Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 15

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020 - Tuyển chọn số 15

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 18 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 205464

Cây hấp thụ Canxi ở dạng:

Xem đáp án

Cây hút canxi vào dưới dạng Ca2+.Canxi đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn. Ca làm tăng hoạt tính một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 205465

Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí O2 và CO2?

Xem đáp án

Hệ tuần hoàn ở cào cào không có chức năng vận chuyển khí. 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 205466

Trong cấu trúc của gen, không xuất hiện loại nu nào sau đây:

Xem đáp án

Gen không có Uraxin, Uraxin chỉ xuất hiện trong cấu trúc ARN.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 205467

Để loại bỏ 1 gen không mong muốn ra khỏi hệ gen của cây trồng, ta có thể sử dụng loại đột biến nào sau đây?

Xem đáp án

Để loại bỏ 1 gen không mong muốn ra khỏi hệ gen, ta có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 205468

Ở một loài thực vật, quá trình phân bào ở cơ thể đực bị rối loạn, tạo ra loại giao tử đột biến chứa n - 2 nhiễm sắc thể. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra:

Xem đáp án

Giao tử n - 2 kết hợp với giao tử n bình thường sẽ tạo ra cơ thể 2n - 1 - 1 (thể một kép) do trong giao tử đột biến n - 2, 2 chiếc NST bị mất nằm ở 2 cặp NST khác nhau.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 205469

Các gen cấu trúc khác nhau trong cùng một Operon thì

Xem đáp án

Các gen cấu trúc khác nhau trong cùng một Operon thì có số lần phiên mã hoàn toàn giống nhau.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 205472

Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

Xem đáp án

Độ đa dạng loài là đặc trưng của quần xã. 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 205473

Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm

Xem đáp án

Trình tự nucleotit có tác dụng bảo vệ cho các NST không dính vào nhau nằm ở hai đầu mút NST.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 205476

Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo rạ giống cây dâu tằm tam bội (3n) bằng phương pháp

Xem đáp án

Dâu tằm tam bội (3n) được tạo ra như sau:
- Bắt đầu từ cây dâu tằm 2n xử lí bằng consixin cây tứ bội 4n.
- Cây tứ bội (4n) x Cây lưỡng bội (2n) => Cây tam bội (3n)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 205477

Quần thể là

Xem đáp án

Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 205478

Cho biết một phần của lưới thức ăn: ốc sên và châu chấu ăn hạt tiêu, nhện ăn châu chấu, chuột chù ăn ốc sên và nhện, cú ăn chuột chù. Chuột chù thuộc:

Xem đáp án

Bậc dinh dưỡng luôn có số cao hơn sinh vật tiêu thụ một bậc, do thực vật hay sinh vật sản xuất thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 nhưng chưa phải là sinh vật tiêu thụ, sinh vật tiêu thụ bậc 1 là loài ăn thực vật

Tùy theo chuỗi thức ăn xét đến mà chuột chù thuộc bậc dinh dưỡng khác nhau mà nó có các bậc dinh dưỡng khác nhau
Hạt tiêu => Châu chấu => Nhện => Chuột chù
Hạt tiêu => ốc sên => Chuột chù

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 205479

Khi nói về NST giới tính ở gà, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Khi nói về NST giới tính ở gà, trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 205480

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể?

Xem đáp án

Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 205481

Mối quan hệ đối kháng giữa các cá thể trong quần thể (cạnh tranh, kí sinh đồng loại, ăn thịt đồng loại), thường dẫn đến tình trạng

Xem đáp án

Khi mật độ quần thể vượt quá mức chịu đựng của môi trường, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể, các cá thể sẽ cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản, do đó, kích thước quần thề giảm, phù hợp với điều kiện môi trường.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 205482

Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai vì di - nhập gen làm thay đổi cả tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.

B đúng => Chọn đáp án B.
C sai. Di - nhập gen có thể mang đến cho quần thể các alen mới hoặc mang đến quần thể những alen đã có sẵn trong quần thể, hoặc làm mất đi alen đã có trong quần thể.
D sai vì di - nhập gen làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 205483

Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường?

Xem đáp án

Kiểu gen, môi trường và kiểu hình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình cụ thể. Kiểu hình là kết quả tương tác của kiểu gen và môi trường
Ví dụ: sự thay đổi màu sắc của lông thỏ Hymalaya phụ thuộc vào nhiệt độ, màu sắc hoa cẩm tú cầu phụ thuộc pH của đất. → Kiểu hình bị chi phối bởi môi trường
Trong các ví dụ của đề bài, ví dụ A phản ánh sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 205484

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào dưới đây là chính xác?

Xem đáp án

Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 205486

Câu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các phát biểu trên, A sai vì Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây. Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 205488

Trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.coli, xét trên toàn bộ phân tử ADN

Xem đáp án

Nếu chỉ xét trên một chạc nhân đôi thì trong hai mạch mới được tổng hợp, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn. Nhưng khi xét trên 1 đơn vị nhân đôi (hay nói cách khác là xét trên toàn bộ phân tử ADN) thì cả hai mạch mới đều được tổng hợp một cách gián đoạn 
C không đúng vì: cả hai mạch đều được tổng hợp theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 205490

Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen

Xem đáp án

Cônsixin gây tứ bội hóa bằng cách ngăn cản hình thành thoi vô sắc, làm cho tất cả các cặp NST. Do đó, từ hợp tử AaBb thì sẽ gây tứ bội hóa làm cho tất cả các gen đều được gấp đôi, thu được thể tứ bội AAaaBBbb.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 205491

Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai, trong túi tiêu hóa, thức ăn được biến đổi về cơ học và hóa học.
B sai, các đv của ruột khoang đều có tiêu hóa dạng túi.
C đúng
D sai, tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim tiết ra ở tế bào tuyến.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 205492

Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch?

Xem đáp án

Phép lai thuận nghịch tráo vai trò bố mẹ. 

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 205493

Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, phép lai nào dưới đây chắc chắn luôn cho đời con đồng tính?

Xem đáp án

Chỉ có phép lai D thỏa mãn. Mỗi bên bố mẹ chỉ cho 1 loại giao tử nên đời con luôn đồng tính. 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 205494

Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E.coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N14 mà không chứa N15 trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, phát biểu nào sau đây không chính xác?

Xem đáp án

A. Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536 → đúng
B. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1533 → sai, đúng phải là 1536.
C. Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1530 → đúng.
Vì = tổng ADN – ADN chứa N15 = 1526 – 3.2 = 1530.
D. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3 giờ là 6 → đúng. Vì mạch N15 trong các vi khuẩn là mạch cũ = 3.2 = 6.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 205502

Ở một quần thể thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.Thế hệ xuất phát (P) có 90% số cây quả đỏ, qua giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1 có 6,25% cây quả vàng. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

III đúng, nếu cho P tự thụ phấn qua 2 thế hệ, tỷ lệ cây hoa đỏ là: 0,6 + 0,3x5/8 = 78,75%

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 205503

Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P = 3/8 x 1/6 = 1/16 => B đúng.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »