Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học - THPT Lương Ngọc Quyến

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học - THPT Lương Ngọc Quyến

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 22 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 199514

Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ

Xem đáp án

Tảo giáp nở hoa là hiện tượng ức chế - cảm nhiễm.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 199515

Trong môi trường sống của cây lúa, nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

Xem đáp án

Nhân tố vô sinh là nhiệt độ, các ý còn lại là nhân tố hữu sinh 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 199516

Ở vườn quốc gia Cát Bà, trung bình có khoảng 15 cá thể chim chào mào/ 1 ha đất rừng. Đây là ví dụ minh hoạ cho đặc trưng nào của quần thể?

Xem đáp án

Mật độ cá thể là số lượng cá thể trung bình trên 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích. 

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 199517

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi cấu trúc của NST trong tế bào?

Xem đáp án

Đột biến lệch bội là đột biến số lượng NST.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 199520

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở

Xem đáp án

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở đại Trung sinh. 

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 199521

Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa là

Xem đáp án

Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa là đột biến.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 199522

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen quần thể?

Xem đáp án

Di - nhập gen có thể cung cấp alen mới cho quần thể. 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 199523

Cá chép trao đổi khí với môi trường nước qua

Xem đáp án

Cá chép trao đổi khí với môi trường nước qua mang.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 199525

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo thường được áp dụng đối với

Xem đáp án

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo thường được áp dụng đối với thực vật và vi sinh vật.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 199526

Ở vùng biển Peru, sự biến động số lượng cá cơm liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động

Xem đáp án

Ở vùng biển Peru, sự biến động số lượng cá cơm liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động theo chu kỳ nhiều năm. 

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 199527

Thực vật hấp thụ khoáng tốt nhất trong trường hợp

Xem đáp án

Thực vật hấp thụ khoáng tốt nhất trong trường hợp khoáng được hòa tan trong nước.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 199529

Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?

Xem đáp án

Dung hợp tế bào trần có thể tạo con lai mang bộ NST hai loài khác nhau.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 199531

Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền tế bào chất khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Coren phát hiện quy luật di truyền tế bào chất thông qua cây hoa phấn. 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 199533

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen: A, a; B, b quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: Cây thuần chủng có kiểu hình trội về 2 tính trạng x Cây thuần chủng có kiểu hình lặn về 2 tính trạng, thu được các cây F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai khi nói về các cây F2?

Xem đáp án

Đáp án C
F1: AaBb hoặc AB/ab
A đúng : xét trên cả PLDL hoặc hoán vị gen kiểu hình trội về 2 tính trang luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
B đúng : với phép lai 2 cặp gen dị hợp tỉ lệ cây đồng hợp trội luôn bằng tỉ lệ cây đồng hợp lặn.
C sai: với trường hợp có sảy ra hvg aabb = 4% => ab = 0,2 mà theo đề bài ta có F1 dị hợp tử đều nên
không thể cho ab=0,2
D đúng: phép lai 2 cặp gen dị hợp tỉ lệ dị hợp 2 cặp gen luôn bằng tỉ lệ đồng hợp 2 cặp gen

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 199535

Hạt phấn của loài cây này không thể thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Ví dụ này về dạng cách li nào sau đây?

Xem đáp án

Đây là ví dụ về cách li cơ học. 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 199537

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp bằng việc thải khí CO2, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án
Đáp án C
Nhiệt độ thấp thì hạt hô hấp chậm CO2 thải ra càng nhỏ
Câu 28: Trắc nghiệm ID: 199541

Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1). Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.
(2). Tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.
(3). Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
(4). Tăng cường xây dựng các nhà máy nhiệt điện.

Xem đáp án

Đáp án D
1. Sai. Vì hệ sinh thái rừng nguyên sinh được hình thành trong một quá trình lâu dài trong lịch sử, nếu thay thế rừng nguyên sinh bằng rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao thì gây mất cân bằng sinh thái.
2. đúng
3. đúng

4. Sai. Vì tăng cường xây dựng các nhà máy nhiệt điện dẫn tơí tăng cường sử dụng năng lượng hóa thạch nên không được coi là sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 199542

Trong hệ mạch của thú, huyết áp cao nhất ở

Xem đáp án

Trong hệ mạch của thú, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 199546

Lưới thức ăn sau mô tả một hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
(2). Loài H và loài I có quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng.
(3). Nếu trong môi trường có chất DDT với nồng độ rất thấp thì loài I sẽ bị nhiễm chất độc nặng nhất.
(4). Nếu loài I bị tuyệt diệt thì loài E sẽ tăng số lượng cá thể.

Xem đáp án

Đáp án A.
1 sai. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích (B → D → C → H → G → E → I).

2 đúng. Vì loài H và loài I có cùng sử dụng C làm thức ăn, do đó chúng cạnh tranh nhau về dinh
dưỡng.
3 đúng. Vì độc tố được tích lũy sau mỗi bậc dinh dưỡng. Loài I có bậc dinh dưỡng cao nhất nên độc tố được tích lũy nhiều nhất.
4 đúng. Loài I bị tuyệt diệt thì loài E sẽ tăng số lượng cá thể.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 199547

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen mang thông tin quy định 5 axit amin có trình tự như sau:
Đoạn mạch gốc                              3’AXG GXA AXA TAA GGG5’
Số thứ tự nuclêôtit trên mạch gốc             4    6            12 13
Biết rằng các côđon mã hóa: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định axit amin Xistein; 5’XGU3’, 5’XGX3’, 5’XGA3’, 5’XGG3’ quy định axit amin Acginin; 5’GGU3’, 5’GGX3’, 5’GGA3’, 5’GGG3’ quy định axit amin Glyxin; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định axit amin Izoloxin; 5’XXU3’, 5’XXX3’,
5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định axit amin Prolin; 5’UXX3’ quy định axit amin Xerin. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Nếu gen bị đột biến thay thế cặp A –T ở vị trí nuclêôtit thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G – X thì sẽ không ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.
(2). Nếu gen bị đột biến thay thế cặp A – T ở vị trí nuclêôtit thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kỳ cặp nuclêôtit nào cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
(3). Nếu gen bị đột biến thay thế cặp G – X ở vị trí nuclêôtit thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A – T thì sẽ làm xuất hiện sớm bộ ba kết thúc.
(4). Nếu gen bị đột biến thay thế cặp G – X ở vị trí nuclêôtit thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A – T thì sẽ làm cho chuỗi pôlipeptit bị thay đổi 1 axit amin.

Xem đáp án

Đáp án A
1.Đúng. Vì codon ban đầu là AUU và codon sau bị đột biến AUX cùng mã hóa cho aa Izolozin.
2. Đúng. Vì codon ban đầu XGU và các loại codon đột biến có thể xảy ra XGA; XGX; XGG đều mã hóa cho aa Acginin.
3.Sai. Vì codon sau đột biến là UGU (không phải là codon kết thúc)
4.Đúng. Vì codon ban đầu XXX mã hoá cho aa Prolin được thay thế bằng codon UXX mã hóa cho aa Xerin.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 199548

Một quần thể thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau:

Xem đáp án

Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên. (Nếu là tự thụ phấn thì tần số kiểu gen Bb phải giảm 1/2 qua mỗi thế hệ tự thụ)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 199549

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 16 Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A
2n = 16 => n = 8
A) Nếu trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen thì số loại kiểu gen tối đa của đột biến thể một ở loài này là: 2 x 37 x 8 = 34992 -> A đúng
B) Nếu một tế bào sinh tinh của loài giảm phân bị đột biến dẫn đến tất cả NST không phân li trong giảm phân I hoặc giảm phân II thì có thể tạo ra các loại giao tử 2n và 0 -> B sai
C) Một cơ thể đa bội chẵn (xn) của loài 4n, 6n, 8n, 10n,12n,… có số lượng NST trong tế bào là 90 => xn = 90 => 8x = 90 => x = 11,25 (loại, x là số tự nhiên chẵn lớn hơn 2) -> C sai
D) Số lượng NST trong thể một của loài ở kỳ sau của nguyên phân là 30 NST (2(2n-1) đơn) -> D sai

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 199551

Ở ruồi giấm, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn; alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Phép lai P: Ruồi cánh dài, mắt đỏ × Ruồi cánh dài, mắt trắng, thu được F1 gồm 100% ruồi cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 × F1, thu được F2 có ruồi cánh ngắn, mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho ruồi cánh dài, mắt đỏ F2 giao phối với nhau thu được F3. Theo lý thuyết, số ruồi cánh dài, mắt đỏ ở F3 chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Ruồi giấm: A cánh dài, a cánh ngắn
B mắt đỏ, b mắt trắng
2 cặp gen PLDL
P: dài, đỏ x dài ngắn
F1: 100% dài, đỏ; F1 đồng tính => P thuần chủng
F1 x F1 => F2 có ruồi cánh ngắn, mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực
 Gen quy định màu mắt nằm trên NST X, không alen trên Y
P: (AA x Aa) (XBXB x XbY)

F1: (½ AA; ½ Aa) (½ XBXb; ½ XBY)
F1 x F1: ((½ AA; ½ Aa) x (½ AA; ½ Aa)) (XBXb x XBY)
F2: (9/16 AA: 6/16 Aa: 1/16 aa) (1/4 XBXB; 1/4 XBXb; 1/4 XBY; 1/4 XbY)
Cánh dài, đỏ F2 GP: (3/5 AA; 2/5 Aa)(1/2 XBXB; 1/2 XBXb) x (3/5 AA; 2/5 Aa)XBY
(3/5 AA; 2/5 Aa)( 3/5 AA; 2/5 Aa) (1/2 XBXB; 1/2 XBXb) XBY
F3: (16/25 AA: 8/25 Aa: 1/25 aa) (3/8XBXB; 1/8 XBXb; 3/8 XBY; 1/8 XbY)
=> Cánh dài, đỏ F3 = 24/25 x 7/8 = 21/25 = 0,84
Câu 40: Trắc nghiệm ID: 199553

Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do 1 trong hai alen của 1 gen quy định. Gen quy định nhóm máu ABO gồm 3 alen là IA , IB , IO nằm trên NST thường khác, người có kiểu gen IAIA hoặc IAIO có nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBIO có nhóm máu B; kiểu gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen IOIO có nhóm máu O. Biết rằng không xảy ra đột biển ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, xác suất đứa con trai của cặp vợ chồng ở thế hệ III không mang alen bệnh và dị hợp về gen quy định nhóm máu là bao nhiêu?

 

Xem đáp án

Bố mẹ I1 và I2 không bị bệnh sinh con gái II1 bị bệnh → tính trạng bệnh là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Quy ước: A bình thường ; a bệnh
 Bệnh
II4 ( 2/3A : 1/3a) x II5 (1/2A : 1/2a)
III3 (1/3AA : 1/2Aa ) => (2/5AA : 3/5Aa) => (7/10A : 3/10a)
III4 ( 2/3A : 1/3a)
III3 x III4 => không mang alen bệnh => (7/15AA : 13/30Aa) => AA = 14/27
=> Nhóm máu
II4 ( 1/2IA : 1/3Io) x II5 (2/3IA : 1/3Io)
III3 ( 1/3 IAIA : 1/2 IAIo) => ( 2/5 IAIA : 3/5 IAIo ) => (7/10IA : 3/10Io)
III4 ( 2/3IB : 1/3Io)
III3 x III4 => dị hợp về nhóm máu --> 1- IoIo = 1- 3/10 * 1/3 = 9/10
Vậy xác suất đứa con trai của cặp vợ chồng ở thế hệ III không mang alen bệnh và dị hợp về gen quy định nhóm máu là 14/27 * 9/10 = 7/15

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »