Thủy quyền và vòng tuân hoàn lớn của nước

Lý thuyết về thủy quyền và vòng tuân hoàn lớn của nước lịch sử và địa lí lớp 6 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(417) 1391 26/09/2022

I. Các thành phần chủ yếu của thủy quyển

* Khái niệm

Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nắm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất. 

* Các nguồn nước: Gồm 

- Nước ở các đại dương, biển, sông, hồ và đầm lầy, tuyết, băng

- Nước dưới đất (nước ngầm), nước trong các lỗ hổng và khe nứt của đá

- Nước trong sinh vật (chủ yếu từ thực vật)

- Hơi nước trong khí quyển.

* Trạng thái: Thủy quyển tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng và khí.

* Phân bố: Nước trên Trái Đất phân bố không đều

- Biển và đại dương chiếm khoảng 97,2% lượng nước của thủy quyển.

- Còn lại là nước ngọt chiếm tỉ lệ rất ít, khoảng 2,8%, phân bố không đều trên lục địa nhưng có vai trò quan trọng.

* Tỉ lệ thành phần của thủy quyển:

II. Vòng tuần hoàn nước trên trái đất

* Khái niệm:

Nước trên Trái Đất không nằm yên tại chỗ mà luôn vận động từ nơi này đến nơi khác tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín, gọi là vòng tuần hoàn nước.

* Đặc điểm:

- Luôn vận động từ nơi này đến nơi khác, từ đại dương đến lục địa và cả trong không khí.

- Chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác

- Khi rơi xuống, nước tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm, ...

* Các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất:

- Vòng tuần hoàn nhỏ: chỉ có hai giai đoạn, bốc hơi và nước rơi.

Mô tả: Nước trong các biển và đại dương bốc hơi lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ lại thành mây, các đám mây ngưng tụ các hạt nước li ti đến khi nặng dần thì rơi xuống tạo ra mưa trên biển và đại dương, được gọi là vòng tuần hoàn nhỏ.

- Vòng tuần hoàn lớn: có thể trải qua ba đến bốn giai đoạn: bốc hơi, nước rơi, thấm và dòng chảy.

Mô tả: Nước trong các biển và đại dương bốc hơi lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ lại thành mây; được gió đưa vào trong đất liền. Đồng thời trên lục địa cũng xảy ra quá trình bốc hơi ở ao, hồ, sông, suối, ... và bay lên cao, ngưng tụ lại thành mây. 

Các đám mây lớn khi nặng, gây ra mưa trên lục địa; trên các đỉnh núi cao, do nhiệt độ thấp, nước có thể rơi dưới dạng tuyết. Nước mưa sau khi rơi xuống, một phần chảy trên bề mặt lục địa tạo thành sông, suối, ... và đổ trở ra biển và đại dương. Một phần thấm sâu xuống lòng đất, trở thành dòng chảy ngầm dưới đất.

(417) 1391 26/09/2022