Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy Ninh Bình lần 2

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy Ninh Bình lần 2

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 52 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 220383

Điểm khác biệt lớn nhất giữa phong trào nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : so sánh

Cách giải:

Điểm khác biệt giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế bao gồm:

Tiêu chí so sánh

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Thời gian

Diễn ra trong 10 năm (1885 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam

Diễn ra trong 30 năm (1884 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Mục đích đấu tranh

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến

Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu

Nông dân

Lực lượng tham gia

Văn thân, sĩ phu, nông dân

Nông dân

Địa bàn hoạt động

Các tinh Trung và Bắc Kì

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì

Trong đó, điểm khác biệt lớn nhất thể hiện ở ngay tên của phong trào và cuộc khởi nghĩa, đó là mục tiêu đấu tranh. Phong trào Cần Vương có mục tiêu đấu tranh là đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. Trong khi đó, khởi nghĩa nông dân Yên Thế có mục tiêu đấu tranh là đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

=> Mục tiêu đấu tranh cũng quy định tính chất:

- Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 220384

Yếu tố khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936-1939 là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : Sgk 12 trang 98, suy luận

Cách giải:

Tháng 6-1936, chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ ở thuộc địa. Chính điều kiện khách quan thuận lợi này đã tạo điều kiện cho ta đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 220385

Thách thức lớn nhất mà xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã đặt ra cho Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

Toàn cầu hòa là xu thế đang có tác động đến mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế . Bởi vì nói đến quá trình toàn cầu hóa, như trên trình bày, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung. ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Cho đến nay, trải qua hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại và hết sức lớn. Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; tích luỹ từ nền kinh tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn thấp; kết cấu hạ tầng lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, …

=> Như vậy, thách thức lớn nhất mà toàn cầu hóa đem lại đối với Việt Nam là sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thế giới.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 220386

Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : Sgk 12 trang 78, suy luận

Cách giải:

- Trước khi Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa, Việt Nam là một nước nông nghiệp mang tính chất phong kiến với hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.

- Khi Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu nền kinh tế có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự phát triển các ngành kinh tế theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, dẫn đến viêc hình thành những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 220387

Từ sau cuộc tấn công Gia Định (2-1859), thực dân Pháp buộc phải chuyển sang thực hiện kế hoạch:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : Sgk 11 trang 110

Cách giải:

Sau cuộc tấn công ở Gia Đinh, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 220388

Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxiki (1975) là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : so sánh

Cách giải:

*Hiệp ước Bali (1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước

+Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

*Định ước Henxinki (1975) khẳng định những nguyên tắc cơ bản tring quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước.

=> Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxinki là đều xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 220389

Sự kiện nào được gọi là bước ngoặt trong phong trào cách mạng 1930 – 1931?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp : Sgk 12 trang 92, suy luận

Cách giải:

Tháng 5 trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5. Các cuộc đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.

=> Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là cuôc đấu tranh của công nhân và nông dân nhân ngày Quốc tế lao động 1-5.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 220390

Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng dựa trên cơ sở:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp : Sgk 12 trang 110

Cách giải:

Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 220391

Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, thực dân Pháp đã lợi dụng việc làm nào để chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : Sgk 11 trang 107

Cách giải:

Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, thưc dân Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo Thiên Chúa để chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 220392

Kẻ thù nào dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : Sgk 12 trang 121

Cách giải:

Sau Cách mạng tháng Tám, từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 220393

So với cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản, cải cách Rama V (thế kỉ XIX) ở Xiêm chú trọng nhất lĩnh vực:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp : so sánh

Cách giải:

So với Duy tân Minh Trị (Nhật Bản), cải cách Rama (Xiêm) thế kỉ XIX chủ trọng nhất đến lĩnh lực ngoại giao, đây là lĩnh vực được vua Rama V quan tâm đặc biệt. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai). Để giữ gìn chủ quyền đất nước. Nhờ vậy Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 220394

Từ nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), bài học quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn cuộc chiến tranh là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

Xét nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất:

* Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

+ Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.

* Nguyên nhân trực tiếp:

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

+ Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)

=> Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi.

=> Bài học rút ra từ phân tích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là: các nước dù có mâu thuẫn cũng cần phải biết kiềm chế, giải quyết các vẫn đề bằng biện pháp hòa bình. Đó cũng là xu thế chung của thế giới hiện nay, bởi hai cuộc chiến tranh đi qua nhưng những mâu thuẫn này không được giải quyết mà chỉ làm các nước tham chiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 220395

Các cuộc chiến tranh được ví như “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : Sgk 12 trang 55, suy luận

Cách giải:

Một trong những nguyên nhân đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 đến năm 1973 là: Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như: nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975),…Trong các cuộc chiến tranh này Nhật Bản đã bán vũ khí, phương tiện chiến tranh cho các bên tham chiến để thu lợi nhuận.

=> Có thể nói, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) như “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 220396

Cho bảng dữ liệu sau:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp : Sgk 12 trang 80, suy luận

Cách giải:

1) Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập Đảng lập hiến.

2) Năm 1924, tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái.

3) Năm 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn đã bãi công.

4) Năm 1926, diễn ra lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 220397

Điểm thống nhất trong tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp : so sánh, phân tích, đánh giá

Cách giải:

- Đáp án A: mục tiêu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cuối cùng đều là giải phóng dân tộc, thống nhất với nhau trong quan điểm dân nước nước dân.

- Đáp án B: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như điều kiện tiên quyết để giành độc lập là chủ trương của Phan Bội Châu.

- Đáp án C: chống Pháp trước tiên là chủ trương của Phan Châu Trinh.

- Đáp án D: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách, duy tân đất nước là chủ trương của Phan Châu Trinh.

=> Điểm thống nhất trong tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là cứu nước và cứu dân.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 220398

Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất được rút ra từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 – 1930) cho cách mạng Việt Nam là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái bao gồm:

- Thực dân Pháp còn mạnh, bản thân Việt Nam Quốc dân đảng còn non kém về nhiều mặt.

- Tổ chức chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo.

- Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa có sự chuẩn bị kĩ, còn bị động.

- Sự lãnh đạo của Đảng còn non kém, thiếu kinh nghiệm.

Xuất phát từ đặc điểm của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 là cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản => Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái do nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn.

=> Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất được rút ra từ sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) cho cách mạng Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng là cần có đường lối lãnh đạo đúng đắn mới là nhân tố quan trọng đưa đến thắng lợi cuối cùng.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 220399

Cho các dữ kiện sau:

1. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.

2. Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng.

3. Đức tấn công Liên Xô.

4. Hội nghị Ianta.

Hãy chọn đáp án đúng để sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự thời gian:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp : sắp xếp

Cách giải:

1.Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh (9-5-1945).

2.Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng. (7-12-1941).

3.Đức tấn công Liên Xô. (22-6-1941).

4.Hội nghị Ianta. (2-1945)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 220400

Nội dung nào trong quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945) về Nhật Bản đã ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên bang Nga hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

Hội nghị Ianta có quyết định trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo nhỏ xung quanh, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

Thời kỳ trước, trong Chiến tranh Lạnh và từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, vấn đề quần đảo Curin trong quan hệ Nga - Nhật chưa được giải quyết hoàn toàn; Vấn đề “lãnh thổ phương Bắc” sẽ còn tồn tại lâu dài trong quan hệ giữa Liên bang Nga với Nhật Bản, đây là nhân tố quan trọng để Nga và Nhật chi phối, kiềm chế lẫn nhau. Về vấn đề này, nguyên Thủ tướng Nhật Bản I. Nacaxônê viết như sau: “... Vấn đề các lãnh thổ phương Bắc tồn tại trong quan hệ giữa Nhật Bản và Nga đã không được giải quyết trong Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã không đẩy nhanh việc giải quyết vấn đề này. Cũng không nhìn thấy triển vọng giải quyết vấn đề ấy trong tương lai gần”.

Nội dung trong quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) về Nhật Bản đã ảnh hướng đến quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 220401

Từ phong trào dân chủ 1936 – 1939, bài học nào còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

Phong trào 1936 – 1939:

- Lần đầu tiên thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho mục tiêu chung.

- Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia với hình thức đấu tranh phong phú đòi quyền dân sinh, dân chủ.

=> Bài học và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 220402

Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba năm 1959 so với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : so sánh

Cách giải:

Cách mạng Cuba (1953–1959) là một cuộc nổi dậy vũ trang do Phong trào 2 tháng 7 của Phiđen Cátxtơrô và các đồng minh của họ tiến hành nhằm chống lại chính phủ của Tổng thống Batixta. Cách mạng bắt đầu vào tháng 7 năm 1953, và cuối cùng lật đổ Batixta vào ngày 1 tháng 1 năm 1959, lập nên chính phủ xã hội chủ nghĩa cách mạng. Tổ chức phong trào sau đó cải tổ theo đường lối cộng sản chủ nghĩa, và trở thành Đảng Cộng sản vào tháng 10 năm 1965.

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là cách mạng bảo lực với hình thức là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ tay thực dân Pháp.

=> Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của Cách mạng Cuba năm 1959 so với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là đều đâu tranh vũ trang.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 220403

Ý dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : so sánh

Cách giải:

Đáp án A: Từ thập kỉ 90 hai tổ chức này mới hoàn thiện khi có thêm thành viên, phải đến giai đoạn sau đó khi quá trình mở rộng thành viên được hoàn thành thì hai tổ chức này mới có địa vj quốc tế cao.

Đáp án B: sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, các quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước Tây Âu đều có nhu cầu liên minh hợp tác để giúp đỡ lần nhau cùng phát triển trên cơ sở có nền văn hóa tương đồng.

Đáp án C: ANSEAN ban đầu có 5 nước thành viên, EU ban đầu có 6 nước thành viên. Đây là con số tương đối nhiều, không phải chỉ có vài nước.

Đáp án D: ASEAN là tổ chức hợp tác kinh tế - văn hóa, EU là tổ chức hợp tác về cả kinh tế, văn hóa , chính trị, quân sự.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 220404

Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ việc:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã đạt được một số kết quả sau:

- Làm cho một số nước bị chia cắt trong thời gian dài (đáp án D): Triều Tiên, Đức,…

- Ngăn chặn, đẩy lùi chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới (đáp án A): gây chiến tranh lạnh với Liên Xô làm Liên Xô suy yếu từ việc chạy đua vũ trang cộng với thực hiện đường lối cải cách sai lầm đã dẫn đến sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

- Lôi kéo các nước Đồng minh phụ thuộc vào Mĩ (đáp án B): đặc biệt là thông qua kế hoạch Macsan để lôi kéo các nước Tây Âu cùng chiến tuyến với Mĩ, lôi kéo các nước này tham gia khối quân sự NATO.

Tuy nhiên, Mĩ không ngăn cản được sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thế kỉ XX là thế kỉ giải trừ hệ thống thuộc đìa của chủ nghĩa thực dân.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 220405

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm gì tương đồng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914)?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

- đáp án A: Pháp chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình khai thác triệt để tạo Đông Dương như: xây dưng hệ thống giao thông, hầm mỏ, đường sắt, bến cảng,….

- đáp án B: Trong hai cuộc khai thác thuộc địa, Pháp không chỉ đầu tư vào ngành khai mỏ mà còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hầm mỏ, đồn điền, những cơ sở công nghiệp phục vụ đời sống như điện nước, bưu điện rồi đầu thế kỉ XX là xay xát, dệt, muối cùng được ra đời,…

- đáp án C: cả hai cuộc khai thác thuộc địa Pháp đều hạn chế công nghiệ nặng mặc dù vẫn chú trọng ngành khai mỏ để lấy nguyên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế chính quốc.

- đáp án D: do Pháp muốn hạn chế sự phát triển của kinh tế thuộc địa, đánh thuế cao vào các mặt hành của nước ngoài nên Pháp không thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.

=> Điểm tương đồng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là (1914 – 1918) là: đều hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng nhằm cột chặt nền kinh tế của Việt Nam vào Pháp.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 220406

Trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai được hình thành là trật tự thế giới hai cực Ianta, đứng đầu hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa là Liên Xô và Mĩ. Những hành động cụ thể của hai phe này làm cho mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, đối đầu. Nguyên tắc chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) là nguyên tắc có ý nghĩa thực tiễn nhất, nó khiến 5 năm nước này phải đứng chung trong một trận tuyến giải quyết những vấn đề mang tính quốc tế, kiềm tỏa lẫn nhau, hạn chế quyền lực của một nước nào đó nổi trội trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 220407

Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng Việt Nam tiếp diễn như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp : Sgk 12 trang 94

Cách giải:

Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng dần dần lắng xuống do chính sách đàn áp và khủng bố của Pháp.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 220408

Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạng nào giữ vị trí then chốt đối với sự phát triển của thế giới?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Giai đoạn 2: từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học và phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

Trong khi đó: cách mạng công nghiệp (đáp án D) đã diễn ra từ thế kỉ XVIII, cách mạng chất xám và cách mạng xanh trong nông nghiệp có ảnh hưởng đến một số nước (đáp án A, B) và 1 phần là hệ quả của cách mạng Khoa học – kĩ thuật.

=> Cách mang khoa học – công nghệ là cuộc cách mạng giữ vị trí then chốt đối với sự phát triển của thế giới từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 220409

Khác với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 diễn ra theo hình thái:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp : so sánh, phân tích

Cách giải:

Cách mạng tháng Mười: Ngày 24-10-1917, cách mạng tháng Mười bùng nổ. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở thủ đô. Ngày 25-10-1917, cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi ở Mat-xcơ-va. Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi trên toàn đất nước Nga rộng lớn.

=> Cách mạng tháng Mười Nga bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm.

Cách mạng tháng Tám năm 1945: Cuộc khởi nghĩa diễn ra từ nông thôn đến thành thị. Ban đầu là các xã huyện thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, …sau đó là Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam rôi mới đến Hà Nội, Huế, Sài Gòn,….

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 220410

Phong trào vô sản hóa (1928) của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thực hiện tốt vai trò nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : Sgk 12 trang 84, suy luận

Cách giải:

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập (6-1925) là sự chuẩn bị về tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự thành lập Đảng sau này. Hoạt động tiêu biểu nhất của Hội là phong trào “vô sản hóa” (1928). Nhiều cán bộ của Hội đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân. => Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Nhiều phong trào đấu tranh của công nhân đã được nổ ra ở nhiều nơi.

=> Phong trào “vô sản hóa” (1928) của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, vận động và nâng cao ý thức chính trị cho công nhân.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 220411

Hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền tảng đầu tiên cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp : Sgk 12 trang 81, suy luận

Cách giải:

- Từ năm 1911, sau khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động cách mạng, tham gia vào nhiều tổ chức cách mạng tiến bộ ở Pháp.

- Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới vì Quốc tế Cộng sản là cơ quan chỉ đạo chung cho phong trào công nhân và cách mạng vô sản trên thế giới. Từ đó cách mạng Việt Nam là một bộ phận trực thuộc Quốc tế cộng sản, có đường lối và hướng phát triển theo con đường cách mạng vô sản.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 220412

Lực lượng vũ trang ba thứ quân được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) gồm:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

Lực lượng vũ trang ba thứ quân giống như “kiềng ba chân vững chãi” bao gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích.

- Mặc dù về mặt tổ chức, Lực lượng vũ trang ba thứ quân mãi đến tháng 4 năm 1949 mới chính thức hoàn chỉnh, nhưng vào tháng 5 năm 1944, trong Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh lại tiếp tục khẳng định hình thức tổ chức lực lượng vũ trang bao gồm ba đội quân cách mạng cơ bản: Bộ đội du kích, Tiểu tổ du kích, Đội tự vệ cứu quốc.

- Ngày 22/12/1944, Đội du kích chính thức ra đời mang tên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Về mối quan hệ của Đội quân chủ lực này với du kích và tự vệ các địa phương, trong Chỉ thị thành lập Đội do đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc tại lễ tuyên thệ nhấn mạnh: Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn diện cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đõ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên...

- Tháng 5/1945, khi thời cơ Tổng khởi nghĩa đến gần, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ đã quyết định hợp nhất Việt nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang cách mạng trong cả nước thành Việt Nam giải phóng quân; đồng thời nhấn mạnh yêu cầu phải mở rộng các đội tự vệ và du kích ở các địa phương.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 220413

Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : Sgk 12 trang 109, 115, suy luận

Cách giải:

Mặt trận chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám là mặt trận thành lập gần với thời gian diễn ra cách mạng và đóng vai trò quan trọng:

- Thời gian thành lập: ngày 19-5-1945, Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) được thành lập.

- Vai trò:

+ Giác ngộ, rèn luyện cho quần chúng đấu tranh, lực lượng chính trị phát triển.

+ Cùng với đảng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.

+ Cùng với đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 220414

Cho các dư liệu sau:

1. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

2. Quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam.

3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.

Hãy sắp xếp các dữ kiện trên cho đúng với trình tự thời gian:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : sắp xếp sự kiện

Cách giải:

1.Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. (15-8-1945)

2.Quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam. (9-1940)

3.Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. (9-3-1945).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 220415

Kế hoạch quân sự mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ sau khi Pháp đánh mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

 - Đáp án A: kế hoạch Macsan là kế hoạc của Mĩ áp dung đối với các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án B: Với chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) có ý nghĩa lớn nhất là mở ra bước phát tiển mới của cuộc kháng chiến, ta giành quyền chủ động trên chiến trường. Ngay sau đó, khi nhận được nguồn viện trợ của Mĩ, Pháp đã đề ra kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi mong muốn nhanh chóng kế thúc chiến tranh.

Đáp án C: kế hoạch Nava là kế hoạch dược thực hiện từ năm 1953, không phải là kế hoạch Pháp đề ra ngay sau khi đánh mất quyền chủ động trên chiến trường tại chiến dịch Biên giới (1950).

Đáp án D: Kế hoạc Rove đề ra khi Pháp vẫn còn giữ thế chủ động trên chiến trường (1950), sau đó Đảng và Chính phủ mới quyết định mở chiến dịch biên giới (6-1950).

=> Kế hoạch quân sự mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ sau khi Pháp đánh mất quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ là Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 220416

Chiến thuật của quân ta trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp : Sgk 11 trang 118, suy luận

Cách giải:

 Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê liền mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. 

- Quân của Hoàng Tá Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Sơn Tây phối hợp với quân của Trương Quang Đản ở Bắc Ninh kéo về bao vây thành Hà Nội. Gác-ni-ê phải kéo quân từ Nam Định về giữ Hà Nội.

- Sáng ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đang hội đàm với phái đoàn triều đình Huế đã bỏ dở cuộc họp, chỉ huy quân đuổi theo, bị lọt vào trận phục kích của ta tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê và nhiều binh sĩ bị giết tại trận. 

=> Chiến thuật của ta trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) là phục kích và tấn công.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 220417

Mục tiêu cốt lõi của công cuộc cải cách giáo dục năm 1950 ở Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp : Sgk 12 trang 135, suy luận

Cách giải:

- Đáp án B, D: thuộc nôi dung của công cuộc cải cách giáo dục trong giai đoạn 1951 – 1954.

Đáp án C: vẫn đề về nguồn nhân lực có chất lượng trong hoàn cảnh tỉ lệ nhân dân mù chữ nhiều và trình độ dân trí thấp không phải là mục tiêu quan trọng nhất của cả một cuộc cải cách về giáo dục.

- Đáp án A: trong hoàn cảnh tỉ lệ nhân dân mù chứ nhiều và trình độ dân trí thấp, việc thay hệ thống giáo dục cũ bằng hệ thống giáo dục mới – 9 năm và xây dựng hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiêp phục vụ mục tiêu cốt lõi là đẩy lùi nạn thất học, mù chữ trong nhân dân.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 220418

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), khuynh hướng cách mạng vô sản từng bước thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam vì:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

Đáp án A: khuynh hướng vô sản và dân chủ đều nhằm giải quyết mâu thuẫn cơ bản nhất của dân tộc Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp tuy chủ trương thực hiện là khác nhau.

Đáp án B: khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất phát từ châu Âu từ thế kỉ XVII, khuynh hướng vô sản bắt đầu từ nước Nga, đặc biệt ảnh hướng đến Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của lịch sử là cần phải có giap cấp lãnh đạo đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân (vốn là hai lực lượng đông đảo nhất trong cách mạng Việt Nam) để chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Trong khi đó, giai cấp tư sản đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản lúc này còn non yếu về chính trị, nhỏ bé về kinh tế. Khuynh hướng vô sản phù hợp với yêu cầu của lịch sử hơn rất nhiều so với khuynh hướng dân chủ tư sản đang lỗi thời.

Đáp án C: cả hai khuynh hướng đều có sự tham gia của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chống Pháp, giành độc lập dân tộc.

Đáp án D: khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế là dựa vào những điều kiện của bân thân khuynh hướng này.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 220419

Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

- Xét chủ trương của Đảng trong năm 1950:

+ Tháng 6-1950, trước âm mưu của Pháp, Đảng và chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiền lên.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

+ Trực tiếp chỉ đạo chiến dịch: chủ động tấn công cứ điểm Đông Khê…chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4…..

=> Sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đối với cuộc kháng chiến là nhân tố quan trọng, mang tính quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 220420

Cho dữ liệu sau: “Cuộc …(1) đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc …(2) lớn nhất thế giới” (Trích SGK Lịch sử 12 NXBGD 2008,tr.34).

Hãy chọn đáp án đúng nhất để hoàn thiện phần còn thiếu trong đoạn dữ liệu trên.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp : điền từ, Sgk 12 trang 34

Cách giải:

“Cuộc cách mạng chất xám đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới”.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 220421

Tinh thần yêu chuộng hòa bình trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta phát huy như thế nào trong cuộc đấu ranh bảo vệ chủ quyền trên biển đảo hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong ….Việt Nam đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu chuộng hòa bình của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” để giải quyết vấn đê biển Đông. Lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 220422

Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp là do:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp : Sgk 12 trang 154, suy luận

Cách giải:

Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường thiếu thiện chí và ngoạn cố của Pháp – Mĩ. Lập trường của Chính phủ ta là đình chỉ chiến sự trên toàn Đông Dương, giải quyết vẫn đề quân sự và chính trị cùng lúc cho cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương.

=> Cuộc đấu tranh trên bàn đám phán Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp là do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp, Mĩ.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »