Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Trường THPT Lê Lợi
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Trường THPT Lê Lợi
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
30 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
Tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu) làm nhiệm vụ điều tiết đóng mở khí khổng nên sẽ điều tiết quá trình thoát hơi nước.
Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của
Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.
Tiêu hoá là quá trình
A sai. Vì các chất hữu cơ trong thức ăn được phân giải thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được; bên cạnh các chất hữu cơ trong thức ăn còn có các chất khoáng cơ thể cũng hấp thụ được nhờ quá trình tiêu hóa.
B sai. Vì các chất hữu cơ trong thức ăn được phân giải thành các chất đơn giản.
C sai. Vì quá trình tiêu hóa chưa hình thành ATP.
Trong quá trình phiên mã, phân tử mARN được tổng hợp theo chiều nào?
Trong quá trình phiên mã, phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
A. Hội chứng Tơcno: chỉ xuất hiện ở nữ giới.
B. Hội chứng AIDS: xuất hiện ở cả nam và nữ.
C. Hội chứng Đao: xuất hiện ở cả nam và nữ.
D. Hội chứng Claiphento: xuất hiện ở nam giới.
Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?
A sai. Vì ADN chỉ có khả năng tái bản; mang thông tin di truyền để tổng hợp các loại protein; trên ADN chứa nhiều gen, mỗi gen nằm ở 1 vị trí xác định trên ADN.
B đúng. Vì tARN tham gia vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã tổng hợp pôlipeptit. Một đầu của phân tử tARN chứa bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mã sao trên mARN, một đầu liên kết với axit
amin. Vì vậy thông qua tARN, mỗi bộ ba trên mARN được dịch thành 1 aa trên chuỗi pôlipeptit.
C sai.
D sai. Vì mARN là khuôn để tổng hợp polypeptit, các côđon trên mARN quy định acid amin tương ứng trên chuỗi polypeptit (trừ codon kết thúc)
Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm:
Một nucleoxome gồm một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotit quấn 1(3/4) vòng quanh 1 khối cầu gồm 8 phân tử prôtêin loại histon.
Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
Kiểu gen A, D là thuần chủng, kiểu gen C dị hợp 1 cặp gen
Ở đậu Hà lan alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng và mọi diễn biến xảy ra bình thường. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ con lai là 1 đỏ : 1 trắng?
Thế hệ lai thu được tỉ lệ 1 đỏ : 1 trắng = 2 tổ hợp = 2.1 → 1 bên P cho 2 loại giao tử, 1 bên P cho 1 loại giao tử.
Cây hoa trắng sinh ra chiếm tỉ lệ 1/2aa = 1/2a × 1a
→ Cả bố và mẹ đều cho giao tử a. Vậy chỉ có đáp án C thỏa mãn.
Một cơ thể đực có kiểu gen AB/ab. Biết khoảng cách giữa hai gen A và B là 20cM; Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
Vì khoảng cách giữa A và B bằng 20cM thì tần số hoán vị = 20%.
Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được 9/16 hạt màu đỏ; 6/16 hạt màu nâu: 1/16 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật
F1 có tỉ lệ : 9 đỏ : 6 nâu : 1 trắng = 16 tổ hợp = 4.4 → Tương tác gen
→ P phải dị hợp về 2 cặp gen : AaBb
F1: 9 A-B- : Đỏ; 3 A-bb + 3 aaB- : Nâu ; 1 aabb : Trắng
→ Sự tương tác của 2 alen trội A, B trong KG quy định KH hạt đỏ
Sự tương tác của 1 alen trội A hoặc B với 1 alen lặn quy định KH hạt nâu
Sự tương tác của các alen lặn với nhau quy định KH hạt trắng
→ Tác dộng bổ trợ
Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào
sự mềm dẻo kiểu hình của hoa cẩm tú cầu phụ thuộc vào pH của đất
Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là
Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vi gen và di truyền liên kết giới tính đo là ruồi giấm.
Nhắc tới đậu Hà Lan → Menden, ruồi giấm → Moocgan
Thế hệ xuất phát P của một quần thể có cấu trúc di truyền gồm 0,50 AA : 0,40 Aa : 0,10 aa đã tự thụ phấn 3 thế hệ liên tiếp, sau đó giao phấn ngẫu nhiên sinh ra thế hệ F4 có cấu trúc di truyền là :
Tần số alen A: 0,5 + 0,4/2 = 0,7 => Tần số alen a: 1 – 0,7 = 0,3.
F4 : AA = 0,72 = 0,49; aa = 0,32 = 0,09; Aa = 1 – 0,49 – 0,09 = 0,42
Sản phẩm nào sau đây không phải là của công nghệ gen:
Insulin từ huyết thanh của ngựa là đã lấy trực tiếp huyết thanh của ngựa sau đó tách chiết lấy ínulin chứ không qua bước can thiệp đến gen
Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên
- A đúng vì, đối với quần thể có kích thước nhỏ thì yếu tố ngẫu nhiên dễ làm biến đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
- B sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.
- C sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách vô hướng.
- D sai vì yếu tố ngẫu nhiên đào thải cả alen có lợi và alen có hại của quần thể.
Trong quá trình phát sinh phát triển của sự sống trên trái đất, phát biểu nào sau đây sai khi nói về đại Tân sinh?
- A, B, C là những phương án đúng.
- D sai vì đến kỉ Đệ tứ mới xuất hiện loài người, kỉ Đệ tam mới xuất hiện các loài linh trưởng.
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hóa nhỏ
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
Khi nói về kích thước quần thể, điều nào sau đây là sai?
- A đúng do kích thước quần thể tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được
- B sai do kích thước tối thiểu của các quần thể là khác nhau
- C đúng do tùy thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường và loài sinh vật mà có kích thước tối đa khác nhau
- D đúng vì dưới mức tối thiểu của quần thể thì các cá thể giảm hiệu quả nhóm, giảm cơ hội bắt cặp trong sinh sản. Vì vậy quần thể có thể bị tuyệt diệt
Trong hệ sinh thái, những sinh vật có lối sống dị dưỡng đơn thuần có thể thuộc nhóm nào dưới đây?
Sinh vật sản xuất có lối sống tự dưỡng → loại A, B, D
Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là sinh vật ăn sinh vật sản xuất: sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô.
Sinh vậy tiêu thụ bậc 2 là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1: chim chích và ếch xanh.
Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?
- A đúng, qua mỗi bậc dinh dưỡng thì năng lượng lại bị thất thoát dần do hô hấp, bài tiết…
- B đúng, vì bắt đầu từ sinh vật sản xuất có bậc dinh dưỡng bậc 1, tiếp theo là các bậc cao hơn.
- C sai vì, càng lên bậc sinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm dần do thất thoát bởi các quá trình
trao đổi chất của cơ thể.
- D đúng.
Hình bên mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây sai về kết quả thí nghiệm đó?
Hạt nảy mầm sẽ xảy ra quá trình hô hấp mạnh, tiêu hao O2 và thải ra CO2. CO2 đã được vôi xút hấp thụ tạo thành canxi cacbonat. Do đó hạt nảy mầm hút O2 làm giảm thể tích khí trong ống, do đó làm giọt nước màu chuyển trái.
Quá trình hô hấp sinh nhiệt do đó làm nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm tăng lên.
Khi nói về vai trò của các nhân tố tham gia duy trì ổn định pH máu, phát biểu nào sau đây sai?
* Các nhân tố đối với sự duy trì ổn định pH máu gồm:
- Hệ đệm cacbonat do phổi và thận điều chỉnh.
Nồng độ CO2 được điều chỉnh bởi phổi.
Nồng độ bicacbonat được thận điều chỉnh.
- Hệ đệm photphat: có vai trò quan trọng trong dịch ống thận
- Hệ đệm proteinat: là 1 hệ đệm mạnh của cơ thể chiếm ¾ toàn bộ hệ đệm trong dịch cơ thể.
* Hoạt động co cơ sẽ tăng hô hấp nội bào cho nên sẽ làm tăng lượng trong máu, do CO2 đó làm giảm độ pH máu.
Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của các bào quan theo thứ tự:
Lục lạp, perôxixôm, ti thể là thứ tự xảy ra hô hấp sáng.
Nghiên cứu sự thay đổi tần số alen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau đây, dựa vào bảng dưới đây em hãy cho biết. Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
Nhìn vào bảng cấu trúc di truyền từ thế hệ thứ 2 sang thế hệ thứ 3 ta thấy cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi một cách đột ngột qua các thế hệ → quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã, nhận định nào dưới đây là đúng?
- A sai, vì quá trình dịch mã của cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có sự tham gia của ribôxôm.
- B sai vì, ở sinh vật nhân thực quá trình dịch mã diễn ra trong tế bào chất.
- C đúng, ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở cả trong nhân và ngoài tế bào chất.
- D sai, vì gen phân mảnh thì quá trình phiên mã diễn ra cả ở những đoạn mã hóa (êxôn) và những đoạn không mã hóa (intron).
Tế bào lưỡng bội của ngô (2n = 20) khi nguyên phân không hình thành thoi vô sắc sẽ tạo ra thể đột biến nào sau đây?
Khi thoi vô sắc không hình thành sẽ làm cho NST nhân đôi 2n thành 4n nhưng không phân li => vậy thể đột biến tạo ra là 4n = 40
Cho thông tin về tháp năng lượng dưới đây:
Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 là \(H = \frac{{C2}}{{C1}}x100 = \frac{{1,{{2.10}^4}}}{{2,{{1.10}^6}}}x100 = 0,57\% \)
- Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 là \(H = \frac{{C3}}{{C2}}x100 = \frac{{1,{{1.10}^2}}}{{1,{{2.10}^4}}}x100 = 0,92\% \)
Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 của gen này, tổng số nuclêôtit loại A và X bằng 60% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 70% tổng số nuclêôtit của mạch. Ở mạch hai, tỉ lệ số nuclêôtit loại X so với tổng số nuclêôtit của mạch là
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} A1 + G1 = 50\% \\ A2 + X2 = 60\% \\ X2 + G2 = 70\% \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} T2 + X2 = 50\% \\ A2 + X2 = 60\% \\ X2 + G2 = 70\% \end{array} \right.\\ \to (T2 + A2 + X2 + G2) + 2X2 = 50\% + 60\% + 70\% = 180\% \\ \to 2X2 = 180\% - 100\% = 80\% \\ \to X2 = 40\% \end{array}\)
Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, xác suất sinh một người con có bốn alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là
P: AaBbDd x AaBbDd
Xác suất sinh một người con có bốn alen trội là: \(\frac{{C_6^4}}{{{2^3}x{2^3}}} = \frac{{15}}{{64}}\)
Ở một loài thú, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định mắt trắng (gen nằm trên vùng không tương đồng trên NST X). Cho con cái mắt đỏ lai với con đực mắt đỏ, đời F1 thu được cả mắt đỏ và mắt trắng (100% mắt trắng là con đực). Cho những con cái F1 lai với con đực mắt trắng, đời con của phép lai này sẽ có kiểu hình như thế nào?
A: đỏ >> a: trắng
Khi cho con cái mắt đỏ lai với con đực mắt đỏ, đời F1 thu được cả mắt đỏ và mắt trắng (100% mắt trắng là con đực) => ở thế hệ (P), con cái đỏ mang mang kiểu gen dị hợp (XAXa) => ta có sơ đồ lai:
P: XAXa x XAY
G: 1XA; 1 Xa 1XA; 1Y
F1: 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY
Khi cho những con cái F1 (1XAXA : 1XAXa) lai với con đực mắt trắng (XaY), ta có sơ đồ lai:
P’: (1XAXA : 1XAXa) x XaY
G’: 3XA; 1 Xa 1Xa; 1Y
F1’: 3XAXa : 3XAY : 1XaXa : 1XaY
Tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con trong phép lai này là: 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng.
Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép lai trên?
Theo bài thì kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả 2 cặp gen \(\frac{{ab}}{{ab}}\) = 4%
Có các trường hợp xảy ra như sau
20%ab x 20%ab => Hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau (f = 40%)
8%ab x 50%ab => Hoán vị gen xảy ra ở một giới với tần số f = 8.2 = 16% => B sai.
40%ab x10%ab => Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có
Ta thấy hai phép lai thuận và lai nghịch có kiểu hình khác nhau, đời con có kiểu hình hoàn toàn giống mẹ.
Quy luật di truyền chi phối màu sắc hoa là: di truyền ngoài nhân
Nếu lấy hạt phấn cây F1 ( phép lai thuận - hoa trắng) → thụ phấn cho F1( phép lai nghịch -hoa đỏ) → kiểu hình sẽ là 100% giống mẹ- kiểu hình hoa đỏ
Ở người, gen quy định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ
Tật dính ngón tay 2 và 3 dạng đột biến gen nằm trên NST giới tính Y, chỉ gặp ở nam.
Vậy người con trai đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ bố.
Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb x aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí các hợp tử này bằng cônsixin để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tử bội là 36%; các hợp tử đều phát triển thành cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội. Theo lý thuyết, giao tử có 2 alen trội của F1 chiếm tỉ lệ:
Theo bài ra ta có
F1 : AaBb.
Sau khi xử lí bằng Côsixin thì có F1 kiểu gen là: 36%AAaaBBbb và 64%AaBb.
Tỉ lệ giao tử lưỡng bội có 1 alen trội là: (1/6x1/6x2 + 4/6x4/6)x36% + 1/4x64% = 34%
Ở một loài động vật, dạng lông do một cặp alen nằm trên NST thường quy định, trong đó, alen A quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông thẳng. Một quần thể có 400 cá thể lông thẳng và 600 cá thể lông xoăn tiến hành giao phối ngẫu nhiên, đời F1 có tỉ lệ cá thể lông thẳng bằng 90% tỉ lệ cá thể lông thẳng ở thế hệ xuất phát. Hãy tính tỉ lệ cá thể lông xoăn có kiểu gen thuần chủng ở thế hệ xuất phát.
A: xoăn >> a: thẳng
Gọi p và q lần lượt là tần số alen A và a của quần thể; gọi x là số cá thể mang kiểu gen dị hợp của quần thể ở thế hệ xuất phát, theo bài ra, ta có:
P : (600 x)AA: x Aa:400aa = 1
Khi quần thể tiến hành giao phối ngẫu nhiên, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền và có thành phần kiểu gen là: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1, mặt khác, đời F1 có tỉ lệ cá thể lông thẳng (aa) bằng 90% tỉ lệ cá thể lông thẳng ở thế hệ xuất phát
0,9 + 400/(400+600) = q2 => q = 0,6; p = 1 - 0,6 = 0,4 => x = 400
tỉ lệ cá thể lông xoăn có kiểu gen thuần chủng ở thế hệ xuất phát là: AA = A- - Aa = 600 – 400 = 200 = 200/1000 = 0,2 = 20%.
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp alen quy định (A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng); chiều cao thân do một cặp alen trội lặn hoàn toàn quy định (D-: thân cao, dd: thân thấp). Khi cho cây hoa đỏ, thân cao dị hợp về cả ba cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được 4 kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, thân thấp chiếm tỉ lệ 9,5625%. Biết rằng mọi diễn biến xảy ra ở cây bố và cây mẹ là như nhau, hãy xác định kiểu gen của (P) và tần số hoán vị gen.
Khi cho cây hoa đỏ, thân cao dị hợp về cả ba cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được 4 kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, thân thấp chiếm tỉ lệ 9,5625%
→ tỉ lệ cây hoa đỏ, thân thấp khác với trường hợp các gen phân li độc lập (3/4.3/4.1/4=14,0625%) và liên kết gen hoàn toàn (1/4.3/4=18,75%)
→một trong hai cặp alen quy định màu hoa thuộc cùng nhóm gen liên kết với cặp alen quy định chiều cao cây và đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen giữa các alen này
Giả sử hai cặp alen A, a và D, d thuộc cùng nhóm gen liên kết:
\(\begin{array}{l}
\% \frac{{Ad}}{{ - d}}B - = 9,5625\% \to \% \frac{{Ad}}{{ - d}} = 12,75\% \\
\% \frac{{ad}}{{ad}} = 25\% - 12,75\% = 12,25\% = {(35\% )^2}
\end{array}\)
=> mỗi bên bố mẹ cho giao tử với tỉ lệ 35% (>25%)
kiểu gen của (P) là \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb\) hoán vị gen đã xảy ra với tần số: 100% - (35%.2) = 30%, tương tự với trường hợp hai cặp alen A, b và D, d thuộc cùng nhóm gen liên kết
Cho giao phấn giữa một cây có kiểu gen AaBbDd với cây có kiểu gen aabbDd. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử đực, có 15% tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I; trong quá trình giảm phân tạo giao tử cái có 10% tế bào mang cặp NST chứa cặp gen aa và 20% tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I. Biết mọi quá trình khác đều diễn ra bình thường, các giao tử có khả năng thụ tinh ngang nhau. Tỉ lệ hợp tử đột biến được sinh ra trong phép lai trên là bao nhiêu?
- Tỉ lệ giao tử đực bình thường: 100% -15% = 85%
- Tỉ lệ giao tử cái bình thường: 100% - (10% + 20%) = 70%
- Tỉ lệ hợp tử bình thường: 85% x 70% = 59,5%
- Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ: 100% - 59,5% = 40,5%
Ở người, bệnh bạch tạng là do alen lặn (a) nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu là do alen lặn (b) nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, các alen trội tương ứng (A,B) quy định kiểu hình bình thường. Biết rằng 16 là con trai, xác suất để 16 có kiểu hình bình thường là bao nhiêu?
- Về bệnh bạch tạng:
(13) là con gái có kiểu hình bình thường và có mẹ (8) bị bạch tạng => 13 có kiểu gen Aa; Aa => 10 có kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất: 1/3AA: 2/3Aa => 14 kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất: 2/5AA : 3/5Aa
khi 13 (Aa) kết hôn với 14 (2/5AA : 3/5Aa), xác suất để 16 có kiểu hình bình thường (A-) là: 1- 100%x3/5x1/4 = 17/20
- Về khả năng nhìn màu:
13 có anh (em trai) bị mù màu (mang kiểu gen XbY), bố bình thường (mang kiểu gen XBY) và mẹ bình thường => mẹ của 13 mang kiểu gen XBXb => 13 mang kiểu gen XBXB hoặc XBXb với xác suất: 50% : 50%; 14 có kiểu hình bình thường nên có kiểu gen là XBY => khi 13 (1/2 XBXB : 1/2 XBXb) kết hôn với 14 (XBY), vì đã biết 16 là nam giới nên xác suất để 16 có kiểu hình bình thường (mang kiểu gen XBY) là 3/4.
Vậy xác suất để 16 mang kiểu hình bình thường về cả hai tính trạng là: 17/20 x 3/4 = 51/80