Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Lý Tự Trọng
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Lý Tự Trọng
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
49 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ?
Đậu tương làm cho đất giàu nitơ.
Đáp án B
Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, ngăn nào sau đây của tim trực tiếp nhận máu giàu từ tĩnh mạch chủ?
Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, Tâm nhĩ phải của tim trực tiếp nhận máu giàu từ tĩnh mạch chủ.
Đáp án D
Hãy cho biết: Côđon nào sau đây làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã?
3’AAU5’ là côđon làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã.
Đáp án A
Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
Chọn đáp án B.
Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì dạng đột biến gây hậu quả nghiêm trọng nhất là mất đoạn và chuyển đoạn lớn.
Chọn ý đúng: Từ sơ đồ kiểu nhân sau. Hãy cho biết dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể đã xảy ra?
Chọn đáp án A.
Trong kiểu nhân đột biến, có 1 cặp nhiễm sắc thể bị tăng 1 chiếc 2n - 1
Trong mô hình điều hòa hoạt động của các gen trong operon Lac do F.Jacop và J.Mono phát hiện thì chất cảm ứng là
Trong mô hình điều hòa hoạt động của các gen trong operon Lac do F.Jacop và J.Mono phát hiện thì chất cảm ứng là lactozơ
Chọn đáp án C.
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào?
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ Cacbon
Đáp án C
Xác định ý đúng: Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình được gọi là thể?
Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình được gọi là thể đột biến.
Đáp án B
Quan sát hình vẽ dưới đây mô tả nhiều loài động thực vật cùng môi trường sống của chúng. Cấp độ tổ chức sống nào sau đây là phù hợp nhất mà hình vẽ trên mô tả?
Hình vẽ mô tả nhiều loài động thực vật cùng môi trường sống của chúng. Cấp độ tổ chức sống nào sau đây là phù hợp nhất mà hình vẽ trên mô tả quần xã.
Đáp án B
Cho 4 phân đoạn ADN mạch kép dưới đây:
Chọn đáp án D.
Có một lỗi sai trong mỗi phân đoạn 2 và 4.
Phân đoạn 2: X và A liên kết không theo nguyên tắc bổ sung.
Phân đoạn 4: Mất 1 nucleotide ở vị trí thứ 2
Phép lai nào sau đây thường được sử dụng để xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội?
Chọn đáp án B.
Để xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội người ta sử dụng phép lai phân tích
Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
Loài động vật có hệ tuần hoàn kép: Tê giác
Đáp án C
Chọn ý đúng: Trong chọn giống thực vật, để phát hiện những gen lặn xấu và loại bỏ chúng ra khỏi quần thể người ta thường dùng phương pháp:
Chọn đáp án C.
Tự thụ phấn sẽ giúp cho các gen lặn biểu hiện ra kiểu hình, từ đó người ta có thể loại bỏ chúng ra khỏi quần thể.
Cho biết: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C.
A sai, giữa các loài thì kích thước của quần thể là khác nhau
B sai, kích thước quần thể phụ thuộc tỉ lệ sinh, tỷ lệ tử, xuất cư, nhập cư
D sai : Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ giảm xuống
Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình sinh học nào?
Sơ đồ mô tả quá trình sinh học diễn thế sinh thái.
Đáp án A
Xác định: Một cơ thể có 2 cặp gen dị hợp giảm phân đã sinh ra giao tử Ab với tỉ lệ 12%. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
Chọn đáp án B.
Ab = 12% < 25% → Đây là giao tử sinh ra do hoán vị → Tần số hoán vị là: 2.12 = 24%
Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là
Chọn đáp án D.
Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là cách li sinh sản.
Cách li sinh sản có 2 dạng:
+ Cách li trước hợp tử: Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.
+ Cách li sau hợp tử: Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án D.
- D đúng. Vì các điều kiện môi trường thay đổi theo chu kì mùa nên vào thời điểm có điều kiện môi trường thuận lợi thì trong quần thể có số lượng cá thể trước và sau sinh sản nhiều, khi điều kiện môi trường không thuận lợi thì trong quần thể chủ yếu là nhóm tuổi đang sinh sản, nhóm tuổi trước và sau sinh sản chiếm tỉ lệ ít. Ngoài ra loài có vùng phân bố càng rộng thì cấu trúc tuổi càng phức tạp do số lượng cá thể lớn và các cá thể trong quần thể có giới hạn sinh thái rộng về các nhân tố sinh thái.
- B sai. Vì đối với quần thể ổn định hay suy thoái thì nhóm tuổi sau sinh sản cũng ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản.
- C sai. Vì các cá thể đang sinh sản sẽ tiếp tục sinh ra các cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản. Ngoài ra quần thể này có thể đang bị biến động số lượng cá thể theo chu kì.
- A sai. Vì có nhiều loài biến động số lượng cá thể theo chu kì ngày đêm. Ví dụ: các loài giáp xác vào ban đêm số lượng cá thể đang sinh sản nhiều, vào ban ngày số lượng cá thể sau sinh sản nhiều.
Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án B.
A sai. Vì giao phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C sai. Vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen của cơ thể.
D sai. Vì có 4 nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể (đột biến, chọn lọc tự nhiên, di - nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên).
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen nằm trong lục lạp quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
Chọn đáp án C.
F1 có kiểu hình hoa trắng, khi cho F1 tự thụ, đời con thu được 100% hoa trắng (di truyền theo dòng mẹ)
Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C.
A sai, quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật
B sai, cách ly địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen của các quần thể
D sai, Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, có sự tác động của CLTN
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Chọn đáp án A.
Chuỗi thức ăn dưới nước thường dài hơn chuỗi thức ăn trên cạn vì thất thoát năng lượng ít hơn.
Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây làm cho cây trên cạn có thể bị chết khi môi trường bị ngập úng lâu ngày?
I. Cây không hấp thụ được khoáng,
II. Thiếu ôxi phá hoại tiến trinh hô hấp bình thường của rễ.
III. Tích luỹ các chất độc hại trong tế bào và làm cho lông hút chết.
IV. Mất cân bằng nước trong cây.
Chọn đáp án C.
Nguyên nhân làm cho cây trên cạn bị chết do ngập úng lâu ngày là do
- Thiếu oxi nên rễ cây không hô hấp được
- Mất cân bằng nước
- Rễ tích lũy các chất độc (sản phẩm của hô hấp kị khí)
Một quần thể ngẫu phói có thành phần kiểu gen là: Theo lý thuyết, tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
Chọn đáp án B.
Tần số alen a là: \(0,6 + 0,4:2 = 0,8.\)
Khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu đúng: Chuyển đoạn lớn ở nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật.
Đáp án B
Khi nói về quang hợp ở tực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình quang hợp luôn diễn ra pha sáng và pha tối
II. Pha sáng diễn ra ở chất nền lục lạp, pha tối diễn ra ở màng thilacoit
III. Quang phân li nước cần sự tham gia của NADP+
IV. Giai đoạn cố định CO2 tạm thời diễn ra trong tế bào chất
Chọn đáp án A.
Chỉ có phát biểu I đúng.
I đúng.
II sai. Pha sáng diễn ra ở màng tilacoit và pha tối diễn ra ở chất nền lục lạp.
III sai.
IV sai. Pha cố định CO2 diễn ra ở chất nền lục lạp.
Hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật là gì?
Chọn đáp án D.
Hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật là thường gây chết, giảm sức sống hoặc thay đổi biểu hiện của tính trạng.
Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các động vật không xương sống đều có hệ tuần hoàn hở.
II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.
IV. Ở người, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.
Chọn đáp án D.
I sai, VD: giun đất có hệ tuần hoàn kín
II sai, cao nhất ở động mạch chủ và thấp nhất ở mao mạch
III sai, máu trong động mạch phổi nghèo oxi
IV đúng
Nếu ở thế hệ bố mẹ (P) thuần chủng khác nhau về n cặp gen di truyền độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 tuân theo công thức là
Chọn đáp án B.
Xét 1 cặp gen: A, a
P: AA x aa → F 1: Aa x Aa, F2: 1AA : 2Aa : 1aa → Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3 : 1
→ Nếu ở thế hệ bố mẹ (P) thuần chủng khác nhau về n cặp gen di truyền độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 tuân theo công thức là: (3+1)n → Đáp án B
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độ lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phói với nhau, thu được . Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai về ?
Chọn đáp án D.
Giả sử ta xét 2 cặp gen A, a và B, b.
Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình là \(3:1 = \left( {3:1} \right) \times 1 \to \) Trong phép lai phải có Aa X Aa hoặc Bb x Bb
Lúc này cây P không có có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng.
sẽ tạo ra đời con \(100\% AaBb.\)
sẽ tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1
Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 408 nm và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch thứ nhất của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có tỉ lệ ( T + X)/(A+G) = 19/41.
II. Mạch 2 của gen có tỉ lệ A/X = 1/3.
III. Khi gen thực hiện nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit trong tất cả các gen con là 74400.
IV. Gen bị đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hidro thì số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là 479
Chọn đáp án B.
Trước hết, phải xác định số Nu mỗi loại của mạch 1
Gen gài 408 nm → Có tổng số 2400 Nu
Agen chiếm 20% → G = 20%.2400 = 480 Nu, A gen = 30%.2400 = 720 Nu
T1 = 200 → A1 = 720 - 200 = 520
X1 = 15%.1200 = 180
G1 = 480 - 180 = 300
I đúng vì Tỉ lệ: (T1 + X1)/(A1 + G1) = (200 + 180)/(520 + 300) = 380/820 = 19/41
II sai vì A2/X2 = T1/G1 = 200/300 = 2/3
III đúng vì Khi gen thực hiện nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit trong tất cả các gen con là: 2400.(2^5 - 1) = 74400 Nu
IV sai. Vì Gen bị đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hidro thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X → số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là: 480 + 1 = 481
Ở một loài thực vật, tính trạng màu đỏ do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, tương tác bổ sung, trong đó có A và B quy định quả đỏ, kiểu gen đồng hợp lặn quy định quả xanh, các kiểu gen còn lại quy định quả vàng. Cho hai cây giao phấn với nhau, thu được F1 có một loại kiểu hình. Có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai cho kết quả như vậy?
Chọn đáp án C.
F1 có 1 loại kiểu hình. Có 3 trường hợp:
Trường hợp 1: có 100% quả đỏ (A-)(B-)
A- có 3 sơ đồ lai (1 tự thụ, 2 GP); B- có 3 sơ đồ lai ( 1 tự thụ, 2 GP).
Số sơ đồ lai = 3 × 3 + 2 × 2 = 13.
Trường hợp 2: có 100% quả vàng có 6 sơ đồ lai (Aabb × -bb; aaBB × aa-).
Trường hợp 3: có 100% quả xanh thì có 1 sơ đồ lai aabb × aabb.
Tổng số sơ đồ lai = 13 + 6 +1 = 20 sơ đồ lai.
Tiến hành xét: Ở một loài động vật, xét 2 cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây đều dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 có 4% số cá thể đồng hợp lặn về 2 cặp gen. Cho biết không xảy ra đột biến và có hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu hai cây P có kiểu gen khác nhau thì tần số hoán vị là 20%.
II. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội chiếm 42%.
III. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích, có thể thu được đời con với tỉ lệ kiểu gen 3 : 3 : 1 : 1.
IV. F1 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 1 tính trạng.
Chọn đáp án B.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
I đúng. Vì có 0,04 = 0,1ab × 0,4ab. → Tần số hoán vị 20%.
II đúng. Vì kiểu hình có 1 tính trạng trội (A-bb và aaB-) có tỉ lệ = 2×(0,25-0,04) = 0,42 = 42%.
III sai. Vì ở bài này chưa biết tần số hoán vị 20% hay 40% (Nếu cây 2 cây P có kiểu gen giống nhau thì tần số HVG 40%). Do đó, tình huống tần số HVG 40% thì khi cây dị hợp 2 cặp gen lai phân tích sẽ thu được đời con có tỉ lệ 3:3:2:2.
IV đúng. Vì kiểu hình trội về 1 tính trạng gồm có A-bb và aaB- nên có tổng số 4 kiểu gen.
Khi nói về NST giới tính, phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án C.
A sai vì sự tiếp hợp xảy ra giữa các cromatit ở cơ thể có kiểu gen là XX.
B sai vì tế bào nhân sơ không có NST.
D sai vì ở gia cầm XX là con đực. XY là con cái.
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình khác nhau. Trong tổng số các cây F1, số cây có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 21%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Có bao nhiêu kết luận đúng về phép lai trên:
I. F1 có 10 loại kiểu gen.
II. F1 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
II. Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của P chiếm tỉ lệ 18%.
IV. P xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
Chọn đáp án D.
Quy ước: A: Thân cao, a: Thân thấp
B: hoa đỏ, b: hoa trắng
Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình khác nhau. Trong tổng số các cây F1, số cây có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 21%.
→ Cây thân thấp, hoa trắng = 25% - 21% = 45
hay aabb = 4% = 20%ab . 20%ab
ab = 20% < 25% → Đây là giao tử sinh ra do hoán vị → P: Ab/aB
f hoán vị = 2.20% = 40%
Xét các phát biểu của đề bài:
I đúng.
II đúng. Các kiểu gen quy định thân cao, hoa đỏ là: AB/AB, AB/Ab, AB/aB, AB/ab, Ab/aB
III đúng. Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của P là: Ab/aB = 2.30%.30% = 18%
IV sai. Tần số hoán vị gen = 40%
Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 thu được:
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 thu được: 100% cây hoa đỏ
Đáp án A
Cho biết: Một loài thực vật, tính trạng kích thước quả do 2 cặp gen Aa và Bb phận li độc lập, tương tác bổ sung. Kiểu gen có 2 alen trội A và B quy định quả to, các kiểu gen còn lại quy định quả nhỏ; alen D quy định nhiều quả trội hoàn toàn so với alen d quy định ít quả. Cho cây dị hợp về 3 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 44,25% số cây quả to, nhiều quả. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F1 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình quả to, nhiều quả.
II. Tần số hoán vị 40%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây to, nhiều quả ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 3/59.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây quả to, ít quả ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/12
Chọn đáp án D.
Cây (P) dị hợp 3 cặp gen tự thụ cho 4 loại kiểu hình, trong đó có 44,25% cây quả to, nhiều quả → gen quy định tính trạng nhiều/ít quả liên kết với 1 trong 2 cặp gen quy định kích thước quả.
Theo đề bài, tính trạng kích thước quả do 2 cặp gen tương tác bổ sung kiểu 9:7 quy định, nên cặp gen Dd liên kết với Aa hoặc Dd liên kết với Bb đều cho kết quả như nhau.
Ta giả sử, cặp gen Dd liên kết với Bb → A-B-D = 44,25% = 0,4425 → (B-D-) = 0,4425/0,75 = 0,59
→ (bb, dd) = 0,09. Do hoán vị gen ở cả cây đực và cái có tần số bằng nhau nên ta có:
0,09 (bb, dd) = 0,3 bd × 0,3 bd → tần số hoán vị gen f = 40%; cây P có kiểu gen Aa
(P): Aa\(\frac{{BD}}{{bd}}\) × Aa\(\frac{{BD}}{{bd}}\) (f= 40%) → kiểu hình quả nhỏ, nhiều quả có 11 kiểu gen quy định.
Lấy ngẫu nhiên 1 cây quả to, nhiều quả ở F1, xác xuất thu được cây thuần chủng là:
\(\frac{{AA\frac{{BD}}{{BD}}}}{{A - B - D}} = \frac{{\frac{1}{4}\; \times 0,3\; \times 0,3}}{{0,4425}} = \;\frac{3}{{59}}\)
Lấy ngẫu nhiên 1 cây quả to, ít quả ở F1, xác xuất thu được cây thuần chủng là:
\(\frac{{AA\frac{{Bd}}{{Bd}}}}{{A - B - dd}} = \frac{{\frac{1}{4}\; \times 0,2\; \times 0,2}}{{\frac{1}{4}\; \times \left( {0,25 - 0,09} \right)}} = \;\frac{1}{{12}}\)
Vậy cả 4 kết luận đều đúng.
Hãy cho biết: Một loài thực vật, xét hai cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây P dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo thành các cây F1 ở vườn ươm không nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển, các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Chọn đáp án D.
Theo bài ra ta có \(P:AaBb \times AaBb \to F1:\left( {1AA:2Aa:1aa} \right) \times \left( {1BB:2Bb:1bb} \right).\)
Chọn các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng ngập mặn ven biển: \(\left( {1AA:2Aa} \right) \times \left( {1BB:2Bb:1bb} \right).\)
Vì các cây bb bị chết nên chỉ còn lại \(\left( {1AA:2Aa} \right) \times \left( {1BB:2Bb} \right).\)
Đem các cây này lai ngẫu nhiên với nhau:
\(\left( {2/3A:1/3a} \right) \times \left( {2/3B:1/3b} \right) \to F2:\left( {4/9AA:4/9Aa:1/9aa} \right) \times \left( {4/9BB:4/9Bb:1/9bb} \right)\)
Hạt bb không nảy mần nên đời F2 là: \(\left( {4/9AA:4/9Aa:1/9aa} \right) \times \left( {1/2BB:1/2Bb} \right).\)
Trong số các cây này thì thân cao, chịu mặn chiếm \(\frac{8}{9}\)
Xác định: Một quần thể động vật giao phối giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2 và alen A3; alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 51% con cánh đen; 40% con cánh xám, 9% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A1, A2, A3 lầm lượt là 0,3; 0,4; 0,3.
II. Cá thể cánh đen dị hợp chiếm tỉ lệ 42%.
III. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể cánh xám, xác suất thu được 2 cá thể thuần chủng là 28,8%.
IV. Nếu chỉ có các cá thể cánh xám giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có 9% số cá thể cánh trắng.
Chọn đáp án D.
Cả 4 phát biểu đúng.
I đúng. Tần số các alen là: 0,3A1, 0,4A2, 0,3A3.
II đúng. Tỉ lệ cánh đen dị hợp = Tỉ lệ cánh đen – Tỉ lệ cánh đen đồng hợp \( = 0,51 - \;{\left( {0,3} \right)^2} = 0,42 = 42\% \).
III đúng.
- Trong số cánh xám, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ \( = \;\frac{{{A_2}{A_2}}}{{0,40}} = \;\frac{{0,16}}{{0,40}} = 0,4\)
- Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể cánh xám, xác suất thu được 2 cá thể thuần chủng là:
\(C_{3\;}^2 \times {\left( {0,4} \right)^2} \times 0,6 = 0,288 = 28,8\% \)
IV đúng.
Các kiểu gen quy định cánh xám gồm A2A2 và A2A3 với tỉ lệ là 0,16A2A2 và 0,24A2A3 \( \approx \frac{2}{5}{A_2}{A_2}\) và \(\frac{3}{5}{A_2}{A_3}\)
- Các cá thể lông xám trở thành một quần thể mới với tỉ lệ kiểu gen là \(\frac{2}{5}{A_2}{A_2}\) và \(\frac{3}{5}{A_2}{A_3}\).
→ Giao tử \({A_3} = \frac{3}{{10}}\)
Khi các cá thể cánh xám giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có kiểu hình cánh trắng chiếm tỉ lệ \(\; = {\left( {\frac{3}{{10}}} \right)^2} = \;\frac{9}{{100}}\)
Ở người, tính trạng nhóm máu do 1 gen có 3 alen IA, IB, IO quy định, Tính trạng màu da do cặp gen Bb quy định, trong đó alen B quy định da đen trội hoàn toàn so với alen b quy định da trắng. Cặp vợ chồng thứ nhất (1 và 2) đều da đen và nhóm máu A, sinh người con trai (3) có da trắng và nhóm máu O, sinh người con gái (4) có da đen và nhóm máu A. Ở cặp vợ chồng thứ hai, người vợ (5) có nhóm máu AB và da đen, người chồng (6) có nhóm máu B và da trắng, sinh người con trai (7) có nhóm máu B và da đen. Người con gái (4) của cặp vợ chồng thứ nhất kết hôn với người con trai (7) của cặp vợ chồng thứ hai và đang chuẩn bị sinh con. Biết không xảy ra đột biến, người số (6) đến từ quần thể đang cân bằng về tính trạng nhóm máu và ở quần thể đó có 25% số người nhóm máu O, 24% số người nhóm máu B. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Biết được kiểu gen của 5 người trong số 7 người nói trên
II. Xác suất sinh con có da đen, nhóm máu A của cặp vợ chồng (4)-(7) là 25/216
III. Xác suất sinh con là con gái và có da trắng, nhóm máu B của cặp vợ chồng (4)-(7) là 19/432
IV. Xác suất sinh con có mang alen IO, alen B của cặp vợ chồng (4)-(7) là 85/216
Chọn đáp án B.
Ta vẽ được sơ đồ phả hệ như sau:
- Xét tính trạng màu da: bố (1) và mẹ (2) có da trắng sinh con da đen → bố mẹ đều dị hợp về gen quy định tính trạng này: (1) Bb × (2) Bb. Con trai số (3) có da trắng (bb); người số (6) có da trắng (bb) sinh ra con trai số 7 (Bb).
- Tính trạng nhóm máu: (1) và (2) đều có kiểu gen IAIO; số (3) IOIO; số (5) IAIB.
→ Biết được kiểu gen của 4 người.
Ta tìm kiểu gen của số (4) và (7):
+ Số (4) :
Bố bố và mẹ da trắng và có anh trai da đen nên số (4) có kiểu gen và màu da: (1/4BB; 2/4Bb) hay (1/3BB; 2/3Bb) → cho giao tử (2/3B:1/3b).
Bố và mẹ có máu A, anh trai máu O nên có tỉ lệ :
1/4IAIA : 2/4IAIO → 1/3IAIA : 2/3IAIO → cho giao tử (2/3IA : 1/3IO).
+ Số (7) :
Bố da trắng nên người số (7) có kiểu gen Bb
→ cho giao tử 1/2B : 1/2b.
Bố (6) đến từ quần thể cân bằng di truyền về nhóm máu và có IOIO = 0,25 → IO= 0,5 → IB = 0,2.
→ IBIB = 1/6 và IBIO = 5/6
→ Cho giao tử (7/12 IB : 5/12 IO)
Mẹ (5) (1/2 IA : 1/2 IB) × bố (6) (7/12 IB : 5/12 IO)
→ Con (7) máu B có kiểu gen (7/24 IB IB: 5/24 IB IO)
→ 7/12 IB IB : 5/12 IB IO
→ cho giao tử (9/24 IB : 5/24 IO).
Vậy cặp vợ chồng (4), (7) có kiểu gen như sau:
|
Vợ (4) |
Chồng (7) |
Da |
2/3B:1/3b |
1/2B:1/2b |
Máu |
2/3IA:1/3IO |
19/24IB:5/24IO |
Xác suất sinh con da đen, máu A của cặp vợ chồng (4) và (7) \( = \left( {1 - \;\frac{1}{3} \times \frac{1}{2}} \right)\left( {\frac{2}{3} \times \frac{5}{4}} \right) = \frac{5}{6} \times \frac{5}{{36}} = \frac{{25}}{{216}}\)
Xác xuất sinh con gái, da trắng, máu B \( = \left[ {\frac{1}{3} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{3} \times \frac{{19}}{{24}}} \right] \times \frac{1}{2} = \;\frac{{19}}{{864}}\)
Xác xuất sinh con có mang alen IO, alen B \(= \left( {\frac{2}{3} \times \frac{5}{{24}} + \frac{1}{3} \times \frac{{19}}{{24}} + \frac{5}{{24}} \times \frac{1}{3}} \right) \times \left( {\frac{2}{3} \times \frac{1}{2} + \frac{2}{3} \times \frac{1}{2} + \frac{1}{3} \times \frac{1}{2}} \right) = \;\frac{{85}}{{216}}\)
Vậy có 2 kết luận đúng là II và IV.