Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Thanh Đa

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Thanh Đa

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 77 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 197717

Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai vì giun đất: hệ tuần hoàn kín; Châu chấu: hệ tuần hoàn hở

B sai

C đúng

D sai vì bò sát có tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít pha hơn dot im có vách hụt

Đáp án: C

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 197718

Khi nói về hooc môn ở thực vật, phát biểu nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Và có đặc điểm là hooc môn ở thực vật có tính chuyên hóa thấp hơn hooc môn động vật

Phát biểu sai là B

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 197719

Nhận định nào về hô hấp sáng ở thực vật là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A. Sai, chỉ có thực vật C3 mới có hô hấp sáng

B. Đúng

C. Sai vì nguyên liệu của hô hấp sáng là O2

D. Sai vì hô hấp sáng tạo CO2

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 197721

Trong các thông tin về đột biến dưới đây, những thông tin nói về đột biến gen là

(1). Xảy ra ở cấp độ phân tử, có tính thuận nghịch.

(2). Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3). Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.

(4). Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.

Xem đáp án

Đáp án: A

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit → làm thay đổi cấu trúc gen.

(1) Đúng: Xảy ra ở cấp độ phân tử, có tính thuận nghịch

(2) Sai vì đột biến gen không làm thay đổi số lượng gen trên NST

(3) Sai vì đột biến gen liên quan đến một hoặc một số cặp Nu → không ảnh hưởng đến số lượng phân tử ADN

(4) Đúng vì đột biến gen tạo ra các alen mới nhưng không tạo ra gen mới

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 197722

Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể là 12. Xét 3 thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể là thể một, thể ba và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân theo thứ tự là:

Xem đáp án

Đáp án: A

Ta có: 2n = 12

Thể một (2n – 1) = 11

Thể ba (2n + 1) = 13

Thể tam bội (3n) = 18

Các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân (4n đơn) có số lượng NST lần lượt là:

⇒ Chọn A 22; 26; 36

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 197723

Chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định có trình tự axit amin như sau: Pro - Ser - Glu - Phe. Đột biến đã thay thế một nuclêôtit loại A trên mạch gốc thành nuclêôtit loại X. Biết mã di truyền của một số axit amin như sau:

Xem đáp án

Đáp án: B

Trình tự Nu trên mARN do gen đột biến tổng hợp:

5'XXX UXU GAG UUU 3'

⇒ Mạch gốc của gen đột biến là: 3' GGG AGA XTX AAA 5'

→ Trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của đoạn gen trước khi bị đột biến là:

Chọn B: 3' GGG AGA XTA AAA 5'

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 197724

Một nhiễm sắc thể có trình tự phân bố các gen ABCHK.EG. Nhiễm sắc thể này đã đột biến thành một nhiễm sắc thể mới có trình tự các gen như sau: ABCK.EG. Dạng đột biến này

Xem đáp án

Đáp án: D

ABCHK.EG → ABCK.EG ⇒ đột biến mất đoạn

Chọn D, Có thể gây chết hoặc giảm sức sống

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 197725

Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

(1) Có sự hình thành các đoạn Okazaki.

(2) Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới.

(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.

(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

(5) Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.

(6) Sử dụng 8 loại nuclêôtit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.

Xem đáp án

Đáp án: B

Các đặc điểm về quá trình nhân đôi ADN có ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là:

(1) Đúng: Có sự hình thành các đoạn Okazaki.

(2) Đúng: Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới

(3) Sai vì trên ADN ở sinh vật nhân thực mới có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản còn ở sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu

(4) Đúng: Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

(5) Đúng: Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.

(6) Đúng: Sử dụng 8 loại nuclêôtit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu vì cần có U để tổng hợp đoạn mồi

⇒ Chỉ có (3) sai. Chọn B: 5

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 197728

Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là

Xem đáp án

Đáp án: B

Xét cao: thấp = 3:1 → Aa × Aa

Xét đỏ : trắng = 9 : 7 → B-D- : đỏ; A-bb, aaB-, aabb: trắng

P: Ab/aB Dd × Ab/aB Dd

F1: (1Ab/Ab : 2Ab/aB : 1aB/aB)(3D- 1dd)

3 Ab/AbD-: 6Ab/aBD-: 3aB/aBD- : 1Ab/Abdd : 2Ab/aBdd: 1aB/aBdd

Cao, trắng Cao đỏ thấp đỏ cao trắng cao trắng thấp trắng

6 cây thân cao, hoa đỏ; 6 cây thân cao, hoa trắng; 3 cây thân thấp, hoa đỏ; 1 cây thân thấp, hoa trắng

P: Ab/aB Dd × ab/abdd

Ab/abDd; Ab/abdd; aB/abDd; aB/abdd

Cao, trắng Cao trắng; thấp đỏ thấp trắng

1 cây thân thấp, hoa đỏ : 2 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 197729

Điều hòa hoạt động của gen chính là gì?

Xem đáp án

Đáp án: B

Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra, ở đây được hiểu là gen có được phiên mã và dịch mã hay không

Sự hoạt động khác nhau của các gen trong hệ gen là do quá trình điều hòa

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 197730

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án: C

Xét các phát biểu của đề bài:

A, B sai vì chọn lực tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi mà chúng chỉ chọn lọc những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường

D sau vì chọn lọc tự nhiên Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những kiểu hình thích nghi qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 197731

Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm thuốc tạo ra tế bào kháng thuốc, Điều đó chứng tỏ

Xem đáp án

Đáp án: D

Các tế bào kháng thuốc được tách nhân → sự di truyền của chúng không phụ thuộc vào sự di truyền của gen trong nhân, nên tính kháng thuốc được truyền qua gen ngoài nhiễm sắc thể.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 197732

Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến nào?

Xem đáp án

Đáp án: D

Các bazơ nitơ thường tồn tại 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm. Các dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay dổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong tái bản làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế 1 cặp nucleotit

Ví dụ: Guanin dạng hiếm (G*) kết hợp với timin trong tái bản gây biến đổi thay thế G – X → T-A

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 197733

Ở một loài động vật, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về một lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai lôcut này nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về cả hai giới ở hai lôcut trên là

Xem đáp án

Đáp án: D

Số alen trên NST giới tính X là: 2.2 = 4 alen

Số kiểu gen về cả 2 giới ở 2 locut trên là: \(\frac{{4.\left( {4 + 1} \right)}}{2} + 4 = 14\) kiểu gen

Số kiểu hình ở giới cái là: 3.2 = 6 kiểu hình

Số kiểu hình ở giới đực là: 2.2 = 4 kiểu hình

Vậy số kiểu hình ở cả 2 giới là: 6 + 4 = 10 kiểu hình

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 197734

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBBDd x AaBbdd có tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình lần lượt là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án: B

Số kiểu gen = 3.2.2 = 12 nên chỉ có đáp án A và B

Số kiểu hình (3A- : 1aa)(B-)(1Dd : 1dd) = 3 : 3 : 1 : 1

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 197736

Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Nếu loại bỏ tất cả các cây hoa đỏ và hoa trắng F1, sau đó cho các cây hoa hồng và hoa vàng ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì ở F2, kiểu hình hoa đỏ có tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án: C

Do loại bỏ hết đỏ và trắng nên ta chia lại tỉ lệ:

2/6 Aabb + 1/6AAbb + 2/6 aaBb + 1/6 aaBB rồi xét giao tử mỗi loại KG

2/6 Aabb cho 1/6Ab + 1/6ab

1/6 Abb cho 1/6Ab

Tương tự aaBb và aaBB ngẫu phối: (2/6 Aabb + 1/6 AAbb + 2/6 aaBb + 1/6 aaBB) × (2/6 Aabb + 1/6 AAbb + 2/6 aaBb + 1/6 aaBB) = (1/3Ab + 1/3 aB + 2/3 ab) (1/3Ab + 1/3 aB + 2/3ab)

F2 cây đỏ chỉ có thể có KH AaBb ⇒ xác suất là 2. 1/3 . 1/3 = 2/9

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 197737

Ở tế bào nhân thực, vùng đầu mút của NST có vai trò gì?

Xem đáp án

Đáp án: A

Ở sinh vật nhân thực, các vùng đầu mút của NST là các trình tự nucleotit đặc biệt, các trình tự này có vai trò bảo vệ các NST, làm cho các NST không dính vào nhau.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 197738

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?

Xem đáp án

Đáp án: B

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac gen điều hòa luôn phiên mã tổng hợp protein ức chế ngay cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ.

Khi môi trường không có lactose, protein ức chế bám vào vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.

Khi môi trường có lactose, lactose đóng vai trò như chất cảm ứng, làm thay đổi cấu hình của protein ức chế, làm nó không bám được vào vùng vận hành

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 197739

Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của yếu tố nào?

Xem đáp án

Đáp án: A

Mạch mã gốc của ADN làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã.

mARN làm khuôn cho quá trình dịch mã.

tARN có chức năng vận chuyển các bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba mã sao trên mARN trong quá trình dịch mã

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 197740

Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ?

Xem đáp án

Đáp án: D

Bố: XBY

Mẹ : XBXb

Con: XBXbXb → Xuất hiện XbXb chỉ có thể có nguồn gốc từ mẹ vì trong KG của bố không có Xb.

→ ở Mẹ xảy ra rối loạn trong GP:

XBXb → (Nhân đôi)→ XBXBXbXb - (GPI) → XBXB ; XbXb

Nếu Rối loạn trong GP II thì : XBXB → XBXB ; O; XbXb -> XbXb ; 0.

Vậy trong giảm phân II, ở mẹ NST giới tính không phân li , ở bố giảm phân bình thường cho ra 2 giao tử XB và Y.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 197741

Cho biết các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ phép lai AAaa x Aa là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án: D

AAaa giảm phân cho giao tử (1AA : 4Aa : 1aa)

Aa giảm phân cho giao tử 1A : 1a

Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ phép lai AAaa x Aa là: (1AA : 4Aa : 1aa).(1A : 1a) = 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 197742

Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu phần trăm sống sót bị đột biến thể ba (2n + 1)?

Xem đáp án

Đáp án: C

Người phụ nữ xảy ra sự không phân li ở cặp NST giới tính trong giảm phân I

→ XX → XX và O

Cặp NST giới tính của chồng người phụ nữ này giảm phân bình thường sẽ tạo được các giao tử là : XY → X , Y

Trong thụ tinh giữa giao tử bình thường của bố với giao tử do rối loạn phân li của mẹ sẽ tạo được 3 loại hợp tử có khả năng sống sót: XXX; XXY; XO

→ Thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ là : 2/3 = 66,67%

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 197743

Một tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường thực tế cho số loại giao tử là bao nhiêu?

Xem đáp án

Tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử (ở đây mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST nên không xảy ra hoán vị gen)

Đáp án: A

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 197746

Giả sử một đoạn mARN có trình tự các ribônuclêôtit như sau:

3'...AUG - GAU - AAA - AAG - XUU - AUA - UAU - AGX - GUA - UAG...5'

Khi được dịch mã thì chuỗi poolipeptit hoàn chỉnh gồm bao nhiêu axitamin?

Xem đáp án

Đáp án: C

mARN:3’.. AUG – GAU – AAA – AAG – XUU – AUA – UAU – AGX – GUA – UAG ...5’

Pôlipeptit: ...... – KT – Lys – Glu – Phe – IIe – Tyr – Arg – MĐ - ....

Chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh cắt bỏ bộ ba mở đầu và kết thúc → 6 axit amin.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 197747

Phả hệ ở hình bên mô tả sự biểu hiện 2 bệnh ở 1 dòng họ. Biết rằng: alen H quy định bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen h quy định không bị bệnh N; kiểu gen Hh quy định bị bệnh N ở nam, không bị bệnh N ở nữ; bệnh M do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định; 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường và mẹ của người số 3 bị bệnh N. Cho các phát biểu sau về phả hệ này: 

I. Bệnh M do alen lặn quy định.

II. Có tối đa 7 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.

III. Có tối đa 5 người dị hợp 2 cặp gen.

IV. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10-11 là 7/150.

Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? 

Xem đáp án

Đáp án D 

Bệnh N: 

 

HH

Hh

hh

Nam

Bị bệnh

Bình thường

Nữ

Bị bệnh

Bình thường

Bệnh M: Bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh → gen gây bệnh là gen lặn.

A- bình thường, a- bị bệnh M

1: AaHh

2: Aahh

3: aaHh

4: A-hh 

 

5: aa(Hh:hh)

6: (1AA:2Aa)Hh

7: Aa(Hh:hh) 

8: AaHH

9: Aahh

 

10: A-H-

11: (1AA:2Aa)Hh

12: aaHh

13: A-Hh

I đúng

II đúng, có 7 người chưa xác định được kiểu gen

III sai, có tối đa 6 người có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen: 1, 6, 7, 10, 11, 13

IV đúng,

Xét người số 10 có bố, mẹ: 6 -7: (1AA:2Aa)HH x Aa(Hh:hh) ⇔ (2A:1a)(1H:1h) x (1A:la)(1H:3h)

Người số 10: (2AA-3Aa)(1HH:4Hh)

Người số 11: (1AA:2Aa)Hh.

Cặp vợ chồng 10 – 11: (2AA:3Aa)(1HH:4Hh) x (1AA:2Aa)Hh ⇔ (7A:3a)(3H:2h) x (2A:la)(1H:1h)

Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10 – 11 là:

\(\frac{1}{2} \times \frac{7}{{10}} \times \frac{2}{3} \times \frac{2}{5} \times \frac{1}{2} = \frac{7}{{150}}\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 197748

Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen A1 A2 và A3. Ở thế hệ P, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có các kiểu gen A1A2, A1A3 và A2A3 với tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:

I. Tổng tần số các loại kiểu gen dị hợp luôn gấp đôi tổng số các loại kiểu gen đồng hợp.

II. Thế hệ P có tỉ lệ các loại kiểu gen là 2: 2: 2: 1: 1:1

III. Nếu alen A trội hoàn toàn so với alen A2 và alen A3 thì kiểu hình do alen A1 qui định luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.

IV. Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 không thay đổi so với thế hệ P.

Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án D 

Gọi tần số alen A1, A2, A3 lần lượt là p, q, r

Ta có A1A2 = A1A3 = A2A3 ⇔ 2pq = 2pr = 2qr → p = q = r = 1/3 

→ kiểu gen đồng hợp: A1A1 = A2A2 = A3A3 = (1/3) = 1/9 

A1A2 = A1A3 = A2A3 = 21/3 + 1/3 = 2/9 

→ Tỷ lệ kiểu gen: 1: 1: 1: 2: 2: 2

I đúng.

II đúng.

III đúng, A3A3 = 1/9; A2- = (1/3A2 + 1/3)2 – A3A3 = 1/3 → A1- = 5/9

IV đúng, nếu các cá thể đồng hợp không có khả năng sinh sản, tỷ lệ kiểu gen có thể tham gia vào sinh sản là 1A1A2: 1A2A3: 1A1A3 → Tần số alen không đổi, quần thể ngẫu phối → thành phần kiểu gen của F1 không thay đổi so với P. 

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 197749

Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80% tổng số cá thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế hệ F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 6,25%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thế hệ P có số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử chiếm 70%.

II. Trong tổng số cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 12,5%.

III. Nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 1/256. 

IV. Nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội ở P tự thụ, thu được đời con có số cá thể mang kiểu hinh lặn chiếm tỉ lệ 1/32. 

Xem đáp án

Đáp án B

Khi quần thể ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể đạt cân bằng và có cấu trúc di truyền p2AA + 2pqAa + q2aa = 1

Ta có tỷ lệ kiểu hình lặn bằng qa2 = 0,0625 → tần số alen a bằng 0,25

Ở P có 80% cá thể kiểu hình trội → aa = 0,2 → Aa = (0,25 – 0,2) x 2 = 0,1 → AA = 1- aa – Aa = 0,7

Xét các phát biểu

I sai, tỷ lệ đồng hợp là 0,9

II đúng, Trong tổng số cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm \(\frac{{0,1}}{{0,8}} = 12,5\% \)

III đúng, nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội giao phối ngẫu nhiên: (0,7AA:0,1Aa) (0,7AA:0,1Aa) ⇔ (7AA:1Aa) (7AA:1Aa) → tỷ lệ hoa trắng là 1/8 x 1/8 x 1/4 = 1/256

IV đúng, nếu cho tất cả các cá thể có kiểu hình trội tự thụ thì tỷ lệ kiểu hình lặn là 1/8 x 1/4 = 1/32 

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 197750

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập qui định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?

Xem đáp án

Đáp án A

Các gen PLĐL, tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của mỗi cặp gen.

Xét các phương án: 

A sai, phép lai AaBb x Aabb → (1AA:2Aa:laa)Bb) cho tỷ lệ KG: 1:2:1 → Nhưng hai cây này có kiểu hình giống nhau hoặc khác nhau về 1 cặp tính trạng

B đúng, AaBb x AAbb → A-(1Bb:1bb) → tỷ lệ kiểu hình 1:1

C đúng, AaBb x aabb → 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb → tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1

D đúng, AABB x aabb → AaBb :1 loại kiểu hình, toàn dị hợp 2 cặp gen.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 197751

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen: A, a; B, cùng nằm trên 1 cặp NST. Phép lai P: Cây dị hợp 2 cặp gen x Cây dị hợp 1 cặp gen, thu được F1. Theo lí thuyết, số cây dị hợp 1 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án B

Giả sử P: \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{ab}};f \to G:\underline {AB} = \underline {ab} = \frac{{1 - f}}{2};\underline {Ab} = \underline {aB} = \frac{f}{2};\underline {Ab} = \underline {ab} = 0,5\)

Số cây dị hợp 1 cặp gen ở F1: \(\frac{{AB}}{{ab}} + \frac{{Ab}}{{ab}} + \frac{{aB}}{{ab}} + \frac{{Ab}}{{ab}} = 2 \times \frac{{1 - f}}{2} \times 0,5\underline {Ab} + 2 \times \frac{f}{2} \times 0,5\underline {ab} = 0,5,\) vì \(\frac{{1 - f}}{2} + \frac{f}{2} = 50\% .\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 197752

Ở một loài côn trùng, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định lông đen, a quy định lông trắng. Kiểu gen Aa biểu hiện lông đen ở con đực và lông trắng ở con cái. Cho con đực lông trắng lai với con cái lông đen được F1. Nếu cho các con đực F1 giao phối với con cái lông đen, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở đời con bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong di truyền tế bào chất, kiểu hình của đời con giống nhau và giống mẹ.

Lấy hạt phấn của cây lá đốm thụ phấn cho cây lá đốm → Đời con: 100% lá đốm

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 197753

Nếu tần số hoán vị giữa 2 gen là 10% thì khoảng cách tương đối giữa 2 gen này trên NST là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% tần số hoán vị gen, 1% HVG = 1cM.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 197754

Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P. ♀\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \) ♂\(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^d}Y\)thu được F1. Trong tổng số cá thể F1 số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

Quy ước gen:

A- xám, a- đen

B- chân cao, b- chân thấp.

D- mắt nâu; d- mắt đen.

P: ♀ AB/ab XD Xd  ♂ Ab/aB XdY

F1: aabbXdXd = 1% 

\({X^D}{X^d} \times {X^d}Y \to {F_1}:1{X^D}{X^d}:1{X^d}{X^d}:1{X^D}Y:1{X^d}Y\)

 vậy aabb = 1% : 0,25 = 4%

Đặt tần số hoán vị gen f = 2x (x \( \le \) 0,25)

Có cá thể cái AB/ab cho giao tử ab = 0,5 – x

Cá thể đực Ab/aB cho giao tử ab = x

 vậy aabb = (0,5 – x).x = 0,04

Giải ra, x = 0,1

Vậy cá thể cái AB/ab cho giao tử: AB = ab = 0,4 và Ab = aB = 0,1 

        cá thể đực Ab/aB cho giao tử: AB = ab = 0,1 và Ab = aB = 0,4

Vậy cá thể F1 lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu Ab/ab XD- bằng: (0,12 + 0,42) x 0,5 = 0,085 = 8,5%

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 197755

Khi nói về hội chứng Đao ở người, phát biểu nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Hội chứng Đao: có 3 NST số 21.

A sai, hội chứng Đao là đột biến thể ba.

B đúng.

C sai, hội chứng Đao gặp ở cả nam và nữ.

D sai, tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng cao.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 197756

Ở một loài thực vật, lộcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?

Xem đáp án

Đáp án B

P: Aa x Aa → 1AA:2Aa:laa 

Quả có cùng kiểu gen với cây → mỗi loại cây chỉ có 1 loại quả, đỏ hoặc vàng.

A sai, vì gen trội là trội hoàn toàn nên chỉ có 2 kiểu hình

C, D sai kiểu gen của cây sẽ quy định kiểu hình màu quả nên 1 cây chỉ có 1 loại quả

B đúng 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »