Đề thi thử THPTQG môn Sinh năm 2020 - Trường THPT Như Thành 2
Đề thi thử THPTQG môn Sinh năm 2020 - Trường THPT Như Thành 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
51 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Nơi enzim ARN - pôlimerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là:
Nơi enzim ARN - pôlimerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là vùng điều hoà.
Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thể tự đa bội là
Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thể tự đa bội là tế bào mang cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau.
Lai cặp bố mẹ thuần chủng, bố có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn, mẹ có kiểu hình hạt xanh, vỏ nhăn, ở F1 toàn kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn. Sau đó cho F1 lai với một cá thể khác thu được đời lai phân li theo tỉ lệ 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Giả sử mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau, các gen trội là trội hoàn toàn và A, a qui định màu sắc hạt; B, b qui định hình dạng vỏ. Kiểu gen của F1 và cơ thể đem lai là:
Lai P hai cặp tt tương phản thu F1 đồng nhất vàng trơn. → Vàng trơn là tt trội, P tc, F1 AaBb.
Xét F2: vàng : xanh = 3 : 1 → Aa x Aa. Trơn : nhăn = 1 : 1 → Bb x bb.
→ Cơ thể đem lai với F1 là Aabb.
Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
Lúa → Sâu ăn lúa → Ếch → Rắn hổ mang → Diều hâu là chuỗi thức ăn
Ở một loài động vật có: cặp alen AA quy định lông đen gồm có 205 cá thể; cặp alen Aa quy định lông nâu gồm có 290 cá thể; cặp alen aa quy định lông trắng có 5 cá thể. Tần số của alen A và alen a trong quần thể là:
AA- lông đen có 205 cá thể, Aa- lông nâu có 290 cá thể, aa-lông trắng có 5 cá thể.
Cấu trúc di truyền của quần thể là: AA = 0,41 : Aa = 0,58 : aa = 0,01
Tần số alen A = 0,41 + ( 0,58 /2 ) = 0,7
Tần số alen a = 1 - tần số alen A = 1 - 0,7 = 0,3
Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền?
Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền là sản xuất lượng lớn Prôtêin trong thời gian ngắn.
Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành
Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.
Quan sát tiêu bản tế bào của một thai nhi đếm được 47 nhiễm sắc thể và thấy có 3 nhiễm sắc thể ở cặp số 21. Có thể dự đoán
Quan sát tiêu bản tế bào của một thai nhi đếm được 47 nhiễm sắc thể và thấy có 3 nhiễm sắc thể ở cặp số 21. Có thể dự đoán đứa trẻ sinh ra sẽ mang hội chứng đao.
Cách ly địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lí vì
Cách ly địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lí vì cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể cùng loài.
Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa thực tiễn
Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa thực tiễn giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng cao khi điều kiện sống thay đổi.
Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:
Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh: các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái đất.
Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
Các axit amin trong chuỗi -hemoglobin của người và tinh tinh giống nhau. → bằng chứng sinh học phân tử
Tất cả các sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. → bằng chứng sinh học phân tử
Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. → bằng chứng gián tiếp
Ý nghĩa sinh thái của sự phân bố cá thể trong quần thể đồng đều là
Ý nghĩa sinh thái của sự phân bố cá thể trong quần thể đồng đều là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Đột biến gen thường có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì
(I) Tần số đột biến trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
(II) Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có lợi trong tổ hợp gen khác.
(III) Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng có lợi ở môi trường khác.
(IV) Đột biến gen thường là đột biến lặn, thường tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen có hại không có khả năng gây hại.
Chọn câu trả lời đúng:
Đột biến gen thường có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì
- Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có lợi trong tổ hợp gen khác.
- Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng có lợi ở môi trường khác.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình dịch mã?
- Phát biểu A sai vì: mã di truyền được đọc từ một điểm xác định trên phân tử mARN. Mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba mở đầu dịch mã và do vậy có duy nhất một điểm bắt đầu đọc mã. Trên mối mARN có nhiều ribôxôm tiến hành dịch mã nhưng các ribôxôm này đều đọc mã từ một điểm xác định. → Đáp án A thỏa mãn điều kiện bài toán.
- Phát biểu B đúng vì trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba đối mã trên tARN khớp bổ sung với một bộ ba mã sao trên mARN.
- Phát biểu C đúng vì ribôxôm trượt theo từng bộ ba cho đến khi gặp mã kết thúc thì dừng lại, hai tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra khỏi mARN.
- Phát biểu D đúng vì mã di truyền có tính đặc hiệu nên các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ một phân tử mARN luôn có cấu trúc giống nhau.
Một số bệnh di truyền ở người:
(1) Bệnh bạch tạng. (2) Bệnh mù màu đỏ - lục.
(3) Bệnh máu khó đông. (4) Bệnh ung thư máu.
(5) Bệnh phêninkêtô niệu. (6) Bệnh dính ngón tay 2 và 3.
Những bệnh do gen nằm trên NST giới tính X quy định là:
Những bệnh do gen nằm trên NST giới tính X quy định là:
- Bệnh mù màu đỏ - lục.
- Bệnh máu khó đông.
Khi nói về lưới thức ăn, điều nào sau đây không đúng?
Trong các kết luận trên, kết luận C không đúng vì Khi đi từ vùng vĩ độ cao đến vùng vĩ độ thấp tức là đi từ vùng cực đến xích đạo thì điều kiện khí hậu càng ngày càng thuận lợi, mưa nhiều, độ ẩm thích hợp → thành phần loài và số lượng loài nhiều hơn → lưới thức ăn phức tạp hơn.
→ Đáp án: C
Tần số trao đổi chéo giữa 2 gen liên kết phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Đáp án: B Khoảng cách giữa các gen trong bản đồ di truyền được đo bằng tần số hoán vị gen. Các gen nằm càng xa nhau trên NST thì xác suất để trao đổi chéo xảy ra giữa chúng càng lớn và có thể dùng tần số HVG làm thước đo khoảng cách tương đối giữa các gen.. Đơn vị đo khoảng cách gen được tính bằng 1% tần số HVG
→ Tần số trao đổi chéo giữa 2 gen liên kết phụ thuộc vào khoảng cách giữa 2 gen trên NST
Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Các đơn vị cấu tạo nên NST của các loài sinh vật nhân thực là một cấu trúc có tên gọi là nucleosome, trong đó cấu trúc của nucleosome gồm:
Các đơn vị cấu tạo nên NST của các loài sinh vật nhân thực là một cấu trúc có tên gọi là nucleosome, trong đó cấu trúc của nucleosome gồm: một đoan ADN dài 146 cặp nuclêôtit cuốn quanh khối 8 phân tử prôtêin loại histon \(1\frac{3}{4}\)
Từ cơ thể lưỡng bội (2n), cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n + 1) là do:
Từ cơ thể lưỡng bội (2n), cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n + 1) là do một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li ở kì sau của quá trình giảm phân.
Ở một loài, thân cao (do gen A) trội so với thân thấp (a); quả đỏ (B) trội so với quả vàng (b). Hai gen nói trên cùng nằm trên 1 NST thường. Cho các cây P dị hợp tử cả 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ phân tính: 1 cao, vàng: 2 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ. Kết luận nào sau đây là đúng?
Câu này đáp án đầy đủ nhất là đáp án C.
TH dị hợp chéo liên kết hoàn toàn ta miễn bàn vì tỉ lệ là 1:2:1.
TH dị hợp chéo có hoán vị với tần số nhỏ hơn 50%.
P: \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) , f bất kì
Cơ thể \(\frac{{Ab}}{{aB}}\); f bất kì có giao tử \(AB = ab = \frac{f}{2}\), \(Ab = aB = 0,5 - \frac{f}{2}\)
Vậy đời con A_B_ (cao đỏ) \(= \frac{f}{2} \times \frac{1}{2} + \frac{f}{2} \times \frac{1}{2} + \left( {0,5 - \frac{f}{2}} \right) \times \frac{1}{2} = 0,5\)
Ta lại có A_B_ + A_bb (hoặc aaB_) = 75% = 0,75
=> A_bb = 0,75 – 0,5 = 0,25 và aaB_ = 0,75 – 0,5 = 0,25 => Tỉ lệ 1 cao, vàng : 2 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ.
Cho gà trống F1 mào hồ đào lai phân tích, kết quả thu được 25% gà mào hồ đào, 25% gà mào hoa hồng, 25% gà mào hạt đậu, 25% gà mào lá. Tính trạng hình dạng mào gà di truyền theo qui luật:
Đáp án: D Tỉ lệ F2 : 1 : 1 : 1 : 1 = 4 tổ hợp = 4.1
Vì đây là phép lai phân tích -> F1 phải dị hợp về 2 cặp gen : AaBb
AaBb x aabb -> 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
-> F1 x F1 -> F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ : 9 : 3 : 3 : 1
-> Tương tác bổ trợ
Đáp án : D
Trong trường hợp rối loạn phân bào 2 giảm phân, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen XAXa là:
XAXa (nhân đôi) → XAXAXaXa → Giảm phân 1 bình thường tạo 2 tế bào XAXA và XAXa
Tế bào XAXA giảm phân rối loạn ở giảm phân 2 cho giao tử XAXA, O
Tế bào XaXa giảm phân rối loạn ở giảm phân 2 cho giao tử XaXa, O
→ Trong trường hợp rối loạn phân bào 2 giảm phân, các loại giao tử bất thường có thể được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen XAXa là XAXA, XaXa và O.
Ở một cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{dE}}\) (cho biết khoảng cách tương đối giữa A và B là 20cM, giữa C và D là 40cM). Theo lí thuyết, trong các loại giao tử mà cơ thể nảy sinh ra, loại giao tử Ab DE chiếm tỉ lệ:
Đáp án: C
- Cặp gen AB/ab sinh ra giao tử Ab = 0,1
- Cặp gen DE/dE sinh ra giao tử DE = 0,5
- Kiểu gen AB/ab DE/dE giảm phân sinh ra loại giao tử Ab DE chiếm tỉ lệ 0,1 . 0,5= 5% → Đáp án C đúng
Mèo bình thường có tai không cong. Tuy nhiên, ở 1 quần thể kích thước lớn người ta tìm thấy 1 con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Con đực này lai với 20 con cái từ cùng quần thể. Sự phân li kiểu hình ở đời con của mỗi con cái trong phép lai này đều là 1 con tai cong: 1 con tai bình thường. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng và không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể.
Từ thông tin trên người ta rút ra các kết luận:
(1) Nhiều khả năng tính trạng tai cong là tính trạng trội và con đực tai cong là dị hợp tử.
(2) Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể do di cư từ quần thể khác đến.
(3) Nhiều khả năng các con mèo cái trong quần thể đều có kiểu gen dị hợp.
(4) Cho các cá thể tai cong ở đời con giao phối với nhau và quan sát kiểu hình ở đời con, ta có thể xác định chính xác tính trạng tai cong là trội hay lặn.
Có bao nhiêu kết luận có thể đúng?
Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể do đột biến hoặc do di cư từ quần thể khác → nội dung 2 đúng.
- Con đực tai cong lai với 20 con cái khác nhau đều cho tỉ lệ 1 tai cong : 1 tai bình thường → có thể dự đoán tính trạng tai cong là trội và con đực tai cong là dị hợp tử.
Vì nếu con đực tai cong là lặn thì 20 con cái khác nhau trong quần thể đều phải là dị hợp tử về gen quy định kiểu hình tai. Điều này rất khó xảy ra vì như đau bài cho biết thì tình trạng tai cong là hiếm gặp → số lượng cá thể dị hợp cũng hiếm gặp. → nội dung 1 đúng và nội dung 3 sai.
- Để khẳng định chắc chắn tính trạng tai cong có phải là trội hay không, ta cho các con tai cong ở đời con giao phối với nhau. Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 tai cong: 1 tai bình thường thì tai cong là trội, tai bình thường là lặn. Ngược lại nếu cho ra toàn cá thể tai cong thì tai cong là tính trạng lặn → nội dung 4 đúng.
Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tư mang alen a chiếm 10%. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỷ lệ:
Xét giới đực, giao tử mang a chiếm 5% = 0,05 → giao tử mag A chiếm 0,95
Xét giới cái, giao tử mang a chiếm 10% → giao tử mang A = 0,9
Tỉ lệ hợp tử không mang alen đột biến là: 0,95.0,9 = 0,855
Tỉ lệ hợp tử mang alen đột biến là: 1 - 0,855 = 0,145
Tỉ lệ thể đột biến là: 0,05 . 0,1 = 0,005
Theo lý thuyết trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỷ lệ: 0,005 : 0,145 = 3,45%
Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có mấy phát biểu sau là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
(1) Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.
(2) Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, tần số của các alen có lợi được tăng lên trong quần thể.
(3) Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, nếu có các gen có cùng mức độ gây hại như nhau và cùng nằm trên NST thường thì gen đột biến lặn sẽ bị loại bỏ khỏi quần thể nhanh hơn gen đột biến trội.
(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và alen của các cá thể trong quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
Xét các phát biểu của đề bài:
Nội dung 1: sai vì alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. Còn nếu là alen lặn sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải không triệt để.
Nội dung 2: đúng vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, từ đó giữ lại những alen, kiểu gen quy định những kiểu hình có lợi trong quần thể.
Nội dung 3: sai vì dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, nếu có các gen có cùng mức độ gây hại như nhau và cùng nằm trên NST thường thì gen đột biến lặn sẽ bị loại bỏ khỏi quần thể chậm hơn gen đột biến trội. Với gen đột biến trội, chỉ sau 1 thế hệ, chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hết khỏi quần thể nếu đó là alen gây hại, còn với alen lặn thì chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hết được khỏi quần thể mà làm giảm tần số alen qua các thế hệ.
Nội dung 4: sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen.
Nội dung 5: sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa mà nó chỉ sàng lọc những kiểu hình có sẵn trong quần thể. Nguồn nguyên liệu cho tiến hóa được tạo ra qua quá trình đột biến và quá trình giao phối.
Cho các nhóm sinh vật sau:
1. Những con chuột sống cùng ruộng lúa.
2. Những con cá rô phi sống trong cùng một ao.
3. Những con chim sống cùng một khu vườn.
4. Những con mối cùng sống ở chân dê.
5. Những con hổ cùng loài trong một khu vườn bách thú.
6. Bèo nổi trên mặt Hồ Tây.
7. Các cây mọc ven bờ hồ.
Số nhóm sinh vật là quần thể là:
Quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, giữa các cá thể có khả năng giao phối để sinh ra đời con hữu thụ.
Các nhóm 2, 4 là quần thể sinh vật
Nhóm 1: không phải quần thể sinh vật vì trong ruộng lúa có nhiều loài chuột.
Nhóm 3: những con chim trong vườn gồm nhiều loại chim.
Nhóm 5: những con hổ sống trong vườn bách thú bị nuôi nhốt, mỗi con sống ở một nơi riêng, không sinh sản.
Nhóm 6: có thể có nhiều loài bèo.
Nhóm 7: cây mọc bên bờ hồ gồm nhiều loại cây.
Cho một số đặc điểm về kiểu phân bố đều của các cá thể trong quần thể:
1. Các cá thể không tập hợp thành từng nhóm.
2. Xuất hiện phổ biển trong tự nhiên.
3. Xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.
4. Quần thể cây thông trong rừng nhiệt đới, chim hải âu làm tổ trên bãi cát.
5. Làm tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể.
6. Sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Số đặc điểm đúng là:
Sự phân bố cá thể trong quần thể có thể theo nhóm, đồng đều hoặc ngẫu nhiên.
Kiểu phân bố đồng đều: Trong trường hợp các điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cá thể trong quần thể (3) đúng.
Phân bố đồng đều có ý nghĩa sinh thái: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Nội dung 1: đúng.
Nội dung 2: sai. Kiểu phân bố phổ biến trong tự nhiên là phân bố theo nhóm.
Nội dung 4: đúng. Một số ví dụ về sự phân bổ đồng đều trong quần thể là: chim cánh cụt, dã tràng...
Nội dung 5: sai. Tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể là phân bố theo nhóm.
Nội dung 6: sai. Sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường là kiểu phân bố ngẫu nhiên.
Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:
(1) Ở vùng có khí hậu ôn đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau.
(2) Sự phân tầng làm giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
(3) Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
(4) Sự phân tầng dẫn tới làm mở rộng ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
(5) Sự phân tầng thẳng đứng trong quần xã có ý nghĩa tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
Xét các phát biểu của đề bài:
Nội dung 1: sai vì các quần xã khác nhau có cấu trúc phân tầng khác nhau và số lượng tầng không giống nhau.
Nội dung 2: đúng. Đây là ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã.
Nội dung 3: sai vì các khu hệ sinh học khác nhau sẽ có cấu trúc phân tầng khác nhau.
Nội dung 4: sai vì sự phân tầng làm thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
Nội dung 5: sai vì sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh giữa các quần thể.
Cho các kết luận sau về dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
(1) Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền kề.
(2) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật.
(3) Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.
(4) Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt.
Số kết luận có nội dung đúng là:
Xét các kết luận của đề bài:
Nội dung 1: sai vì trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao liền kề.
Một quần thể thú gồm 1000 cá thể. Trong số con đực, những cá thể lông trắng chiếm 50%. Trong số con cái, có 195 con lông nâu, còn lại là lông đen và lông trắng. Biết quần thể đang cân bằng di truyền; tính trạng màu lông do 1 gen có 3 alen trội lặn hoàn toàn quy định theo trình tự: Đen> Nâu> Trắng; Tỉ lệ giới tính là 1: 1. Trong số các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Số lượng con đực lông đen trong quần thể là 125.
(2) Số lượng con đực lông nâu trong quần thể là 150.
(3) Tần số alen lông nâu trong quần thể là 0,2.
(4) Số lượng con cái lông đen trong quần thể là 180.
- Gọi A1 (long đen) > A2 (lông nâu) > A3 (lông trắng)
- Đặt tần số alen \({A_1} = p;{A_2} = q;{A_3} = r\)
- Quần thể cân bằng di truyền và con đực lông trắng chiếm tỉ lệ 50% => gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.
- Quần thể cân bằng di truyền:
+ Giới đực: \(p{X^{A1}}Y + q{{\rm{X}}^{A2}}Y + r{{\rm{X}}^{A3}}Y = 1 \to r = 0,5\)
+ Giới cái: \({p^2}{X^{A1}}{X^{A1}} + {q^2}{{\rm{X}}^{A2}}{X^{A2}} + {r^2}{{\rm{X}}^{A3}}{{\rm{X}}^{A3}} + 2pq{{\rm{X}}^{A1}}{X^{A2}} + 2p{\rm{r}}{{\rm{X}}^{A1}}{X^{A3}} + 2q{\rm{r}}{{\rm{X}}^{A2}}{X^{A3}} = 1\)
\( \to q2 + 2q{\rm{r}} = \frac{{195}}{{500}} = 0,39 \to q2 + q = 0,39 \to q = 0,3 \to p = 1 - 0,3 - 0,5 = 0,2\)
(1), sai , số con đực lông đen trong quần thể \(= 0,2 \times 500 = 100\) con.
(2) đúng, số con đực lông nâu trong quần thể là \(0,3 \times 500 = 150\) con.
(3) sai, tần số \({A_2} = q = 0,3\).
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
(1) Trong một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.
(2) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
(3) Trong mọi lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
(4) Trong một lưới thức ăn, năng lượng của bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn lớn hơn so với tổng năng lượng của các bậc phía sau.
Nội dung 1: sai. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng khác nhau
Nội dung 2: sai. Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi (mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có thể có một loài).
Nội dung 3: đúng. Mọi lưới thức ăn trên cạn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất. Chỉ có chuỗi thức ăn dưới nước mới có trường hợp tháp sinh khối lộn ngược (thực vật nổi).
Nội dung 4: đúng.
Hình bên dưới mô tả quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào nhân thực. Quan sát hình và cho biết, có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?
(1) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(2) Bộ ba đối mã trên tARN kết hợp với bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc bổ sung từng bộ ba.
(3) Trong nhân tế bào, dưới tác dụng của enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN.
(4) Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân, quá trình dịch mã diễn ra trong tế bào chất
(5) Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.
(6) ARN pôlimeraza dịch chuyển trên mạch khuôn ADN chiều 3’ => 5’, ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ => 3’.
(7) Quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa tách khỏi sợi khuôn.
(8) Mỗi lần kết hợp thêm 1 axit amin vào chuỗi pôlipeptit đang tổng hợp thì ribôxôm lại dịch chuyển đi một côđon trên mARN để tiếp tục nhận thêm tARN mang axit amin đến.
(9) Trước, trong và sau dịch mã hai tiểu phần của ribôxôm liên kết với nhau chặt chẽ hình thành ribôxôm hoàn chỉnh.
Nội dung 1: đúng.
Nội dung 2: đúng.
Nội dung 3: sai. Quá trình hoạt hóa axit amin diễn ra ngoài tể bào chất chứ không phải nhân tế bào. Nội dung 4: đúng.
Nội dung 5: đúng.
Nội dung 6: đúng.
Nội dung 7: sai. Ở tế bào nhân thực, sau khi tổng hợp mARN sẽ đi từ trong nhân ra ngoài tế bào chất sau đó được cắt intron nối exon và hoàn thiện chức năng mới đi vào dịch mã.
Nội dung 8: đúng.
Nội dung 9: sai. Sau khi dịch mã xong, 2 tiều phần cửa riboxom tách nhau ra.
Ở một loài thực vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của 2 gen không alen phân li độc lập nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Biết kiểu gen (A_B_) cho kiểu hình hoa kép, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa đơn. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ được F1 sau đó cho F1 giao phấn tự do với nhau cho ra đời F2. Có bao nhiêu phép lai cho F2 với kiểu hình 100% đơn?
Từ dữ kiện đầu bài, ta dễ dàng nhận thấy: Đây là dạng tương tác bổ sung 9:7
A_B_ : hoa kép; A_ bb + aaB_ + aabb: hoa đơn
F1: AaBb x AaBb => 1AABB : 2AaBB: 2AABb : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
Các phép lai cho thế hệ sau 100% hoa đơn là:
5 phép lai thể đồng hợp hoa đơn (aaBB; aabb; AAbb; Aabb; aaBb) lai với chính nó
6 phép lai giao phối tự do:
aaBB x aabb
aaBb x aabb
aaBB x aaBb
Aabb x AAbb
Aabb x aabb
AAbb x aabb
Tổng số phép lai: 11
Ở lúa, tính trạng chiều cao thân do tác động cộng gộp của bốn cặp alen phân li độc lập (A1a1, A2a2, A3a3, A4a4). Cây cao nhất có kích thước 80 cm. Mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây thấp đi 5 cm. Cho giao phấn giữa cây cao nhất và cây thấp nhất, thu được F1. Sau đó tiếp tục cho F1 giao phấn, thu được F2. Cho các phát biểu sau:
(1) Tỉ lệ kiểu hình của cây có kiểu hình chứa 7 alen trội = tỉ lệ kiểu hình của cây có kiểu hình chứa 7 alen lặn.
(2) Tỉ lệ kiểu hình của cây có kiểu hình chứa 5 alen trội là \(\frac{{56}}{{128}}\)
(3) Tỉ lệ kiểu hình của cây có kiểu hình chứa 6 alen lặn là \(\frac{{28}}{{128}}\)
(4) Tỉ lệ kiểu hình của cây cao 65 cm là \(\frac{{56}}{{256}}\)
(5) Cây có kiểu hình 70 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Cây cao nhất có kiểu gen đồng hợp trội, cây thấp nhất có kiểu gen đồng hợp lặn.
P: A1A1A2A2A3A3A4A4 x a1a1a2a2a3a3a4a4
F1: A1a1A2a2A3a3A4a4 x A1a1A2a2A3a3A4a4
F2: Tỉ lệ cá thể có k alen trội được tính theo công thức: \(\frac{{C_n^k}}{{{2^n}}}\)
Xét các nội dung của đề bài:
Nội dung 1: đúng vì tỉ lệ kiểu hình của cây có kiểu hình chứa 7 alen trội là \(C_8^7\), tỉ lệ kiểu hình của cây có kiểu hình chứa 7 alen lặn là: \(C_8^1\)
\(C_8^7 = C_8^1\)
Nội dung 2: sai vì tỉ lệ kiểu hình của cây có kiểu hình chứa 5 alen trội là: \(\frac{{C_8^5}}{{{2^8}}} = \frac{{56}}{{256}}\)
Nội dung 3: sai vì tỉ lệ kiểu hình của cây có kiểu hình chứa 6 alen lặn là: \(\frac{{C_8^2}}{{{2^8}}} = \frac{{28}}{{256}}\)
Nội dung 4: đúng. Tỉ lệ kiểu hình của cây cao 65 cm là: \(C_8^3\) : 28 = \(\frac{{56}}{{256}}\)
Nội dung 5: sai vì cây có kiểu hình chiếm tỉ lệ nhiều nhất khi k = \(\frac{n}{2}\); khi đó k = 4; chiều cao của cây là: 80 - 4x5 = 60 cm
Một quần thể người trên một hòn đảo có 100 phụ nữ và 100 người đàn ông trong đó có 4 người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh trong quần thể là:
Nếu ta gọi p là tần số alen H quy định máu đông bình thường; q là tần số alen h quy định máu khó đông.
