Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019 - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Sinh năm 2019 - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
41 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Ở mèo, alen A quy định lông xám, alen a quy định lông đen; B quy định lông dài, alen lặn b quy định lông ngắn. Alen D quy định mắt đen, alen d quy định mắt xanh. Các gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó cặp gen Aa và Bb cùng thuộc một nhóm gen liên kết. Người ta tiến hành 2 phép lai từ những con mèo cái F1 có kiểu hình lông xám- dài-mắt đen, dị hợp cả 3 cặp gen.Biết phép lai 1: ♀F1 x ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}\) thu được ở thế hệ lai có 5% mèo lông đen- ngắn-mắt xanh .Khi cho mèo cái F1 ở trên lai với mèo khác (có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}{\rm{Dd}}\) ), ở thế hệ lai thu được mèo lông xám- ngắn-mắt đen có tỷ lệ là bao nhiêu tính theo lý thuyết? (Biết không có đột biến xảy ra và mọi diễn biến trong giảm phân của các mèo cái F1 đều giống nhau, mèo đực không xãy ra hoán vị gen).
A quy định lông xám, alen a quy định lông đen; B quy định lông dài, alen lặn b quy định lông ngắn. D quy định mắt đen, alen d quy định mắt xanh.
Người ta tiến hành 2 phép lai từ những con mèo cái F1 có kiểu hình lông xám- dài mắt đen, dị hợp cả 3 cặp gen.
Biết phép lai 1: ♀F1 x ♂ ab AB/ab Dd thu được ở thế hệ lai có \(\to \) mèo lông đen- ngắn-mắt xanh = aabbdd = 5% \(\to \) aabb = 5% : (1/4) = 20% = 40% ab x 50% ab (mèo đực không hoán vị)\(\to \) con cái F1 đem lai có KG: AB/ab (vì ab >25%) có hoán vị = 20%
Phép lai: ♀AB/ab Dd (f=20%) x ♂Ab/aB Dd (không hoán vị) lông xám- ngắn-mắt đen = A-bb D- = (10%x50% + 40%x50%) x 3/4 = 18,75%
Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là:
Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế.
Ở người tính trạng tóc quăn là trội so với tính trạng tóc thẳng, gen qui định chúng nằm trên NST thường. Hai vợ chồng đều có tóc quăn, người em gái của chồng và người em trai của vợ đều có tóc thẳng. Biết ông bà nội và ngoại đều tóc quăn. Khả năng cặp vợ chồng này sinh đứa con có tóc thẳng xấp xỉ là:
A: quăn; a: thẳng
Người em gái của chồng và người em trai của vợ đều có tóc thẳng (vợ, chồng tóc quăn) \( \to \) vợ và chồng có kiểu gen: 1/3 AA: 2/3 Aa
Khả năng cặp vợ chồng này sinh đứa con có tóc thẳng xấp xỉ là: 2/3 x 2/3 x 1/4 = 11,11%
Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
A. Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá \(\to \) sai, đây là dạng quần thể suy thoái, số lượng cá giảm.
B. Quần thể số 3 được khai thác ở mức độ phù hợp \(\to \) sai.
C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên \(\to \) đúng, đây là dạng quần thể phát triển.
D. Quần thể số 1 có kích thước bé nhất \(\to \) sai, quần thể 3 có kích thước bé nhất
Một operon của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện một dòng vi khuẩn đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường. Nhiều khả năng trật tự của các gen cấu trúc trong operon này kể từ promoter là
Một operon của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z.
Người ta phát hiện một dòng vi khuẩn đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường.
Nhiều khả năng trật tự của các gen cấu trúc trong operon này kể từ promoter là: X - Z – Y vì ở vi khuẩn có dạng gen không phân mảnh, 3 gen cấu trúc này đều có cùng 1 vùng promoter \( \to \) nếu gen Y bị đột biến nằm ở đầu tiên thì khi nó bị đột biến (số aa thay đổi \( \to \) đột biến dịch khung) \( \to \) các gen phía sau cũng sẽ bị đột biến \( \to \) gen Y phải nằm ở cuối cùng.
Giả thuyết “ra đi từ Châu Phi” cho rằng:
Giả thuyết “ra đi từ Châu Phi” cho rằng: loài H.Erectus được hình thành từ H.sapiens ở châu phi, sau đó phát tán sang châu lục khác.
Đặc tính nào sau đây giúp cho cơ thể sống có khả năng thích ứng với sự biến đổi của môi trường?
Khả năng tự điều chỉnh giúp cho cơ thể sống có khả năng thích ứng với sự biến đổi của môi trường.
Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể?
Điều không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể: Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. (sai, vì không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất)
Câu nào dưới đây phản ánh đúng nhất nội dung của học thuyết Đacuyn?
A. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa. \(\to \) sai
B. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. \(\to \) đúng
C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. \(\to \) sai
D. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. \(\to \) sai
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một các đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một các đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Tuổi sinh lí là:
Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất sau đó cho F1 giao phấn. Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung bình ở F2 :
P: AABBDDEEGG (210cm) x aabbddeegg (210 – 5x10 = 160cm)
F1: AaBbDdEeGg (185cm) F1 x F1 \(\to \) F2: cây có chiều cao trung bình có 5 alen trội
\(\to \)có tỉ lệ \( = C_{10}^5/{2^5} = 63/256\)
Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 (lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N14 và N15:
Sau 1 thế hệ nuôi ở môi trường N14 cho 2 tế bào đều là N14 Chuyển sang N15, phân chia 2 lần cho 4 tế bào chỉ chứa N15 (kí hiệu là N15 + N15) và 4 tế bào hỗn hợp (N14 + N15) Chuyển laị về môi trường N14, lần phân chia cuối cùng, số phân tử ADN chứa N14 + N15 là 4 ×× 2 + 4 = 12.
Hà và Tùng đều không bị bệnh hóa xơ nang tìm đến bác sĩ và xin tư vấn di truyền. Tùng lấy vợ và đã li dị, anh ấy và vợ đầu tiên có một đứa con bị bệnh hóa xơ nang, đây là bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Hà có một người em trai cũng bị chết vì bệnh này, nhưng Hà chưa bao giờ đi xét nghiệm gen xem mình có mang gen này hay không. Nếu Hà và Tùng lấy nhau, thì xác suất họ sinh ra một người con trai không mang gen gây bệnh này là bao nhiêu ?
A: không bệnh; a: bệnh (NST thường) Hà và Tùng đều không bị bệnh hóa xơ nang \(\to \) đều có KG: A
Tùng lấy vợ và đã li dị, anh ấy và vợ đầu tiên có một đứa con bị bệnh hóa xơ nang \(\to \) Tùng có KG Aa Hà có một người em trai cũng bị chết vì bệnh này \(\to \) có KG: 1/3 AA: 2/3 Aa \(\to \) 2/3 A; 1/3 a
Xác suất họ sinh ra một người con trai không mang gen gây bệnh: = 1/2 x 1/2 A x 2/3 A = 1/6
Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu không chính xác: C. Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã qua chọn lọc.
Dùng cônsixin để xử lý các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội.Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lý thuyết tỷ lệ phân ly kiểu gen ở đời con là:
Aa \( \to \) consixin \( \to \) AAaa AAaa x AAaa \( \to \) 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi của quần thể.
II. Sự hình thành loài mới có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.
III. Cách li địa lí là nhân tố tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài.
IV. Phương thức hình thành loài này xảy ra ở cả động vật và thực vật.
I, Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi của quần thể. \( \to \) sai, CLTN không tạo ra kiểu gen.
II, Sự hình thành loài mới có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa. \( \to \) đúng
III, Cách li địa lí là nhân tố tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài. \( \to \) đúng
IV, Phương thức hình thành loài này xảy ra ở cả động vật và thực vật. \( \to \) đúng
Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen đột biến a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường. Ở một locut gen khác có alen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. Ở một thế hệ (quần thể F1), người ta nhận thấy có 4% số cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 48,96% số cây sống và cho hoa màu đỏ, 47,04% số cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng đối với gen quy định màu hoa, không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây thuần chủng về cả hai cặp gen trên ở quần thể trước đó (quần thể P) là:
Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường. B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. F1: 48,96% A-B- : 47,04% A-bb : 4% aa
Do 2 gen phân li độc lập ⇒ Tỉ lệ A-B- : A-bb = tỉ lệ B- : bb ⇒ Vậy B- : bb = 51 : 49 ⇒ Tỉ lệ bb = 49% ⇒ Tần số alen b là 0,7 và tần số alen B là 0,3 ⇒ Cấu trúc qua các thế hệ là 0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb Tỉ lệ aa = 4% ⇒ Tần số alen a ở đời P là 0,2 ⇒ Tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là 0,4 ⇒ P: 0,6 AA : 0,4 Aa
Vật P: (0,6 AA : 0,4 Aa) × (0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb)
Tỉ lệ cây P thuần chủng về cả 2 cặp gen là 0,6 × (0,09 + 0,49) = 0,348 = 34,8%
Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
I, Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
II, Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
III, Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05
IV, Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
V, Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả.
VI, Tần số hoán vị gen 20%.
Ta có: 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn. 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn. 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài. 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài.
Ta có: Cao : thấp = 1 : 1 ⇒ Aa ×× aa Đỏ : vàng = 1 : 1 ⇒ Dd ×× dd Tròn : dài = 1 : 1 ⇒ Bb ×× bb Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của chiều cao thân và màu sắc hoa có: - (Cao : thấp)(đỏ : vàng) = 1: 1 : 1 :1 ⇒ hai gen phân li độc lập. Xét tỉ lệ phân li kiểu hình màu sắc hoa và hình dạng quả có: - (Đỏ : vàng)(dài: tròn) = 1 : 1 :1 :1 ≠ tỉ lệ phân li của đề bài ⇒ hai gen liên kết với nhau.
Ta có cá thể có 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài (aa, bb, dd) = 1/20 ⇒ bb, dd = (1/20) : 2 = 0,1 ⇒ bd = 0,1 Tần số hoán vị gen = 0,1 × 2 = 20%.
I, Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025. \(\to \) đúng, AaBbDd x AaBbDd \(\to \) aabbdd = 1/4 x (0,1x0,1) = 0,0025
II, Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa. \(\to \) sai
III, Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05. \(\to \) sai, aaB-dd = 1/4 x (0,25-0,01) = 0,06
IV, Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen. \(\to \) đúng
V, Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả. \(\to \) đúng
VI, Tần số hoán vị gen 20%. \(\to \) đúng
Có 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể là
Mỗi tế bào sinh tinh giảm phân cho 2 loại giao tử. Số loại giao tử tối đa nếu có đủ số lượng tế bào sinh tinh thì kiểu gen trên có thể tạo ra là 24 = 16.
Số loại giao tử ít nhất ⇒ 3 tế bào cùng kiểu giảm phân tạo ra 2 loại giao tử.
Số loại giao tử nhiều nhất ⇒ tế bào sinh tinh có kiểu giảm phân khác nhau, mỗi tế bào tạo ra 2 loại giao tử 2 × 2 = 4.
Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào:
Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn phản nitrat hóa.
Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến một số ấu trùng côn trùng cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã ?
Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến một số ấu trùng côn trùng cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ ức chế cảm nhiễm trong quần xã.
Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho lai F1 với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.Cho cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Cho các cây F2 tự thụ, xác suất để chắc chắn không có sự phân tính: F3
3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ \( \to \)tương tác bổ sung
F1: 100% đỏ \( \to \) đỏ trội (A: đỏ; a: trắng)
P: AA x aa \( \to \) F1: Aa F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn cho ra 4 loại tổ hợp ⇒ F1 dị hợp hai cặp gen AaBb (hoa đỏ).
AaBb × aabb ⇒ 3 trắng : 1 đỏ. Quy ước gen: A_B_ : hoa đỏ A_bb + aaB_ + aabb : hoa trắng
F1 tự thụ: AaBb × AaBb KH: 9 đỏ : 7 trắng
Muốn F3 không phân tính khi đem F2 tự thụ thì: F2 có KG đồng hợp
AABB = 1/16
AAbb = 1/16
aaBB = 1/16
aabb = 1/16
\( \to \) tổng số = 1/4
Khi nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua bốn thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Quần thể trên đạng chịu sự chi phối của nhân tố tiến hóa là chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội. (vì A- giảm dần, aa tăng)
Tháp sinh thái nào thường là tháp lộn ngược (có đỉnh quay xuống dưới)?
Tháp sinh thái có dạng tháp lộn ngược (có đỉnh quay xuống dưới): Tháp sinh khối của hệ sinh thái nước vùng nhiệt đới.
Những dạng đột biến nào sau đây dùng để xác định vị trí của gen trên NST:
Mất đoạn và lệch bội dùng để xác định vị trí của gen trên NST.
Ở người gen A: thuận tay phải trội hoàn toàn so với gen a: thuận tay trái; gen B: tóc thẳng trội hoàn toàn so với a: tóc quăn hai gen này nằm trên 2 nhiễm sắc thể thường khác nhau. Một cặp vợ chồng đều thuận tay phải tóc thẳng sinh được một người con thuận tay trái tóc thẳng và một người con thuận tay phải tóc quăn. Nếu họ sinh thêm một người con nữa thì xác suất sinh được người con trai kiểu hình giống bố mẹ là:
A: thuận tay phải trội hoàn toàn so với gen a: thuận tay trái; B: tóc thẳng trội hoàn toàn so với a: tóc quăn hai gen này nằm trên 2 nhiễm sắc thể thường khác nhau. Một cặp vợ chồng đều thuận tay phải tóc thẳng sinh được một người con thuận tay trái tóc thẳng và một người con thuận tay phải tóc quăn. \( \to \) cặp vợ chồng này có KG: AaBb \( \to \) xác suất sinh được người con trai kiểu hình giống bố mẹ (phải, thẳng) là: 1/2 x 3/4 x 3/4 = 2,8125
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{{\rm{X}}^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{{\rm{X}}^D}Y\) thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở , ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở tỉ lệ ruồi F1 đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
P: AB/ab XDXd x AB/ab XDY \(\to \) ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ =A-B-XD- = 52,5% \(\to \) A-B- = 52,5 : 3/4 = 70% \(\to \) aabb = 20% F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ = A-bbXDY = (25%-20%) x 1/4 = 1,25%
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến, chọn 3 cây thân cao, hoa đỏ P cho giao phấn ngẫu nhiên được F1 . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I, F1 có thể có kiểu hình 100% cao đỏ.
II, Nếu ở F1 thấp trắng chiếm 1/144 thì có 1 cây P dị hợp kép.
III, Nếu 3 cây P có kiểu gen khác nhau thì F1 có tỉ lệ kiểu hình là 34:1:1.
IV, Nếu có 2 cây P dị hợp kép thì F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình là 29:3:3:1.
Chọn 3 cây thân cao, hoa đỏ P cho giao phấn ngẫu nhiên: A-B- giao phấn \(\to \) F1
I, F1 có thể có kiểu hình 100% cao đỏ. \(\to \) đúng, nếu P đều có KG AABB
II, Nếu ở F1 thấp trắng chiếm 1/144 thì có 1 cây P dị hợp kép. \(\to \) đúng P có 1 cây dị hợp kép AaBb = 1/3 \(\to \)F1: aabb = 1/3 x 1/3 x 1/4 x 1/4 = 1/144
III, Nếu 3 cây P có kiểu gen khác nhau thì F1 có tỉ lệ kiểu hình là 34:1:1. \(\to \) sai, có thể có tỉ lệ KH là 34:1:1 34:1:1 (3 loại KH) \(\to \) F1 không có KG AaBb \(\to \) 3 cây có 3 KG là AABB; AaBB; AABb \(\to \) cho đời con có aaB- = (1/6)2 = 1/36; A-bb = 1/36
IV, Nếu có 2 cây P dị hợp kép thì F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình là 29:3:3:1 \(\to \) đúng 2/3 AaBb : 1/3 AABB (≠AaBb) \(\to \) aabb = (1/6)2 = 1/36; aaB- = 3/36; A-bb = 3/36
Ở một loài thú, gen A1: lông đen > A2: lông nâu > A3: lông xám > A4: lông hung.
Giả sử trong quần thể cân bằng có tần số các alen bằng nhau. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I, Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 7 đen: 5 nâu: 3 xám: 1 hung.
II, Cho các con lông đen giao phối với nhau thì đời con có tỉ lệ lông đen là 40/49.
III, Cho một con đực đen giao phối với một cái nâu thì xác suất sinh được một con lông hung là 1/35.
IV, Giả sử trong quần thể chỉ có hình thức giao phối giữa các cá thể cùng màu lông thì ở đời con số cá thể lông hung thu được là 11/105.
A1: lông đen> A2: lông nâu> A3: lông xám> A4: lông hung. Giả sử trong quần thể cân bằng có tần số các alen bằng nhau.
I, Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 7 đen: 5 nâu: 3 xám: 1 hung. đúng A1 = A2 = A3 = A4 = 0,25 \( \to \) A1- = 0,4375 (đen) A2- = 0,25 x 0,25 + 0,25 x 0,25 x 4 = 0,3125 (nâu) A3- = 0,25 x 0,25 + 0,25 x 0,25 x 2 = 0,1875 (xám) A4A4 = 0,25 x 0,25 = 0,0625 (hung)
II, Cho các con lông đen giao phối với nhau thì đời con có tỉ lệ lông đen là 40/49. \( \to \) đúng Đen giao phối: A1A1 = 0,0625/0,4375 = 1/7 A1A2 = A1A3 = A1A4 = 2/7 \( \to \) tạo giao tử: A1 = 4/7; A2 = A3 = A4 = 1/7 \( \to \) đời con lông đen = 40/49
III, Cho một con đực đen giao phối với một cái nâu thì xác suất sinh được một con lông hung là 1/35. \( \to \) đúng Lông đen (như ý II): A1A1 = 0,0625/0,4375 = 1/7 A1A2 = A1A3 = A1A4 = 2/7 \( \to \) tạo giao tử: A1 = 4/7; A2 = A3 = A4 = 1/7 Lông nâu: A2A2 = 0,0625/0,3125 = 0,2 A2A3 = A2A4 = 0,4 \( \to \) tạo giao tử: A4 = 0,2 \( \to \) con lông hung: A4A4 = 0,2 x 1/7 = 1/35
IV, Giả sử trong quần thể chỉ có hình thức giao phối giữa các cá thể cùng màu lông thì ở đời con số cá thể lông hung thu được là 11/105. \( \to \) đúng
Lai hai giống ngô đồng hợp tử, khác nhau về 6 cặp gen, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, các cặp phân li độc lập nhau đã thu được F1 có 1 kiểu hình. Khi tạp giao F1 với nhau, tính theo lí thuyết, ở có tổng số kiểu gen và số kiểu gen đồng hợp tử về cả 6 gen F2 nêu trên là
Có 6 cặp gen F1 dị hợp tử 6 cặp gen \(\to \) F2 có số KG = 36 = 729 Số KG đồng hợp = 26 = 64
Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen và nhập cư có thể làm phong phú vốn gen trong quần thể.\(\to \) đúng
B. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. \(\to \) sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
C. Yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gen có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. \(\to \) sai, yếu tố ngẫu nhiên không có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
D. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định. \(\to \) sai, chọn lọc tự nhiên không làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.
Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hiđrô. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?
Gen mắt trắng hơn gen mắt đỏ số nucleotit là: 32/24 =2 ⇒ Đột biến gen mắt đỏthành gen mắt trắng thêm 1 cặp G – X.
Mẹ có kiểu gen XAXA, bố có kiểu gen XaY , con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
Con gái có KG XAXaXa nhận XA từ mẹ và XaXa từ bố ⇒ trong giảm phân 2 của bố, NST giới tính không phân li còn ở mẹ giảm phân bình thường.
Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi
Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Thực hiện phép lai ở ruồi giấm: ♀\(AaBb\frac{{DE}}{{de}} \times \) ♂\(Aabb\frac{{DE}}{{de}}\) thu được tỉ lệ kiểu hình trội cả 4 tính trạng ở đời con là 26,25%. Tính theo lí truyết, trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng ?
I, Số loại KG tối đa thu được ở đời con là 42, kiểu hình là 16.
II, Kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng là 2,5% .
III, Tần số hoán vị gen lả 30% .
IV, Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là 21,25% .
♀AaBb DE/de x ♂Aabb DE/de \(\to \)kiểu hình trội cả 4 tính trạng ở đời con là 26,25%
= A-B-D-E- D-E- = 26,25 : (3/8) = 70% \(\to \) ddee = 20%
I, Số loại KG tối đa thu được ở đời con là 42, kiểu hình là 16. \(\to \) sai
Số loại KG = 3x2x10 = 60; số KH = 2x2x4 = 16
II, Kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng là 2,5% \(\to \)đúng
\(\to \) aabbddee = 0,25 x 0,5 x 0,2 = 2,5%
III, Tần số hoán vị gen lả 30%. \(\to \) đúng, aabb = 40%x50%
\(\to \) tần số hoán vị gen = 20%
IV, Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là 21,25%
Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là \(\to \) đúng
A_B_ddee + A_bbD_ee + A_bbddE_ + aaB_D_ee + aaB_ddE_ + aabbD_E_=
21,25%
Cho hồ sơ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh M ở người do 2 locut thuộc 2 cặp NST khác nhau quy định. Biết rằng, bệnh M trong phả hệ là do một trong 2 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn của một gen quy định; gen quy định nhóm máu 3 alen IA, IB, IO; trong đó alen IA quy định nhóm máu A, alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu với 4% số người có nhóm máu O và 21% số người có nhóm máu B.Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I, Có 5 người chưa xác định được kiểu gen bệnh M.
II, Có tối đa 10 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu.
III, Xác suất để người III14 mang kiểu gen dị hợp về nhóm máu là 63,64%.
IV, Khả năng cặp vợ chồng III13 và III14 sinh một đứa con mang kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là 47,73%.
4% nhóm máu O \( \to \) Io = 0,2
B = 21% \( \to \) IB = 0,3 \( \to \) IA = 0,5
Biết rằng, bệnh M trong phả hệ là do một trong 2 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn của một gen quy định
D: không bị bệnh d: bị bệnh M
I, Có 5 người chưa xác định được kiểu gen bệnh M. \( \to \)đúng, những người chưa xác định KG là 1, 4, 9, 11, 13
II, Có tối đa 10 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu. \( \to \)người có KG đồng hợp về nhóm máu: 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 \( \to \)đúng
III, Xác suất để người III14 mang kiểu gen dị hợp về nhóm máu là 63,64%. \( \to \) sai
(9): \(0,{5^2}{I^A}{I^A}:2 \times 0,5 \times 0,2{I^A}{I^O} \to 5/9{I^A}{I^A}:4/9{I^A}{I^O}\) (theo cấu trúc di truyền của quần thể)
\({I^A} = 7/9;{I^O} = 2/9\)
Tương tự với (10) \( \to \) 14 có KG dị hợp về nhóm máu với xác suất = (7/9 x 2/9 x 2)/(1-\({I^O}{I^O}\) ) = 4/11
IV, Khả năng cặp vợ chồng III13 và III14 sinh một đứa con mang kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là 47,73%. \( \to \)đúng
Về bệnh M: (13): 1/3 DD: 2/3 Dd \( \to \) D = 2/3; d=1/3
(14): Dd \( \to \) D = d = 1/2
(13) x (14) \( \to \) con dị hợp = 1/2x2/3 + 1/2x1/3 = 0,5
Về nhóm máu:
(6), (7) có KG: 1/3 IB IB : 2/3 IB IO
\( \to \) (13): 1/2 IB IB : 1/2 IB IO
(14): 7/11 IA IA : 4/11 IA IO
\( \to \) con (13) x (14) dị hợp về nhóm máu = 1 – 0,25 x 2/11 = 21/22
=> con dị hợp 2 tính trạng = 0,5 x 21/22 = 47,73%
Một gen có chiều dài 0,51\(\mu \)m. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 350 axitamin. Đây là gen của nhóm sinh vật nào.
Số nu của gen = 5100x2/3,4 = 3000 nu \( \to \)số aa do gen quy định (nếu gen không phân mảnh) = 3000:6 = 500 aa
Nhưng quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 350 axitamin < số aa do gen không phân mảnh quy định \( \to \)đây là gen của sinh vật nhân thực
Có một đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được rất ít thức ăn nên rất yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường xuyên phải loại bỏ chúng ra khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 200 cặp gà bố mẹ có mỏ bình thường, một người chủ thu được 3000 gà con, trong đó có 30 con gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ là dị hợp tử về đột biến trên?
Gọi p,q là tần số alen .
n là số con dị hợp Aa , m là số con đồng hợp AA
200 cặp thì 400 con . ban đầu chỉ có m/400AA : n/400 Aa (đây là tần số kg )
=> tần số q= n/2*400
mà tần số đột biến 15/1500=0.01 = > qMu2 =0,01 suy ra q= 0,1
suy ra n/2*400= 0,1
vậy n = 80