Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Phan Tây Hồ

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Phan Tây Hồ

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 32 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 197117

Cho biết: Thành phần dịch mạch rây của cây chủ yếu gồm các chất hữu cơ được tổng hợp?

Xem đáp án

Đáp án A.

Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá là chất hữu cơ và một số ion khoáng được sử dụng lại đến nơi sử dụng và đến nơi dự trữ

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 197118

Xác định ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở?

Xem đáp án

Đáp án C.

A. Thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày không có tiêu hóa hóa học

B. Dạ dày chủ yếu là tiêu hóa cơ học 1 phần được tiêu hóa hóa học bởi pepsin

C. Ruột non chứa nhiều enzim tiêu hóa là nơi tiêu hóa hóa học chủ yếu.

D. Ruột già hấp thu lại nước từ thức ăn sau khi được hấp thụ hết chất dinh dưỡng

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 197119

Cho biết nhân tố sinh thái nào là nhân tố vô sinh?

Xem đáp án

Đáp án D.

- Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…

- Nhân tố hữu sinh: các tác động của sinh vật lên sinh vật

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 197120

Hãy cho biết: Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

Sự cạnh tranh cùng loài xảy ra khi kích thước quần thể vượt qua mức chịu đựng của môi trường. Khi đó, tỉ lệ sinh giảm xuống, tỉ lệ tử vong tăng lên. Qua đó, kích thước quần thể trở lại ổn định

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 197121

Cho biết các nhà khoa học cho thấy mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, ngoại trừ?

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 loại axit amin có duy nhất 1 loại bộ ba quy định là Tritophan: UGG và Metionin: AUG

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 197124

Cho biết: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào sau đây khi xoắn lại có đường kính 11nm?

Xem đáp án

Đáp án D.

Nucleoxôm (2nm) → Sợi cơ bản (11nm) → Sợi nhiễm sắc (30nm) → Sợi siêu xoắn (300nm) → crômatit (700nm) → NST (1400nm)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 197125

Xác định nhân tố nào góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D.  

Cách li địa lý ngăn cản sự giao phối tự do và giảm di nhập gen làm tăng cường sự phân hóa vốn gen. Thúc đẩy sự phân hóa vốn đầu gen của quần thể là duy trì sự khác biệt về vốn gen của quần thể so với quần thể ban đầu.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 197126

Cho các bước về: Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường hóa học:

I. Trùng phân các đơn phân hữu cơ thành các đại phân tử.

II. Tương tác giữa các đại phân tử hình thành nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản.

III. Từ các chất vô cơ hình thành các đơn phân hữu cơ

Xem đáp án

Đáp án B.

Trái Đất nguyên thủy ban đầu chỉ chứa các hợp chất vô cơ nên ban đầu các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ đơn giản. Các chất này trùng phân thành các chất hữu cơ phức tạp. Các chất phức tạp lại tương tác với nhau tạo thành tế bào.

Quá trình phát sinh sự sống trải qua các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và cuối cùng là tiến hóa sinh học.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 197127

Cho biết: Thỏ ở Ôxtrâylia tăng giảm số lượng bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy. Đây là ví dụ về nhân tố sinh thái đã tác động đến quần thể?

Xem đáp án

Đáp án A.

Thỏ bị bệnh do nhiễm virút nên ở những nơi mật độ quần thể lớn thì số lượng thỏ bị bệnh nhiều và ngược lại

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 197128

Cho biết dựa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

A. Sai. Biến dị thường biến không là nguyên liệu của tiến hóa

B. Sai. Chọn lọc ổn định vẫn diễn ra khi môi trường không thay đổi

C. Đúng. Cách li sinh sản là hiện tượng các cá thể của những quần thể khác nhau không có khả năng giao phối với nhau tạo ra hoặc sinh ra con lai bất thụ (giữa các quần thể không có sự trao đổi vốn gen với nhau).

D. Sai. Quá trình hình thành loài mới cần có các nhân tố: đột biến, giao phối, CLTN, cách li

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 197129

Cho biết ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ: 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

Xem đáp án

Đáp án D.

Tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng tức là vàng

= ¼ = ½ x ½ hoặc ¼ x 1

Theo phương pháp đường chéo tứ giác để tính tỉ lệ giao tử tứ bội thì ta có:

- Xét KG AAaa thì cho tỉ lệ : 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa AAAa không cho giao tử aa

Nên loại trừ dễ dàng → đáp án D.

- Xét Aaaa: cho tỉ lệ : 1/2Aa : 1/2aa nên Aaaa x Aa cho tỉ lệ đồng hợp lặn (quả vàng) là ¼.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 197130

Cho biết: Từ một giống cây trồng ban đầu có thể tạo ra được nhiều giống cây trồng mới có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen nhờ áp dụng phương pháp nào?

Xem đáp án

Đáp án A.

Hạt phấn ở trạng thái đơn bội, sau đó sẽ được lưỡng bội hóa lên, chính vì đặc thù này nên cây được tạo ra nhờ phương pháp nuôi cấy hạt phất sẽ luôn có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 197131

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm tăng số loại alen trong một nhiễm sắc thể  A. Đảo đoạn  B. Lặp đoạn  C. Chuyển đoạn trong cùng một nhiễm sắc thể  D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau

Xem đáp án

Đáp án D.

A. Sai. Đảo đoạn chỉ thay đổi vị trí gen trên NST

B. Sai. Lặp đoạn chỉ làm tăng số lượng gen có sẵn trên NST

C. Sai. Chuyển đoạn trên một NST không làm thay đổi thành phần gen

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 197133

Cho biết có một cặp vợ chồng đều không mắc bệnh mù màu, đã sinh ra con đầu lòng mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới, khả năng họ sinh ra người con tiếp theo không bị bệnh mù màu là

Xem đáp án

Đáp án C.

Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của X

Quy ước: a- mù màu; A- bình thường

Cặp vợ chồng đều bình thường nhưng sinh ra con bị bệnh

Vợ có KG: XAXa; Chồng có KG: XAY

Tỉ lệ sinh con không bị bệnh = 1 – tỉ lệ sinh con bị bệnh = 1 – 1/2Xa  x 1/2Y = 3/4.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 197134

Xác định: Phát biểu nào chưa chính xác theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?

Xem đáp án

Đáp án A.

A. Sai. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần KG không làm thay đổi tần số alen.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 197135

Hãy cho biết: Ở nơi khí hậu nóng, ẩm vùng nhiệt đới, nhóm thực vật nào sau đây thường cho năng suất sinh học cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án B.

Năng suất sinh học của thực vật C4 cao nhất do: ở vùng nóng ẩm, nhiệt đới, thực vật C3 sẽ xảy ra hô hấp sáng làm giảm năng suất sinh học, thực vật CAM do sử dụng sản phẩm quang hợp để tái tạo lại chất nhận PEP nên lượng tinh bột tích lũy cũng không cao.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 197136

Cho biết: Nhận định nào sai khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án C.

A. Đúng

B. Đúng. Nếu mật độ cá thể lớn dịch bệnh tăng, cạnh tranh về thức ăn và bạn tình gay gắt → ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể

C. Sai. Phải là loài có tiềm năng sinh học cao

D. Đúng. Một số loài sau khi sinh sản chết đi như cá hồi sẽ không có nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 197137

Hãy chọn đáp án đúng: Ổ sinh thái của một loài về một nhân tố sinh thái là?

Xem đáp án

Đáp án D.

Ổ sinh thái là khoảng không gian đảm bảo tất cả các nhân tố sinh thái đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép sinh vật tồn tại và phát triển. Do đề hỏi của 1 nhân tố sinh thái nên đáp án là D

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 197140

Xác định cho bao nhiêu phát biểu đúng theo lý thuyết biết: Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.

I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 60% số cá thể mang alen A.

II. Nếu có tác động của các nhân tố đột biến thì có thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.

III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

IV. Nếu chỉ chịu tác động của di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A

Xem đáp án

Đáp án D.

I sai: quần thể ban đầu đã ở trạng thái cân bằng nên khi ngẫu phối tạo ra thế hệ con thì tỉ lệ kiểu gen vẫn không đổi. Do đó, tỉ lệ cá thể mang alen A là

0,36 + 0,48 = 0,84.

II đúng: nếu có đột biến có thể làm xuất hiện alen mới, tăng đa dạng di truyền của quần thể.

III đúng: yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn bất kì một alen nào đó ra khỏi quần thể.

IV đúng: nếu chỉ có di nhập gen có thể làm tăng tần số alen A.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 197141

Dựa Theo thuyết tiến hóa hiện đại, xác định phát biểu đúng biết: Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng, có hai loại alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng. Tần số của alen a là 0,2.

Xem đáp án

Đáp án A.

Quần thể có a = 0,2 → A = 0,8

Những cây có kiểu hình đỏ = 1- aa = 1 -0,2 x 0,2 = 0,96

Cây Aa = 2A x a = 0,32

Tỉ lệ Aa trên tổng số hoa đỏ = 0,32/0,96 = 1/3

A. Đúng

B. Sai. Nếu chọn lọc chống lại alen lặn → aa mất đi → tần số alen a giảm

C. Sai. Nếu chọn lọc chống lại alen trội thì sau nhiều thế hệ chọn lọc quần thể chỉ còn alen a=1 nên a tăng lên 1 còn A giảm xuống 0.

D. Sai. Quần thể cân bằng vẫn chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 197142

Giả sử lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả qua sơ đồ:

Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Có 3 chuỗi thức ăn gồm 3 ba bậc dinh dưỡng.

II. Nếu loại bỏ động vật ăn rễ cây ra khỏi quần xã thì chỉ có rắn và thú ăn thịt mất đi.

III. Có 2 loài vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp ba vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp bốn.

IV. Thú ăn thịt và rắn không trùng lặp về ổ sinh thái dinh dưỡng

Xem đáp án

Đáp án C.

I. Sai, các em nhìn lướt trên đã có ít nhất 4 chuỗi nhé, vậy nên có 3 chuỗi là sai.

II. Đúng. Do thú ăn thịt và rắn chỉ ăn động vật ăn rễ cây mà không có nguồn thức ăn khác.

III. Sai. Có 1 loài là chim ăn thịt.

IV. Sai. Trùng lặp hoàn toàn do cùng sử dụng duy nhất 1 loại thức ăn giống nhau → đáp án C.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 197143

Xác định: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái?

I. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện trong phạm vi quần xã sinh vật và giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó.

II. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hóa không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.

III. Trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn (trên cạn và dưới nước).

IV. Rễ cây hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3- từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng NH4+

Xem đáp án

Đáp án D.

I. Đúng: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện trong phạm vi quần xã sinh vật và giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó.

II. Đúng. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hóa không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.

Ví dụ: Chu trình photpho

III. Đúng. Trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn (trên cạn và dưới nước).

IV. Đúng. Rễ cây hấp thụ nitơ dưới dạng NH4và NO3từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng NH4+. Do thực vật chỉ sử dụng được nitơ ở dạng khử NH4+.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 197144

Cho biết các tài nguyên nào được xếp vào dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?

(1) Không khí sạch.

(2) Năng lượng mặt trời.

(3) Đất.

(4) Nước sạch.

(5). Đa dạng sinh học.

(6) Năng lượng gió.

(7) Năng lượng thủy triều.

(8) Năng lượng sóng.

Xem đáp án

Đáp án C

Tài nguyên được xếp vào dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu:

(2) Năng lượng mặt trời.

(6) Năng lượng gió.

(7) Năng lượng thủy triều.

(8) Năng lượng sóng.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 197145

Chọn phương án đúng: Đột biến lệch bội là đột biến?

Xem đáp án

Đáp án C.

A. Sai. Chỉ ở 1 hoặc 1 số cặp NST.

B. Sai. Có ở cả NST giới tính.

C. Đúng.

D. Sai. Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 197147

Cho biết: Một quần thể thực vật tứ bội (P) có cấu trúc di truyền: 0,1 BBBB : 0,2 BBBb : 0,4 BBbb : 0,2 Bbbb : 0,1 bbbb. Cho quần thể này ngẫu phối, biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, kiểu gen BBbb ở F1 chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án A.

Xét giao tử của quần thể ta có:

0,1BBBB → 0,1BB

0,2BBBb → 0,1BB : 0,1Bb

0,4BBbb → 0,4 x (1/6 BB : 4/6 Bb : 1/6 bb)

0,2Bbbb → 0,1 Bb : 0,1bb

0,1bbbb→ 0,1bbbb

→ Tần số alen ở P là: BB = 4/15; Bb = 7/15; bb = 4/15

→ BBbb = 2 x BB x bb + Bb x Bb = 9/25

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 197148

Cho biết: Một số tế bào vi khuẩn E. coli chứa N14 được nuôi trong môi trường chứa N15. Sau 2 thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N14, để cho mỗi tế bào nhân đôi thêm 2 lần nữa. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N15. Biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Số tế bào vi khuẩn E. coli ban đầu là 7.

II. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.

III. Trong tổng số ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng, có 70 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.

IV. Nếu cho tất cả các phân tử ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng tiếp tục nhân đôi thêm một số lần nữa trong môi trường N15, khi kết thúc nhân đôi sẽ có 182 phân tử ADN con chỉ chứa 1 mạch đơn N14

Xem đáp án

Đáp án D.

Gọi số tế bào ban đầu là x.

Số AND chứa mạch N15 sau 4 lần nhân đôi = số mạch đơn N15 sau 2 lần nhân đôi đầu tiên

= tổng số mạch ADN sau 2 lần nhân đôi đầu – số mạch chứa N14 = 2.x.22 – 2x = 42 → x = 7 → I đúng

II. Đúng do có 42 phân tử chứa 1 mạch N15 nên cũng có 42 phân tử chứa 1 mạch N14

III. Đúng

Số ADN con sinh ra ở lần NP cuối là 7 x 24 = 112

Số ADN con chỉ chứa mạch N14 là 112 – 42 = 70

IV. Đúng. Sau một số lần nhân đôi ở N15 thì số phân tử AND chứa N14 = số mạch ADN chứa N14 ở sau lần nhân đôi thứ 4 = 70 x 2 + 42 = 182

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 197154

Cho biết: Ở một loài động vật lưỡng bội, xét 2 locut gen phân li độc lập, mỗi gen quy định 1 tính trạng và trội lặn hoàn toàn là A; a và B; b. Nếu không có đột biến xảy ra thì để đời con có tỉ lệ KH là 9:3:3:1 sẽ có bao nhiêu phép lai thỏa mãn? Biết rằng không xét đến sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong các phép lai.

Xem đáp án

Đáp án A.

Cả 2 tính trạng đều trội lặn hoàn toàn.

Ta thấy có 2 cặp gen quy định 2 tính trạng do đó sẽ cần phân tích thành tích của 2 tỉ lệ KH.

→ Tỉ lệ KH (9:3:3:1) ở đời con thực chất là 9:3:3:1 = (3:1)x(3:1).

Cách 1: Tính theo phép lai quy đổi

- Locut A/a cho phép lai cơ sở là Aa x Aa.

- Locut B/b cho phép lai cơ sở là Bb x Bb.

→ Số phép lai thỏa mãn = 1 x 1 = 1

Cách 2: Dùng phương pháp zichzac

Ở đây ta thấy có cả 2 tỉ lệ KH đặc biệt là (3:1) do đó không có tỉ lệ làm chuẩn. Ta có tổ hợp số như sau (chú ý trội lặn): Ta thấy không có tỉ lệ KH 100% do đó không có lượng cộng thêm vào, vai trò của A và B là như nhau nên ta chỉ cần tính 1 lần là được.

Số phép lai thỏa mãn: (1 x 1 + 1)/2 = 1

Trường hợp này tích tổ hợp số là 1 số lẻ nên ta cộng thêm 1 vào tử rồi mới chia cho 2.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 197155

Cho biết trong một nghiên cứu trước đây cho thấy sắc tố hoa đỏ của một loài thực vật và kết quả của một con đường chuyển hóa gồm nhiều bước và các sắc tố trung gian đều màu trắng, 3 dòng đột biến thuần chủng hoa màu trắng (trắng 1, trắng 2, trắng 3) của loài này được lai với nhau theo từng cặp và tỉ lệ phân li kiểu hình đời con như sau:

Biết rằng không xảy ra đột biến, có phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Kết quả này chứng tỏ rằng màu hoa đỏ do 2 gen nằm trên 2 nst khác nhau quy định.

II. Các cây F1 dị hợp tử về tất cả các gen quy định màu hoa.

III. Cá thể F1 của phép lai 1 lai với cá thể trắng 3 sẽ cho tất cả đời con đều trắng.

IV. Lai cá thể F1 của phép lai 1 với F1 của phép lai 3 sẽ cho đời con có ¼ là kiểu hình trắng.

Xem đáp án

Đáp án C.

Chỉ có ý IV đúng.

- Quy ước: A, a, B, b, D, d là 3 gen không alen cùng quy định màu hoa. A – B – D: hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho hoa màu trắng.

- Ta có các cây trắng 1, 2, 3 lần lượt là: AABBdd; AAbbDD; aaBBDD.

- Ở phép lai 1: F 1 AABbDd x AABbDd cho đời con F 2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Tương tự với phép lai 2, 3.

- I sai, kết quả này do 3 gen nằm trên 3 NST khác nhau quy định.

- II sai.

- III sai vì AABbDd x aaBBDD sẽ chora đời con tất cả đều hoa đỏ

- IV đúng vì AABbDd x AaBbDD sẽ cho tỉ lệ là (A_)(3B_ : 1bb)(D_) cho đời con có ¼ hoa trắng.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 197156

Xét sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng người đàn ông số 11 đã có một cô vợ cũ và sinh ra đứa con gái bị bệnh và không xảy ra đột biến

Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Có thể xác định chính xác kiểu gen của tất cả những người trong phả hệ.

II. Cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh người con thứ hai là con gái không bị bệnh với xác suất 12,5%.

III. Người số 14 có kiểu gen aa.

IV. Người số 7 và 8 có kiểu gen không giống nhau

Xem đáp án

Đáp án C.

Người số III- 12 và III- 13 đều bị bệnh nhưng sinh ra con bình thường nên bệnh do gen trội quy định, gen gây bệnh nằm trên NST thường.

Quy ước:

A- = bệnh

aa = bình thường

→ Những người có Kiểu hình trội đều sẽ có kiểu gen aa là những người : 1, 3, 5, 6, 9, 11, 14

→ Những người còn lại đều có Kiểu gen Aa

Vậy I đúng

II. để cặp vợ chồng trên sinh con gái không bệnh = ½ con gái x ½ aa = 12,5% → II đúng

III. Đúng: người có 14 kiểu hình trội

IV. Sai 2 người 7 và 8 đều cùng kiểu gen Aa.

Vậy chọn C.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »