Nhiệt độ không khí
I. Nhiệt độ không khí và cách sử dụng nhiệt kế
- Nhiệt độ không khí là độ nóng hay lạnh của không khí.
- Nguyên nhân: Do nguồn ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời xuống Trái Đất, được bề mặt đất hấp thụ nhiệt, rồi bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên.
- Đơn vị đo nhiệt độ không khí: độ C (oC)
- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là: nhiệt kế
+ Nhiệt kế có bầu thủy ngân (hoặc rượu)
+ Nhiệt kế điện tử
- Đặt nhiệt kế trong lều khí tượng, cách mặt đất 1,5m.
- Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điểm: 1, 7, 13, 19 giờ).
II. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ
- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
- Nguyên nhân:
+ Do các vùng vĩ độ thấp có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn, mặt đất nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.
+ Ngược lại, càng lên vĩ độ cao (đặc biệt gần cực) góc chiếu tia sáng Mặt Trời nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt, nên lạnh hơn.