Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Việt Thanh
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Việt Thanh
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
51 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
Đáp án C.
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống
Dịch mã là quá trình tổng hợp vật chất nào sau đây?
Dịch mã là quá trình tổng hợp vật chất: Chuỗi pôlipeptit
Đáp án A
Hệ tuần hoàn kín không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án C.
Hệ tuần hoàn kín điển hình có tim, mạch; hệ mạch gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và dịch mô bao quanh tế bào, dịch tuần hoàn tiếp xúc với các tế bào thông qua dịch mô.
Khi nói về bộ ba mở đầu trên mARN, kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án C.
Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG, nhưng chỉ có một bộ ba AUG mang tín hiệu khởi đầu dịch mã. Nếu không thì trong tất cả các phân tử protein hoàn chỉnh sẽ không có Met, vì axit amin mở đầu sẽ bị cắt bỏ. Bộ ba mở đầu nằm ở đầu 3' của phân tử mARN
Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,8AA : 0,2Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F4 của quần thể này có tần số alen A là?
Đáp án D
p: 0,8 AA : 0,2 Aa
→ Tần số alen a ở P là 0,1.
F4, tần số alen \(a = \frac{{0,1}}{{1 + 0,1x4}} = \frac{1}{{14}}\)
→ Tần số alen A ở \({F_4} = 1 - \frac{1}{{14}} = \frac{{13}}{{14}}\)
Các nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm phong phú vốn gen của quần thể?
Đáp án D.
Các nhân tố tiến hóa đột biến và di – nhập gen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
Các nhân tố tiến hóa còn lại chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà không làm phong phú thêm vốn gen. Biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền
Khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất, phát biểu nào dưới đây không đúng?
Đáp án B.
Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, các giọt coaxecva có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch, nhờ đó lớn lên, biến đổi cấu trúc nội tại của chúng và dưới tác động cơ giới chúng bắt đầu phân chia thành giọt mới. Có thể nói ngay ở giai đoạn đầu tiên này bắt đầu xuất hiện mầm mống của chọn lọc tự nhiên giữ lại những giọt coaxecva có những đặc tính sơ khai của hình thức trao đổi chất, sinh sản và phát triển. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc và thể thức phát triển của các giọt coaxecva ngày càng hoàn thiện. Cũng trong giai đoạn này xuất hiện cơ chế tự sao chép: khi tiến hóa hóa học đạt tới mức nhất định sẽ hình thành nhiều hệ tương tác giữa các đại phân tử giữa protein – lipit, gluxit – protein, protein – protein, protein – axit nucleic. Qua chọn lọc tự nhiên chỉ có hệ tương tác protein – axit nucleic có thể phát triển thành các cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.
Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?
Đáp án D.
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của chỉ một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Xét ba thể đột biến số lượng NST là thể một, thể ba, và thể tam bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân theo thứ tự thể một, thể ba và thể tam bội là:
Đáp án A.
Có 6 nhóm gen liên kết =>2n = 12, thể 1 là 2n – 1 = 11, thể ba là 2n + 1 = 13, thể tam bội là 3n = 18.
Ở kì sau của nguyên phân các NST đã nhân đôi và tách ra phân ly về 2 phía nên số lượng NST lần lượt là: 22, 26, 36
Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch 1 của gen có số nucleotit loại A bằng số nucleotit loại T; số nucleotit loại G gấp 2 lần số nucleotit loại A; số nucleotit loại X gấp 3 lần số nucleotit loại T. Số nucleotit loại A của gen là
Đáp án B.
Gen có 2128 liên kết hidro
=> 2A + 3G = 2128.
Trên mạch 1 có: A1=T1=x → G1=2A1=2x; X1=3T1=3x
=> trên cả gen có: A = T = A1 + T1 = 2x; G = X = G1 + X1 = 5x → x = 112 → A = 224.
Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Dựa vào thông tin trên, cho biết kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án C.
A sai. Cả hai phương pháp đều dựa trên thao tác ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để thành cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh, không ảnh hưởng gì vật liệu di truyền là NST.
B sai. Vẫn có các cá thể có kiểu gen dị hợp tùy vào kiểu gen của mẫu mô hoặc phôi ban đầu.
D sai. Vì cả hai phương pháp đều tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau.
Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen \(Aa\frac{{Bd}}{{bD}}\) không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen D và d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là?
Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là: ABd, abD, ABD, abd hoặc aBd, aBD, AbD, Abd
Đáp án C
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn, alen a quy định quả dài; alen B quy định quả ngọt, alen b quy định quả chua; alen D quy định chín sớm, alen d quy định chín muộn. Biết hai gen B, b và D,d cùng nằm trên một cặp NST và cách nhau 40cm. Người ta lấy hạt phấn của cây có kiểu gen \(Aa\frac{{Bd}}{{bD}}\) nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thu được các dòng cây đơn bội và sau đó đa bội hóa để tạo các dòng thuần. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ dòng cây thuần chủng sẽ cho quả tròn, ngọt và chín muộn thu được là:
Đáp án D.
Aa Bd/bD xảy ra hoán vị gen với tần số 40%
=> giao tử: (0,5A : 0,5a)(Bd = bD = 0,3; BD = bd = 0,2).
Cây thuần chủng quả tròn, ngọt và chín muộn có kiểu gen AA Bd/Bd kiểu gen này là do kết quả của lưỡng bội từ giao tử ABd và có tỉ lệ 0,50,3 = 0,15%.
Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1F1 lai phân tích với đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án A
P: đỏ tc x trắng → F1 100% đỏ
F1 lai phân tích với đực trắng → Fa: 3 trắng 1 đỏ, đỏ đều là đực.
Fa có 4 tổ hợp lai cái F1 cho 4 tổ hợp giao tử → cái F1 dị hợp hai cặp gen và kiểu hình A-B- đỏ.
Tỉ lệ khác nhau ở hai giới suy ra có 1 cặp gen nằm trên cặp NST giới tính. Cái XY, đực XX
Suy ra: Cái F1: Aa XbY; Fa: Aa Xay: aaXbY: AaXBXb: aaXbY.
Suy ra A-B-: đỏ, A-bb = aaB- = aaXbY: trắng
F1: AaXBXb : AaXBY
P: AAXBXB x aaXbY
Vậy tính trạng màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung: P: AAXBXB x aaXbY
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn thu được F1F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào môi trường. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D.
Cây (P) có kiểu gen Aa cho quả đỏ nên trên cây này chỉ có quả đỏ.
P tự thụ phấn: Aa x Aa→→0,75A- : 0,25aa
→ F1 có 75% số cây quả đỏ, 25% số cây quả vàng. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả hoặc đỏ, hoặc vàng → B, C sai
Khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào dưới đây là không đúng?
Đáp án B.
Nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa là biến dị tổ hợp. Biến dị tổ hợp được tạo ra do giao phối ngẫu nhiên.
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C.
Trong quần thể các sinh vật cùng loài nhờ có cạnh tranh mà các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây là không đúng?
Đáp án A.
A sai: quần thể có độ đa dạng càng cao, thì cấu trúc quần thể càng bền vững và ít bị biến động.
Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 7 và số 9. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, số loại giao tử có đột biến chuyển đoạn NST là bao nhiêu và tỉ lệ loại giao tử mang NST đột biến ở cả hai NST trong tổng số giao tử đột biến là?
Đáp án B.
Cặp tương đồng số 7 bình thường: AA
Cặp tương đồng số 9 bình thường: BB
Gọi A*: nhiễm sắc thể mang đột biến chuyển đoạn, B*: nhiễm sắc thể mang đột biến chuyển đoạn chuyển đoạn tương hỗ ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5 →→ AA*BB*, giảm phân cho AB, AB*, A*B, A*B*
Vậy có 3 loại giao tử mang NST đột biến gồm: AB*, A*B, A*B*
→→tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến ở cả hai nhiễm sắc thể trong tổng số giao tử đột biến là A*B* = 1/3
Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án C.
Thể đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến mất cân bằng hệ gen nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:
I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.
II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.
III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.
IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
Đáp án A.
Chỉ có phát biểu số IV đúng.
I sai: Khoang miệng là phần đầu của ống tiêu hóa, có chức năng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học bước đầu đối với thức ăn. Đối với bọn sử dụng thức ăn là tinh bột thì quả trình tiêu hóa hóa học ở đây là chuyển tinh bột chín thành đường glucoz (dưới tác dụng của amilase và mantase). Còn đối với bọn động vật nhai lại, nước bọt ở khoang miệng còn có tác dụng trung hòa axit hữu cơ sinh ra do quá trình lên men ở dạ cỏ, giúp ổn định độ pH ở dạ cỏ.
II sai: Dạ dày tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học một phần thức ăn, chuẩn bị cho giai đoạn tiêu hóa chính ở ruột non. Quá trình tiêu hóa hóa học ở ruột non diễn ra mạnh hơn ở dạ dày với hệ enzim tiêu hóa đa dạng.
III sai: Ở động vật nhai lại, dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách được gọi chung là dạ dày trước, trong đó dạ cỏ là nơi diễn ra sự tiêu hóa sinh học mạnh nhất, hai phần còn lại đóng vai trò hỗ trợ là chính.
IV đúng: Ruột non là nơi tiêu hóa hấp thu chính, sự tiêu hóa hóa học ở đây diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của hệ enzim dịch tụy, dịch ruột. Bên cạnh đó còn có quá trình tiêu hóa cơ học là các cử động của ruột non bao gồm các dạng chính là cử động lắc lư, cử động co vòng từng đoạn, cử động nhu động và cử động của lông ruột.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về tiêu chuẩn sinh lí, sinh hóa để phân biệt các nhóm thực vật C3, C4 và CAM?
I. Ngay cả khi cường độ chiếu sáng gần với cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời toàn phần thì cường độ quang hợp ở C4 vẫn tăng trong khi C3 lại bị ức chế.
II. Nhu cầu nước để hình thành nên 1g chất khô ở thực vật C4 là lớn hơn so với 2 nhóm còn lại.
III. Ở tất cả các nhóm thực vật này đều có enzim cacboxyl hóa là RDP – cacboxilase, và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên đều là hợp chất cacbon.
IV. Ở thực vật CAM, sự cố định CO2 diễn ra trong bóng tối, còn ở thực vật C3 và C4 sự cố định CO2 chỉ diễn ra vào ban ngày (ngoài sáng).
V. Điểm bù CO2 ở thực vật C4 là cao nhất trong 3 nhóm thực vật trên
Đáp án A.
Chỉ có phát biểu số I là đúng.
Vẽ khát quát 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM có một số đặc điểm phân biệt như sau:
+ Tiêu chuẩn giải phẫu, hình thái: các cây C4 có sự phát triển mạnh các tế bào bao bó mạch. Đó là các tế bào nhu mô sắp xếp hướng tâm, xít nhau. Trong các tế bào này chứa nhiều lục lạp lớn, cấu trúc hạt kém phát triển và chứa nhiều hạt tinh bột. Trong khi các cây C3 chỉ có một loại lục lạp của tế bào mô giậu, cấu trúc hạt ít phát triển và chứa rất ít các hạt tinh bột. Các tế bào bao bó mạch ở cây C3 rất ít hoặc không phát triển.
+ Tiêu chuẩn sinh lí: sự phản ứng của quan hợp với cường độ ánh sáng ở các nhóm thực vật này cũng khác nhau. Theo đó, ở thực vật C4khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp vẫn tăng và rất khó xác định điểm bão hòa ánh sáng ngay cả khi cường độ chiếu sáng gần với cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời toàn phần. Ngược lại ở thực vật C3, điểm bão hòa ánh sáng chỉ bằng 1/3 so với ánh sáng mặt trời toàn phần. Ở cường độ ánh sáng tối ưu thì cường độ quang hợp ở thực vật C4 cao hơn so với C4. Ngoài ra, nhu cầu nước (số gam nước để hình thành nên 1g chất khô) ở các nhóm thực vật này cũng khác nhau, nói chung nhu cầu nước ở thực vật C4 chỉ bằng ½ so với C3. Nhóm thực C3 có điểm bù CO2 từ 30-70ppm, trong khi các nhóm thực vật C4 có điểm bù 0-10ppm.
Khi nói về đột biến lệch bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra đối với cặp NST giới tính mà không xảy ra đối với cặp NST thường.
II. Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng đều không phân li.
III. Ở cùng một loài, tần số xảy ra đột biến lệch bội thể không nhiễm thường cao hơn đột biến lệch bội dạng thể một nhiễm.
IV. Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng hình thành nên thể khảm.
Đáp án A.
Chỉ có phát biểu số IV đúng.
I, II sai: Sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân có thể xảy ra ở các cặp NST thường hay cặp NST giới tính, tạo ra các giao tử thừa hoặc thiếu NST, các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo thể lệch bội.
III sai: Đột biến số lượng NST có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, tần số đột biến lệch bội không thể thường thấp hơn lệch bội thể một.
IV đúng: Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra ở trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng làm cho một phần cơ thể mang đột biến và hình thành nên thể khảm.
Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen, thu được Fa. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị là 50%, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa?
I. Tỉ lệ 9:3:3:1.
II. Tỉ lệ 1:3.
III. Tỉ lệ 1:1.
IV. Tỉ lệ 3:3:1:1.
V. Tỉ lệ 1:2:1.
VI. Tỉ lệ 1:1:1:1.
Đáp án D.
Các tỉ lệ kiểu hình có thể thu được là II, III, V, VI.
Xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen →→ 2 gen đó có thể nằm trên 2 cặp NST khác nhau hoặc nằm trên cùng 1 cặp NST.
Nếu 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau:
Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 ® giả sử F1 có kiểu gen AaBb. F1 x cơ thể đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen: AaBb x aabb ®Fa có tỉ lệ phân li kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb.
Kiểu hình:
Trường hợp 1: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, Fa có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1.
Trường hợp 2: Nếu 2 gen tương tác với nhau theo kiểu 9 : 7 hoặc 13 : 3 hoặc 15 : 1 thì Fa thu được tỉ lệ 1 : 3.
Trường hợp 3: Nếu gen 2 tương tác với nhau theo kiểu 9 : 6 hoặc 12 : 3 thì Fa thu được tỉ lệ 1 : 2 : 1.
Nếu 2 gen cùng nằm trên 1 NST:
+ Trường hợp các gen liên kết hoàn toàn thì Fa thu được tỉ lệ 1 : 1
+ Trường hợp các gen xảy ra hoán vị với f = 50% thì Fa thu được tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
Vậy có thể bắt gặp 4 tỉ lệ ở Fa: 1:1, 1:1:1:1, 1:2:1, 1:3.
Phả hệ sau mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen có 2 alen quy định, trội lặn hoàn toàn. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 8 người.
II. Xác suất sinh con gái đầu lòng bị cả hai bệnh của cặp 15-16 là 1/36
III. Xác suất sinh con chỉ bị một bệnh của cặp 15-16 là 5/18.
IV. Xác suất để đứa con của cặp vợ chồng số 15 và 16 mang alen gây bệnh là 8/9
Chọn C
Bố mẹ bình thường sinh con bị cả bệnh → 2 bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.
A- không bị bệnh 1; a- bị bệnh 1
B- không bị bệnh 2; b- bị bệnh 2
I đúng, có thể biết kiểu gen của: (1),(2),(9),(10),(13),(14),(15):AaBb; (17)aabb
Người (15) có kiểu gen: AaBb
Người (16) có bố mẹ có kiểu gen: AaBb × AaBb → (16): (1AA:2Aa)(1BB:1Bb)
Cặp vợ chồng 15 -16: AaBb × (1AA:2Aa)(1BB:1Bb) ↔ (1A:1a)(1B:1b) × (2A:1a)(2B:1b)
XS con bị bệnh 1 là : \(\frac{2}{3} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{6}\); xs không bị bệnh là 5/6
XS con bị bệnh 2 là : \(\frac{2}{3} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{6}\) ; xs không bị bệnh là 5/6
II sai, XS sinh con gái đầu lòng bị cả hai bệnh của cặp 15-16 là \(\frac{1}{6} \times \frac{1}{6} \times \frac{1}{2} = \frac{1}{{72}}\)
III đúng, XS con đầu lòng chỉ bị 1 trong 2 bệnh là: \(C_2^1 \times \frac{5}{6} \times \frac{1}{6} = \frac{5}{{18}}\)
IV đúng, Cặp vợ chồng 15 -16: AaBb × (1AA:2Aa)(1BB:1Bb) ↔ (1A:1a)(1B:1b) × (2A:1a)(2B:1b)
XS con của họ mang alen gây bệnh là \(1 - \frac{1}{2}A \times \frac{2}{3}A \times \frac{1}{2}B \times \frac{2}{3}B = \frac{8}{9}\)
Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 2: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được qui định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2 có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
Chọn B.
Ở dạng bài toán này, chúng ta dựa vào kết quả của 2 phép lai để xác định thứ tự trội lặn, sau đó mới tiến hành làm các phát biểu.
- Từ kết quả của phép lai 1 suy ra nâu trội so với đỏ, đỏ trội so với vàng.
- Từ kết quả của phép lai 2 suy ra vàng trội so với trắng.
Qui ước: A1 nâu; A2 đỏ; A3 vàng; A4 trắng .
- Vì mắt nâu là trội nhất cho nên kiểu hình mắt nâu do nhiều loại kiểu gen qui định (có 4 kiểu gen qui định mắt nâu là : → I đúng
- Các kiểu hình mắt đỏ có 3 kiểu gen (A2A2; A2A3; A2A4); mắt vàng có 2 kiểu gen (A3A3; A3A4); mắt trắng có 1 kiểu gen (A4A4).
- Cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu thì chứng tỏ cá thể đực mắt nâu phải có kiểu gen Các kiểu hình khác gồm đỏ, vàng, trắng có số kiểu gen = 3+2+1 = 6 → số phép lai = 6 x 1 = 6 → II đúng
- Vì kết quả lai của phép lai 1 cho kiểu hình mắt vàng nên ở P, mắt đỏ và nâu đều có kiểu gen dị hợp à Phép lai 1 sơ đồ lai là P: A1A3 x A2A3 → 1A1A2 : 1A1A3 : 1A2A3 : 1A3A3 → nên đời F1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1: 1:1 → III đúng
- Đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 (có kiểu gen A2A3 hoặc A2A4) giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2 (có kiểu gen A3A4) ta có sơ đồ lai là:
A2A3 x A3A4 → A2A3 : A2A4 : A3A3 : A3A4 (1 đỏ: 1 vàng)
A2 A4 x A3A4 → A2A3 : A2A4 : A3A4 : A4A4 (1 vàng : 2 đỏ : 1 trắng)
→ Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2:1 à IV đúng
Vậy cả 4 phát biểu đúng
Ở một loài thực vật (giống đực thuộc giới dị giao tử), alen A qui định lá xanh là trội hoàn toàn so với alen a qui định lá đốm, alen B qui định quả đỏ là trội không hoàn toàn so với alen b qui định quả trắng, kiểu gen Bb qui định quả màu hồng; alen D qui định hạt nâu là trội hoàn toàn so với alen d qui định hạt đen. Thực hiện phép lai: \(P:\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}{X^d}\,\,x\,\,\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y.\) Biết rằng alen A và b nằm cách nhau 20 cm, mọi diễn biến trong quá trình phát sinh hạt phấn và noãn là như nhau và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
1. Tỉ lệ cây lá xanh, quả hồng, hạt đen thu được ở đời F1 là 10,5%.
2. Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả ba gen đang xét ở đời F1 là 8,5%.
3. 100% cây có kiểu hình lá đốm, quả đỏ, hạt đen ở F1 thuộc giống đực.
4. Tỉ lệ cây lá xanh, quả trắng, hạt nâu thuần chủng ở F1 là 2,25%.
Chọn C
Thực hiện phép lai: \(P:\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}{X^d}\,\,x\,\,\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y\)
- Alen A và b nằm cách nhau 20 cm → hoán vị gen xảy ra ở hai bên với tần số 20%. Tỉ lệ cây lá xanh,
quả hồng, hạt đen ( \(\frac{{AB}}{{ - b}}\)XdY; \(\frac{{Ab}}{{ - B}}\)XdY) thu được ở đời F1 là: (50% + % lá đốm, quả trắng - % lá xanh, quả đỏ). % hạt đen = (50% + 10%. 10% \(\frac{{AB}}{{aB}}\) - (2.10%.40%\(\frac{{AB}}{{aB}}\) +10%. 10% \(\frac{{AB}}{{AB}}\) )).25% XdY = 10,5% → 1 đúng
- Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả ba gen đang xét ở đời F1 là :
(1 % \(\frac{{AB}}{{AB}}\) +1 % \(\frac{{ab}}{{ab}}\) +16% \(\frac{{Ab}}{{Ab}}\) +16% ).25%(XDXD) = 8,5% → 2 đúng
- Hạt đen ở F1 có kiểu gen Xd Y-) → 100% cây có kiểu hình lá đốm, quả đỏ, hạt đen ở F1 thuộc giống đực → 3 đúng
- Tỉ lệ cây lá xanh, quả trắng, hạt nâu thuần chủng ( \(\frac{{Ab}}{{Ab}}\)XD XD) ở F1 là:
→ 4 sai
Vậy có 3 phát biểu đúng
Xét 4 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ các loại giao tử có thể tạo ra là
I. 1 : 1. II. 3 : 3 : 1 : 1. III. 2 : 2 : 1 : 1. IV. 1 : 1 :1 :1. V. 3 : 1.
Số phương án đúng
Chọn D
I đúng. Trong trường hợp 4 tế bào cùng có 1 cách sắp xếp ở kì giữa I của quá trình giảm phân (cùng cách 1 hoặc cùng cách 2) thì kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo hai loại giao tử 1: 1 (1AB: 1ab hoặc 1 Ab: 1 aB)
II đúng. Trong trường hợp 3 tế bào sinh tinh có cùng cách sắp xếp 1 ở kì giữa I giảm phân, tế bào còn lại có cách sắp xếp 2 (hoặc ngược lại, 3 tế bào xếp cách 2, tế bào còn lại xếp cách 2) thì kết thúc quá Trình giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 3: 3: 1: 1
III sai. Ta có: Tỉ lệ 2: 2: 1: 1 4 loại giao tử 4 tế bào có hai cách sắp xếp ở kì giữa I giảm phân
- Trường hợp 1: 2 - 2
Ta có: 2 tế bào xếp cách 1, 2 tế bào còn lại xếp cách 2 thì kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1: 1: 1
- Trường hợp 2: 3 -1
Như đã phân tích ở ý (2), 4 tế bào giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ 3: 3: 1: 1
IV đúng.
Trong trường hợp 2 tế bào xếp cách 1 và 2 tế bào còn lại xếp theo cách 2 thì kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ 1: 1: 1: 1
IV sai.
Ta có : Tỉ lệ 3 : 1 2 loại giao tử 4 tế bào có cùng cách sắp xếp
Ta lại có 4 tế bào có cùng cách sắp xếp ở kì giữa I giảm phân sẽ tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1
Vậy các tỉ lệ đúng : I, II, IV
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?
Chọn B
Phép lai XaXa × XAY → XAXa : XaY KH:1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng
Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây có thể tạo ra được cơ thể mang kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{Ab}}\)
Theo lý thuyết, phép lai \(\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}} \times \frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\) có thể tạo ra được cơ thể mang kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{Ab}}\)
Đáp án B
Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, phát biểu nào sau đây là sai?
Chọn B
Phát biểu sai về hệ tuần hoàn ở người là: B, huyết áp ở tĩnh mạch thấp nhất.
Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?
Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội, dạng là thể một: AaBbd
Đáp án B
Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nito của thực vật là?
Chọn B
Phát biểu sai về khả năng hấp thụ nito của thực vật là B, thực vật không có khả năng hấp thụ nito phân tử
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
(2) Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
(4) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Chọn C
Các phát biểu đúng về đột biến gen là: 1,3
(2),(4) sai, ĐBG không làm thay đổi vị trí gen và cấu trúc NST
Ở một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ 3 là:
Chọn B
Quần thể tự thụ phấn có 100%Aa sau 3 thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền.
Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:
Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là: Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.
Đáp án B
Cá đực bảy màu nước ngọt (Poecilia Reticulata) có các chấm sáng lớn trên thân hấp dẫn cá cái nhiều hơn do vậy làm tăng khả năng sinh sản. Đồng thời, cá đực cũng dễ dàng bị kẻ thù phát hiện trong tự nhiên, làm tăng khả năng bị ăn thịt. Xem xét cá đực từ 3 dòng sông khác nhau: X, Y và Z. Cá đực từ X có các chấm sáng lớn nhất, cá đực từ Y có chấm sáng trung bình và cá đực từ Z có chấm sáng nhỏ nhất. Mô tả nào sau đây về cá trong 3 dòng sông là đúng?
Chọn D
A sai, mật độ động vật ăn thịt ở sông Z thấp hơn các sông khác vì con đực có chấm sáng nhỏ nhất
B,C chưa thể kết luận được.
D đúng, vì cá đực ở sống X có chấm sáng to → kẻ thù dễ phát hiện , số lượng kẻ thù nhiều.
Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là
Chọn D
Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là Đacuyn.
Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Alen B qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa vàng. Khi cho lai cây thân cao, hoa đỏ (có kiểu gen dị hợp tử đều về cả hai cặp gen) với một cây chưa biết kiểu hình, đời con thu được có kiểu hình phân tính. Kiểu gen ủa cây còn lại ở (P) có thể là một trong bao nhiêu trường hợp?
Chọn D
Cây thân cao, hoa đỏ ở (P) có kiểu gen là: \(\frac{{AB}}{{ab}}\) → cho 2 loại giao tử AB ( luôn cho đời con thân cao, hoa đỏ khi kết hợp với mọi loại giao tử) và ab ( cho đời con có kiểu hình phụ thuộc hoàn toàn vào giao tử còn lại) à để đời con có kiểu hình đồng tính ( thân cao, hoa đỏ) thì giao tử của cây thân cao hoa đỏ ở (P) phải kết hợp với duy nhất một loại giao tử của cây còn lại, đó là AB à Cây còn lại phải có kiểu gen đồng hợp tử trội về cả hai cặp gen \(\frac{{AB}}{{AB}}\) → Tất cả những kiểu gen khác khi cho lai với cây thân cao, hoa đỏ dị hợp đều \(\left( {\frac{{AB}}{{ab}}} \right)\) đều cho đời con có kiểu hình phân tính à Kiểu gen của cây còn lại có thể là 1 trong 9 trường hợp sau: \(\frac{{AB}}{{Ab}};\frac{{AB}}{{aB}};\frac{{AB}}{{ab}};\frac{{Ab}}{{aB}};\frac{{Ab}}{{Ab}};\frac{{aB}}{{aB}};\frac{{Ab}}{{ab}};\frac{{aB}}{{ab}};\frac{{ab}}{{ab}}\). Vậy Chọn của câu hỏi này là 9
Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố tiến hóa nào sau đây nếu diễn ra thường xuyên có thể làm chậm sự hình thành loài mới?
Chọn B
Cách ly địa lý có vai trò duy trì sự khác biệt về tần số alen giữa các quần thể.
Nhân tố làm chậm sự hình thành loài mới sẽ làm giảm sự khác biệt về tần số alen giữa các quần thể đó chỉ có thể là di nhập gen