Đề thi thử THPTQG môn Sinh năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ lần 1

Đề thi thử THPTQG môn Sinh năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ lần 1

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 41 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 210424

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh? 

Xem đáp án

Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 210425

Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh con đầu bị bệnh bạch tạng. Tính xác suất để họ sinh 3 người con gồm 2 con trai bình thường và 1 con gái bạch tạng? 

Xem đáp án

Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn nằm trên NST thường quy định.

Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh con đầu bị bệnh bạch tạng → vợ và chồng đều có KG Aa

Xác suất sinh 2 con trai bình thường và 1 con gái bạch tạng = (0,75 x 0,5)2 x (0,25 x 0,5) x C13 = 27/512

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 210426

Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp Bb. Nếu ở một số tế bào, cặp NST số 1 không phân ly ở giảm phân II, cặp số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb sẽ giảm phân các loại giao tử nào? 

Xem đáp án

Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp Bb.

Cơ thể có kiểu gen Aabb

Nếu ở một số tế bào, cặp NST số 1 không phân ly ở giảm phân II à tạo ra giao tử đột biến: AA, aa, O

Các tế bào giảm phân bình thường tạo: A, a cặp số 3 phân ly bình thường à tạo giao tử: b

=> các loại giao tử gồm: AAb, aab, b, ab, Ab

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 210427

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỷ nào? 

 

Xem đáp án

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỷ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 210428

Ở một loài chim, màu cánh được xác định bởi một gen gồm 3 alen: C1 (cánh đen) > C2 cánh xám> C3 cánh trắng. Quần thể chim ở thành phố A cân bằng di truyền có 4875 con cánh đen; 1560 con cánh xám; 65 con cánh trắng. Một nhóm nhỏ của quần thể A bay sang 1 khu cách ly bên cạnh và sau vài thế hệ phát triển thành một quần thể giao phối lớn B. Quần thể B có kiểu hình 84% cánh xám: 16% cánh trắng. Nhận định đúng về hiện tượng trên là: 

Xem đáp án

Ở một loài chim, màu cánh được xác định bởi một gen gồm 3 alen:

C1 (cánh đen) > C2 cánh xám > C3 cánh trắng

Quần thể A:

Trắng = C3C3 = 65 con = 0,01 → C3 = 0,1

Xám = C2C2 + C2C3 = 1560 con = 0,24 à C2 = 0,4

→ C1 = 0,5

Quần thể B:

Trắng = C3C3 = 0,16 → C3 = 0,4

C2 = 0,6

Cấu trúc di truyền của quần thể A: 0,25 C1C1 : 0,4 C1C2 : 0,1 C1C3 : 0,16 C2C2 : 0,08 C2C3 : 0,01 C3C3

Cấu trúc di truyền của quần thể B: 0,36 C2C2 : 0,48 C2C3 : 0,16 C3C3

→ A sai

C sai vì quần thể B là quần thể ngẫu phối

B sai.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 210429

Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể:

1. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường .

3. Hiểu được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật.

4. Dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.

Số phương án đúng là: 

Xem đáp án

Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể:

  • Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.
  • Hiểu được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật.
  • Dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
Câu 7: Trắc nghiệm ID: 210430

Thức ăn mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế trong các chuỗi thức ăn cơ bản được gặp trong điều kiện nào dưới đây? 

Xem đáp án

Thức ăn mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế trong các chuỗi thức ăn cơ bản được gặp trong điều kiện: Khối nước sông trong mùa cạn.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 210431

Khẳng định nào dưới đây không đúng? 

Xem đáp án

Số lượng nhóm gen liên kết của 1 loài thường bằng số lượng NST trong bộ lưỡng bội → sai, số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 210432

Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? 

Xem đáp án

Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất. →  sai, hệ sinh thái tự nhiên dưới nước có 2 loại chuỗi thức ăn: mở đầu bằng sinh vật sản xuất hoặc mở đầu là mùn bã hữu cơ.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 210436

Một cơ thể ruồi giấm có 2n = 8, trong đó cặp số 1 có 1 NST bị đột biến đảo đoạn, cặp số 4 có 1 NST bị đột biến mất đoạn. Tỷ lệ giao tử mang đột biến và tỷ lệ giao tử bình thường lần lượt là: 

Xem đáp án

 Một cơ thể ruồi giấm có 2n = 8, trong đó cặp số 1 có 1 NST bị đột biến đảo đoạn, cặp số 4 có 1 NST bị đột biến mất đoạn.

Tỷ lệ giao tử bình thường = 0,5 x 0,5 = 1/4

Tỷ lệ giao tử mang đột biến = 1 – (1/4) = 3/4

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 210437

Trong trường hợp không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa gen B và gen b với tần số 40%; D và d là 20%; G và g với tần số 20%. Tính theo lý thuyết, loại giao tử ab de Xhg được sinh ra từ cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\)XHgXhG chiếm tỷ lệ: 

Xem đáp án

Trong trường hợp không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa gen B và gen b với tần số 40%; D và d là 20%; G và g với tần số 20%. Giao tử ab de Xhg được sinh ra từ cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\)XHg XhG  chiếm tỷ lệ = 0,3 x 0,4 x 0,1 = 0,012

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 210438

Nhận định nào sau đây đúng với quan điểm của Đacuyn? 

Xem đáp án

Nhận định đúng với quan điểm của Đacuyn: Các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 210439

Ba loài ếch: Rana pipiens; Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách ly nào sau đây: 

Xem đáp án

Ba loài ếch: Rana pipiens; Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách ly: Cách ly trước hợp tử, cách ly tập tính.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 210440

Để tăng độ mở khí khổng của lá người ta thực hiện những cách nào sau đây?

Xem đáp án

Để tăng độ mở khí khổng của lá người ta thực hiện:

(1) Cho cây ra ngoài ánh sáng (vì khí khổng mở khi có ánh sáng)

(3) Bón phân làm tăng nồng độ ion kali (vì K+ là ion ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 210441

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố sinh thái?

(1) Khi tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển thì làm thành ổ sinh thái của loài đó.

(2) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật.

(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.

(4) Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.

Xem đáp án

Các phát biểu đúng về các nhân tố sinh thái:

(1) Khi tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển thì làm thành ổ sinh thái của loài đó. → đúng

(2) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật. → sai, nhân tố vô sinh không gồm yếu tố sinh học.

(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật. → đúng

(4) Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật → đúng.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 210442

Khi nói về quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

(2) Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường

(3) Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.

(4) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. 

Xem đáp án

Phát biểu đúng về quần xã sinh vật:

(1) Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

(2) Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường.

(3) Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.  

(4) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 210443

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.

(2) Hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.

(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.

(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. 

Xem đáp án

Các phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:

(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.

(2) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.

(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.

(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 210444

Cho cây hoa trắng tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 75%. Trong số những cây hoa trắng ở F1, loại cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ: 

Xem đáp án

Hoa trắng tự thụ phấn được F1 có 3 kiểu hình và hoa trắng chiếm 75%

Suy ra, màu hoa được qui định theo kiểu tương tác ác chế trội 12:3:1 (trắng = 12/16)

A-B-; A-bb: trắng

Trắng thuần chủng trong số cây trắng = AABB + AAbb = 2/12

→ trắng không thuần chủng = 1 – (2/12) = 5/6

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 210446

Ở Người, đột biến gây biến đổi tế bào hồng cầu bình thường thành tế bào hồng cầu lưỡi liềm là dạng đột biến? 

Xem đáp án

Ở Người, đột biến gây biến đổi tế bào hồng cầu bình thường thành tế bào hồng cầu lưỡi liềm là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 210447

Có bao nhiêu nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi huyết áp?

Xem đáp án

Các nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi huyết áp:

(2) Độ quánh của máu

(4) Nhịp tim thay đổi

(5) Lượng máu của cơ thể

(8) Sự đàn hổi của mạch máu

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 210448

Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa tím thuần chủng với cây hoa vàng thuần chủng được F1 có 100% hoa vàng. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 39 cây hoa vàng: 9 cây hoa tím. Nếu phép lai khác giữa cây hoa tím với cây hoa vàng được kết quả : 1 hoa tím : 1 hoa vàng thì trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai phù Һợр?

(1) AaBB x aaBB.              (3) Aabb x aaBb.        (5) AABB x aaBb.   

(2) aabb x aaBb.                (4) AaBb x aaBB.       (6) Aabb x Aabb. 

Xem đáp án

Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa tím thuần chủng với cây hoa vàng thuần chủng được F1 có 100% hoa vàng. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 39 cây hoa vàng: 9 cây hoa tím (13 vàng: 3 tím)

→ tương tác át chế

Quy ước gen: A-B-; A- bb; aabb: vàng

aaB-: tím

hoặc: A-B-; aaB-; aabb: vàng

A-bb: tím

 Nếu phép lai khác giữa cây hoa tím với cây hoa vàng được kết quả : 1 hoa tím : 1 hoa vàng thì các phép lai sau phù Һợр:

(1) AaBB x aaBB.  

(2) aabb x aaBb.  

(4) AaBb x aaBB.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 210450

Trong tạo giống, phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào? 

Xem đáp án

Trong tạo giống, phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 210452

Bệnh u xơ nang ở người do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Một người đàn ông bình thường có bố mắc bệnh kết hôn với 1 người phụ nữ bình thường, bố mẹ bình thường nhưng có em gái mắc bệnh. Khả năng để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng mắc bệnh u xơ nang là:

Xem đáp án

Bệnh u xơ nang ở người do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây ra.

A: bình thường >> a: bệnh u xơ nang

Một người đàn ông bình thường có bố mắc bệnh à người đàn ông có KG: Aa → tạo giao tử: A = a = 1/2

1 người phụ nữ bình thường, bố mẹ bình thường nhưng có em gái mắc bệnh (aa) à bố mẹ vợ: Aa x Aa

→ người phụ nữ có KG: 1/3 AA; 2/3 Aa à tạo giao tử: A = 2/3; a = 1/3

Khả năng để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng mắc bệnh u xơ nang là 1/2 x 1/3 = 1/6

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 210453

Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Cho F1 lai phân tích, có bao nhiêu kết quả đây phù hợp với hiện tượng di truyền hoán vị gen?

Xem đáp án

Nếu di truyền liên kết không hoàn toàn thì khi lai phân tích sẽ được 2 phân lớp KH, mỗi phân lớp có 2 tỉ lệ kiểu hình bằng nhau.

Các tỉ lệ phù hợp là:

(3). 1: 1: 1: 1               

(4)  3: 3: 1: 1

(5) 3: 3: 2: 2          

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 210454

Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng nào? 

Xem đáp án

Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng: Vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 210455

Đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa với tiến hóa, vì: 

Xem đáp án

Đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa với tiến hóa, vì: Tham gia vào cơ chế cách li dẫn đến hình thành loài mới.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 210456

Khẳng định nào dưới đây không đúng? 

Xem đáp án

Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen và những tính trạng đã hình thành sẵn. → sai, bố mẹ truyền cho con các gen quy định tính trạng.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 210457

Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái? 

Xem đáp án

A. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. --> đúng

B. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục. --> sai, năng lượng không thể tái sử dụng.

C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời. --> sai, phụ thuộc vào năng lượng mặt trời

D. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng. --> sai, năng lượng tiêu hao qua mỗi bậc dinh dưỡng ngày càng nhiều.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 210458

Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau:

Xem đáp án

Tỉ lệ 8: 4: 4: 2: 2: 1: 1: 1: 1 = (1: 4: 1) x (1: 2: 1)

(1) AaaaBBbb x AAAABBBb → (1:1) x (1: 5: 5: 1)

(2) AaaaBBbb x AAAaBbbb. → (1: 2: 1) x (1: 5: 5: 1)

(3) AAAaBBbb x Aaaabbbb → (1: 2: 1) x (1: 4: 1)

(4) AaaaBBbb x AAAABBBb → (1:1) x (1: 5: 5: 1)

(5) AaaaBBbb x AAAaBbbb → (1: 2: 1) x (1: 5: 5: 1)

(6) AaaaBBBB x AaaaBBbb → (1: 2: 1) x (1: 4: 1)

(7) AAAaBbbb x AAAABBBb. → (1: 1) x (1: 2: 1)

(8) AAaaBBbb x Aaaabbbb → (1: 5: 5: 1) x (1: 4 : 1)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 210460

Điều nào sau đây không đúng về mức phản ứng? 

Xem đáp án

Mức phản ứng không được di truyền. → sai, mức phản ứng được quy định bởi gen và di truyền được.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 210463

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.

Biết rằng không có đột biến mới phát sinh, có bao nhiêu nhận định đúng về phả hệ trên?

(1) Bệnh được qui định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể X.

(2) Xác suất để cá thể 6; 7 mang kiểu gen AA=1/3, Aa=2/3.

(3) cá thể số 15; 16 đều cho tỉ lệ giao tử A=1/2; a = 1/2.

(4) xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng số 16; 17 là 9/14. 

Xem đáp án

8 bệnh mà 3, 4 không bệnh → bệnh nằm ở NST thường

A: bình thường >> a: bệnh

(1) Bệnh được qui định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể X. sai

(2) Xác suất để cá thể 6; 7 mang kiểu gen AA=1/3, Aa=2/3. đúng

5 có KG aa → 1, 2: Aa x Aa → 6: 1/3 AA; 2/3 Aa

(3) cá thể số 15; 16 đều cho tỉ lệ giao tử A=1/2; a = 1/2. đúng

11 có KG aa →16 (không bệnh) có KG Aa

→ 15 tương tự.

(4) Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng số 16;17 là 9/14 sai

Số 16: Aa → tạo: 1/2 A; 1/2 a

Số 6, 7: 1/3 AA; 2/3 Aa

Số 14: 1/2 AA; 1/2 Aa

Số 15: Aa

Số 17: 3/7 AA; 4/7 Aa → tạo: 5/7 A; 2/7 a

Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng số 16;17 = 1/2 x 5/7 = 5/14

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »