Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
46 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một tình trạng chịu sự chi phối của hai hay nhiều gen gọi là gì?
Đáp án D
Một tình trạng chịu sự chi phối của hai hay nhiều gen gọi là tương tác gen.
Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phổi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen như thế nào?
Đáp án A
Phương pháp cấy truyền phổi là tách phổi ban đầu thành 2 hay nhiều phối khác nhau nên có kiểu gen giống hoàn toàn với phối ban đầu có kiểu gen AaBb.
Nhân tố tiến hóa nào vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thế?
Đáp án B
+ Nhân tố vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể là di – nhập gen.
+ Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên là các yếu tố làm nghèo vốn gen của quần thể.
Thành phần nào dưới đây không thuộc cấu trúc Operon Lac ở vi khuẩn E.coli?
Đáp án A
+ Thành phần không thuộc Operon Lac ở vi khuẩn E.coli là gen điều hòa (R).
+ Gen điều hòa (R) nằm trên một vị trí khác không gộp chung trong cụm Operon Lac.
Nhân tố sinh thái nào là nhân tố vô sinh?
Đáp án A
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố có liên quan đến sinh vật như sinh vật này ăn sinh vật khác, sinh vật kí sinh - sinh vật chủ, quan hệ cộng sinh.
+ Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm các yếu tố không liên quan đến sinh vật như khí hậu, độ ẩm, nhiệt do.
Thí nghiệm đặt một nhiệt kê trong một bình thủy có chứa hạt nảy mầm chứng minh điều gì?
Đáp án B
Hiện tượng: Nhiệt độ trong bình đựng thóc đang nảy mầm tăng dần lên, chứng tỏ khi hạt nảy mầm chúng hô hấp mạnh và tỏa nhiệt => Khi hạt nảy mầm quá trình hô hấp xảy ra mạnh và tỏa nhiệt.
Trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể truyền?
Đáp án D
Trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển vào thể truyền là enzim ligaza.
Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào?
Đáp án B
+ Quần thể sinh vật không có đặc trưng về thành phần loài vì quần thể chi gồm các cá thể cùng loài.
+ Thành phần loại là đặc trưng của quần xã.
Loài động vật nào ở giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?
Đáp án A
Nhóm động vật có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY là: gà, chim, bướm.
→ Chim đại bàng thuộc lớp Chim nên ở giới được mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
Loại đột biến nào làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
Đáp án A
Đột biến đa bội, đột biến lệch bội là đột biến số lượng NST làm thay đổi số lượng NST trong tế bào.
Hiện tượng các con bồ nông xếp thành hàng để bắt cá thể hiện mối quan hệ sinh thái nào?
Đáp án D
Hiện tượng các con bồ nông xếp thành hàng để dễ bắt cá hơn, so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ củng loại.
Xét hai cặp gen A, a và B, b nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Trong loại xuất hiện các dạng đột biến lệch bội. Kiểu gen nào thuộc thể một?
Đáp án B
+ Thể một có bộ NST 2n-1.
+ Kiểu gen thuộc thể một là AAb (Cặp gen B, b bị thiếu mất 1 alen).
Động vật nào tim có 2 ngăn?
Đáp án D
+ Tim 2 ngăn có ở lớp Cá.
+ Mèo, thỏ tim 4 ngắn.
+ Ếch đồng: tim 3 ngăn.
=> Cá chép: tim 2 ngăn
Bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới là gì?
Đáp án A
Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất, do đó nó là bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào không phải là nhân tố tiến hóa?
Đáp án C
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố không phải là nhân tố tiến hóa là “Giao phối ngẫu nhiên” vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Loại nucleotit nào không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử mARN?
Đáp án B
Đơn phân cấu tạo nên phân tử mARN gồm Adenin (A), Draxin (U), Xitozin (X), và Guanin (G).
Mối quan hệ nào không có loài nào có lợi?
Đáp án C
Quan hệ ức chế - cảm nhiễm là không có loại nào có lợi (giữa loài tiết chất độc và loài bị ảnh hưởng không có mối quan hệ về dinh dưỡng với nhau, không cạnh tranh nhau về nguồn sống và nơi ở, loài tiết chất độc chỉ vô tình” gây hại đến các loài sống quanh nó).
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,4. Theo lý thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là bao nhiêu?
Đáp án A
- Tần số alen a là 0,4 => Tần số alen A = 1-0,4 = 0,6.
- Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền tần số kiểu gen AA = 0,6 = 0,36
Trong cây, thành phần chủ yếu trong dịch mạch gỗ là gì?
Đáp án D
+ Thành phần dịch mạch gỗ chủ yếu là nước và ion khoáng.
+ Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin, amit, vitamin,...)
Kiểu gen nào là thuần chủng?
Đáp án A
Kiểu gen thuần chủng là kiểu gen gồm tất cả các cặp gen đều có các alen giống nhau.
=> Kiểu gen thuần chủng là aaBB.
Moocgan sau khi cho lai ruồi giấm cái thuần chủng thân xám, cánh dài với ruồi đực thân đen, cánh ngắn được F1, bước tiếp theo ông đã làm gì để phát hiện liên kết gen?
Đáp án B
Moocgan tiến hành lai phân tích ruồi đực F1 cho đời con phân li: 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt => Từ đó ông phát hiện ra quy luật liên kết gen.
Một loài thực vật có 2n = 14, số loại thể đột biến ba nhiễm tối đa xuất hiện trong quần thể là bao nhiêu?
Đáp án D
+ 2n = 14 => n = 7 => Loài thực vật đang xét trong tế bào có 1 cặp NST.
+ Thể đột biến ba nhiễm có bộ NST 2n+1. Đột biến liên quan đến 1 cặp NST.
+ Số loại thể đột biển ba nhiễm tối đa xuất hiện trong quần thể là \(C_7^1\).
Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào đúng?
Đáp án C
+ A Sai. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng ổn định.
+ B Sai. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
+ C Đúng.
+ D Sai. Vì độ đa dạng của quần xã thay đổi theo điều kiện của môi trường.
Xét 2 quần thể của cùng 1 loại được kí hiệu là quần thể A và quần thể B. Giả sử có một nhóm cá thể của quần thể A di cư sang quần thể B. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể không làm thay đổi tần số alen của 2 quần thể.
II. Có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể A.
III. Có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể B.
IV. Có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể B.
Đáp án D
+ Ý I đúng, ví dụ 2 quần thể A và B đều có thành phần kiểu gen là 100% AA, hay 100% aa.
+Ý II đúng, có thể làm giảm sự đa dạng di truyền nếu quần thể A đang có nhiều kiểu gen khác nhau.
+ Ý III đúng, nếu sự di cư bổ sung alen mới có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể B.
+ Ý IV sai, sự bổ sung cá thể, dù theo cách nào cũng không làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể
Trường hợp nào có thể làm giảm huyết áp?
Đáp án D
Các nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể là một bệnh cấp tính gây mất dịch trong cơ thể như tiêu chảy nhiều, ói mửa nhiều, say rượu...
Một cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp về gen A, a, B, b giảm phân đã sinh ra giao tử Ab với tỉ lệ 16%. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
Đáp án B
Ab = 16% < 25% --> Giao tử Ab sinh ra do hoán vị gen
--> Tần số hoán vị gen f= 16% x 2 = 32%.
Trong các thông tin sau đây, có bao nhiêu thông tin chỉ có ở diễn thể nguyên sinh mà không có diễn thế thứ sinh?
I. Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).
II. Quá trình diễn thể có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do nguyên nhân bên trong của quần xã.
III. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
IV. Kết quả cuối cùng luôn dẫn tới hình thành một quần xã đinh cực. V. Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
Đáp án C
- Diễn thế nguyên sinh xuất hiện ở môi trường chưa có sinh vật sinh sống, diễn thế thứ sinh xuất hiện ở môi trường vốn đã có sinh vật sinh sống trước đó --> I đúng.
+ Nguyên nhân chính xảy ra diễn thế nguyên sinh hay thứ sinh là do tác động của nhân tố bên ngoài hoặc nguyên nhân bên trong cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã) --> II sai.
+ Quá trình diễn thế nào cũng gắn với biến đổi về cấu trúc của quần xã song song với sự biến đổi của môi trường --> III, V sai.
+ Diễn thế nguyên sinh dẫn tới quần xã đỉnh cực, diễn thế thứ sinh trong thực tế thường dẫn tới quần xã suy thoái --> IV đúng.
Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án C
+ Aa --> 1/2A:1/2a
+ Bb --> 1/2B:1/2b
+ dd --> 1d
+ Ee --> 1/2E:1/2e
- Tỉ lệ giao từ abde = 1/2a x 1/2b x 1d x 1/2e = 1/8
Hai loài thực vật A và B có họ hàng gần gũi với nhau, đều có bộ NST lưỡng bội 2n = 16. Trong tự nhiên, hai loài này đã lại với nhau và cho ra con lai. Tuy nhiên hầu hết con lai được tạo ra đều bất thụ và có một số cây lai hữu thụ do ngẫu nhiên bị đột biến làm tăng gấp bốn lần bộ NST của con lai. Từ những cây hữu thụ này sau một thời gian đã hình thành nên loài mới C. Trong số các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
Đáp án B
+ A đúng. Nếu quần thể con lai bất thụ có khả năng sinh sản vô tính thì nếu có cách ly sinh sản thì có thể hình thành nên loài mới.
+ B sai. Số lượng NST trong 1 tế bào của con lai bất thụ mới đúng, số lượng NST trong tế bào của con lai bất thụ phải là 16 NST (8 NST từ A và 8 NST từ B).
+ C đúng. Điều kiện để hình thành loài mới là cách ly sinh sản => Loài C cách ly sinh sản với loài A và B.
+ D đúng. Loài C có bộ nhiễm sắc thể 4nA + 4nB => 4nC = 64NST
Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào có thể phát triển thành thể tam bội?
Đáp án B
2n x n => 3n
Xét một lưới thức ăn như hình dưới đây:
Trong số các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng?
Đáp án C
+ A sai vì gia sở trường hợp lưới thức ăn trên của một hệ sinh thái dưới nước (ví dụ: sinh vật sản xuất (A) là tảo đơn bào => Khi xảy ra điều kiện ánh sáng yếu (ban đêm, mùa đông,...) thì chưa chắc tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.
+ B sai vì loài C là vật ăn thịt còn loài D là con mồi. Cho nên nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ tăng số lượng.
+ C đúng vì chuỗi dài nhất là A -> D -> C -> G -> E -> I -> M.
+ D sai vì hai loài cạnh tranh nếu cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn. Hai loài C và E không sử dụng chung nguồn thức ăn nên không cạnh tranh nhau.
Ở một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát P có thành phần kiểu gen: 0,2AA:0,6Aa : 0,2aa. Giả sử không có tác động của đột biến, di – nhập gen, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A của quần thể này là 0,5.
II. Nếu đây là quần thể tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa trắng sẽ tăng dần qua các thế hệ dẫn đến tỉ lệ cây hoa trắng lớn hơn tỉ lệ cây hoa đó.
III. Dù quần thể này tự thụ phấn hay giao phấn ngẫu nhiên thì hiệu số giữa tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng luôn không thay đổi qua các thế hệ.
IV. Cho tất cả các cây ở thế hệ P tự thụ phấn, tạo ra F1. Cho F1 tự thụ phấn, tạo ra F2. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tạo ra F3. Theo lí thuyết, số cây dị hợp ở F3 chiếm tỉ lệ 120/529.
Đáp án C
A = 0,2AA + 0,6Aa/2 = 0,5 => I đúng.
+ Nếu đây là quần thể tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ => Tỉ lệ cây hoa trắng tăng dần qua các thế hệ.
+ Ở thế hệ xuất phát P có tỉ lệ cây hoa trắng đồng hợp bằng tỉ lệ cây hoa đỏ đồng hợp (0,2AA = 0,2aa) => Tự thụ qua nhiều thế hệ không thể dẫn đến tỉ lệ cây hoa trắng lớn hơn tỉ lệ cây hoa đỏ => II sai
+ Quần thể giao phần ngẫu nhiên, theo định luật Hacdi-Vanbec: 2:0, 25AA:0, 5Aa :0, 25aa => Hiệu số giữa cây hoa trắng và hoa đỏ thuần chúng không thay đổi qua các thế hệ.
+ Quần thể (P) tự thụ luôn cho tỉ lệ AA bằng tỉ lệ aa => III đúng.
F2: 0,425AA:0,15Aa:0,425aa => F2 (hoa đỏ): 17/23AA:6/23Aa => 20/23A:3/23a
=> Số cây dị hợp F3 = 2 x 20/23 x 3/23 = 120/529 => IV đúng.
Ở một loài, xét 4 tỉnh trạng, mỗi tỉnh trạng do 1 gen có 2 alen quy định, các gen phân li độc lập và trội lặn hoàn toàn. Khi lai cơ thể mang 3 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn với cơ thể mang 1 tình trạng trội, 3 tính trạng lặn; đời con thu được tối đa bao nhiêu loại kiểu gen và kiểu hình?
Đáp án B
+ Giả sử 4 cặp tính trạng tương ứng với 4 cặp alen A, B, b, D, d, E, e. + Để đời con thu được tối đa số loại kiểu gen thì có thể mang tính trạng trội ở trạng thái dị hợp.
P: AaBbDdee x aabbddEe
+ Aa x aa => 2 loại kiểu gen 2 loại kiểu hình
+ Bb x bb => 2 loại kiểu gen 2 loại kiểu hình
+ Dd x dd => 2 loại kiểu gen 2 loại kiểu hình
+ ee x Ee => 2 loại kiểu gen; 2 loại kiểu hình
=> Số loại kiểu gen tối đa = 2x2x2x2=16 (kiểu gen)
=> Số loại kiểu hình tối đa = 2x2x2x2=16 (kiểu hình)
Ở một loài thực vật giao phấn quả dài (A) là trội hoàn toàn so với quả tròn (a), khả năng kháng nấm quả (B) trội hoàn toàn so với không có khả năng kháng nấm qua (b). Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Biết rằng loại nấm quả gây hại chi phát triển vào mùa mưa, chúng làm cho quả non bị thối và hạt mất khả năng nảy mầm Tại một khu vườn trồng vào mùa khô, người ta đem các cây quả tròn giao phấn với cây qua đài, khi thu hoạch qua thấy có 100% quả dài. Thu lấy hạt của các cây này đem trồng vào mùa mưa, người ta thấy năng suất bị giảm 25%. Tiếp tục thu lấy hạt của các quả này, người ta tiếp tục trồng vào mùa mưa năm sau, theo lý thuyết tỉ lệ quả tròn và năng suất quà bị giảm đi lúc này lần lượt chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án C
+ Ở đầu mùa (mùa khô), thế hệ P: dài x tròn => F: 100% quả dài => F1 dị hợp (Aa).
+ F1 x F1 => F2 có năng suất giảm 25% => F1: Bb x Bb => F1: AaBb x AaBb
+ F1 x F1 => F2 :9A-B-:3A - bb: 3aaB-: 1aabb
+ Quả bb bị hỏng
=> F2: 9A-B-: 3aaB- -1AABB : 2AaBB:2AABb: 4AaBb: 2aaBb: 1aaBB
+ Xét cặp alen A, a ở F2:
GPNN
1AA: 2 Aa : 1aa => 1/4aa
+ Xét cặp alen B, b ở F2:
GPNN
1BB:2Bb => 1/9bb → Tỉ lệ quả tròn là 1/4 và năng suất bị giảm đi 1/9.
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST thường. Alen D nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen ở quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh đài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ (P), thu được F1 có 1% ruồi đực thân đen, cánh dài, mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Chọn 1 cá thể ruồi cái thân xám, cánh đài, mắt đỏ ở Fị đem lại phân tích, xác suất chọn được 1 cá thể nuôi thân xám, cánh đài, mắt đỏ ở đời con là:
Đáp án D
+ Vì ruồi đực F xuất hiện kiểu hình mặt trắng
=> Kiểu gen quy định màu mắt ruồi cái ở P là XDXd
+\(\frac{{aB}}{{ab}}{X^d}Y = 0,01 \to \frac{{aB}}{{ab}} = \frac{{0,01}}{{25\% }} = 4\% = 1\underline {ab} \times 4\% \underline {aB} < 25\% \)
Giao tử aB của giới cái sinh ra do hoán vị gen
--> \(P:\frac{{ab}}{{ab}}{X^D}Y \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\left( {f = 8\% } \right)\)
+ Ruỗi cái thân xám, cánh đài, mắt đỏ ở F1 đem lại phân tích
--> \(\frac{{AB}}{{ab}}\left( {{X^D}{X^D}/{X^D}{X^d}} \right) \times \frac{{ab}}{{ab}}{X^d}Y\)
Cá thể ruổi thân xám, cánh dài AB/ab ở đời con chiếm tỉ lệ = 46%AB x 1ab = 46%
Cá thể ruồi mắt đỏ (XDXd + XDY) đời con chiếm tỉ lệ ½ x 1 + ½ x ½ = 75%
--> Xác suất chọn được 1 cá thể ruổi thân xám, cánh đài, mắt đỏ ở đời con là:
46% x 75% = 34,5%
Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?
Đáp án C
+ AaBBx Aabb --> (3A-:1aa)x(1Bb)≈(3:1). Nhưng P có kiểu hình giống nhau về một trong 2 tính trạng.
--> Không thỏa mãn đề bài --> Sai.
+ AaBb x aabb → 1A-B-1A - bb: 1aaB-: 1aabb
+ AABBx aabb → 1AaBb
+ AABb x aabb --> 1AaBb: Aabb
Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen (A, a và B, bộ tự thụ phấn, thu được F1 có 10 loại kiểu gen, trong đó tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen trội và đồng hợp 2 cặp gen lặn là 32%. Theo lí thuyết, loại kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ
Đáp án A
+ F1 có 10 loại kiểu gen -> P có các gen liên kết không hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới.
+ AB/AB + ab/ab = 32% --> AB/AB = ab/ab = 16% --> ab = AB = 0,4 > 25
--> giao tử ab sinh ra do liên kết gen với f =(0,5-0,4)x 2 = 20%
+ P: AB/ab x AB/ab (f = 20%)
--> AB = ab = 0,4
AB = aB = 0,1
--> Tỉ lệ kiểu gen có 2 alen trội (AB/ab; Ab/aB; Ab/Ab; aB/aB) = 2x0,4x0,4+0,1x0,1=0,36
Virus gây viêm phổi Vũ Hán (viết tắt SARS-CoV-2) là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) và bắt đầu lây lan nhanh chóng sau đó. Có một số thông tin di truyền về chủng virus này như sau:
- Các nhà khoa học đã nhận thấy chúng có tổng số 29903 nucleotide, trong đó số nucleotide từng loại A, U, G, Xcó số lượng lần lượt là 9594, 8954, 5492, 5863.
- Một mARN quan trọng mã hóa cho vỏ protein của virus có bộ ba mở đầu từ vị trí nucleotide thứ 29558 và nucleotide cuối cùng của bộ ba kết thúc ở vị trí nucleotide thử 29674. Từ những thông tin trên, một học sinh đưa ra một số phát biểu sau đây: Có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Phần trăm mỗi loại nucleotide (A, U, GX) của virus này lần lượt là 32,08%; 29,94%; 18,37%; 19,61%.
II. Vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 là một phân tử ARN mạch đơn.
III. Đoạn mARN trên có chứa 116 nucleotide.
IV. Chuỗi polipeptit do đọan mARN trên mã hóa có tối đa 39 axit amin.
Đáp án D
\(\begin{array}{l} \% A = \frac{{9594}}{{29903}} \times 100\% \approx 32,08\% \\ \% U = \frac{{8954}}{{29903}} \times 100\% \approx 29,94\% \\ \% G = \frac{{5492}}{{29903}} \times 100\% \approx 18,36\% \\ \% X = \frac{{5863}}{{29903}} \times 100\% \approx 19,61\% \end{array}\)
--> I đúng.
+ Ở bộ mã di truyền của virus SARS-CoV-2 có nucleotide loại U và tỉ lệ 4 loại nucleotide không bằng nhau -–> Vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 là một phân tử ARN mạch đơn -–> II đúng.
+ Số nucleotide của đoạn mARN = 29674 – 29558 + 1 = 177 (nucleotide) -–>III sai.
+ Số axit amin đo đoạn gen trên mã hóa = 117/3 – 1 = 38 -–> IV sai
Sơ đồ phả hệ hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 tính trạng ở người
Tính trạng nhóm máu và tính trạng bệnh bạch tạng. Biết rằng tính trạng nhóm máu do 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định; tính trạng bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định; hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I). Xác định chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
(II). Xác suất sinh con có nhóm máu O và bị bạch tạng của cặp là 1/8.
(III). Xác suất sinh con gái có nhóm máu B và không bị bạch tạng của cặp là 3/16
(IV). Xác suất sinh con gái có nhóm máu A và không bị bạch tạng của cặp là 35/96
Đáp án C
Cả 4 phát biểu đúng.
I đúng. Nguời số 3, số 8, số 12 chưa biết KG về bạch tạng; người số 11 chưa biết KG về nhóm máu Có 9 người đã biết KG.
II đúng vì người 9 có kiểu gen người 10 có kiểu gen nên sinh con có máu O với xác suất 1/4; sinh con có máu B với xác suất 3/4. Người số 9 có kiểu gen bb, người số 10 có kiểu gen Bb nên xác suất sinh con bị bạch tạng Xác suất sinh con có máu O và bị bạch tạng là = 1/4 x 1/2 = 1/8
III đúng. Xác suất sinh con gái có máu B và không bị bạch tạng là \(\frac{1}{2} \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{3}{{16}}\)
Về bệnh bạch tạng: kiểu gen của người 11 là Bb; người 12 là 2/3Bb.
Sinh con không bị bạch tạng là 5/6.
Về nhóm máu: người số 11 có kiểu gen \(1/2{I^A}{I^A}:1/2{I^A}{I^O};\) người số 12 có kiểu gen \({I^A}{I^O}\).
Xác suất sinh con có máu A = 7/8
Xác suất sinh con gái không bị bạch tạng và có máu A là \(\frac{1}{2} \times \frac{5}{6} \times \frac{7}{8} = \frac{{35}}{{96}}\)
Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một cặp gen có 2 alen quy định, trong đó lông đỏ trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho 1 cá thể lông đỏ giao phối với 1 cá thể lông trắng thu được F1 có tỉ lệ 50% cá thể lông đỏ : 50% cá thể lông trắng. Cho F1 giao phối tự do thu được đời F2 có tỉ lệ 50% cá thể lông đỏ : 50% cá thể lông trắng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen quy định tính trạng màu lông nằm trên nhiễm sắc thể thường.
II. Nếu tiếp tục giao phối ngẫu nhiên thì đời F3 sẽ có tỉ lệ kiểu hình 1 cá thể lông đỏ:1 cá thể lông trắng,
III. Trong quần thể của loài này, có tối đa 5 kiểu gen về tính trạng màu lông.
IV. Trong quần thể của loài này, chỉ có 1 kiểu gen quy định lông trắng.
Đáp án C
Quy ước: A- lông đỏ; a- lông trắng
F1: 50% cá thể lông đỏ: 50% cá thể lông trắng → F2: 50% cá thể lông đỏ: 50% cá thể lông trắng → gen quy định tính trạng trên NST giới tính X vì nếu nằm trên NST thường thì khi F1 ngẫu phối không thể cho ra 50% cá thể lông đỏ: 50% cá thể lông trắng
Thật vậy:
P: Aa × aa → F1: Aa : aa ↔ 1A:3a
F1 ngẫu phối (1A:3a )(1A:3a ) →7A-:9aa
P: XAY × XaXa → F1: XAXa : XaY → F2: XAXa : XaXa : XAY:XaY ↔(1XA:3Xa) (1XA: 1Xa: 2Y)
Nếu cho F2 ngẫu phối: (1XA:3Xa)×(1XA: 1Xa: 2Y) → F3: 7 đỏ: 9 trắng
Xét các phát biểu
I sai
II sai
III đúng, XAXA; XAXa; XaXa; XAY; XaY.
IV sai, có 2 kiểu gen quy định lông trắng:XaXa: XaY