Thủy tức

Lý thuyết về Thủy tức môn sinh lớp 7, hình dạng ngoài, di chuyển, cấu tạo trong của thủy tức, dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức.
(401) 1338 02/08/2022

Thủy tức là đại diện của ngành Ruột khoang sống ở nước ngọt. Chúng thường bám vào cây thủy sinh (như rong đuôi chó, tóc tiên, bèo tấm …) trong các giếng, ao, hồ …

I. HÌNH DẠNG NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Hình dạng ngoài

Cơ thể hình trụ dài. Gồm 2 phần:

+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra.

+ Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể.

Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

2. Di chuyển

Di chuyển theo 2 cách:

- Di chuyển kiểu sâu đo.

- Di chuyển kiểu lộn đầu.

II. CẤU TẠO TRONG

Cơ thể thủy tức cấu tạo gồm 2 lớp ngoài và lớp trong.

- Lớp ngoài gồm: tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô biểu bì – cơ, tế bào sinh sản.

- Lớp trong gồm: Tế bào mô cơ – tiêu hóa.

- Giữa hai lớp là tầng keo mỏng.

- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi).

- Cấu tạo, chức năng một số tế bào thành cơ thể thủy tức (bỏ cột cấu tạo và chức năng)

III. DINH DƯỠNG

- Bắt mồi: khi đói thủy tức vươn dài đưa tua miệng có chứa các tế bào gai quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phải con mồi → tế bào gai ở tua miệng phóng ra → làm tê liệt con mồi → đưa vào bên trong cơ thể → được tiêu hóa ở khoang ruột nhờ các tế bào mô cơ – tiêu hóa.

- Lỗ miệng có vai trò vừa là nơi đưa thức ăn vào bên trong khoang ruột vừa là nơi thải chất thải ra khỏi cơ thể.

- Hô hấp: chưa có cơ quan hô hấp, sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.

IV. SINH SẢN

Thủy tức có 3 hình thức sinh sản:

- Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi:

- Sinh sản hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và sinh dục cái:

+ Tế bào trứng được tinh trùng khác của thủy tức đến thụ tinh.

+ Sau khi thụ tinh trứng phân cắt nhiều lần → thủy tức con

+ Sinh sản hữu tính thường xảy ra vào mùa lạnh, ít thức ăn.

- Tái sinh: có khả năng tái sinh thành cơ thể hoàn chỉnh từ một phần cơ thể cắt ra.

(401) 1338 02/08/2022