Bài 10. Hy Lạp cổ đại

Lý thuyết về bài 10. hy lạp và la mã cổ đại lịch sử và địa lí lớp 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(428) 1425 26/09/2022

I. Sơ đồ tư duy Bài 10 Hy Lạp cổ đại sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Sơ đồ tư duy bài Hy Lạp cổ đại sách Kết nối tri thức với cuộc sông

II. Điều kiện tự nhiên

Mở đầu: Vùng bờ biển phía Nam bán đảo Ban-căng là nơi bắt đầu của lịch sử Hy Lạp cổ đại. Những cư dân ở đây tự gọi mình là người Hy Lạp, con cháu của thần Hê-len, nói chung một ngôn ngữ. Thế kỉ VII TCN, người Hy Lạp đã lần lượt xây dựng những thành bang lớn nhỏ, đưa đất nước của các vị thần trên đỉnh Ô-lim-pớt trở thành cái nôi của nền văn minh châu Âu hiện đại.

 - Vị trí địa lí:

+ Chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo Ban căng, các đảo trong vùng biển Ê-giê và vùng ven biển phía Tây Tiểu Á.địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch  nên các nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,..

+ Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm, thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt văn hóa của người dân.

+ Có lợi thế lớn với đường bờ biển dài, có nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương buôn bán. Bờ biển phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh kín gió, tạo nên các cảng tự nhiên.

- Cảng biển Pi-rê là cảng biển quan trọng nhất của Hy Lạp. Nó nằm cách thủ đô A-ten 12km. Pi-rê là cảng hành khách lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới về cảng hàng hóa. Từ cảng Pi-rê, người Hy Lạp đem hàng hóa giao thương khắp Địa Trung Hải, đến tận vùng Biển Đen.

III. Nhà nước thành bang và nền dân chủ Hy Lạp

- Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tướng lĩnh, Hội đồng 500 và Tòa án 6000 người.

- Sơ đồ tổ chức nhà nước thành bang:

- Yếu tố dân chủ được thể hiện qua bức hình 10.3 như sau: Tất cả công dân nam từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giấm sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò. Vào thời đại Pê-ri-clét, A-ten còn thực hiện chế độ bổ nhiệm bằng bốc thăm, trả lương cho viên chức, nên những người nghèo có thể tham gia chính quyền.

- Ưu điểm của nhà nước thành bang:

+ Không như ở phương Đông, quyền lực tối cao tập trung trong tay hoàng đế (chế độ quân chủ chuyên chế), ở Aten (Hi Lạp) quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân.

+ Tất cả những công dân 18 tuổi trở nên (chỉ giành cho nam giới), đều được tham gia. Cơ quan này có quyền thảo luận những vấn đề quan trọng nhất của đất nước như giảng hòa hay tuyên chiến, đề ra các dự luật, bầu chọn và cử các viên chức nhà nước như chức chấp chính quan hay tư lệnh quân đội.

+ Ngoài ra, còn có Hội đồng 500 người, mà tất cả các công dân tự do (nam) từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia. Đây là cơ quan hành chính cao nhất. Số đại biểu của mỗi tiểu khu cử lên được căn cứ theo tỉ lệ dân số nhiều hay ít.

+ Ở A-ten, còn quy định chế độ “bỏ phiếu bằng vỏ sò”. Có nghĩa là mọi công dân A-ten đều có thể ghi tên những người, kể cả quan chức bị nghi ngờ phản trắc. Nếu có 6000 vỏ sò cùng ghi tên một người thì trong vòng 10 ngày họ bị trục xuất khỏi thành bang, của cải bị niêm phong.

Mở rộng: Quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân, gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu vỏ sò. Vào thời đại Pê-ri-clet, A-ten còn thực hiện chế độ bổ nhiệm bằng bốc thăm, trả lương cho viên chức nên những người nghèo cũng có thể tham gia chính quyền.

IV. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Phê-ni-xi (Phoenicia), người Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.

Chữ viết Hy Lạp tìm thấy trên một bia mộ ở Ai Cập thế kỉ I

- Nhờ sớm có chữ viết, nhiều tác phẩm văn học như hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me được lưu lại cho đời sau, góp phần đặt nền móng cho văn học phương Tây. Nhiều vở kịch của các tác giả Ê-sin, Xô-phốc-clơ,  Ơ-ri-pít đến nay vẫn được trình diễn, dựng thành phim.

- Hy Lạp là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Về Toán học có Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét. Về sử học có Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít,… Về Triết học có Pla-ông, A-ri-xtốt,…

- Nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp còn đến ngày nay như : Đền Pác-tê-nông, A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt,…

(428) 1425 26/09/2022