Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Yên Thế

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Yên Thế

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 50 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 199595

Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng

Xem đáp án

Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ A-T => A – 5BU =>  G – 5BU =>  G-X.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 199596

Phép lai dưới đây có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất là:

Xem đáp án

Mỗi bên AaBbDd tạo được 8 giao tử à đời con có 64 tổ hợp.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 199597

Nếu tính trạng màu tóc, màu mắt và tính trạng có hay không có tàn nhang là di truyền cùng nhau thì điều giải thích nào sau đây là đúng nhất?

Xem đáp án

Đây là hiện tượng liên kết gen.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 199598

Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XO?

Xem đáp án

Ở Châu chấu, NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XO

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 199599

Cánh của dơi và cánh của chim có cấu trúc khác nhau nhưng chức năng lại giống nhau. Đây là bằng chứng về:

Xem đáp án

Do có cùng chức năng là bay.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 199600

Theo Đácuyn, kết quả của CLTN là:

Xem đáp án

Bản chất của CLTN là phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 199601

Theo vĩ độ, rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) là khu sinh học phân bố ở vùng nào?

Xem đáp án

Theo vĩ độ, rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) là khu sinh học phân bố ở vùng ôn đới 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 199602

Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể có ý nghĩa

Xem đáp án

Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể giúp quần thể duy trì ổn định số lượng phù hợp với nguồn sống.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 199603

Loài ưu thế là loài:

Xem đáp án

Loài ưu thế là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 199604

Giả sử có một mạng lưới dinh dưỡng như sau:

Kết luận nào sau đây là đúng:

Xem đáp án

Do Ếch và Cá rô lúc đó sẽ không có thức ăn thay thế.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 199606

Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa

Xem đáp án

Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng biến đổi nitơ dạng NO3- thành nitơ tự do hoặc NH4+

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 199607

Hình bên mô tả cơ quan sinh sản của nữ giới. Chức năng của bộ phận X là gì?

Xem đáp án

Buồng trứng có chức năng tạo trứng và tiết hormone.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 199608

Triplet 3’TAG5’ mã hóa axit amin izôlơxin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là

Xem đáp án

anticodon là bộ ba của tARN, khớp với bộ ba mã sao trên mARN: 5’ATX’

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 199609

Cho sơ đồ mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn đường ruột (E. coli) như sau:

Các kí hiệu Z, Y, A trên sơ đồ chỉ:

Xem đáp án

Theo định nghĩa Operon, Z,Y,A là nhóm gen cấu trúc

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 199610

Đột biến xảy ra trong một quần thể cây lưỡng bội làm xuất hiện cây tứ bội. Cây tứ bội có khả năng sinh sản bình thường nên lâu dần đã xuất hiện quần thể cây tứ bội. Liệu ta có thể xem quần thể cây tứ bội là loài mới được không? Vì sao?

Xem đáp án

Có thể xem là loài mới vì quần thể cây 4n tuy thụ phấn được với cây 2n nhưng con lai bất thụ (cách li sinh sản).

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 199611

F1 có kiểu hình lông trắng lai phân tích, đời con có 50% con có lông trắng; 25% con có lông đen; 25% con có lông xám. Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật:

Xem đáp án

P: AaBb x aabb → F1: 1AaBb, Aabb, 1aaBb, , 1aabb → 2 trắng: 1 đen: 1 xám là tỉ lệ của tương tác át chế.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 199613

Trong số các quần thể sau đây, quần thể nào đạt trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec?

Xem đáp án

Quần thể 1 và 3 đạt trạng thái cân bằng di truyền vì cấu trúc các quần này sẽ không thay đổi theo thời gian khi tự thụ phấn.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 199615

Hai loài sinh vật sống ở hai khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?

Xem đáp án

Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau và chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 199617

Dáng đi thẳng của người đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người?

Xem đáp án

Không dùng chi trước để di chuyển, chuyển sang hái lượm.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 199619

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sự cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã diễn ra khốc liệt nhất khi nào?

Xem đáp án

Khi các quần thể có mật độ lớn, sự cạnh tranh là mạnh nhất.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 199620

Cho sơ đồ các ổ sinh thái sau:

Khẳng định nào sau đây là sai ?

Xem đáp án

Loài E có ổ sinh thái hẹp hơn loài G.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 199621

Giả sử 4 chuỗi thức ăn sau đây thuộc 4 hệ sinh thái và cả 4 hệ sinh thái đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau. Con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất ?

Xem đáp án

Sinh vật càng có bậc dinh dưỡng cao thì tích lũy chất độc càng nhiều theo quy luật khuếch đại sinh học

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 199624

Alen B dài 0,221 \(\mu m\) và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua ba lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 3927 nucleotit loại adenin và 5173 nucleotit loại guanin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen b có 65 chu kì xoắn.

II. Chiều dài của gen b bằng chiều dài của gen B.

III. Số nucleotit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.

IV. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế cặp G – X bằng 1 cặp A – T.

Xem đáp án

Tổng số nucleotit của gen là: \(N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 1300\).

HB = 2AB + 3GB= 1669

Ta có hệ phương trình

 \(\left\{ \begin{array}{l} 2{A_B} + 2{G_B} = 1300\\ 2{A_B} + 3{G_B} = 1669 \end{array} \right. < = > \left\{ \begin{array}{l} {A_B} = {T_B} = 281\\ {G_B} = {X_B} = 369 \end{array} \right.\)

gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin.

\(\begin{array}{l} {A_{mt}} = ({A_B} + {A_b})({2^3} - 1) = 3927 \to {A_b} = 280\\ {G_{mt}} = ({G_B} + {G_b})({2^3} - 1) = 5173 \to {G_b} = 370 \end{array}\)

Dạng đột biến này là thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X

Xét các phát biểu:

I đúng, số chu kỳ xoắn là: C = N:20 = 65

II đúng vì đây là đột biến thay thế

III sai

IV sai

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 199625

Giả sử 4 quần thể của 1 loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích phân bố và mật độ cá thể như sau:

Xem đáp án

Kích thước của quần thể lần lượt là:

- Kích thước quần thể A: 200. 15 = 3000.

- Kích thước quần thể B: 240. 21 = 5040.

- Kích thước quần thể C: 160. 18 = 2880.

- Kích thước quần thể D: 185. 17 = 3145.

Xét các phát biểu:

I Sai. Quần thể B có kích thước lớn nhất.

II Đúng.

III Sai.

IV Sai.

Vậy chỉ có ý II đúng.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 199626

Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, tần số hoán vị gen bằng 32%. Thực hiện phép lai P giữa ruồi cái \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd\) với ruồi đực \(\frac{{Ab}}{{aB}}Dd\). Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Đời con có tối đa 30 loại kiểu gen khác nhau.

II. Đời con có tối đa 8 loại kiểu hình khác nhau.

III. Đời con có tỉ lệ kiểu hình mang cả 3 tính trạng trội chiếm 37,5%.

IV. Đời con có tỉ lệ kiểu hình mang cả 3 tính trạng lặn chiếm 1,36%.

Xem đáp án

Giải thích: Sử dụng công thức: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 - aabb

Hoán vị gen ở 1 bên cho 7 loại kiểu gen

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Ở ruồi giấm, chi có con cái có HVG

Cách giải:

Con đực không có hoán vị gen: ab/ab = 0 → A-B-=0,5; A-bb=aaB-=0,25

I Sai, đời con có tối đa 7 x 3 = 21 kiểu gen

II Sai. đời con có 6 loại kiểu hình.

III Đúng, tỷ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội: 0,5 x 0,75 = 0,375

IV Sai, aabb = 0 → tỷ lệ cần tính = 0

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 199627

Trong các phát biểu sau về nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và chủ yếu là prôtêin histon.

II. Mỗi nuclêôxôm gồm một đoạn ADN có 146 nuclêôtit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.

III. Nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật.

IV. Lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra.

Xem đáp án

I Đúng, thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và protein histon.

II Sai, mỗi nuclêôxôm gồm 1 đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit.

III Đúng, nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật. Vì làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến mất cân bằng hệ gen, thường biểu hiện ngay ra kiểu hình.

IV Đúng, lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra. Vì lặp đoạn nhiễm sắc thể làm tăng số lượng bản sao của gen dẫn đến tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 199628

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người là bệnh P và bệnh M. Alen A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh P; alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh M. Các gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.

Dựa vào phả hệ này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Người số 3 dị hợp về bệnh P.

II. Người số 5 có kiểu gen dị hợp về cả hai cặp gen.

III. Có thể biết được kiểu gen của 6 người trong số 9 người nói trên.

IV. Nếu cặp vợ chồng số 5, 6 sinh đứa con thứ 2 bị cả 2 bệnh thì người số 5 có hoán vị gen.

Xem đáp án

Có 4 phát biểu đúng. Giải thích:

• I đúng vì người số 7 đã nhận alen bị bệnh P từ người số 3. Người số 3 có kiểu gen XABXab  hoặc XAbXaB.

• II đúng vì người số 5 nhận giao tử XAb từ người số 2. Người số 8 bị bệnh P nên có kiểu gen XAbY (vì vậy đã nhận giao tử XaB từ người số 5) → Kiểu gen của người số 5 là XAbXaB.

• III đúng vì chỉ xác định được kiểu gen của 5 người nam và người nữ số 5.

- Gen nằm trên NST X nên cả 5 người nam đều biết được kiểu gen.

- Trong số các người nữ, biết được kiểu gen của người số 5.

- Người số 3 mang alen quy định bệnh P (vì sinh con số 7 bị bệnh P) nhưng chưa thể khẳng định kiểu gen của người số 3. Nếu bài toán cho biết không có hoán vị gen thì người số 3 có kiểu gen XABXaB vì người số 3 sinh ra 2 con trai, trong đó số 6 không bị bệnh nên đã nhận XAB từ người số 3. Tuy nhiên, người số 6 này có thể đã nhận giao tử XAB từ người số 3 thông qua quá trình hoán vị gen. Do đó, chưa thể biết chính xác kiểu gen của người số 3.

• IV đúng vì người số 5 có kiểu gen XAbXaB, nếu sinh con bị cả hai bệnh thì chứng tỏ người số 5 đã tạo ra giao tử Xab → đã có hoán vị gen.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 199629

Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 32. Một thể đột biến cấu trúc NST ở 4 cặp NST, trong đó mỗi cặp chỉ đột biến ở 1 NST. Thể đột biến này tự thụ phấn tạo ra F1. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F1, hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ là 1/256.

II. Ở F1, hợp tử đột biến ở 1 cặp NST chiếm tỉ lệ là 3/64.

III. Ở F1, hợp tử đột biến ở 3 cặp NST chiếm tỉ lệ 27/64.

IV. Ở F1, hợp tử đột biến ở cả 4 cặp NST chiếm tỉ lệ 81/256.

Xem đáp án

Cả 4 phát biểu trên đều đúng. Áp dụng công thức giải nhanh:

Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Có một thể đột biến cấu trúc NST ở m cặp, trong đó mỗi cặp chỉ đột biến ở 1 NST. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường và cơ thể này tự thụ phấn thì:

- Ở F1, hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = (1/4)m.

- Ở F1, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – (1/4)m.

- Ở F1, hợp tử đột biến ở x cặp NST chiếm tỉ lệ = \(C_m^x \times {(\frac{3}{4})^x} \times {(\frac{1}{4})^{m - x}}\).

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 199630

Cho các nhận xét sau:

I. Hoán vị gen xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 cromatit cùng nguồn của cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu 1.

II. Hoán vị gen tạo điều kiện cho sự tái tổ hợp của các gen không alen trên nhiễm sắc thể.

III. Hoán vị gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

IV. Các gen càng xa nhau trên nhiễm sắc thể càng khó xảy ra hoán vị.

Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu ở trên là đúng?

Xem đáp án

Hoán vị gen là hiện tượng các gen nằm trên các cromatit khác nguồn gốc của 1 cặp NST kép tương đồng xảy ra hiện tượng hoán đổi vị trí cho nhau ở kì đầu lần giảm phân I.

Xét các phát biểu của đề bài:

I sai vì Hoán vị gen xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 cromatit khác nguồn gốc chứ không phải cùng nguồn gốc.

II đúng. Nhờ có hoán vị gen mà các gen trên NST có thể tổ hợp lại với nhau.

III đúng. Hoán vị gen làm xuất hiện nhiều loại giao tử → làm xuất hiện biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

IV sai vì các gen càng xa nhau càng dễ xảy ra hoán vị. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách của các gen.

Vậy có 2 phát biểu đúng trong số những phát biểu trên.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 199631

Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có thành phần kiểu gen 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì sẽ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa đỏ không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A sẽ tăng dần.

III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 5AA : 0,5Aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì sẽ không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Xem đáp án

Chỉ có phát biểu III đúng. Giải thích:

- I sai vì các cây cùng màu hoa giao phấn với nhau thì đấy là giao phấn không ngẫu nhiên. Giao phấn không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- II sai vì nếu hạt phấn của cây hoa đỏ không có khả năng thụ tinh thì chọn lọc đang chống lại alen A. Do đó sẽ làm giảm tần số alen A.

- III Đúng vì khi tần số alen và thành phần kiểu gen thay đổi một cách đột ngột thì có thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

- IV sai vì nếu chọn lọc chống lại hoa vàng (Aa) thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo hướng tăng tần số alen a và giảm tần số alen A.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 199632

Ở ruồi giấm, gen A qui định mắt đỏ, gen a qui định mắt trắng; gen B qui định cánh xẻ và gen b qui định cánh thường. Phép lai giữa ruồi giấm cái mắt đỏ, cánh xẻ với ruồi giấm đực mắt đỏ, cánh xẻ đã thu được F1 ruồi cái 100% mắt đỏ, cánh xẻ; ruồi đực gồm có 40% đực mắt đỏ, cánh thường : 40% đực mắt trắng, cánh xẻ : 10% đực mắt đỏ, cánh xẻ : 10% đực mắt trắng, cánh thường. Cho các phát biểu sau:

I. Cặp tính trạng màu mắt và dạng cánh của ruồi giấm di truyền liên kết không hoàn toàn trên NST giới tính X.

II. Tần số hoán vị gen là 10%.

III. Kiểu gen P: ♀ \(X_b^AX_B^a\)\(X_B^AY\).

IV. Khi cho ruồi cái P lai phân tích, thế hệ lai thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới cái bằng tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án

A đỏ > a trắng: B xẻ > b thường

P cái xẻ, đỏ x đực đỏ, xẻ

F1: 100% mắt đỏ, cánh xẻ;

ruồi đực gồm có 40% đực mắt đỏ, cánh thường : 40% đực mắt trắng, cánh xẻ : 10% đực mắt đỏ, cánh xẻ : 10% đực mắt trắng, cánh thường

→ 2 gen quy định 2 tính trạng này nằm trên cùng 1 NST giới tính X (do ở đực F1 phân ly kiểu hình theo tần số hoán vị - vì đực ở ruồi giấm không có hoán vị gen) → I đúng

Xét tỉ lệ xuất hiện biến dị: 0% đực mắt đỏ, cánh xẻ : 10% đực mắt trắng, cánh thường (tỉ lệ chỉ xuất hiện ở giới XY) → tần số hoán vị gen = G mang hoán vị x 2 = 0,2 → II sai

KG của cơ thể P ban đầu: XAb XaB x XAB Y (do tỉ lệ nhỏ 10% là tỉ lệ của KH giống với P nên P cái phải là dị hợp chéo) → III sai

Khi cho ruồi cái P lai phân tích, thế hệ lai thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới cái bằng tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực → IV đúng do lúc đó cơ thể đực có kg XabY

Có 3 nội dung đúng: I, III, IV.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »