Đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2020 - Bộ GD&ĐT mã đề 213

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2020 - Bộ GD&ĐT mã đề 213

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 35 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 204545

Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây? 

Xem đáp án

Menden đã giành cả thanh xuân để đếm đậu Hà Lan 

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 204547

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? 

Xem đáp án

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng khôn gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 204548

Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? 

Xem đáp án

Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.

Loài ưu thế, Loài đặc trưng, Thành phần loài là các đặc trưng cơ bản của quần xã.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 204550

Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng 

Xem đáp án

Trong một chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 204551

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen có lợi ra khỏi quần thể?

Xem đáp án

Các yếu tỗ ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó (có thể loại bỏ alen có lợi, có thể loại bỏ alen có hại) khỏi quần thể.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 204552

Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST (2n – 1) có thể phát triển thành thể đột biến nào sau đây?

Xem đáp án

Thể một (2n – 1): tế bào lưỡng bội bị mất 1 NST của 1 cặp NST nào đó.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 204554

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?

Xem đáp án

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố không phải là nhân tố tiến hóa là giao phối ngẫu nhiên vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 204555

Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của prôtêin?

Xem đáp án

Nitơ là nguyên tố khoáng thiết yếu đóng vai trò trong thành phần của prôtêin, axit nuclêic, ....

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 204557

Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) đã xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, 2 loại giao tử mang gen hoán vị là:

Xem đáp án

Quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) xảy ra hoán vị gen tạo ra 2 loại giao tử hoán vị là AbaB.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 204558

Theo lí thuyết, nếu phép lai thuận là ♂Cây thân cao × ♀Cây thân thấp thì phép lai nào sau đây là phép lai nghịch? 

Xem đáp án

Vì phép lai nghịch là phép lai ngược của phép lai thuận. 

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 204559

Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?

Xem đáp án

Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn đều làm thay đổi cấu trúc NST.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 204560

Trong hệ sinh thái, sinh vật vào sau đây là sinh vật sản xuất?

Xem đáp án

Sinh vật sản xuất phần lớn đều là thực vật. 

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 204561

Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

Xem đáp án

Động vật hô hấp bằng hệ thống ống khí là châu chấu. 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 204562

Lai tế bào xôma của loài 1 có kiểu gen Aa với tế bào xôma của loài 2 có kiểu gen Bb, có thể thu được tế bào lai có kiểu gen

Xem đáp án

Lai tế bào xôma (hay dung hợp tế bào trần) là dung hợp hai loại tế bào sinh dưỡng với nhau. 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 204563

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư phát sinh ở đại

Xem đáp án

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư phát sinh ở đại Cổ sinh.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 204564

Để tưới nước hợp lí cho cho cây trồng, cần dựa vào bao nhiêu đặc điểm sau đây?

I. Đặc điểm của loài cây.                                                         II. Đặc điểm của đất.

III. Đặc điểm của thời tiết.                                                     IV. Đặc điểm pha sinh trưởng và phát triển của cây. 

Xem đáp án

I. Đúng vì khi biết đặc điểm của loài cây đó thì chúng ta sẽ tưới nước một cách hợp lí. 

II. Đúng vì đất cũng là nhân tố ảnh hưởng tới sự hấp thụ nước và muối khoáng của rễ.

III. Đúng vì thời tiết trời trưa nắng mà tưới nước thì cây sẽ bị héo hoặc chết.

IV. Đúng vì mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển cần lượng nước khác nhau.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 204565

Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền tim?

Xem đáp án

Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Nên khi một bệnh nhân được lắp máy hỗ trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim thay thế cho nút xoang nhĩ.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 204566

Tính trạng màu mắt ở cá kiếm do 1 gen có 2 alen quy định. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả ở bảng sau: 

Trong các kết luận sau đây mà nhóm học sinh rút ra từ kết quả thí nghiệm trên, kết luận nào sai?

Xem đáp án

Câu này đề ghi thêm giới tính đực, cái vào khá là “lừa tình” có thể khiến cho một số bạn nhầm lẫn là gen này nằm trên NST giới tính.

Ở đây khi nhìn vào các đời con F1, F2 thì ta thấy tỉ lệ kiểu hình ở 2 giới là như nhau, phép lai thuận và nghịch cho kết quả giống nhau

Gen này nằm trên NST thường và không chịu ảnh hưởng bởi giới tính; gen này nằm trong nhân, không nằm trong tế bào chất  B đúng

Ở thế hệ P, đen × đỏ → F1 toàn mắt đen  đen trội hoàn toàn so với đỏ. ⇒ D đúng

Quy ước: A: đen >> a: đỏ

Dễ dàng nhận thấy kiểu gen của P là AA × aa → F1: Aa → F1 × F1: Aa × Aa → F2: 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa ⇒ A đúng

Vậy C sai, trong tổng số con mắt đen ở F1 thì có 2/3 số cá có KG dị hợp

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 204568

Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, chất cảm ứng lactôzơ làm bất hoạt prôtên nào sau đây?

Xem đáp án

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli, chất cảm ứng lactôzơ làm bất hoạt prôtêin ức chế.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 204570

Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây?

I. Tận dụng diện tích gieo trồng.

II. Tận dụng nguồn sống của môi trường.

III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn.

IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây.

Xem đáp án

Kỹ thuật này áp dụng đối với những loài cây có ổ sinh thái khác nhau để cùng sống trong một nơi cư trú, nhằm tiết kiệm diện tích, thời gian thu hoạch

I. Đúng vì khi trồng xen kẽ thì sẽ tận dụng được diện tích gieo trồng của các loài cây.

II. Đúng vì khi trồng xen kẽ sẽ tận dụng được môi trường sống để cây có thể phát triển và sinh trưởng.

III. Đúng vì khi trồng xen kẽ thì tổng sinh khối của các cây trong vườn sẽ lớn hơn và đều thu hoạch được nông phẩm trong vườn.

IV. Sai, cách này không “động chạm” gì tới sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây cả.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 204571

Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđôn kết thúc?

Xem đáp án

Triplet 3’AGG5’ có codon trên mARN là 5’UXX3’, có đột biến điểm kiểu gì cũng không xuất hiện côđôn kết thúc được

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 204572

Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản?

Xem đáp án

Hạt cà phê khi phơi khô sẽ làm giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản và giữ được hương vị tự nhiên của hạt cà phê.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 204573

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thần có trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn tuần so với alen b quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1. Theo lý thuyết, nếu F1 xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa đỏ thì tỉ lệ kiểu hình này có thể là:

Xem đáp án

A cao > a thấp; B đỏ > b trắng. hai gen phân li độc lập.

(P): cao, đỏ x cao, đỏ = A_B_ x A_B_.

Với cặp A có 2 trh

TH1: AA x AA/ AA x Aa => F1: 100%A_

TH2: Aa x Aa => F1: 75% A_ : 25% aa.

Tương tự với cặp B:

TH1: BB x BB/ BB x Bb => F1: 100% B_

TH2: Bb x Bb => F1: 75% B_ : 25% bb.

Vậy A_B_ (F1) có thể bằng 

TH1 = 100% x 100% = 100%.

TH2 = 75% x 100% = 100% x 75% = 75%.

TH3= 75% x 75% = 56,25%.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 204575

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen A, a, B, b quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, Phép lai P: 2 cây thuần chủng có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 giao phấn với cây M trong loài, thu được đời com có tỉ lệ kiểu hình là 3: 3: 1: 1. Theo lý thuyết, số loại kiểu gen ở đời con có thể là trường hợp nào sau đây?

Xem đáp án

Ta có:

P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản => F1 dị hợp hai cặp gen.

TH1: hai gen A và B phân li độc lập

Tỉ lệ kiểu hình chung 3 : 3 : 1 : 1 = (3:1)(1:1)

Như vậy ta có phép lai AaBb x Aabb/aaBb. => số loại kiểu gen = 3x2 = 6. (không thỏa mãn)

TH2: Hai gen A và B cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.

Ta có : P dị hợp hai cặp,

ab/ab = 1/8 = 1/4x1/2 => một P sinh giao tử ab bằng 1/2 => dị hợp một cặp gen.

Và một P sinh ab bằng 1/4 => dị đều hoặc chéo, f = 50%.

Vậy P có thể là \(\frac{{AB}}{{ab}}/\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}/\frac{{aB}}{{ab}}.\left( {f = 50t\% } \right).\)

Số loại kiểu gen = 7. (không thỏa mãn).

ab/ab = 1/8 = 1/8x1 => một P sinh giao tử ab bằng 1 => 1 P có kiểu gen là \(\frac{{ab}}{{ab}}.\)

=> Phép lai phân tích.

một P sinh ab bằng 1/8 => dị chéo, f = 25%.

Vậy P có thể là \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{ab}}{{ab}}.\left( {f = 25\% } \right).\)

Số loại kiểu gen = 4. (thỏa mãn).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 204576

Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, 2 cặp gen này phân li độc lập. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1 gồm 75% cây thân cao, hoa đỏ và 25% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Theo lý thuyết, số cây có 2 alen trội ở F2 chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

A cao > a thấp; B đỏ > b trắng. hai gen phân li độc lập.

P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ

F1: 75% cao, đỏ : 25% cao, trắng.

Như vật F1: 100% A_ ; => P: AA x AA / AA x Aa.

F1 (gen B): 75% B_ : 25% bb. => P: Bb x Bb

Mà F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F1 có 4 loại kiểu hình = 2 x2. Hay cặp A tạo ra 2 loại kiểu hình, tức là cây A_ ở F1 có cây Aa.

Vậy P phải là (AA x Aa)(Bb x Bb).

F1: (1/2 AA : 1/2 Aa)(1/4 BB : 2/4 Bb : 1/4 bb).

F2: (9/16 AA : 6/16 Aa : 1/16 aa)(1/4 BB : 2/4 Bb : 1/4 bb). 

Tỉ lệ cây mang 2 alen trội = 9/16x1/4+ 6/16x2/4 + 1/16x1/4 = 22/64 = 11/32.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 204577

Một loài thực vật, xét 3 cặp gen: A, a B, b; D, d; mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây đều có kiểu hình trội về 3 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 6: 3: 3: 2: 1: 1 và có số cây mang 1 alen trội chiếm 12,5%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 không xuất hiện kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen.

II. F1 có 50% số cây dị hợp 1 cặp gen.

III. F1 có 3 loại kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.

IV. F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 3 tính trạng.

Xem đáp án

Ta có: 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 = (3:1)(1:2:1).

Như vậy, có hai gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và một gen nằm trên nhiễm sắc thể khác.

Giả sử gen A và B cùng nằm trên một NST, gen D phân li độc lập.

Vì trội hoàn toàn nên gen D không thể sinh ra tỉ lệ kiểu hình 1 : 2: 1

=> gen D sinh tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 (P: Dd x Dd);

hai cặp gen A và B sinh tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 :1.

=> P: \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}/\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}.\)

Với P là \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)ta thấy không thể tạo ra cây mang 1 alen trội (trái với đề bài) => loại. 

Với P là \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)

=> Tỉ lệ cây mang 1 alen trội \( = \left( {\frac{{Ab}}{{ab}} + \frac{{aB}}{{ab}}} \right).\left( {dd} \right) = \left( {1/4 + 1/4} \right).\left( {1/4} \right) = 2/16 = 1/8 = 12.5\% .\) (thỏa mãn)

Vậy \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd \times \frac{{Ab}}{{aB}}Dd.\)

I đúng. Không thể tạo kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen.

II đúng. Số cây dị hợp một cặp gen \( = \left( {\frac{{Ab}}{{ab}} + \frac{{aB}}{{ab}} + \frac{{AB}}{{Ab}} + \frac{{AB}}{{aB}}} \right).\left( {dd + DD} \right) = 1 \times 1/2 = 1/2 = 50\% \)

III sai. Số kiểu gen dị hợp hai cặp gen \( = \left( {\frac{{Ab}}{{ab}} + \frac{{aB}}{{ab}} + \frac{{AB}}{{Ab}} + \frac{{AB}}{{aB}}} \right)\left( {Dd} \right) = 4\) kiểu gen.

IV sai. Kiểu hình trội về 3 tính trạng A_B_D_ \( = \left( {\frac{{AB}}{{Ab}} + \frac{{AB}}{{aB}}} \right).\left( {DD + Dd} \right) = 4\) kiểu gen.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 204578

Một quần thể thú ngẫu phối, xét 4 gen: gen 1 và gen 2 cũng nằm trên 1 NST thường, gen 3 và gen 4 cùng nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X. Cho biết quần thể này có tối đa 8 loại giao tử thuộc gen 1 và gen 2; tối đa 5 loại tinh trùng thuộc gen và gen 4 (trong đó có cả tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y). Theo lí thuyết, quần thể này có tối đa bao nhiều loại kiểu gen thuộc các gen đang xét?

Xem đáp án

Gọi số alen của gen 1 là a, Số alen của gen 2 là b, Số alen của gen 3 là c, Số alen của gen 4 là d.

Ta có: Quần thể có tối đa 8 loại giao tử về gen 1 và 2 => a.b = 8.

Số loại tinh trùng X = c.d

Số loại tinh tùng Y = 1.

Theo bài ra, tổng số loại tinh trùng là 5 => c.d + 1 = 5 => c.d = 4.

Số loại kiểu gen trong quần thể = (NST thường)(XX + XY)

\( = \left( {\frac{{a.c\left( {a.b + 1} \right)}}{2}} \right)\left( {\frac{{c.d\left( {c.d + 1} \right)}}{2} + c.d} \right) = \left( {\frac{{8.9}}{2}} \right)\left( {\frac{{4.5}}{2} + 4} \right) = 504.\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 204579

Cho sơ đồ phả hệ sau: 

Cho biết mỗi bệnh do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, người số 10 không mang alen gây bệnh A, người số 8 mang alen gây bệnh H và các gen phân li độc lập. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác định được tối đa kiểu gen của 8 người trong phả hệ.

II. Xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh A và không bị bệnh B của cặp 12 – 13 là 63/160.

III. Xác suất sinh con gái đầu lòng không mang alen gây bệnh A và không mang alen gây bệnh B của cặp 12 – 13 là 49/240.

IV. Người số 4, 6, 7, 13 và 14 có thể có kiểu gen giống nhau.

Xem đáp án

Xét bệnh A:

Người số 10 không mang alen quy định bệnh A có kiểu hình bình thường => bệnh A do gen lặn quy định. 

Bệnh xuất hiện chủ yếu ở nam, tất cả gia đình có bố bình thường sinh con gái đều bình thường (biểu hiện di truyền chéo)

=> Bệnh A do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X tại vùng không tương đồng quy định.

Xét bệnh B:

Bố mẹ 5 và 6 bình thường sinh con gái 11 bị bệnh => bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.

Quy ước gen: A: bình thường; a: bị bệnh A. B: bình thường; b: bị bệnh B.

Kiểu gen của các thành viên trong phả hệ:

Xác định được kiểu gen của 7 người trong phả hệ gồm người số 3,4,5,6,8,9,10,16._ I sai.

Người số 12 là con của người số 5 và 6 ( tương đương XAY Bb x XAXa Bb).

=> Tỉ lệ kiểu gen người số 12 là (1/2 XAXA : 1/2 XAXa)(1/3 BB : 2/3 Bb).

Tỉ lệ kiểu gen của người số 7 là (1/2 XAXA : 1/2 XAXa) )(1/3 BB : 2/3 Bb).

Tỉ lệ kiểu gen của người số 13 (con của 7 và 8) là

(3/4 XAXA : 1/2 XAXa )(2/5 BB : 2/5 Bb).

Xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh A không bị bệnh B là (7/8x1/2)(1 – 1/3x3/10) = 63/160._II đúng.

Xác suất sinh con gái đầu lòng không mang alen bệnh A và không mang alen quy định bệnh B (XAXABB) là (7/8x1/2)(7/10x2/3)= 49/240._ III đúng.

Người số 4,6,11,13,14 có thể có kiểu gen giống nhau._ IV đúng.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 204580

Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây hoa đỏ × Cây hoa đỏ, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

Xem đáp án

A đỏ > a trắng.

P: đỏ x đỏ => F1: 100% đỏ.

=> P : AA x AA / AA x Aa.

F1 : đỏ x đỏ => cả đỏ lẫn trắng. tức là P có tồn tại cây hoa đỏ có kiểu gen Aa.

Vậy P là Aa x AA => F1 : 1/2 AA : 1/2 Aa.

F1 x F1: F2: 9/16 AA : 6/16 Aa : 1/16 aa = tỉ lệ kiểu hình 15 : 1.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 204581

Một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\) giảm phân, cặp NST thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cặp NST giới tính phân li bình thường, Theo lý thuyết, nếu tế bào này tạo ra số loại giao tử tối đa thì tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra có thể là trường hợp nào sau đây?

Xem đáp án

RỐI LOẠN PHÂN LI CẶP GEN \(\frac{{AB}}{{ab}}\) CỦA MỘT TẾ BÀO SINH TINH

TH1: rối loạn phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường và không HVG. 

Như vậy, kết thúc quá trình sẽ tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ 1: 1 

TH2: rối loạn phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường và có HVG. 

(đây là một trường hợp về cách sắp xếp nhiễm sắc thể, vẫn còn TH khác)

Như vậy, kết thúc quá trình thu được 3 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 1 : 1.

Kết hợp với kiểu gen XDXd, ta thấy kết thúc quá trình giảm phân 1, mỗi nhiễm sắc thể X trong cặp sẽ đi về một tế bào con và tạo ra ở mỗi tế bào con 2 giao tử giống nhau.

Vậy, kết thúc quá trình sẽ thu được tỉ lệ giao tử là 1 : 1 hoặc 1 : 2 : 1.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 204582

Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có %A – %X = 10% và %T – %X = 30%; trên mạch 2 có %X – %G = 20%. Theo lý thuyết, trong tổng số nuclêôtit trên mạch 2, số nuclêôtit loại G chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Ta có:

%T1 - %X1 = 30% hay %T1 = %X1 + 30%.

%A1 - %T1 = 10% hay % A1 = %X1 + 10% ,

%X2 - %G2 = 20% hay %G1 - %X1 = 20% hay %G1 = %X1 + 20%.

Ta có: A1 + T1 + G1 + X1 = 100%

Hay (%X1 + 10%) + (%X1 + 30%) + (%X1 + 20%) + %X1 = 100% = 4.%X1 + 60%= 100%.

Vậy %X1 = 10%.

Trong tổng số nuclêôtit trên mạch 2, số nuclêôtit loại G chiếm tỉ lệ = %G2 = %X1 = 10%.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 204583

Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen: A, a; B, b phân li độc lập cùng quy định; kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội A quy định hoa vàng; kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội B quy định hoa hồng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng; hình dạng quả do cặp gen D, d quy định. Thế hệ P: Cây hoa đỏ, quả dài tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 56,25% cây hoa đỏ, quả dài : 18,75% cây hoa vàng, quả dài : 18,75% cây hoa hồng, quả ngắn : 6,25% cây hoa trắng, quả ngắn. Cho cây ở thế hệ P thụ phấn cho các cây khác nhau trong loài, đời con của mỗi phép lai đều thu được 25% số cây hoa vàng, quả dài. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai phù hợp?

Xem đáp án

F1: 9/16 đỏ, dài: 3/16 vàng, dài: 3/16 hồng, ngắn: 1/16 trắng, ngắn.

=> aabbdd = 1/16 chứng tỏ có liên kết gen, và ở đây giả sử như A liên kết D thì ta có = 1/16: 1/4bb.

=> Kiểu gen P là \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb,\) không có hoán vị gen xảy ra.

P × cây khác => 25% hoa vàng, quả dài.

Thấy rằng 0,25 A-D-bb = 1A-D- × 1/4bb (1) hoặc = 1/2A-D- × 1/2bb (2).

TH (1):

- 1/4bb tạo ra từ phép lai.

- 1A-D- tạo ra từ các phép lai.

=> Có 1 phép lai.

TH (2):

- 1/2bb tạo ra từ.

- 1/2A-D- tạo ra từ các phép lai \(\frac{{AD}}{{ad}} \times \frac{{ad}}{{ad}}\) hoặc \(\frac{{Ad}}{{aD}}\) hoặc \(\frac{{Ad}}{{ad}}\) hoặc \(\frac{{Ad}}{{Ad}}\) hoặc \(\frac{{aD}}{{aD}}\)

=> Có 6 phép lai.

Tổng có 7 phép lai. 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »