bào → đây là kì sau của quá trình nguyên phân.
Dưới đây là hình ảnh bộ nhiễm sắc thể bất thường của một người bệnh. Em hãy cho biết đây là bộ nhiễm sắc thể của người
Quan sát hình ảnh ta thấy cặp NST giới tính XY tăng thêm một chiếc X dẫn đến căp NST giới tính trở thành XXY → đây là bộ NST của người bị hội chứng Claiphentơ.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1 ?
\({\rm{aaBb}}\, \times \,{\rm{AABb}}\) cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1
Cho các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?
(1) Chọn lọc tự nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(2) Giao phối ngẫu nhiên. (5) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (6) Di – nhập gen.
(1),(4),(5),(6) → là những nhân tố làm thay đổi tần alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(3) chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Vậy có 4 nhân tố thỏa mãn.
Có 3 loại hình tháp sinh khối đặc trưng cho 3 hệ sinh thái ( thiếu hình tháp sinh thái ). Hình tháp nào bền vững nhất?
Hệ sinh thái I bền vững nhất vì sự chênh lệch giữa sinh khối các bậc dinh dưỡng là lớn.
Khống chế sinh học để đảm bảo số lượng cá thể của trong quần thể phù hợp với sức chứa môi trường.
Hệ sinh thái bền vững nhất khi xây dựng từ năng lượng tích lũy qua các bật dinh dưỡng, thường có tháp sinh thái hình chóp, đáy lớn đỉnh nhỏ.
Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau:
Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này?
A.sai vì nếu tăng số lượng cá mương trong ai thì cá mương sẽ tăng cạnh tranh thức ăn với cá mè hoa → cá mè hoa sẽ giảm.
B. sai vì nếu loại bỏ giái xác ra khỏi ao thì cá mè hoa và cá mương đều mất đi nguồn thức ăn → sẽ dẫn đến cá mè hoa và cá mương bị diệt vong.
C. sai vì nếu hạn chế thực vật phù du trong ao thì giáp xác mất đi nguồn thức ăn → giáp xác bị diệt vong → cá mương và cá mè hoa bị diệt vong.
D. đúng vì khi ta thả thên cá quả vào ao thì cá quả sẽ lấy cá mương làm nguồn thức ăn → cá mương giảm → cá mè hoa có nhiều thức ăn hơn → số lượng cá mè hoa sẽ tăng lên.
Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là A+X/T+G = 0,5. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử AND nói trên là:
Theo giả thiết: \(\frac{{{A_1} + {X_1}}}{{{T_1} + {G_1}}} = 0,5 = \frac{1}{2}\)
Theo nguyên tắc bổ sung: \({A_1} = {T_2},\,{X_1} = {G_2},\,{T_1} = {X_2},\,{G_1} = {X_2}\)
\(\Rightarrow \frac{{{A_1} + {X_1}}}{{{T_1} + {G_1}}} = \frac{{{T_2} + {G_2}}}{{{A_2} + {X_2}}} = \frac{1}{2}\)
\(\Rightarrow \frac{{{A_2} + {X_2}}}{{{T_2} + {G_2}}} = \frac{2}{1} = 2\)
Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
\(A = {A_1} + {A_2} = {T_1} + {T_2} = {A_1} + {T_1} = {A_2} + {T_2} = T\)
\(G = {G_1} + {G_2} = {X_1} + {X_2} = {G_1} + {X_1} = {G_2} + {X_2} = X\)
Một gen của sinh vật nhân sơ có 1900 liên kết hiđrô và số liên kết hiđrô trong các cặp G, X nhiều hơn số liên kết hiđrô trong các cặp A, T là 500. Tổng số nuclêôtit của gen là:
Ta có: A nối với T bởi 2 liên kết hiđrô
⇒ Số liên kết hiđrô nối giữa các cặp A, T bằng: ( số lượng cặp A, T ) x 2
Mà số lượng cặp A, T bằng số lượng nuclêôtit loại A
Do đó: Số liên kết hiđrô trong các cặp A, T bằng: 2A
Tương tự: Số liên kết hiđrô trong các cặp G, X bằng: 3G
Theo giả thiết: số liên kết hiđrô trong các cặp G, X nhiều hơn số liên kết hiđrô trong các cặp A, T là 500
⇒ 3G – 2A = 500 (1)
Mặt khác: H = 3G + 2A =1900 ( giả thiết ) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: A = 400, G = 350
Vậy tổng số nuclêôtit của gen: \(N = 2\left( {A + G} \right) = 1500\)
Số alen của gen I, II, III lần lượt là 5, 3 và 7. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen là:
Dựa vào đề bài ta xác định các locut gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Áp dụng công thức ta có:
Số kiểu gen dị hợp của gen I, II, III lần lượt là: \(C_5^2 = 10,\,C_3^2 = 3,\,C_7^2 = 21\)
Số kiểu gen đồng hợp của gen I, II, III lần lượt là: 5, 3, 7
Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 1 cặp gen \(= 5.3.21 + 5.7.3 + 3.7.3 + 3.7.10 = 630\,KG\).
Số kiểu gen đồng hợp 1 cặp gen và dị hợp 2 cặp gen \(= 10.3.7 + 10.21.3 + 3.21.5 = 1155\,KG\).
Trong các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:
1. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhiều tính trạng.
2. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi pôlipeptit khác nhau.
3. Gen đa hiệu góp phần giải thích cơ sở khoa học của ưu thế lai.
4. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.
5. Gen đa hiệu giúp giải thích hiện tượng biến dị tương quan.
Số ý đúng là:
Các ý đúng là: 1,3,5
Ý 2 sai vì 1 gen chỉ có thể mã hóa cho 1 chuỗi pôlipeptit, nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu là do chuỗi pôlipeptit mà gen đó mã hóa tham gia vào nhiều quá trình hình thành nên các prôtêin khác nhau từ đó ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Ý 4 sai vì người ta không dùng phương pháp lai phân tích để phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn vì giao tử mà cả 2 tạo ra đều chứa gen quy định tất cả tính trạng. Do đó tỉ lệ kiểu hình sẽ là giống nhau.
Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
Nhìn vào cấu trúc di truyền qua các thế hệ nhận thấy, kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp đang giảm dần qua cá thế hệ, đồng thời kiểu gen đồng hợp lặn tăng lên qua các thế hệ → Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể.
Một số nhận xét được đưa ra như sau:
1. Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu phân bố ngẫu nhiên.
2. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
3. Cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 1.
4. Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
5. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
6. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
7. Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 3.
8. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
Cho biết những phát biểu nào sai?
Ý 1 sai vì hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố ngẫu nhiên và hình 3 là kiểu phân bố theo nhóm.
Ý 2 đúng vì kiểu phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể luôn có xu hướng quần tụ với nhau.
Ý 3 đúng.
Ý 4 sai vì hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố đồng đều trong môi trường và khi không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Ý 5, 6, 7 đúng.
Ý 8 sai vì hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một các đồng đều trong môi trường và khi các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt.
Dễ dàng ghi nhớ cách phân bố:
- Vì cạnh tranh gay gắt nên buộc các cá thể phải phân bố đồng đều để tránh sự cạnh tranh.
- Phân bố theo nhóm giúp cho các cá thể hỗ trợ lẫn nhau và tận dụng nguồn sống tốt hơn, cũng giống như chúng ta làm việc theo nhóm, phối hợp ăn ý để cho hiệu quả công việc tốt nhất.
- Phân bố ngẫu nhiên khi trong môi trường điều kiện sống phân bố đều và không có sự cạnh tranh.
Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng của quần thể, luôn được duy trì ổn định và không thay đổi theo thời gian.
II. Tất cả các loài sinh vật khi sống trong một môi trường thì có tỉ lệ giới tính giống nhau.
III. Ở tất cả các loài, giới tính đực thường có tỉ lệ cao hơn so với giới tính cái.
IV. Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể.
Chỉ có phát biểu IV đúng → Đáp án B
I sai. Vì tỉ lệ giới tính có thể thay đổi do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực. Hoặc có thể thay đổi do nhiệt độ môi trường sống, do chất lượng dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể…
II sai. Ví dụ: Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần.
III sai. Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần.
Trong một gia đình, bố và mẹ biểu hiện kiểu hình bình thường về cả hai tính trạng, đã sinh 1 con trai bị mù và teo cơ. Các con gái biểu hiện bình thường cả hai tính trạng. Biết rằng gen m gây mù màu, gen d gây teo cơ. Các gen trội tương phản quy định kiểu hình bình thường. Các gen này trên NST giới tính X. Kiểu gen của bố mẹ là:
- Con trai bị cả 2 bệnh nhận giao tử Y từ bố, giao tử \(X_m^d\) từ mẹ
- Con gái bình thường nhận 1 giao tử X từ bố và nhận 1 giao tử X từ mẹ. Trong đó bố bình thường nên giao tử X từ bố là \(X_M^D\)
- Vì mẹ bình thường nên phải có giao tử \(X_M^D\)
- Vậy kiểu gen của bố là \(X_M^D\)Y. Kiểu gen của mẹ là\(X_M^D\)\(X_m^d\)
Gen A dài 5100 A0và có hiệu số tỉ lệ giữa A với một loại nuclêôtit khác là 10%. Gen bị đột biến điểm thành gen a có số liên kết giảm đi 2 so với gen A. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen a là:
Xét gen ban đầu: \(N = \frac{L}{{3,4}}.2 = \frac{{5100}}{{3,4}}.2 = 3000\)(nuclêôtit)
Hiệu số tỉ lệ giữa A với một nuclêôtit khác loại là 10%, ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l} \% A + \% G = 50\% \\ \% A - \% G = 10\% \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} \% A = 30\% \\ \% G = 20\% \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} A = T = 900\\ G = X = 600 \end{array} \right.\)
Đột biến điểm xảy ra trên gen làm số liên kết hiđrô giảm đi 2 liên kết → Đây là đột biến mất một cặp A=T.
→ Số nuclêôtit mỗi loại trên gen a là: \(A = T = 899\,G = X = 600\)
Lai giữa con đực cánh dài, mắt đỏ với cái cánh dài, mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 14,75% con đực mắt đỏ, cánh dài; 18,75% đực mắt hồng, cánh dài; 6,25% đực mắt hồng, cánh cụt; 4% mắt đỏ, cánh cụt; 4% đực mắt trắng, cánh dài; 2,25% đực mắt trắng, cánh cụt; 29,5% cái mắt đỏ, cánh dài; 8% cái mắt đỏ, cánh cụt; 8% cái mắt hồng, cánh dài; 4,5% cái mắt hồng, cánh cụt. Biết kích thước cánh 1 cặp alen quy định D, d, con đực có cặp nhiễm sắt thể giới tính XY. Kiểu gen của P là
Xét riêng từng cặp tính trạng;
+ Ở F1 có tỉ lệ mắt đỏ: mắt hồng : mắt trắng là 9 : 6 : 1 → tương tác bổ sung và kiểu gen P về tính trạng màu mắt là AaBb x AaBB. Mặt khác tính trạng này phân bố không đều ở 2 giới → 1 trong 2 cặp alen phải nằm trên nhiễm sắc thể X ( không có alen tương ứng trên Y)..
+ Ở F1 có tỉ lệ cánh dài: cánh cụt là 3 : 1 → kiểu gen P về tính trạng kích thước cánh là Dd x Dd và phân li đồng đều ở hai giới → gen nằm trên nhiễm sắc thể thường → có gen A hoặc B với gen D cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường → loại đáp án \(Aa{X^D}{X^d}\, \times \,Aa{X^D}Y\) . Con đực mắt trắng, cụt có kiểu gen \(\left( {ab/ab} \right){X^b}Y\) chiếm 2,25%
\(\to \left( {ad/ad} \right) = 2,25\% :25\% = 9\% \)( vì \({X^b}Y\) chiếm tỉ lệ 1/4)\(= 30\% \,\underline {ad} \, \times \,30\% \underline {ad}\)
→ Kiểu gen của \(P:\frac{{AD}}{{ad}}{X^B}{X^b} \times \frac{{AD}}{{ad}}{X^B}Y\)
Ở một loài động vật, người ta thực hiện phép lai \(P:\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y\), thu được F1. Biết rằng mỗi gen quy định một cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn, không có đột biến xảy ra nhưng xảy ra hoán vị gen giữa A và B với tần số là 40%. Tính theo lý thuyết, lấy ngẫu nhiên hai cá thể có kiểu hình \(A - bbD - \)ở F1, xác suất được một cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
\(P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
\(\begin{array}{l} {G_P}:\underline {AB} = \underline {ab} = 30\% \,\,\,\,\underline {AB} = \underline {ab} = 20\% \,\\ \,\,\,\,\,\,\,\,\,\underline {Ab} = \underline {aB} = 30\% \,\,\,\,\,\underline {Ab} = \underline {aB} = 30\% \, \end{array}\)
\(\to \frac{{ab}}{{ab}} = 0,3.0,2 = 6\% \to A - bb = 25\% - 6\% = 19\% \)
\({X^D}{X^d}\, \times \,{X^D}Y \to \frac{1}{4}{X^D}{X^D}:\frac{1}{4}{X^D}Y:\frac{1}{4}{X^D}{X^d}:\frac{1}{4}{X^d}Y\)
→ Cá thể có kiểu hình \(A - bbD - \, = 0,19.0,75 = 14,25\% \)
→ Cá thể có kiểu hình thuần chủng là: \(\frac{{Ab}}{{Ab}}{X^D}{X^D} = 0,2.0,3.0,25 = 1,5\% \)
Vậy trong số các cây có kiểu hình \(A - bbD - \)thì cây có kiểu hình thuần chủng chiếm \(\frac{{1,5}}{{14,25}} = \frac{2}{{19}} \to\) cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ: \(1 - \frac{2}{{19}} = \frac{{17}}{{19}}\)
Lấy ngẫu nhiên hai cá thể có kiểu hình \(A - bbD -\) ở F1, xác suất thu được một cá thể thuần chủng là \(C_2^1.\frac{2}{{19}}.\frac{{17}}{{19}} = 18,84\% \)
Một gen mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080A0. Trên mạch 1 của gen có nuclêôtit, A1 = 260 nuclêôtit. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi pôlinuclêôtit. Số nuclêôtit từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen nói trên là:
k là tần số nhân đôi của gen
\({A_{cc}} = {T_{cc}} = A\left( {{2^k} - 1} \right)\)
\({G_{cc}} = {X_{cc}} = G\left( {{2^k} - 1} \right)\)
* Tính số nuclêôtit loại A và G của gen
Ta có: \(L = \frac{N}{2}\, \times 3,4\mathop A\limits^0 \Rightarrow N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 2400\)
\( \Rightarrow A + G = 1200\)
Mà: \(A = {A_1} + {T_1} = 480\)
Do đó: G=720
* Tính số lần nhân đôi của gen (k)
Nhận xét: 64 chuỗi pôlinuclêôtit =32
Ta có: 1 gen nhân đôi k lần tạo 2k gen =32=25
⇒ k=5
* Tính số nuclêôtit môi trường cung cấp
\(\begin{array}{l} {A_{cc}} = {T_{cc}} = A\left( {{2^k} - 1} \right) = 14880\\ {G_{cc}} = X_{cc}^{cc} = G\left( {{2^k} - 1} \right) = 22320 \end{array}\)
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Kiểu gen có cả hai loại alen A và B cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Alen D quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen d quy định lá xẻ thùy. Phép lai \(P:AaBb{\rm{D}}d\, \times aaBbDd\), thu được . Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
\(A - B - :\)hoa đỏ; còn lại các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng
D: lá nguyên \(> > d:\) lá xẻ thùy
\(P:AaBbDd\, \times \,aaBbDd\)
\(+ Aa\, \times \,aa \to 1/2\,Aa\,:\,1/2aa\)
\(+ Bb\, \times \,Bb \to \,1/4\,BB\,:\,2/4Bb:1/4bb\)
\(+ Dd\, \times Dd \to \,1/4\,DD:2/4Dd:1/4dd\)
F1: hoa trắng, lá xẻ thùy đồng hợp tử có các kiểu gen sau: \(aaBBdd,\,aabbdd \to A\) là phương án sai.
B đúng, F1 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, lá xẻ thùy là: \(AaBBdd,\,AaBbdd\)
C đúng, F1 số cây hoa trắng, lá nguyên có tỉ lệ là:
\(1/2AA.1/4bB.3/4D - + 1/2AA.1\left( {B,b} \right).3/4 = 46,875\% \)
D đúng, ở F1 số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, lá nguyên là: AaBBDD, AaBbDD, AaBBDd, AaBbDd
Trong quần thể bướm sâu đo ở khu rừng bạch dương ở ngoại ô thành phố Manchester ( nước Anh), alen B quy định màu nâu của cánh có tần số là 0,010, alen b quy định màu trắng có tần số là 0,990. Vào thập niên 40 của thế kỷ XIX, thành phố này trở thành thành phố công nghiệp, khói nhà máy làm ám khói thân cây. Thế hệ sau, chọn lọc đã làm thay đổi kiểu hình trong quần thể: bướm cánh nâu còn lại , bướm cánh trắng chỉ còn lại . Nếu chọn lọc tự nhiên tiếp tục tác động lên quần thể thì sau 40 thế hệ bướm, thì người ta ghi được các đồ thị về tần số các alen B,b như hình bên.
Cho các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng:
I. Tần số các alen B và b trong quần thể ở thế hệ thứ nhất sau chọn lọc lần lượt là 0,004 và 0,19998.
II. Ở đồ thị 1, tần số alen B tăng chậm ở thế hệ thứ nhất, sau đó tăng nhanh ở các thế hệ tiếp theo và cuối cùng là tăng chậm do đó đồ thị có hình chữ S.
III. Ở đồ thị 2, tần số alen B giảm từ từ ở thế hệ thứ nhất rồi giảm nhanh ở các thế hệ sau. Nếu chọn lọc tự nhiên tiếp tục xảy ra thì alen B sẽ biến mất trong quần thể.
IV. Cá thể bướm cánh màu nâu có nhiều khả năng sống sót hơn cá thể bướm cánh trắng vì màu nâu là đặc điểm thích nghi hơn màu trắng trên nền cây ám khói.
Nếu trường hợp sức sống hoặc sức sinh sản giảm thì ta sẽ tính lại tỉ lệ mỗi kiểu gen trong quần thể trước khi quần thể sinh sản theo từng hệ số chọn lọc.
Giả sử hệ số chọn lọc đối với kiểu gen AA, Aa, aa tương ứng là h1, h2, h3. Xác định tần số các alen sau 1 thế hệ chọn lọc.
\(+ \,f\left( {AA} \right) = h1.AA\)
\(+ f\left( {Aa} \right) = h2.Aa\)
\(+ f\left( {aa} \right) = 1 - \left[ {\,f\left( {AA} \right) + f\left( {Aa} \right)} \right]\)
- Nếu kiểu gen đồng hợp tử lặn gây chết thì tần số alen lặn sau 1 thế hệ chọn lọc bằng \(q/\left( {1 + q} \right)\).
- Nếu kiểu gen đồng hợp tử lặn gây chết thì tần số alen sau 1 thế hệ chọn lọc bằng \(q0/\left( {1 + n.q0} \right)\).
I sai. Gọi P là tần số alen B, q là tần số alen b nên p+q=1.
Ở quần thể ban đầu: \(p = 0,010,q = 0,990\)
Tần số kiểu gen ở quần thể ban đầu:
\({{\mathop{\rm p}\nolimits} ^2}BB + 2pqBb + {q^2}bb = {\left( {0,010} \right)^2} + 2\left( {0,010 \times 0,990} \right)Bb + {\left( {0,990} \right)^2}Bb = 0,0001BB + 0,0198Bb + 0,9801bb\)
Tỉ lệ sống sót đến tuổi sinh sản: \(0,2BB + 0,2Bb + 0,1bb\)
Tần số kiểu gen ở quần thể thứ nhất sau chọn lọc: \(0.00002BB + 0,00396Bb + 0,09801bb\)
Tỉ lệ alen B còn lại sau chọn lọc: \(2 \times 0,00002 + 0,00396 = 0,004\)
Tỉ lệ alen b còn lại sau chọn lọc: \(0,00396 + 2 \times 0,09801 = 0,19998\)
Tổng số các alen còn lại trong quần thể sau chọn lọc có tỉ lệ:
\(0,00002 \times 2 + 0,00396 \times 2 + 0,09801 \times 2 = 0,20398\)
Do đó tần số alen trong thế hệ 1 sau chọn lọc là: \(p = \frac{{0,004}}{{0,20398}} = 0,02;q = \frac{{0,19998}}{{0,20398}} = 0,98\)
II đúng ở đồ thị 1, tần số alen B tăng chậm ở thế hệ thứ nhất, sau đó tăng nhanh ở các thế hệ tiếp theo và cuối cùng là tăng chậm do đó đồ thị có hình chữ S.
III sai vì ở đồ thị 2, tần số alen b giảm từ từ ở thế hệ thứ nhất rồi giảm nhanh ở cá thế hệ sau. Nếu chọn lọc tự nhiên tiếp tục xảy ra thì alen b sẽ biến mất trong quần thể.
IV đúng chọn lọc tự nhiên đã làm biến đổi tần số các alen trong quần thể, màu nâu là đặc điểm thích nghi hơn màu trắng, do đó có nhiều khả năng sống sót hơn bướm cánh trắng.
Phả hệ dưới đây mô tả hệ nhóm ABO do một gen gồm 3 alen quy định, trong đó đồng trội so với của một gia đình.
Biết rằng không có đột biến mới phát sinh và kiểu gen của (1) và (6) là giống nhau, có bao nhiêu nhận định đúng về gia đình?
1. Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) sinh ra hai người con có nhóm máu giống ông ngoại (2) là 12.5%.
2. Xác suất để cặp vợ chồng (3) và (4) sinh ra người con mang nhóm máu B là 12.5%.
3. Có ít nhất 5 người trong số những người đang xét mang kiểu gen dị hợp.
4. Cặp vợ chồng (3) và (4) luôn có khả năng sinh ra những người con có nhóm máu giống mình.
(1) nhóm máu A kết hôn với (2) nhóm máu AB ( mang kiểu gen \({I^A}{I^B}\)), họ sinh ra một người con gái mang nhóm máu B và một người con trai mang nhóm máu A → (1) kiểu gen \({I^A}{I^O}\)( vì người con gái mang nhóm máu B chỉ có thể mang alen \({I^O}\)nhận từ mẹ); con gái (5) có kiểu gen \({I^B}{I^O}\); (6) có kiểu gen \({I^A}{I^O}\)hoặc \({I^A}{I^A}\)(với xác suất 50%:50%); vợ người con trai mang kiểu gen \({I^A}{I^B}\) → Có ít nhất 5 người trong số những người đang xét mang kiểu gen dị hợp → 3 đúng.
- Xác suất để cặp vợ chồng (5) và (6) \({I^B}{I^O}\);\({I^A}{I^O}\) sinh ra hai người con có nhóm máu giống ông ngoại ( có kiểu gen \({I^A}{I^B}\)) là \(\frac{1}{4}.\frac{1}{4} = 6,25\% \to\) 1 sai.
- Xác suất để cặp vợ chồng (3) và (4) (\({I^A}{I^O}\)hoặc \({I^A}{I^A}\);\({I^A}{I^B}\)) sinh ra người con mang nhóm máu B là: → 2 đúng.
- Vợ chồng người con trai (3) và (4) (\({I^A}{I^O}\)hoặc \({I^A}{I^A}\);\({I^A}{I^B}\)) đều mang alen \({I^A}\), mặt khác người vợ còn mang alen \({I^B}\) → cặp vợ chồng này luôn có khả năng sinh ra những người con có nhóm máu giống mình
( mang kiểu gen \({I^A}{I^-}\);\({I^A}{I^A}\)) → 4 đúng.
Vậy có 3 nhận định đúng về gia đình trên.
Giới hạn của thường biến là:
Giới hạn của thường biến là mức phản ứng của kiểu gen trước những biến đổi của môi trường