Phân tích chi tiết Bắt nạt

Lý thuyết về phân tích chi tiết bắt nạt môn văn lớp 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(414) 1379 26/09/2022

I. Nêu vấn đề bắt nạt là xấu - Khổ 1

- Nêu vấn đề trực tiếp cùng thái độ của tác giả: Bắt nạt là xấu lắm.
- Nêu ý kiến, lời khuyên:
+ "Đừng bắt nạt, bạn ơi" → Dấu phẩy ngăn cách, tách đối tượng, nhấn mạnh lời kêu gọi.
+ Bất cứ ai đều không cần bắt nạt.

II. Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt - Khổ 2, 3, 4

- Nêu những việc làm tốt:
+ Học hát, nhảy híp-hóp.
+ Thử mù tạt, đối mặt thử thách.
- Nhấn mạnh việc không nên dành thời gian bắt nạt, chèn kép kẻ yếu. → Tốn thời gian, hèn nhát.
- Đứng về phe kẻ yếu:
+ Nhút nhát giống thỏ con, đáng yêu.
+ Sao không yêu, lại còn...?
- Nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ.
+ Điệp: Tại sao, sao không...
+ Ẩn dụ: ăn mù tạt = thử thách.

III. Phân loại đối tượng bắt nạt - Khổ 5, 6

- Điệp từ, điệp ngữ "Đừng bắt nạt". → Nhấn mạnh quan điểm, ý kiến tác giả.
- Đối tượng: trẻ con, người lớn, ai, mèo, chó, nước khác.
→ Hướng tới tất cả mọi đối tượng.
- Lí do: Vì bắt nạt dễ lây. → Bắt nạt có thể ảnh hưởng đến người khác, khiến xã hội hỗn loạn.

IV. Lời khuyên răn, liên hệ bản thân - Khổ 7, 8

- Trực tiếp xưng "tớ".
- Lời khuyên răn, bảo vệ phe yếu: Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu cần bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.
- So sánh với chính mình: Bị bắt nạt quen rồi.
- Khẳng định lần nữa ý kiến bản thân: Vẫn không thích bắt nạt/ Vì bắt nạt rất hôi! → Từ "hôi" là một từ lạ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. → Thể hiện sự xấu xa, tiêu cực của việc bắt nạt.
(414) 1379 26/09/2022