Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
49 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho biết: Trong lịch sử phát triển của sinh giới, trong số các loài thuộc ngành động vật có xương sống sau đây, nhóm nào xuất hiện đầu tiên?
Chọn đáp án B.
Thứ tự xuất hiện các loài thuộc ngành có xương sống từ: cá xương → lưỡng cư → bò sát → chim → thú.
Hãy cho biết: Enzym nào dưới đây có vai trò nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản ADN?
Chọn đáp án B.
Trong tái bản ADN, enzim ARN pol có chức năng tổng hợp đoạn mồi có bản chất là một đoạn ARN ngắn; enzim ADN pol có chức năng kéo dài mạch mới theo chiều 5’→3’; enzim ligase có chức năng nối các đoạn Okazaki; enzim restrictase là enzim cắt dùng trong kĩ thuật di truyền phân tử.
Xác định kiểu phân bố nào thường xuyên xuất hiện khi quần thể sống trong điều kiện môi trường đồng nhất?
Chọn đáp án A.
Trong điều kiện môi trường sống đồng nhất, các cá thể trong quần thể phân bố theo kiểu ngẫu nhiên và phân bố đều. Phân bố theo nhóm gặp khi điều kiện sống môi trường không đồng nhất.
Cho biết: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozo?
Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozo là AIPG (andehitphotpholixeric)
Đáp án A
Cho biết: Nhân tố tiến hóa nào giúp làm phong phú vốn gen của quần thể?
Chọn đáp án A.
Trong các nhân tố tiến hóa, chỉ có đột biến và di nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể. Các nhân tố chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên không làm phong phú thêm vốn gen của quần thể
Em hãy cho biết: Bằng phương pháp cấy truyền phôi, từ một hợp tử có kiểu gen AaBBCc sinh được những con bò có kiểu gen nào?
Chọn đáp án A.
Phôi được tách thành nhiều phần riêng biệt rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, sau này sinh ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau và giống phôi ban đầu.
Hãy cho biết: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào không đúng?
Chọn đáp án C.
Không phải tất cả động vật ăn cỏ đều là động vật nhai lại. Một số loài như ngựa, thỏ không có hoạt động nhai lại
Hãy cho biết: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào là hợp lí?
Chọn đáp án D.
Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì: hiệu quả hỗ trợ giữa các cá thể giảm, khả năng khai thác nguồn sống giảm, hiệu suất sinh sản giảm, diễn ra giao phối gần xuất hiện các kiểu hình có hại…
→ suy thoái quần thể.
Giả sử có 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab giảm phân bình thường tạo ra giao tử trong đó có 100 tế bào xảy ra hoán vị giữa alen B và alen b. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C.
1000 tế bào sinh tinh giảm phân cho 1000 Í 4 = 4000 tinh trình.
100 tế bào xảy ra hoán vị gen cho 100 Í 2 = 200 giao tử hoán vị.
A. Sai. Tần số hoán vị gen là 200/400 = 5%.
B. Sai. AB = ab = 50% - f/2 = 47,5%.
C. Đúng. Tỉ lệ 4 loại giao tử : AB : ab : Ab : aB = 47,5% : 47,5% : 2,5% : 2,5% = 19 : 10 : 1 : 1
D. Sai. Có 100 giao tử mang kiểu gen Ab.
Cho biết: Một quần thể (P) có thành phần kiểu gen là 0,4AA; 0,4Aa; 0,2aa, sau 2 thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen dị hợp ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Chọn đáp án A.
Tỉ lệ kiểu gen Aa ở
\({F_2} = 0,4x{\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} = 0,1\)
Cho biết ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu cánh do hai cặp gen phân li đọc lập cùng quy định. Cho con cánh đen thuần chủng lai với con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn con cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ : 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ?
Chọn đáp án B.
F1 (cánh đen) lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 trắng : 1 đen g quy luật tương tác bổ sung 9:7.
Tính trạng biểu hiện không đồng đều ở hai giới g di truyền liên kết với giới tính, gen thuộc vùng không tương đồng của X.
Tính trạng màu cánh do hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định nên ta có quy ước gen như sau:
A-XB-: cánh đen; các kiểu gen còn lại là cánh trắng.
gP: AA XB XB x aaXbY g F1: AaXBXb : AaXBY.
F1 giao phối ngẫu nhiên g F2:
(3/4A- : 1/4aa)(1/4XBXB : 1/4XBXb : 1/4XBY : 1/4XbY)
g Các cá thể cánh trắng ở F2:
3/16A-XbY + 1/4aa-- = 7/16
Các cá thể đực cánh trắng:
3/16A-XbY + 1/16aaXBY + 1/16aaXbY = 5/16.
→ Trong tổng số con trắng, con đực chiếm tỉ lệ: 5/16 : 7/16 = 5/7.
Cho bài toán: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b định hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 87,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ?
Chọn đáp án C.
P: các cây thân cao, hoa trắng (xAb/Ab : yAb/ab) Ícác cây thân thấp, hoa trắng (ab/ab)
Gp: (x+y/2)Ab.y/2ab Í 1 ab
gF1: (x+y/2)Ab/ab : y/2 ab/ab hay (x+y/2) cây thân cao, hoa trắng : y/2 cây thân thấp, hoa trắng.
Ta có: (x+y/2) = 0,875 và y/2 = 0,125.
g x = 0,75 và y = 0,25.
g Các cây thân cao, hoa trắng ở P có tỉ lệ:
0,75 Ab/Ab : 0,25 Ab/ab.
Nếu cho các cây thân cao, hoa trắng ở P giao phấn ngẫu nhiên thì ta có phép lai :
(0,75 Ab/Ab : 0,25 Ab/ab) x (0,75 Ab/Ab : 0,25 Ab/ab)
g Đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ:
Ab/Ab + Ab/ab = 0,875 x 0,875 + 2 x 0,875 x 0,125 = 0,984375.
Xét ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có hai alen quy định. Thực hiện một phép lai P giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thế hệ F1 thu được cây hoa hồng. Cho các cây hoa hồng F1 tự thụ phấn được các hạt F2. Người ta chọn ngẫu nhiên từ F2 một hỗn hợp X hạt, gieo thành cây chỉ thu được các cây hoa đỏ và hoa hồng. Cho các cây này tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, trong số các cây thu được ở thế hệ cuối cùng, tỉ lệ cây hoa trắng thu được là 7/20. Tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa hồng trong hỗn hợp X là?
Chọn đáp án D.
AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng.
P: AA x aa g F1: Aa, F1 tự thụ
g F2: 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa.
Ở F2 chọn ngẫu nhiên X hạt, các hạt này mầm chỉ thu được cây hoa đỏ và hồng g trong X hạt chọn ngẫu nhiên gồm những hạt có kiểu gen AA và Aa với tỉ lệ: xAA + yAa = 1.
Cho X hạt tự thụ qua ba thế hệ, ở thế hệ cuối cùng có cây hoa trắng (aa) chiếm tỉ lệ 7/20. Nên ta có: y=0,8
Vậy trong X hạt thu được, tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa hồng chiếm tỉ lệ 80%.
Cho biết ở một loài động vật, khi cho các con đực (XY) có mắt trắng giao phối với các con cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, đới F2 thu được 18,75% con đực mắt đỏ : 25% con đực mắt vàng : 6,25% con đực mắt trắng : 37,5% con cái mắt đỏ : 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho các con đực mắt vàng và con cái mắt vàng ở F2 giao phối với nhau, tính theo lí thuyết, tỉ lệ các con đực mắt đỏ thu được ở đời con là bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến.
Chọn đáp án D.
F2 thu được 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng gtính trạng do 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung quy định A-B-: đỏ; A-bb + aaB-: vàng; aabb: trắng.
Kiểu hình ở F2 phân li không đồng đều ở hai giới
g1 trong 2 gen quy định tính trạng liên kết với NST X.
F2 thu được 16 tổ hợp g F1 cho 4 loại giao tử.
F1 toàn mắt đỏ nên có kiểu gen: AaXBXb x AaXBY.
Mắt trắng chỉ xuất hiện ở giới đực nên ở loài này: cái –XX; đực –XY.
F2 các con đực mắt vàng có kiểu gen:
1AAXbY : 2AaXbY : 1aaXBY.
Các con cái mắt vàng có kiểu gen: 1aaXBXB : 1aaXBXb
Đem các cá thể mắt vàng giao phối với nhau ta có:
F2 Í F2:
(1aaXBXB : 1aaXBXb) x (1AAXbY : 2AaXbY : 1aaXBY).
g Con đực mắt đỏ có kiểu gen A-XBY, do đó để tính tỉ lệ con đực mắt đỏ ta chỉ cần tính tỉ lệ giao tử AXB; aXB ở giới cái và giao tử AY; aY ở giới đực.
Con cái F2: (1aaXBXB : 1aaXBXb) ggiảm phân tạo giao tử cho aXB = 1/2+ 1/2x1/2 = 3/4.
Đực F2: (1AAXbY : 2AaXbY : 1aaXBY)
ggiảm phân cho AY = 1/4 x 1/2 + 2/4 x 1/4 = 1/4 ; aY = 2/4 x 1/4 + 1/4 x 1/2 = 1/4
g tỉ lệ con đực mắt đỏ ở F3 = 3/4 x 1/4 = 3/16.
Xác định: Ở một loài động vật, có cơ chế xác định giới tính giống như người, xét 3 locut gen: locut 1 có alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng; locut 2 có alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; locut 1 và locut 2 cũng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; locut 3 có alen D quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định lông đen và locut này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Đem con cái dị hợp về ba cặp gen trên lai với con đực chân cao, mắt đỏ, lông đỏ thu được F1 có 27,28% con cái chân cao, mắt đỏ, lông đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt đỏ, lông đỏ ở F1 không thể là?
Chọn đáp án D.
Xét riêng cặp NST giới tính ta có:
P: XDXd x XDY g tỉ lệ cái lông đỏ ở F1:
(XDXd + XDXD) = 0,25 + 0,25 = 0,5.
→ tỉ lệ chân cao, mắt đỏ (A-B-) ở F1 = 0,2728 : 0,5 = 0,5456.
→ tỉ lệ chân thấp, mắt trắng = 0,5456 - 0,5 = 0,0456.
Trường hợp 1: Bố mẹ có kiểu gen giống nhau và hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới:
(aa,bb) = 0,0456 = 0,2135ab x 0,2135ab g tần số hoán vị f = 2 x 0,2135 = 0,427 và cả bố mẹ đều có kiểu gen dị chéo Ab/aB.
Tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng, lông đỏ (A-bbXD-): ta có giao tử mỗi bên Ab = 0,2865; ab = 0,2135.
→ tỉ lệ chân cao, dị hợp mắt trắng (Ab/ab) = 2 x 0,2865 x 0,2135 = 0,1223355.
Tỉ lệ lông đỏ (XD-) = 0,75 g tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng, lông đỏ ở F1 = 0,1223355 x 0,75 = 0,092.
→ Câu A đúng.
Trường hợp 2: Bố mẹ có kiểu gen khác nhau và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới:
Gọi 2x là tần số hoán vị gen g (aa,bb) = 0,0456 = xab x (0,5 – x)ab → x = 0,12 hoặc x =0,38.
→ tần số hoán vị gen f = 2 x 0,12 = 0,24.
P: AB/ab x Ab/aB
AB = ab = 0,38
AB = ab = 0,12
Ab = aB = 0,12
Ab = aB = 0,38
→ tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng (Ab/ab) = 0,38 x 0,38 + 0,12 x 0,12 = 0,1588
→ tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng, lông đỏ = 0,1588 x 0,75 = 0,1191.
→ Câu C đúng.
Trường hợp 3: hoán vị chỉ xảy ra ở 1 giới, trong đó giới không hoán vị có kiểu gen dị đều.
(aa,bb) = 0,0456 = 0,5ab x 0,0912ab
→ tần số hoán vị f = 2 x 0,0912 = 0,1824.
P: Ab/aB x AB/ab
AB = ab = 0,0912
AB = ab = 0,5
Ab = aB = 0,4088
→ tỉ lệ chân cao dị hợp (Ab/ab) = 0,4088 x 0,5 = 0,2044.
→ tỉ lệ chân cao dị hợp mắt trắng = 0,2044 x 0,75 = 0,1533 g câu B đúng.
Vậy tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng, lông đỏ không thể là 14,38%.
Xác định khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C.
A. Sai. Sinh vật và môi trường có sự tác động qua lại
B. Sai. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
D. Sai. Ngoài giới hạn sinh thái sinh vật có thể chết.
Hãy xét: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật tự nhiên, phát biểu đúng là?
Chọn đáp án C.
- Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể tranh giành nhau về nơi ở, thức ăn, ánh sáng… hoặc tranh giành con đực, con cái. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản, do đó kích thước quần thể giảm, phù hợp với điều kiện môi trường.
- Quan hệ cạnh tranh, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp không phổ biến và không dẫn đến sự tiêu diệt loài mà giúp cho loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh.
- Trong quần thể các sinh vật cùng loài nhờ có cạnh tranh mà các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Hãy cho biết: Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tổng tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án B.
Tĩnh mạch chủ là nơi có huyết áp thấp nhất, mao mạch là nơi có vận tốc máu thấp nhất.
Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ " tiểu động mạch "mao mạch và tăng dần từ mao mạch " tiểu tĩnh mạch "tĩnh mạch chủ. Sự thay đổi vận tốc máu có liên quan đến sự thay đổi tổng tiết diện của hệ mạch. Trong đó, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch chủ
Hãy cho biết: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac sự kiện nào sau đây diễn ra ngay cả khi môi trường có lactose và không có lactose?
Chọn đáp án C.
Khi môi trường có lactose hay không có lactose thì gen điều hòa R vẫn tổng hợp protein ức chế. Hoạt động của gen này không phụ thuộc Operon
Hãy xác định: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C.
Gen ngoài nhân là gen đơn alen, thường không được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào và biểu hiện đồng đều ở giới đực và cái
Cho biết: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 alen của một gen cùng nằm trên một NST đơn?
Dạng đột biến cấu trúc NST lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen cùng nằm trên một NST đơn.
Đáp án C
Hãy cho biết: Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
I. AaBb x aabb
II. aaBb x AaBB
III. AaBb x AaBB
IV. Aabb x aaBB
V.AAbb x aaBB
VI. Aabb x aaBb
Chọn đáp án A.
Hai phép lai thỏa mãn yêu cầu là phép lai số I và VI.
Cho biết: Khi nói về động lực của sự vận chuyển nước trong thân cây, có các phát biểu sau:
I. Nước muốn vận chuyển được trong mạch xylem thì sức hút nước của lá phải bằng hoặc lớn hơn lực cản của trọng lực và ma sát của dòng chảy qua mạch dẫn
II. Động lực vận chuyển nước trong cây gồm 3 động lực chính : áp suất rễ, sức kéo của quá trình thoát hơi nước và các lực đẩy trung gian. Trong đó lực đẩy của quá trình thoát hơi nước có vai trò quan trọng hơn cả
III. Các tác nhân ức chế hoạt động sống của rễ, ức chế hô hấp của rễ không ảnh hưởng đến sự vận chuyển nước trong cây
IV. Khi độ ẩm không khí càng lớn thì lực đẩy do quá trình thoát hơi nước tạo ra càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển nước từ rễ lên thân, lá
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Chọn đáp án A.
Chỉ có phát biểu số II đúng.
- Khi nước vận chuyển trong hệ thống ống dẫn thì sự cản trợ sự di chuyển nước không những là lực ma sát của dòng chảy qua mạch dẫn (lực động) mà còn cả trọng lực của nước khi nó chảy lên khỏi mặt đất (lực tĩnh). Vì vậy, nước muốn được vận chuyển được trong mạch xylem thì sức hút nước của lá phải hơn hơn và thắng được hai trở lực đó (I sai).
- Động lực vận chuyển nước trong cây gồm 3 động lực chính: sức đẩy của rễ (tức do áp suất rễ); sức kéo của quá trình thoát hơi nước; các lực đẩy trung gian trên con đường vận chuyển (gồm: lực hội tụ - là sự hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước, có tính chất quyết định đến tính chất liên tục của cột nước; lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào mạch gỗ). Tuy nhiên, áp suất rễ không phải là động lực chính cho quá trình vận chuyển nước trong mạch gỗ (nhưng điều đó cũng không có nghĩa là ở những cây bụi cũng như một số cây cao rễ không gây ra sự vận chuyển nước nào). Điều quan trọng hơn cả là lực kéo tạo ra bởi quá trình thoát hơi nước, đây là động lực cơ bản cho sự vận chuyển nước trong mạch gỗ (II đúng).
- Áp suất rễ được sinh ra do quá trình trao đổi chất ở rễ, đặc biệt là quá trình hô hấp của rễ. Đây là sự vận chuyển nước tích cực cần năng lượng. Do vậy, mọi tác nhân ức chế hoạt động sống của rễ, ức chế hô hấp của rễ đều ảnh hưởng đến vận chuyên nước trong cây, như trường hợp gặp úng thiếu oxi cho rễ hô hấp hoặc chất độc đối với rễ… (III sai).
- Khi độ ẩm không khí thấp hơn 100% thì sức hút nước của không khí tăng lên mạnh. Sự chênh lệch về sức hút nước khá lớn giữa không khí và bề mặt lá làm cho quá trình thoát hơi nước của lá xảy ra mạnh. Các tế bào của lá hút nước của các tế bào ở dưới, dẫn đến phát sinh lực hút từ bề mặt lá do bay hơi nước. Việc loại trừ các phân tử nước tận cùng của cột nước trong xylem làm cho cột nước đẩy dần lên thay thế. Sự thoát hơi nước ở lá là liên tục và do đó mà sức kéo của thoát hơi nước cũng liên tục. Do đó, khi độ ẩm không khí càng tăng cao thì lực đẩy do quá trình thoát hơi nước tạo ra càng giảm. (IV sai).
Thực hiện phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen
Chọn đáp án C.
Ở một số tế bào, cặp Aa không phân li trong giảm phân I " tạo các giao tử Aa, 0, A, a
Aa × Aa = (A, a) × (Aa, 0, A, a) " tạo 7 kiểu gen (3 bình thường + 4 đột biến)
Bb × Bb " 3 kiểu gen.
Dd × dd " 2 kiểu gen.
" Số loại kiểu gen tối đa = 7 × 3 × 2 = 42.
Cho biết: Trong tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến có bao nhiêu đặc điểm trong những đặc điểm sau đây?
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó có lợi
IV. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm
Chọn đáp án D.
Có hai phát biểu đúng là II và IV.
Nhân tố tiến hóa đột biến làm phát sinh các biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. Tuy nhiên do tần số đột biến là rất nhỏ nên nó làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen một cách chậm chạp so với các nhân tố tiến hóa khác.
Cho biết: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp
II. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau
III. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit
IV. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến
Chọn đáp án A.
Chỉ có phát biểu số I đúng.
II sai: Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là khác nhau, tùy vào đặc điểm cấu trúc gen.
III sai: Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế.
IV sai: đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính, tùy thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường.
Cho biết: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây:
I. Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt
II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và sống trong cùng một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài
III. Ở mối quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ
IV. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa
Có bao nhiêu kết luận đúng
Chọn đáp án A.
Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.
- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.
- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).
- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.
Xác định: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?
I. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất
II. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn
III. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng
IV. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ
Chọn đáp án D.
Có hai phát biểu đúng là I và II.
- Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ tạo nên nguồn thức ăn cho mình và để nuôi các loài sinh vật dị dưỡng. Sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật và một số vi sinh vật quang hợp. Sinh vật phân giải gồm chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống (giun đất, sâu bọ…), chúng phân giải xác chết sinh vật thành các chất vô cơ đơn giản để trả lại môi trường.
- Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật, bị mất qua chất thải, các bộ phận rơi rụng… và chỉ khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn, nên có thể nói sự thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn.
- Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng. Năng lượng sẽ không được tái sử dụng, nhưng vật chất được tái sử dụng.
- Nhóm sinh vật phân giải ngoài vi khuẩn còn có nấm
Cho biết: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, xét các kết luận sau:
I. Nhân tố tiến hóa là những nhân tố có khả năng làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể
II. Không phải nhân tố tiến hóa nào cũng có khả năng làm biến đổi tần số alen của quần thể
III. Yếu tố ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn có hại ra khỏi quần thể
IV. Đột biến, giao phối ngẫu niên, di – nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là các nhân tố tiến hóa cơ bản
Chọn đáp án D.
Các phát biểu số I, II, III đúng.
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng nó vẫn làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp do đó nó vẫn được coi là nhân tố tiến hóa.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen. Trong đó, tỉ lệ dị hợp giảm dần và tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ, tạo điều kiện cho các alen lặn được biểu hiện kiểu hình. Cần lưu ý, ngẫu phối không được xem là nhân tố tiến hóa, vì sự ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân bằng của quần thể, vì vậy nó không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Các yếu tố ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng loại bỏ hoàn toàn các alen có hại ra khỏi quần thể vì bản chất của các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện có thể do những vật cản địa lí chia cắt khu phân bố của quần thể thành những phần nhỏ, hoặc do sự di chuyển của 1 nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối của các alen khác với quần thể gốc (hiện tượng “Kẻ sáng lập”).
IV sai. Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa.
Cho biết: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: các loài câu là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài đồng vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên và cho biết có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
I. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh của rắn và thú ăn thịt
II. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn có tối đa 4 mắt xích
III. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn
IV. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
Chọn đáp án A.
Chỉ có phát biểu số II đúng.
- I sai vì nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt – rắn hay rắn – thú ăn thịt là như nhau.
- III sai. Không trùng nhau hoàn toàn.
- IV sai vì Chim ăn thịt có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 4.
Cho biết các codon mã hóa các axit amin như sau: GAA: axit Glutamin (Glu); AUG: Metinônin (Met); UGU: Xistêin (Cys); AAG: Lizin (Lys); GUU: Valin (Val); AGU; Xêrin (Ser). Nếu một đoạn gen cấu trúc có trình tự các cặp nuclêôtit là:
1 2 3……….10………18 (vị trí các nuclêôtit từ trái qua phải)
3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT....5’
5’ ATG GTT AAG TGT AGT GAA….3’
Hãy cho biết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Trình tự các axit amin trong phân tử protein do gen cấu trúc nói trên tổng hợp là : Met – Val – Lys – Cys – Ser - Glu
II. Đột biến thay thế cặp nucleotit A – T ở vị trí thứ 10 thành cặp nuclêôtit T – A sẽ làm chuỗi polipepetit được tổng hợp không thay đổi so với bình thường
III. Đột biến mất 1 cặp nucleotit là X – G ở vị trí thứ 4 sẽ thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi poolipeptit từ sau axit amin mở đầu
IV. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A –T ở vị trí thứ 12 thành cặp nuclêôtit T – A sẽ làm xuất hiện mã kết thúc và chuỗi poolipeptit được tổng hợp ngắn hơn so với bình thường
Chọn đáp án C.
Các phát biểu I, II và IV đúng.
- I đúng: bộ ba mở đầu dịch mã trên mARN là AUG, nên triplet tương ứng trên mạch gốc của gen là TAX, do đó ta thấy mạch có chiều 3’ TAX… XTT5’ là mạch gốc.
Mạch gốc: 3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT…5’
Phân tử mARN:
5’ AUG GUU AAG UGU AGU GAA…3’
" trình tự chuỗi polipeptit sẽ là: Met – Val – Lys – Cys – Ser – Glu.
- II sai: Thay thế cặp A – T ở vị trí thứ 10 thành cặp T – A biến bộ ba UGU thành bộ ba AGU quy định axit amin Ser.
- III đúng: Đột biến mất 1 cặp nucleotit là X – G ở vị trí thứ 4 sẽ làm khung đọc dị dịch chuyển. Theo đó codon ban đầu trên mARN là GUU sẽ bị thay thế bằng codon UUA, và bộ ba mới không phải bộ ba kết thúc, nên nó sẽ làm thay đổi trình tự chuỗi polipeptit.
- IV đúng: Đột biến thay thế cặp nucleotit A – T ở vị trí thứ 12 thành cặp nucleotit T – A sẽ làm thay đổi codon mã hóa trên mARN từ codon UGU thành UGA là bộ ba kết thúc, nên chuỗi polipeptit sẽ ngắn hơn so với ban đầu.
Cho bài toán: Ở một loài thực vật lưỡng bội, chiều cao của cây do các gen trội không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. Trong kiểu gen, sự có mặt của mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 5 cm. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất (P), thu đước F1, cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng cây thấp nhất của loài này cao 70 cm, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây cao nhất của loài này cao 110 cm
II. Ở F2 cây mang 2 alen trội chiếm 7/64
III. Ở F2 cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 35/128
IV. Ở F2 có 81 loại kiểu gen khác nhau
Chọn đáp án C.
Cả 4 phát biểu đều đúng.
Thấy có F2 có 9 kiểu hình" tính trạng chiều cao do 4 cặp gen tương tác theo kiểu cộng gộp quy định.
Trong đó sự có mặt có 1 alen trội trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 5cm.
- I đúng: cây thấp nhất (aabbddee) cao 70 cm
→ cây cao nhất cao =70 + 5 x 8 =110cm
- II đúng: Ở F2 tỉ lệ cây mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ =7/64
- III đúng: F2 cây có chiều cao 90cm
→ cây đó mang 4 alen trội " có tỉ lệ 35/128
- IV đúng: số loại kiểu gen ở đời F2 = 34=81 kiểu gen.
Cho biết ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu hoa do hai gen không alen phân li độc lập tương tác nhau cùng quy định. Trong kiểu gen có mặt gen A và B quy định màu hoa đỏ; khi trong kiểu gen chỉ có một trong hai gen A hoặc B, hoặc không có cả hai gen A và B quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp hai cặp gen nói trên tự thụ phấn thu được thu được F1. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều tham gia thụ tinh thành hợp tử. Theo lí thuyết, nếu cho các cây F1 tự thụ phấn thì thế hệ F2 có thể xuất hiện bao nhiêu tỉ lệ màu sắc hoa nào sau đây?
I. 56,25% cây hoa đỏ : 43,75% cây hoa trắng
II. 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng
III. 100% cây hoa đỏ
IV. 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng
V. 25% cây hoa đỏ : 75% cây hoa trắng
Chọn đáp án B.
Có ba tỉ lệ có thể bắt gặp là I, III và IV.
P: AaBb tự thụ → F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb.
Cho các cây F1 tự thụ:
AABB × AABB → 100% hoa đỏ
AaBB × AaBB → 75% đỏ : 25% trắng
AABb × AABb → 75% đỏ : 25% trắng
AaBb × AaBb → 56,25% đỏ : 43,75% trắng
Các cây hoa trắng (A-bb; aaB-; aabb) tự thụ đều cho 100% trắng.
Vậy có 3 tỉ lệ có thể xảy ra → đáp án B.
Khi tiến hành: Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết các tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen có hai alen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?
I. Ở P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen
II. Ở F2 có 5 loại kiểu gen
III. Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 3:1:3:1
IV. Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25%
Chọn đáp án B.
Có hai phát biểu đúng là III và IV.
P: mắt đỏ × mắt trắng, được F1 toàn mắt đỏ, tính trạng màu mắt do một gen có hai alen quy định. Vậy mắt đỏ là trội so với trắng.
F2 phân li không đồng đều ở hai giới (mắt trắng đều là con đực) nên gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X: XA: mắt đỏ > Xa: trắng.
P: XAXA × XaY " F1: ½ XAXa : ½ XAY
F1 × F1: XAXa × XAY
→ F2: ¼ XAXA : ¼ XAXa : ¼ XAY : 1/4XaY.
- Phát biểu I sai vì ở P, ruồi cái mắt đỏ chỉ có 1 loại kiểu gen XAXA vì F1 toàn ruồi mắt đỏ.
- Phát biểu II sai vì chỉ có 4 loại kiểu gen là XAXA, XAXa, XAY, XaY.
- Phát biểu III ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên, thu được các tổ hợp lai sau:
F2: (1/2XAXA : ½ XAXa) × XAY tạo ra đời F3: 3/8XAXA, 1/8XAXa, 3/8XAY, 1/8XaY
Phân li theo tỉ lệ kiểu gen 3 : 1 : 3 : 1 " III đúng.
- Phát biểu IV ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên có các tổ hợp lai sau:
(1/2XAXA : ½ XAXa) × (¼ XAY : 1/4XaY)
→ F3: 3/16XAXA : 4/16XAXa : 1/16XaXa : 6/16XAY : 2/16XaY
Số ruồi mắt đỏ = 3/16 + 4/16 + 6/16 = 13/16 = 81.25%
→ IV đúng.