Biển và đại dương

Lý thuyết về biển và đại dương lịch sử và địa lí lớp 6 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(426) 1421 26/09/2022

I. Đại dương thế giới

- Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

- Có 4 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

II. Độ muối, nhiệt độ của nước biển

a. Độ muối

- Nước ở biển và đại dương có vị mặn. 

- Đơn vị tính độ muối: o/oo.

- Độ muối trung bình của nước đại dương là: 35o/oo.

+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35 – 36 o/oo.

+ Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34 – 35 o/oo.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ muối: lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

b. Nhiệt độ

III. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương

a) Sóng biển

- Khái niệm: Là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió càng to và thời gian thổi càng lâu thì sóng biển càng lớn.

- Phân loại: Sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,… Trong đó, sóng thần là loại thiên tai khủng khiếp và gây thiệt hại nặng nề nhất cho vùng ven biển.

b) Thuỷ triều

- Khái niệm: Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Do lực hút (lực hấp dẫn) của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất

- Phân loại: 

+ Triều cường: vào các ngày trăng tròn hoặc không trăng (thủy triều lên xuống lớn nhất)

+ Triều kém: vào các ngày trăng khuyết (thủy triều lên xuống nhỏ nhất)

c) Dòng biển (hải lưu)

- Khái niệm: Là sự chuyển dịch của lớp nước trên các biển và đại dương tạo thành các dòng chảy tương tự như các dòng sông trên lục địa.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.

- Phân loại: 

+ Dòng biển nóng: chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao, tính chất nóng và ẩm

+ Dòng biển lạnh: chảy từ vĩ độ cao lên vĩ độ thấp, tính chất lạnh và khô.

- Ảnh hưởng lớn đến khí hậu vùng đất ven biển nơi mà chúng chảy qua.

- Là những khối băng khổng lồ, dịch chuyển chậm trên đất liền, sườn núi, thường cuốn theo các tảng đá lớn, làm thay đổi địa hình

- Đặc điểm

+ 10% diện tích lục địa được bao phủ bởi băng hà.

+ Băng hà giữ khoảng 70% lượng nước ngọt trên thế giới

+ Băng hà chủ yếu ở châu Nam cực và đảo Grơn-len (chiếm 99% khối lượng băng trên Trái Đất). Còn lại 1% phân bố trên các đỉnh núi cao của các lục địa.

- Vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người

+ Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.

+ Cung cấp nước cho các dòng sông.

+ Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,... thay thế cho lượng nước ở sông, hồ, nước ngầm khi chúng bị suy giảm và ô nhiễm dần.

(426) 1421 26/09/2022