Thế giới động vật đa dạng và phong phú

Lý thuyết về Thế giới động vật đa dạng và phong phú môn sinh lớp 7, đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể, đa dạng về môi trường sống.
(395) 1318 02/08/2022

 

I. Đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể

Thế giới động vật xung quang chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú

Độ đa dạng của động vật không chỉ thể hiện ở số lượng loài mà còn thể hiện ở số lượng cá thể của từng loài.

Độ đa dạng về loài: 

+ Số lượng loài hiện nay đã được phát hiện là khoảng 1,5 triệu loài

Ví dụ: Số lượng loài của một giọt nước biển được quan sát dưới kính hiển vi vô cùng đa dạng

1 giọt nước biển dưới kính hiển vi | Tinh tế

+ Các loài khác về kích thước

Ví dụ: bên cạnh những động vật đơn bào có kích thước hiển vi thì còn có các động vật rất lớn như trai tượng (vỏ dài 1,4m, nặng 250Kg) hay voi châu Phi (nặng 4 tấn, cao 3m), cá voi xanh (nặng 150 tấn, dài 33m)

Sự đa dạng về số lượng cá thể: phụ thuộc vào mỗi loài

Ví dụ: Đàn châu chấu đi di cư như những đám mây, số lượng cá thể bươm bướm vào mùa hạ của vườn Quốc gia Cúc Phương lên đến hàng nghìn con bay dọc đường, số lượng kiến của tổ kiến lên đến hàng triệu con…

Một số loài động vật được thuần hóa đã trở thành vật nuôi có những đặc điểm khác rất nhiều so với tổ tiên hoang dại và biển đổi theo nhiều hướng để đáp ứng nhu cầu của con người

Ví dụ: Gà nuôi có tổ tiên là loài gà rừng nhỏ nhắn đang sống ở vùng nhiệt đới. Gà nuôi được biến đổi rất nhiều về màu lông, kích thước, chiều cao ... khác xa so với tổ tiên của chúng

II. Đa dạng về môi trường sống

Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố ở khắp các môi trường sống như: môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ…), trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm, từ đỉnh Everet cao hơn 8000m đến vực sâu 11000m dưới đáy đại dương...

Động vật ở những vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn Động vật vùng ôn đới và Nam Cực do: khí hậu mát mẻ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển, thức ăn dồi dào...

        

Động vật nước ta rất đa dạng và phong phú vì nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

Động vật có các đặc điểm thích nghi cao với môi trường sống của chính nó.

Ví dụ ở Nam cực toàn băng tuyết nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới 17 loài khác nhau. Những đặc điểm thích nghi với môi trường giá lạnh của chúng là :

+ Mỗi con nặng 30 – 40kg, lông rậm, mỡ dày → giữ nhiệt cho cơ thể

+ Con cái đẻ 1 – 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40% khối lượng → khả năng chăm sóc con từ khi còn trong trứng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng nở.

+ Con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non → giúp con thích nghi dần với điều kiện khí hậu lạnh giá ở Nam cực.

+ Chúng thường sống thành bầy đàn, đông tới hàng nghìn con → tăng khả năng kiếm mồi và chống lại kẻ thù cũng như cái lạnh của Nam cực.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

 

(395) 1318 02/08/2022