Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Việt Lâm
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Việt Lâm
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
28 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?
Cánh chim và cánh bướm có cũng chức năng bay nhưng có nguồn gốc cơ quan hoàn toàn khác nhau nên đây là bằng chứng về tiến hóa đồng qui
Các ví dụ khác là các cơ quan tương đồng, cũng nguồn gốc nhưng hiện tại đảm nhận chức năng khác nhau
Đáp án: A
Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó?
l. Ngô 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường.
4. Lúa đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho.
Cây tam bội tạo quả không hạt, đối với các cây thu hoạch các bộ phận thân, rễ lá, cây tam bội cho năng suất cao hơn cây lưỡng bội. Các cây trồng phù hợp là củ cải đường, dưa hấu, nho
Đáp án: D
Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?
1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được
2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ
3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau
4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải
5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau
6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau
Phương án đúng
Lí do có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản:
- Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được
- Chúng có mùa sinh sản khác nhau
- Chúng có tập tính giao phối khác nhau
- Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau
Đáp án: D
Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được prôtêin Insulin là vì mã di truyền có
Tính phổ biến có nghĩa là các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền nên có thể chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác
Đáp án: A
Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là:
qa = 0,1, pA = 0,9
Hợp tử mang gen đột biến q2 aa + 2pq Aa = 0,01 + 0,18 = 0,19
Đáp án: A
Xét các trường hợp sau:
(1) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả giảm mật độ cá thể của quần thể.
(2) Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
(3) Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau.
(4) Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
(5) Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng thác nguồn sống của môi trường.
Những trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra là:
1 đúng
2 đúng
3 đúng
4 đúng khi thiếu ánh sáng, xảy ra hiện tượng cạnh tranh các cây phía dưới tán rừng sẽ bị chết
5 sai vì đây là hỗ trợ cùng loài
Đáp án: A
Có một trình tự ARN (5'-AUG GGG UGX XAU UUU-3') mã hóa cho một đoạn Polipepptit gồm 5 aa. Sự thay thế nu nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 2 aa
Đột biến ở bộ ba thứ 3 X → A làm xuất hiện bộ ba kết thúc → quá trình dịch mã dừng lại
Chuỗi polipeptit chỉ có 2 axit amin
Đáp án: A
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
F1 = F2 ⇒ đang ở trạng thái cân bằng.
Đến F3: AA và Aa đột ngột giảm, aa đột ngột tăng ⇒ yếu tố ngẫu nhiên.
Từ F3 đến F5: đồng hợp tăng, dị hợp giảm ⇒ giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án: C
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
1 đúng
2 đúng
3 đúng
4 sai quan hệ cạnh tranh làm giảm số lượng cá thể và duy trì quần thể ở mức độ cân bằng
Có 3 nhận định đúng
Đáp án: C
Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do một gen có 2 alen quy định (A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng), gen này nằm trên NST giới tính ở đoạn tương đồng. Cho con đực (XY) có lông đen giao phối với con cái lông trắng được F1 gồm 100% cá thể lông đen. Các cá thể F1 giao phối tự do, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ là:
P: XAYA × XaXa
F1: XAXa : XaYA
F2: XAXa : XaXa : XAYA : XaYA
1 cái lông đen : 1 cái lông trắng : 2 đực đen
Đáp án: B
Xét các kết luận sau:
(1) Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
(2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
(3) Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.
(4) Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.
(5) Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
Có bao nhiêu kết luận là đúng?
Trong các kết luận nói trên thì kết luận (1), (3), (4) là các kết luận đúng.
(2) sai vì Các gen nằm càng xa nhau thì càng dễ xảy ra hoán vị gen và tần số hoán vị gen càng cao.
(5) sai vì Số nhóm gen liên kết bằng số cặp NST trong bộ NST của loài hay bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài.
Đáp án: B
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai nào sau đây, ở giới đực và giới cái đều có tỉ lệ kiểu hình giống nhau?
Ở đây chúng ta không quan tâm cặp gen Aa vì chúng giống nhau ở hai giới
Chúng ta chỉ xét cặp giới tính trong đó chỉ có cặp AaXbXb × AaXbY là cho đời con (3A- : 1aa) ( XbXb : XbY) giống nhau ở cả hai giới
Đáp án: B
Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai ♀\(\frac{{AB}}{{ab}}Dd\) × ♂\(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\), loại kiểu hình A-B-D- có tỉ lệ 40,5%. Cho biết ở hai giới có hoán vị gen với tần số như nhau. Tần số hoán vị gen là:
D- = ¾
A-B- = 50% + ab/ab
→ ab/ab = 4% → giao tử ab = 20% → giao tử hoán vị
Đáp án: D
Quy trình chuyển gen sản sinh prôtêin của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước:
1. tạo véc tơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu.
2. chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen.
3. nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo.
4. lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân.
5. chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.
Thứ tự các bước tiến hành
Quy trình chuyển gen sản sinh prôtêin của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước:
1. tạo véc tơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu.
3. nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo.
2. chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen.
4. lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân.
5. chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.
Đáp án: A
Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:
Xét cao: thấp = 3:1 → Aa × Aa
Xét đỏ : trắng = 9 : 7 → B-D- : đỏ; A-bb, aaB-, aabb: trắng
P: Ab/aB Dd × Ab/aB Dd
F1: (1Ab/Ab : 2Ab/aB : 1aB/aB)(3D- 1dd)
3 Ab/AbD-: 6Ab/aBD-: 3aB/aBD- : 1Ab/Abdd : 2Ab/aBdd: 1aB/aBdd
Cao, trắng Cao đỏ thấp đỏ cao trắng cao trắng thấp trắng
6 cây thân cao, hoa đỏ; 6 cây thân cao, hoa trắng; 3 cây thân thấp, hoa đỏ; 1 cây thân thấp, hoa trắng
P: Ab/aB Dd × ab/abdd
Ab/abDd; Ab/abdd; aB/abDd; aB/abdd
Cao, trắng Cao trắng; thấp đỏ thấp trắng
1 cây thân thấp, hoa đỏ : 2 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng.
Đáp án: B
Xét các loại đột biến sau:
(1) Mất đoạn NST.
(2) Lặp đoạn NST.
(3) Chuyển đoạn không tương hỗ.
(4) Đảo đoạn NST.
(5) Đột biến thể một.
(6) Đột biến thể ba
Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là:
Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là:
- Mất đoạn NST.
- Lặp đoạn NST.
- Chuyển đoạn không tương hỗ.
Đáp án: D
Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen có liên quan đến một số cặp nuclêôtit
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Xét các phát biểu
(1) Sai, đột biến thay thế làm xuất hiện bộ ba kết thúc mới làm kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đúng,
(3) Sai, đột biến điểm chỉ liên quan đến 1 cặp nu
(4) Đúng
(5) Đúng
Đáp án: A
Điều hòa hoạt động của gen chính là gì?
Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra, ở đây được hiểu là gen có được phiên mã và dịch mã hay không
Sự hoạt động khác nhau của các gen trong hệ gen là do quá trình điều hòa
Đáp án: B
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
Xét các phát biểu của đề bài:
A, B sai vì chọn lực tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi mà chúng chỉ chọn lọc những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường
D sau vì chọn lọc tự nhiên Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những kiểu hình thích nghi qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Đáp án: C
Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm thuốc tạo ra tế bào kháng thuốc, Điều đó chứng tỏ
Các tế bào kháng thuốc được tách nhân → sự di truyền của chúng không phụ thuộc vào sự di truyền của gen trong nhân, nên tính kháng thuốc được truyền qua gen ngoài nhiễm sắc thể.
Đáp án: D
Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến
Các bazơ nitơ thường tồn tại 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm. Các dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay dổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong tái bản làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế 1 cặp nucleotit
Ví dụ: Guanin dạng hiếm (G*) kết hợp với timin trong tái bản gây biến đổi thay thế G – X → T-A
Đáp án: D
Ở một loài động vật, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về một lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai lôcut này nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về cả hai giới ở hai lôcut trên là:
Số alen trên NST giới tính X là: 2.2 = 4 alen
Số kiểu gen về cả 2 giới ở 2 locut trên là: \(\frac{{4.\left( {4 + 1} \right)}}{2} + 4 = 14\) kiểu gen
Số kiểu hình ở giới cái là: 3.2 = 6 kiểu hình
Số kiểu hình ở giới đực là: 2.2 = 4 kiểu hình
Vậy số kiểu hình ở cả 2 giới là: 6 + 4 = 10 kiểu hình
Đáp án: D
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBBDd x AaBbdd có tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình lần lượt là:
Số kiểu gen = 3.2.2 = 12 nên chỉ có đáp án A và B
Số kiểu hình (3A- : 1aa)(B-)(1Dd : 1dd) = 3 : 3 : 1 : 1
Đáp án: B
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂AaBb x ♀AaBB, loại kiểu gen aaBb chiếm tỉ lệ
Phương pháp
+ Tỷ lệ giao tử bình thường + tỷ lệ giao tử đột biến = 1
+ Tách riêng từng cặp tính trạng rồi tổ hợp
Cách giải
AaxAa=>aa=1/4
♂Bb x ♀BB, 16% tb cơ thể đực GP k bình thường GP I=> Tỉ lệ giao tử bình thường = 100%-16% = 84% = 41% giao tử b
=>Bb=41%x1=41%
=>aaBb=1/4x41%=10,5%
Đáp án: B
Giả sử một hệ sinh thái đồng ruộng, cào cào sử dụng thực vật làm thức ăn, cào cào là thức ăn của cá rô, cá lóc sử dụng cá rô làm thức ăn. Cá lóc tích lũy được 1620 kcal, tương đương với 9% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng liên kết với nó. Cá rô tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 10% năng lượng ở cào cào. Thực vật tích lũy được 1500000 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
Thực vật “cào cào” “cá rô” cá lóc
Năng lượng tích lũy ở cá rô: 16200/09 = 18000 kcal
Năng lượng tích lũy ở cào cào: 180000/1 = 180000 kcal
H% = 180000 / 1500000 × 100% = 12%
Đáp án: C
Ở ruồi giấm hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 có 100% cá thể mang kiểu hình giống ruồi mẹ. Các cá thể F1 giao phối tự do thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ
AB/AB XDXD × ab/abXdY
F1: AB/abXDXd : AB/abXDY
F1 × F1
Ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ = A-bbXDY = 1,25%
→ A-bb = 5% = 25% - ab/ab → ab/ab = 20%
Ruồi đực không hoán vị có ab = ½ → giao tử ab của cơ thể cái = 40%
Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ
AB/abXDXd × ab/abXdY
Ab/abXDY = 10% × 1/4 = 2,5%
Đáp án: C
Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Nếu loại bỏ tất cả các cây hoa đỏ và hoa trắng F1, sau đó cho các cây hoa hồng và hoa vàng ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì ở F2, kiểu hình hoa đỏ có tỉ lệ:
Do loại bỏ hết đỏ và trắng nên ta chia lại tỉ lệ:
2/6 Aabb + 1/6AAbb + 2/6 aaBb + 1/6 aaBB rồi xét giao tử mỗi loại KG
2/6 Aabb cho 1/6Ab + 1/6ab
1/6 Abb cho 1/6Ab
Tương tự aaBb và aaBB ngẫu phối: (2/6 Aabb + 1/6 AAbb + 2/6 aaBb + 1/6 aaBB) × (2/6 Aabb + 1/6 AAbb + 2/6 aaBb + 1/6 aaBB) = (1/3Ab + 1/3 aB + 2/3 ab) (1/3Ab + 1/3 aB + 2/3ab)
F2 cây đỏ chỉ có thể có KH AaBb ⇒ xác suất là 2. 1/3 . 1/3 = 2/9
Đáp án: C
Một quần thể của một loài thực vật, xét gen A có 2 alen là A và a; gen B có 3 alen là B1, B2 và B3. Hai gen A và B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này tần số của A là 0,6; tần số của B1 là 0,2; tần số của B2 là 0,5. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và trong quần thể có 10000 cá thể thì theo lý thuyết, số lượng cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả gen A và B là:
Ta có 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa
B1B1 = 0,04
B2B2 = 0,25
B3B3 = 0,09
Các cá thể đồng hợp về A và B là (0,36 + 0,16)(0,04 + 0,25 + 0,09) = 0,1976
Đáp án: A
Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định hạt nảy mầm bình thường trội hoàn toàn so với alen a làm cho hạt không nảy mầm. Tiến hành gieo 100 hạt (gồm 40 hạt AA, 60 hạt Aa) lên đất canh tác, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1; F1 nảy mầm và sinh trưởng, sau đó ra hoa kết hạt tạo thế hệ F2. Ở các hạt F2, kiểu gen Aa có tỉ lệ là:
Ta có: 0,4 AA và 0,6Aa tự thụ phấn
F1: 0,4AA + 0,15AA + 0,3Aa + 0,15aa = 0,55AA + 0,3Aa + 0,15aa tự thụ phấn
Và aa không nảy mầm
F2: Aa = 0,3/0,85 × 1/2 = 3/17
Đáp án: C
Cho biết bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng đều không bị hai bệnh này, bên phía người vợ có ông ngoại bị mù màu, có mẹ bị bạch tạng. Bên phía người chồng có ông nội và mẹ bị bạch tạng. Những người khác trong hai dòng họ này đều không bị 2 bệnh nói trên. Cặp vợ chồng này dự định sinh hai con, xác suất để cả hai đứa con của họ đều bị cả 2 bệnh nói trên là:
– Bệnh bạch tạng: Vợ có kiểu gen Aa (vì mẹ vợ bị bệnh),
Chồng có kiểu gen Aa (vì mẹ chồng bị bạch tạng).
Xác suất sinh 2 con đều bị bệnh bạch tạng là (\(\dfrac{1}{{16}}\))2 = \(\dfrac{1}{{16}}\).
– Bệnh mù màu: Vợ có kiểu gen XBXB hoặc XBXb (vì ông ngoại vợ bị bệnh nên suy ra mẹ của vợ có kiểu gen XBXb. Vợ có kiểu gen XBXb với xác suất = \(\dfrac{1}{2}\)),
Chồng có kiểu gen XBY (vì chồng không bị bệnh).
Xác suất sinh 2 con đều bị bệnh mù màu là \(\dfrac{1}{2}\) × (\(\dfrac{1}{4}\))2 = \(\dfrac{1}{{32}}\).
– Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con đều bị cả hai bệnh nói trên là = \(\dfrac{1}{{16}}\) × \(\dfrac{1}{{32}}\) = \(\dfrac{1}{{512}}\)
Đáp án: B
Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng qui định tổng hợp axit amin prôlin là 5’XXU3’; 5’XXA3’; 5’XXX3’; 5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nuclêôtit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit.
- Mã di truyền có tính thoái hóa có nghĩa là nhiều mã di truyền cùng mang thông tin quy định tổng hợp một loại axit amin.
- Từ thông tin mà đề bài đưa ra chúng ta thấy rằng khi thay đổi nuclêôtit thứ 3 trong mỗi bộ ba thì nó vẫn quy định axit amin cũ. Điều đó chứng tỏ nuclêôtit thứ 3 trong mỗi bộ ba có vai trò ít quan trọng hơn so với hai nuclêôtit còn lại.
Đáp án: A
Chỉ có 3 loại nucleotit A, T, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?
Vì không có X nên phân tử ADN đó không thể hình thành cặp G-X nên thực tế chỉ có 2 loại nu là A và T nên thực tế chỉ có 8 loại bộ ba chứ không phải là 27
Đáp án: D
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A quy định có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội lặn là A>a>a1. Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường thì theo lí thuyết, phép lai ♀Aaa1a1 x ♂Aaaa1 cho loại cây có hoa vàng ở đời con chiếm tỉ lệ
Cây Aaa1a1 giảm phân cho giao tử: \(\frac{1}{6}Aa:\frac{2}{6}Aa1:\frac{2}{6}a1a:\frac{1}{6}a1a1\)
Cây Aaaa1 giảm phân cho giao tử \(\frac{2}{6}Aa:\frac{1}{6}Aa1:\frac{2}{6}a1a:\frac{1}{6}aa\)
Phép lai♂Aaa1a1 × ♀Aaaa1 cho loại cây có hoa vàng ở đời con chiếm tỉ lệ:
\(\frac{2}{6}aa1.\frac{2}{6}aa1 + \frac{2}{6}aa1.\frac{1}{6}aa + \frac{2}{6}a1aa.\frac{1}{6}a1a1 + \frac{1}{6}a1a1.\frac{1}{6}aa = \frac{1}{4}\)
Đáp án: B
Ở một loài giao phối, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số A là 0,8; a là 0,2 và tần số B là 0,9; b là 0,1. Trong quần thể này, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
Xét tính trạng hình dạng thân, quần thể cân bằng có cấu trúc: \(0,{8^2}AA:2.0,2.0,8Aa:0,{2^2}aa = 1\) hay \(0,64AA:0,32Aa:0,04aa = 1\) hay \(0,96A:0,04aa\)
Xét tính trạng trạng màu sắc hoa, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ: \(0,{1^2} = 0,01\)
Cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ: \(1 - 0,01 = 0,99\)
Trong quần thể này, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ (A-B-) chiếm tỉ lệ: \(0,96.0,99 = 95,04\% \)
Đáp án: C
Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa đỏ (P), ở thế hệ F1 thu được kiểu hình gồm 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp tỉ lệ phân li kiểu gen dưới đây, có bao nhiêu trường hợp thỏa mãn F1?
(1) 1 : 2 : 1
(2) 1 : 1 : 1 : 1
(3) 1 : 1 : 1 : 1 : 2 : 2
(4) 3 : 3 : 1 : 1
P: hoa đỏ × hoa đỏ → F1 thu được 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Các trường hợp có thể xảy ra là:
+ TH1: 1 gen quy định 1 tính trạng. Khi đó P: Aa × Aa, F1: 1AA : 2Aa : 1aa → (1) đúng.
+ TH2: 2 gen quy định 1 tính trạng. P: (AaBB × AaBB), F1 có tỉ lệ kiểu gen 1 : 2 : 1
P: AaBB × AbBb, F1 thu được tỉ lệ kiểu gen: (1 : 2 : 1)(1 : 1) = 1 : 1 : 1 : 1 : 2 : 2
TH3: Tương tác át chế: 13 (A-B- + A-bb + aabb) Đỏ : 3 A-bb: Trắng, khi đó P: AaBb × aabb, F1 thu được tỉ lệ kiểu gen (1 :1)(1 : 1) = 1 : 1 : 1 : 1
Vậy các trường hợp 1, 2, 3 đúng
Cho ruồi giấm có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\) giao phối với ruồi giấm có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\). Ở đời F1, loại kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}{X^D}Y\) chiếm tỉ lệ 4,375%. Nếu cho ruồi cái \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\) lai phân tích thì ở đời con, loại kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}{X^D}Y\) chiếm tỉ lệ
P: \(\frac{{AB}}{{ab}}XDXd \times \frac{{AB}}{{ab}}XDY = \left( {\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}} \right)\left( {XDXd \times XDY} \right)\)
+ Có \({X^D}{X^d} \times {X^D}Y \to \frac{1}{4}{X^D}{X^D}:\frac{1}{4}{X^D}{X^d}:\frac{1}{4}{X^D}Y:\frac{1}{4}{X^d}Y\)
+ Kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}{X^d}Y = 4,375\% \to \frac{{ab}}{{ab}}.\frac{1}{4}{X^d}Y = 4,375\% \to \frac{{ab}}{{ab}} = 17,5\% \)
Ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở 1 bên ruồi cái nên cơ thể ruồi đực \(\frac{{AB}}{{ab}}\) cho 2 loại giao tử \(AB = ab = 50\% \).
Ruồi con \(17,5\% \frac{{ab}}{{ab}} = 35\% ab.50\% ab\)
Cơ thể ruồi cái cho \(35\% ab > 25\% \to \) Tần số hoán vị gen là: \(100\% - 2.35\% = 30\% \)
Cho ruồi cái lai phân tích ta được: P: P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{ab}}{{ab}}{X^d}Y = \left( {\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}}} \right)\left( {{X^D}{X^d} \times {X^d}Y} \right)\)
+ \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}} \to \) kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}} = 35\% ab.1ab = 35\% \)
+ \({X^D}{X^d} \times {X^d}Y \to {X^d}Y = 1/4\)
Vậy tỉ lệ kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}{X^d}Y = \frac{{35\% }}{4} = 8,75\% \)
Đáp án: B
Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt: 2 cây quả tròn: 1 cây quả bầu dục, Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình bầu dục là:
Tròn F2: 2Aabb + 1AAbb + 2aaBb + 1aaBB = 6/16
Tỉ lệ giao tử ab ở F2:
Aabb = 2/6 ⇒ ab = 1/3 × 1/2 = 1/6
aaBb = 2/6 ⇒ ab = 1/3 × 1/2 = 1/6
⇒ Tỉ lệ ab F2: 1/6 + 1/6 = 1/3
⇒ F3 aabb = 1/3 × 1/3 = 1/9
Đáp án: D
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Ở người, kiểu gen HH quy định bệnh hói đầu, hh quy định không hói đầu, những đàn ông có kiểu gen dị hợp Hh bị hói đầu, người nữ không bị hói đầu. Biết không xảy ra đột biến ở tất cả những người trong phả hệ, người phụ nữ II.8 đến tư một quần thể cân bằng di truyền có 80% người không bị hói đầu. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Xác suất sinh con trai mắc bệnh hói đầu của cặp vợ chồng II.7 và II.8 là 70%.
(2) Những người đàn ông mắc bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen giống nhau.
(3) Người phụ nữ II.4 và người phụ nữ IV.15 có kiểu gen giống nhau.
(4) Người phụ nữ III. 10 và người phụ nữ III.11 có kiểu gen giống nhau.
(5) Người đàn ông I.1 và người phụ nữ I.2 có kiểu gen giống nhau.
1. Bố có tỉ lệ kiểu gen 1/3HH : 2/3 Hh nên Xác giao tử bên bố 1/3 h và 2/3 H
bên mẹ đến từ quần thể p2 HH + 2pqHh + q2 hh → q2hh + pqHh = 0,8 → pH = 0,2 qh = 0,8
con trai bị bệnh là =11/30
1 sai
2. II 6 là hh, II 5 là HH nên I1, 2 là Hh, II7 là Hh hoặc HH
II 3 là hh nên III9 là Hh
Tương tự có IV14 là Hh
Nên các con trai bị bệnh có KG không giống nhau
2 sai
3. II4 là Hh vì sinh con trai III12 là hh và sinh con trai III9 Hh (không thể là HH vì bố II3 là hh)
IV15 là Hh vì có bố mẹ hh × HH
Nên 3 đúng
4. II 4 là Hh II3 là hh nên III10, 11 là có thể là Hh hoặc hh nên 4 sai
5. Người đàn ông I.1 là Hh và người phụ nữ I.2 sinh con gái HH nên I2 là Hh nên giống nhau.
5 đúng
Có 1 sai, 2 sai, 3 đúng, 4 sai, 5 đúng
Đáp án: C
Ở một loài thực vật sinh sản bằng hình thức tự thụ phấn, alen A quy định thân cao, trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cây có kiểu gen quy định cây thân thấp được đào thải hoàn toàn ngay sau khi được nảy mầm. Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền là 0,24 AABB: 0,12 AABb: 0,24 AAbb: 0,16 AaBB: 0,08 AaBb: 0,16 Aabb, Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc môi trường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Ở thế hệ (P), tần số tương đối của alen a là 0,5; tần số tương đối của alen B là 0,5.
(2) F1, trong tổng số các cây thân cao, hoa đỏ; cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 4/11.
(3) F1, trong tổng số các cây thân cao, hoa trắng; cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 7/8.
(4) Cho các cây thân cao, hoa đỏ F1 tự thụ phấn; trong số các cây bị đào thải ở thế hệ F2, các cây có kiểu gen đồng lặn chiếm tỉ lệ 99/39204.
AA = 0,6 Aa = 0,4 → A = 0,8, a = 0,2
BB = 0,4, Bb = 0,2, bb = 0,4 → B = 0,5, b = 0,5
1 sai
P tự thụ có F1:
0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa → 7/9AA + 2/9Aa
0,45BB + 0,1Bb + 0,45bb
Cây thân cao hoa đỏ = 1.0,55 = 0,55
Cây thân cao hoa đỏ đồng hợp = AABB = 7/9.0,45 = 0,35
Tỉ lệ cây dị hợp = 0,55 – 0,35 = 0,2
Tỉ lệ cây dị hợp / thân cao quả đỏ = 0,2/0,55 = 4/11
2 đúng
Cây thân cao hoa trắng = 0,45
Cây thân cao hoa trắng, đồng hợp = 7/9.0,45
trong tổng số các cây thân cao, hoa trắng; cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ = 7/9.
3 sai
Thân cao hoa đỏ F1 tự thụ phấn
7/9AA + 2/9Aa → cây đồng lặn chiếm 1/18aa
Trong các cây hoa đỏ có 9/11BB và 2/11Bb tự thụ được 36/44BB + 2/44BB + 4/44Bb + 2/44bb
Số cây chết đồng lặn/chết = (1/18.2/44):(1/18) = 2/44
4 sai
1 sai, 2 đúng, 3 sai, 4 sai
Đáp án: C
Một tế bào hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp đã tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở hai tế bào con xảy ra hiện tượng một nhiễm sắc thể kép không phân li; các tế con mang bộ nhiễm sắc thể bất thường và các tế bào con khác nguyên phân bình thường với chu kì như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 8064 tế bào mang bộ nhiễm sắc thể bình thường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra 32 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n - 1.
(2) Kết thúc quá trình nguyên phân, tỉ lệ tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 chiếm tỉ lệ 1/254.
(3) Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp 4 lần.
(4) Quá trình nguyên phân bất thường của hai tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ bảy.
Gọi x là tổng số lần nguyên phân của hợp tử trên.
Gọi y là số lần nguyên phân bình thường.
Sau y lần nguyên phân bình thường ta tạo được số tế bào con bình thường (2n) là: 2y.
Trong 2y tế bào này có:
+ 2 tế bào có 1 cặp NST không phân li qua 1 lần nguyên phân nữa tạo: 2 tế bào (2n + 1) và 2 tế bào (2n - 1). Mỗi tế bào bất thường tiếp tục nguyên phân ( x - y - 1) lần tạo:
2. 2x - y - 1 tế bào (2n +1) và 2. 2x - y - 1 tế bào (2n - 1)
+ (2y - 2) tế bào 2n giảm phân (x - y) lần nữa tạo: (2y - 2). 2x - y = 8064 ⇒ x = 13; y = 7.
Xét các phát biểu ta có:
(1) Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra số tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n – 1 là: 2. 2x - y - 1 = 2. 213 - 7 - 1 = 64 ⇒ (1) sai.
(2) Kết thúc 13 lần nguyên phân ta có:
- Số tế bào 2n = 8064.
- Số tế bào 2n - 1 = số tế bào 2n + 1 = 64.
Vậy tỉ lệ tế bào 2n - 1 là: 64/ 213 = 1/128 ⇒ (2) sai.
(3) Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp 5 lần ⇒ (3) sai.
(4) Quá trình nguyên phân bất thường của hai tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ 8 ⇒ (4) sai.
Vậy cả 4 phát biểu đều sai
Đáp án: D