Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường trên bản đồ.

Lý thuyết về kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. tìm đường trên bản đồ. lịch sử và địa lí lớp 6 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(446) 1485 26/09/2022

I. KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ

a, Kí hiệu bản đồ

- Là các dấu hiệu quy ước, được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Lưu ý: “Kí hiệu bản đồ” trong bài không đồng nghĩa với “Phương pháp kí hiệu bản đồ”, mà được hiểu là việc thể hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ.

- Kí hiệu bản đồ rất đa dạng, chủ yếu gồm 3 loại:

+ Kí hiệu điểm: biểu hiện sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo những điểm rất riêng biệt.

+ Kí hiệu đường: biểu hiện sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo chiều dài.

+ Kí hiệu diện tích: biểu hiện sự vật, hiện tượng địa lí phân theo diện tích.

Phân loại các kí hiệu

b) Bảng chú giải

Bảng chú giải

- Bảng chú giải: phần giải nghĩa các kí hiệu, thường được bố trí ở phần dưới hoặc những khu vực trống trên bản đồ.

- Thứ tự của kí hiệu trong bản đồ chú giải được sắp xếp phụ thuộc vào nội dung chính mà bản đồ thể hiện.

II. ĐỌC MỘT SỐ BẢN ĐỒ THÔNG DỤNG

- Đọc tên bản đồ để biết nôi dung và lãnh thổ thể hiện

- Biết tỉ lệ bản đồ để có thể đo khoảng cách giữa các đối tượng

- Đọc bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ

- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ

- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

III. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ.

Để tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nơi đến và nơi đi, hướng đi trên bản đồ

Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường phù hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất, có thể đi qua một số điểm cần thiết, đảm bảo quy định về an toàn giao thông)

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ, xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.

Ví dụ: Từ vị trí của tôi đi Hồ Tây

Vào Google Map để dễ dàng tìm kiếm đường đi từ vị trí của bạn đến Hồ Tây.

Xác định vị trí đến Hồ Tây
(446) 1485 26/09/2022