Đề thi HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 CTST năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Qúy Đôn
Đề thi HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 CTST năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Qúy Đôn
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
60 phút
-
621 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong hệ Mặt Trời bao gồm những thành phần nào?
Trong hệ Mặt Trời bao gồm:
- Mặt Trời
- 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng
- các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch
Đáp án D
Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là:
Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.
Đáp án D
Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì sao?
Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời nên phía Mặt Trăng hướng về Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.
Đáp án D
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì sao?
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:
+ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
+ Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau.
Đáp án D
Tại sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?
Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất vì Trái đất có dạng hình khối cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa còn lại không được chiếu sáng.
Đáp án B
Trái Đất có những chuyển động nào?
Trái Đất có những chuyển động:
+ Tự quay quanh trục từ tây sang đông
+ Quay quanh Mặt Trời
Đáp án D
Biện pháp nào là không tiết kiệm năng lượng?
- Biện pháp tiết kiệm năng lượng là
+ Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
+ Để điều hòa ở mức 260C
+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
- Biện pháp không tiết kiệm năng lượng là sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình vì bóng đèn dây tóc tiêu thụ nhiều điện năng để sáng => cần sử dụng các loại bóng compact hoặc LED hoặc bóng có nhãn tiết kiệm năng lượng.
Đáp án D
Thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng?
A – điện năng biến đổi thành nhiệt năng
B – điện năng biến đổi thành nhiệt năng
C - điện năng biến đổi thành quang năng, năng lượng âm thanh,…
D - điện năng biến đổi thành cơ năng
Đáp án D
Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?
Quả bóng bay lên ở độ cao bất kì so với mặt đất có cả động năng và thế năng hấp dẫn.
Đáp án B
Vật chất nào đều có nhiệt năng?
A – pin dự trữ năng lượng hóa học, bóng đèn đang sáng và thức ăn đã nấu chín có nhiệt năng.
B – lò xo dãn có thế năng đàn hồi, lò sưởi đang hoạt động và Mặt Trời có nhiệt năng.
C – gas dự trữ năng lượng hóa học, pin Mặt Trời, tia sét có nhiệt năng.
D – Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động đều có nhiệt năng.
Đáp án D
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
A – xuất hiện lực ma sát nghỉ
B – xuất hiện lực ma sát lăn
C – xuất hiện lực ma sát trượt
D – xuất hiện lực ma sát lăn
Đáp án A
Trường hợp nào, lực ma sát là có ích?
A – lực ma sát có hại vì làm mòn đế giầy dép
B - lực ma sát có lợi vì cần có lực ma sát giữa chân và sàn nhà thì người đi sẽ không bị ngã
C - lực ma sát có hại vì làm món xích xe
D - lực ma sát có hại làm di chuyển đồ vật khó khăn
Đáp án B
Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.
Khi treo vật nặng có trọng lượng 20 N thì lò xo dãn ra 20 cm.
=> Khi treo vật nặng có trọng lượng (20 + 15 = 35 N) thì lò xo dãn ra ? cm.
Độ dãn của lò xo khi treo vật nặng có trọng lượng 35 N là:
Chiều dài của lò xo khi đó là: 20 + 35 = 55 cm.
Đáp án D
Khi treo vật nặng có trọng lượng 2 N, lò xo dãn ra 1 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?
Khi treo vật nặng có trọng lượng 2 N thì lò xo dãn ra 1 cm.
=> Khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo dãn ra ? cm.
Vậy độ dãn của lò xo khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N là:
Đáp án B
Trường hợp nào sẽ liên quan đến lực tiếp xúc?
A – Tay của cô gái gây ra lực và có sự tiếp xúc với quả tạ => liên quan đến lực tiếp xúc.
B – Chân của cầu thủ gây ra lực và có sự tiếp xúc với quả bóng => liên quan đến lực tiếp xúc.
C – Nam châm gây ra lực hút quả bi sắt nhưng không có sự tiếp xúc với quả bi sắt => liên quan đến lực không tiếp xúc.
Đáp án D
Trường hợp nào liên quan đến lực không tiếp xúc?
A – Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất tác dụng lên nhau nhưng không có sự tiếp xúc nào => liên quan đến lực không tiếp xúc.
B - Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và Trái Đất tác dụng lên nhau nhưng không có sự tiếp xúc nào => liên quan đến lực không tiếp xúc.
D – Tay tác dụng lực vào cốc và có sự tiếp xúc => liên quan đến lực tiếp xúc.
Đáp án C
Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật gọi là gì?
Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là trọng lực. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là lực hút.
Đáp án B
Một cốc nước tinh khiết và một cốc trà sữa có cùng thể tích 150ml để gần nhau. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- Hai cốc nước khác loại nên sẽ có khối lượng khác nhau => trọng lượng cũng sẽ khác nhau.
- Mọi vật có khối lượng đều hút nhau một lực => có lực hấp dẫn giữa hai vật.
Đáp án C
Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó?
A – thay đổi tốc độ
B – thay đổi tốc độ và hướng chuyển động
C – thay đổi tốc độ
D – thay đổi tốc độ
Đáp án B
Chuyển động nào đã bị biến đổi?
A – bị biến đổi về độ lớn vận tốc
B – không thay đổi về hướng và độ lớn
C - không thay đổi về hướng và độ lớn
D - không thay đổi về hướng và độ lớn
Đáp án A
Hoạt động nào phải cần dùng đến lực?
Hoạt động cần dùng đến lực là nâng một tấm gỗ.
Các hoạt động A, B, D đều không cần dùng đến lực.
Đáp án C
Lực được biểu diễn bằng kí hiệu nào?
Lực được biểu diễn bằng mũi tên có:
- Gốc: là điểm mà lực tác dụng lên vật
- Hướng (phương và chiều): cùng hướng với lực tác dụng
- Độ lớn: chiều dài mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước
Đáp án A
Hành động nào là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
Các hành động A, B, C đều là các hành động gây suy giảm đa dạng sinh học.
Đáp án D
Vai trò nào không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?
Cung cấp dược liệu là vai trò của đa dạng sinh học đối với thực tiễn.
Đáp án B
Ngành động vật nào có số lượng lớn nhất trong giới động vật?
Ngành Chân khớp có hơn 1 triệu loài được mô tả, khiến chúng chiếm trên 80% tất cả các sinh vật được tìm thấy trên Trái đất.
Đáp án B
Nhóm ngành nào thuộc giới động vật có tổ chức cơ thể cao nhất?
Thú là nhóm động vật có tổ chức cơ thể cao nhất và hoàn thiện nhất trong giới động vật.
Đáp án A
Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần gọi là gì?
Ngành Hạt trần chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón.
Đáp án B
Đại diện nào không thuộc ngành hạt kín?
Rau bợ có rễ thật và hệ mạch, sinh sản bằng bào tử, là đại diện của ngành Dương xỉ.
Đáp án C
Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện ra sao?
Vì rêu chưa có hệ mạch và rễ thật nên chúng cần sống ở những nơi ẩm ướt để có thể hấp thụ nước một cách tốt nhất.
Đáp án B
Loại thực vật nào có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
Nhựa cây trúc đào có chứa chất glucoside. Khi chất này đi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng như nôn, người mệt lả, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, cso thể gây ra trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê, rối loạn nhịp tim.
Đáp án A
Loại nấm nào không phải đại diện của nấm túi?
Nấm mộc nhĩ có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, các bào tử mọc trên đảm và là đại diện của ngành Nấm đảm.
Đáp án A
Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện ra sao?
Khi trồng nấm rơm cần chọn vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm.
Đáp án D
Động vật nguyên sinh nào không chứa lục lạp?
Trùng giày không có lục lạp. Chúng sống dị dưỡng.
Đáp án D
Động vật nguyên sinh nào sẽ có khả năng hình thành bào xác?
Trùng kiết lị có khả năng hình thành bào xác trong trường hợp môi trường không thuận lợi.
Đáp án B
Vi khuẩn không có hình dạng cấu tạo nào?
Vi khuẩn có các dạng chính là hình que, hình cầu, hình xoắn và hình dấu phẩy. Dạng hình khối là dạng đặc trưng của virus.
Đáp án D
Thành phần nào không phải là thành phần cấu tạo của vi khuẩn?
Vi khuẩn có cấu tạo gồm các thành phần chính là: màng tế bào, thành tế bào, chất tế bào và vùng nhân. Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể có lông bơi hoặc roi bơi để hỗ trợ di chuyển.
Đáp án C
Bệnh nào không phải do virus gây nên?
Bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên.
Đáp án A
Vì sao virus cần kí sinh nội bào bắt buộc?
Virus chưa có cấu tạo tế bào khiến cho chúng không thể gia tăng số lượng nên chúng cần kí sinh nội bào bắt buộc để có thể tạo ra các cá thể mới nhờ cơ thể vật chủ.
Đáp án C
Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes. Hãy chỉ ra tên loài và tên chi của nấm hương.
Tên khoa học được gọi theo tên chi và tên loài nên Nấm hương sẽ có tên loài là Edodes và tên chi là Lentinula.
Đáp án B
Loài nào không thuộc giới Thực vật?
Tảo lục là đại diện thuộc giới Nguyên sinh.
Đáp án A