Thằn lằn bóng đuôi dài

Lý thuyết về Thằn lằn bóng đuôi dài môn sinh lớp 7, đời sống của thằn lằn, cấu tạo ngoài và di chuyển của thằn lằn.
(402) 1340 02/08/2022

I. ĐỜI SỐNG

- Ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng.

- Có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất

- Bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ

- Thở bằng phổi

- Trú đông trong các hang đất khô

- Là động vật biến nhiệt

- Sinh sản:

+ Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.

+ Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong).

+ Thằn lằn cái đẻ trứng (5 – 10 quả) vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.

+ Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi. Phát triển không qua biến thái.

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài và ý nghĩa thích nghi 

- Có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt: động lực chính của sự di chuyển

- Da khô có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

- Cổ dài có thể quay về các phía: phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng

- Mắt có mi cử động: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

- Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động vào màng nhĩ.

thằn lằn bóng đuôi dài

2. Di chuyển

- Các bộ phận tham gia di chuyển là: thân, đuôi và 4 chi

- Khi di chuyển sang phải:

+ Thân uốn sang phải, đuôi uốn sang trái.

+ Chi trước bên phải cố đinh, chi sau bên trái di chuyển.

+ Chi trước bên trái cố định, chi sau bên phải chuyển lên phía trước

- Khi di chuyển sang trái thì ngược lại.

 Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn tì sát vào đất, uốn mình liên tục với sự hỗ trợ của chi trước và sau có vuốt con vật tiến lên lên phía trước.

di chuyển của thằn lằn
(402) 1340 02/08/2022