Vì quần thể ở trạng thái cân bằng. Nên nếu xét riêng từng giới thì cấu trúc di truyền của quần thể xét riêng từng giới sẽ có dạng.
Giới Nam: pXAY + qXaY = 1
Giới nữ: p2XAXA + 2pqXAXa + q2XaXa = 1
Dựa vào giới nam ta thấy p = 0,96; q = 0,04.
Tần số người bình thường nhưng mang gen gây bệnh là pq = 0,0384.
Cho các nhận xét sau về đột biến ở người:
1. Đột biến lệch bội về NST giới tính ít gây hại hơn NST thường.
2. Đột biến lệch bội về NST thường gây chết toàn bộ.
3. Đột biến đa bội cũng có thể xuất hiện ở người.
4. Đột biến dị bội về NST thường chỉ gây ra ở các NST có số thứ tự gần với NST giới tính.
Số nhận xét đúng là:
Nội dung 1: sai. Đột biến lệch bội về NST giới tính thường gây hại hơn NST thường. Ngoài quy định những tính trạng thường còn quy định những tính trạng quy định giới tính → nếu bị đột biến ngoài bị ảnh hưởng những tính trạng thường còn ảnh hưởng tới các tính trạng về giới tính.
Nội dung 2: sai. Nhiều đột biền lệch bội về NST không gây chết mà có khả năng sống tới tuổi trưởng thành sau đó mới bị chết.
Nội dung 3: sai. Đột biến đa bội không thể xuất hiện ở người.
Nội dung 4: đúng. Những đột biến dị bội NST thường xảy ra ở những nhiễm sắc thể nhỏ, không bắt gặp những thể dị bội ở NST lớn như NST số 1, số 2...vì những NST này lớn, mang nhiều gen, đột biến sẽ ảnh hưởng tới nhiều tính trạng.
Sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với sự di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.
Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II trong gia đình sinh người con có nhóm máu O và không bị bệnh trên là
Bố mẹ bị bệnh, con không bị bệnh => bệnh do gen trội nằm trên NST thường quy định
Ta có:
Xét người I.1 và I.2 sẽ có KG dị hợp là Aa => II.3 có kiểu gen là \(\frac{1}{3}AA:\frac{2}{3}Aa\)
2 người này sinh ra con có nhóm máu O và AB => kiểu gen về nhóm máu của 2 người này là IBIO và IAIO. Người II.3 có nhóm máu B => II.3 có KG về nhóm máu là IBIO.
Xét người I.3 và I.4 ta có: người I.3 không bị bệnh nên có KG là aa mà người con của 2 người này II.4 bị bệnh nên II.4 sẽ có kiểu gen là Aa.
2 người này đều có nhóm máu A, sinh con có nhóm máu O => Kiểu gen về nhóm máu của 2 người này là IAIO; người II.4 có nhóm máu A => Kiểu gen về nhóm máu của người này là \(\frac{1}{3}\) IAIA: \(\frac{2}{3}\) IAIO
Để người II.3 và II.4 sinh ra con không bị bệnh và nhóm máu O thì người II.3 phải có KG là Aa IBIO và người II.4 phải có KG Aa IAIO.
Vậy xác suất để sinh ra con nhóm máu O và không bị bệnh của người này là: \(\frac{2}{3} \times \frac{2}{3} \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{4} = \frac{1}{{36}}\)