Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Trần Bình Trọng

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học - Trường THPT Trần Bình Trọng

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 39 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 197197

Chọn đáp án đúng: Mạch gỗ được cấu tạo từ những thành phần?

Xem đáp án

Đáp án D.

Cấu tạo mạch gỗ: gồm các tế bào chết, có 2 loại là quản bào và mạch ống

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 197198

Cho một đoạn gen ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit ở mạch mã hóa là: 5'-ATG GTX TTG TTA XGX GGG AAT-3'. Trình tự nuclêôtit nào sau đây phù hợp với trình tự của mạch mARN được phiên mã từ gen trên?

Xem đáp án

Đáp án A.

Dựa vào NTBS: A - U, T - A, G - X, X - G

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 197199

Em hãy cho biết dựa theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ?

Xem đáp án

Đáp án D.

Ý A sai vì tiến hóa nhỏ giúp hình thành loài; ý B sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng; ý C sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tuơng đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài, diễn ra trên quy mô rộng lớn, thời gian dài và có thể nghiên cứu gián tiếp

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 197200

Hãy xác định: Loài động vật nào thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề mặt cơ thể?

Xem đáp án

Đáp án A.

Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể diễn ra ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp (giun tròn, giun dẹp, giun đốt và ruột khoang).

Trai sông và tôm là những loài hô hấp bằng mang ; Thỏ hô hấp bằng phổi.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 197201

Hãy cho biết: Dạng đột biến nào có thể làm cho 2 gen alen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án B. 

Câu này các em chú ý khái niệm:

Cặp alen: là 2 alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng 1 gen, cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội....

Gen không alen là các gen nằm ở những vị trí (locut) khác nhau trên 1 NST hoặc trên các NST khác nhau. Ví dụ: gen A và gen B là 2 gen không alen.

Locut gen là vị trí nhất định của gen trên NST

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 197202

Cho biết: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là cơ thể thuần chủng?

Xem đáp án

Đáp án B. 

Câu này các em chú ý khái niệm:

Cặp alen: là 2 alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng 1 gen, cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội....

Gen không alen là các gen nằm ở những vị trí (locut) khác nhau trên 1 NST hoặc trên các NST khác nhau. Ví dụ: gen A và gen B là 2 gen không alen.

Locut gen là vị trí nhất định của gen trên NST

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 197203

Cho biết: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen 0,6AA : 0,4Aa. Ở thế hệ F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án A.

Bài này các em nhìn nhanh, qua 1 thế hệ thì Aa bị giảm đi một nửa vì đây là quần thể tự thụ phấn, vậy nên F3 thì sẽ bị giảm đi 23 = 8 lần nên nhìn nhanh lây 0,4 : 8 = 0,05 

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 197204

Loại enzim nào được sử dụng trong công nghệ tạo ADN tái tổ hợp?

Xem đáp án

Đáp án C.

Một số loại enzyme:

Enzyme giới hạn (restriction enzyme) là một enzyme endonuclease có vị trí nhận biết điểm cắt DNA đặc hiệu. Những enzyme này phân huỷ liên kết phosphodieste của bộ khung DNA mạch đôi mà không gây tổn hại đến bases.

Gyraza (còn được gọi là topoisomeraza II): Làm duỗi thẳng phân tử DNA.

Helicase: Tách, cắt các liên kết hidro giữa hai mạch đơn.

DNA polymeraza:

+ DNA polymeraza I: cắt ARN mồi, tổng hợp mạch polinucleotit mới.

+ DNA polymeraza II: sửa sai sau khi nối các đoạn okazaki.

+ DNA polymeraza III: lắp ráp nu, kéo dài mạch đơn mới.

Ligara: nối các đoạn okazaki.

Primaza (ARN polymeraza):Tổng hợp đoạn mồi. Ngoài ra còn có:

Prôtêin SSB: giúp hai mạch đơn không bị dính lại vào nhau để các enzym hoạt động.

Telomeraza: hạn chế sự cố đầu mút. Chỉ có trong tinh hoàn và buồng trứng,ở tất cả các tế bào sinh dưỡng enzim này ko hoạt động.

Amylaza được sản xuất chủ yếu ở tụy và các tuyến nước bọt và với một lượng không đáng kể ở gan và vòi trứng. Amylase tham gia vào quá trình tiêu hóa các carbohydrat phức tạp thành các đường đơn. Enzim ADN pol tham gia vào quá trình nhân đôi ADN, ARN pol đóng vai trò chính trong phiên mã

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 197205

Em hãy cho biết: Khi nói về sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sai?

Xem đáp án

Đáp án A.

Vì ở ruột già chủ yếu là hoạt động tái hấp thu nước

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 197206

Hãy cho biết: Trong các hình thức cách li được trình bày dưới đây, loại cách li nào bao gồm các trường hợp còn lại?

Xem đáp án

Đáp án D.

Trong các hình thức cách li nói trên thì cách li sinh sản bao gồm các hình thức cách li còn lại.

Cách li sinh thái, cách li tập tính, cách li cơ học đều là những trường hợp dẫn tới cách li sinh sản

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 197207

Cho thông tin: Gen D có 1560 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại G bằng 1,5 lần số nuclêôtit loại A. Gen D bị đột biến điểm thành alen d, alen d giảm 1 liên kết hiđrô so với alen D. Alen d nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A.

Theo bài ra ta có số liên kết hiđrô của gen D là 2A + 3G = 1560 (1)

mà G = 1,5A thay vào (1) ta có 2´A + 3´1,5A = 1560; 6,5A = 1560; A = 240 thay vào (1) ta tính được G = 360.

Số nuclêôtit mỗi loại của gen D là A = T = 240, G = X = 360.

Gen D bị đột biến điểm thành alen d làm cho alen d hơn gen D 1 liên kết hiđrô chứng tỏ đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.

Số nuclêôtit mỗi loại của alen d là: A = T = 240 - 1 = 239; G = X = 360 +1 = 361

Alen d nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit loại A mà môi trường phải cung cấp là Amt = Ad (23 - 1) = 239 ´ (23 - 1) = 1687.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 197209

Xác định mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hoá của cả hai loài?

Xem đáp án

Đáp án D.

Trong các mối quan hệ nói trên thì quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể con mồi và quần thể vật ăn thịt.

Vật ăn thịt luôn tìm cách săn mồi. Quá trình săn mồi sẽ loại bỏ những cá thể có sức sống yếu kém nên quần thể vật ăn thịt là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi đối với quần thể con mồi. Ngược lại, các cá thể con mồi luôn luôn tìm cách chạy trốn khỏi vật ăn thịt nên chỉ có những vật ăn thịt khỏe thì mới săn bắt được con mồi, những vật ăn thịt ốm yếu thì không săn được mồi ® Con mồi là nhân tố chọn lọc quần thể vật ăn thịt.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 197210

Cho biết: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi pôlipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì?

Xem đáp án

Đáp án A.

Gen bị đột biến thì sẽ phiên mã ra mARN bị đột biến. Tuy nhiên không phải lúc nào mARN bị đột biến cũng tạo chuỗi pôlipeptit bị đột biến vì có trường hợp trên gen xảy ra đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác dẫn tới làm thay đổi 1 nuclêôtit trong phân tử mARN làm xuất hiện bộ ba mới trên mARN nhưng bộ ba mới này lại cùng mã hóa axit amin giống bộ ba cũ.

Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến quy định tổng hợp không bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen không bị đột biến quy định tổng hợp

Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một aa đây chính là tính thoái hóa của mã di truyền —> chọn A.

Phương án C và D không liên quan đến việc chuỗi pôlipeptit tạo thành có bị đột biến hay không khi gen quy định tổng hợp nó bị đột biến

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 197211

Cho biết cá cóc Tam Đảo là loài chỉ gặp ở quần xã rừng Tam Đảo mà ít gặp ở các quần xã khác. Cá cóc Tam Đảo được gọi là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Loài ưu thế là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng.

Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi hường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã.

Ví dụ: Bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ.

Loài đặc trưng: Trong số các quần thể ưu thế thường có 1 quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã.

Ví dụ: Quần thể cây dừa trong quần xã sinh vật ở Bến Tre.

Các em có thể đọc thêm phần Quần Xã Sinh Vật trong sách Công Phá Lý Thuyết Sinh 2018.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 197212

Hãy cho biết: Khi nói về quá trình hô hấp của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.

A. sai vì hô hấp sáng không tạo ATP

B. đúng vì hô hấp hiếu khí sinh năng lượng nên tất cả mọi thực vật đều phải có quá trình này

C. sai vì hô hấp sáng có xảy ra ở thực vật C3

D. sai vì phân giải chất dinh dưỡng tạo năng lượng và sản phẩm trung gian gây độc làm mất nguồn dinh dưỡng, giảm thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nông phẩm.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 197214

Cho biết: Cơ quan thoái hoá mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Có bao nhiêu giải thích đúng?

I. Gen quy định cơ quan thoái hoá liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan họng.

II. Cơ quan thoái hoá là những cơ quan có hại.

III. Cơ quan thoái hoá không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.

IV. Thời gian tiến hoá chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng

Xem đáp án

Đáp án A.

Có 3 điều giải thích đúng là (I), (III), (IV).

(II) sai. Vì nếu cơ quan thoái hóa là những cơ quan có hại thì qua nhiều thế hệ đã bị CLTN loại bỏ.

Cơ quan thoái hóa qua nhiều thế hệ không bị CLTN loại bỏ vì: gen quy định thoái hóa liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng, cơ quan thoái hóa không chịu tác động của CLTN, thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 197216

Xác định: Khi điều kiện môi trường thuận lợi, quần thể của loài có đặc điểm sinh học nào sau đây có đồ thị tăng trưởng hàm số mũ?

Xem đáp án

Đáp án C.

Quần thể chỉ tăng trưởng theo hàm mũ khi loài có tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn, kích thước cá thể bé.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 197219

Trong các thông tin sau, xác định có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội thể một?

I. Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.

II. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.

III. Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

IV. Xảy ra ở cả thực vật và động vật.

Xem đáp án

Đáp án B.

Có 2 đặc điểm chung, đó là I và IV.

Cả đột biến đảo đoạn và đột biến lệch bội đều có đặc điểm: không làm thay đổi chiều dài của ADN và không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST. Đảo đoạn có thể xảy ra ở cả thực vật và động vật.

Các đột biến lệch bội, đa bội không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. Chỉ có đột biến gen mới làm xuất hiện các alen mới trong quần thểD.1

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 197221

Cho biết có bao nhiêu trường hợp sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?

I. Các cá thể giao phối với nhau nhưng con lai bị bất thụ.

II. Các cá thể sinh sản vào các mùa khác nhau.

III. Các cá thể có cơ quan sinh sản không tương đồng.

IV. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án A.

Các dạng cách li:

a) Cách li địa lí (cách li không gian):

Quần thể bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí như núi, sông, biển...

Khoảng cách đại lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

Hạn chế sự trao đổi vốn gen các quần thể.

Phân hóa vốn gen của quần thể.

(b) Cách li sinh sản:

Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.

Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.

Cách li trước hợp tử bao gồm: cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học. Cách li sau hợp tử: là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

Cách li trước hợp tử:

Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.

+ Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau. + Cách li tập tính: do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.

+ Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái): do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.

+ Cách li cơ học: do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.

Cách li sau hợp tử:

Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.

+ Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.

+ Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 197222

Cho biết: Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau:

Xem đáp án

Đáp án C.

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh vật của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Số lượng sinh vật được tính bằng đơn vị cá thể (con, cây) hay khối lượng sinh vật (sinh khối).

Mật độ cá thể được tính = số lượng cá thể của quần thể/ diện tích môi trường sống. Mât độ có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

Mật độ quần thể là đặc tính cơ bản quan trọng của mỗi quần thể nó biểu thị khoảng cách không gian giữa các cá thể. Nó có thể biến động do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (nhân tố sinh thái) chủ yếu là vị trí của nó trong chuỗi dinh dưỡng.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 197223

Hãy chọn đáp án đúng: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.

II. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau.

III. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

IV. Trong một lưới thức ăn, thực vật luôn là sinh vật được xếp vào bậc 1.

Xem đáp án

Đáp án C.

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II), (IV).

(III) Sai. Vì trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài là một mắt xích.

Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau do chúng có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn. Nhưng trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài chỉ thuộc một bậc dinh dưỡng

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 197225

Hãy cho biết: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

II. Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.

III. Đột biến gen đượcgọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.

IV. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá, chọn giống.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng là (I), (IV).

(II) sai vì: nếu cơ thể mang gen đột biến lặn ở trạng thái dị hợp thì chưa biểu hiện thành kiểu hình đột biến nên chưa gọi là thể đột biến.

(III) sai vì: không phải đột biến gen nào cũng được di truyền cho đời sau (ví dụ đột biến làm cho thể đột biến mất khả năng sinh sản thì nó không được di truyền cho đời sau). Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì nó liên quan tới bộ máy di truyền của tế bào.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 197226

Cho biết có 4 bộ ba 5'GXU3'; 5'GXX3'; 5'GXA3'; 5'GXG3' quy định tổng hợp axit amin Ala; 4 bộ ba 5'AXU3'; 5'AXX3'; 5'AXA3'; 5'AXG3' quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen a có thể có chiều dài bé hơn chiều dài của alen A.

II. Nếu alen A có 900 nuclêôtit loại G thì alen a cũng có 900 nuclêôtit loại X.

III. Nếu alen A nhân đôi 1 lần cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại T thì alen a nhân đôi 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 1203 nuclêôtit loại T.

IV. Nếu alen A phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 420 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 210 nuclêôtit loại X.

Xem đáp án

Đáp án B.

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

Theo bài ra, đột biến đã làm làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T → I sai.

Vi đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T. → Nếu alen A có 900G thì alen a sẽ có 899X → II sai.

Vì đột biến làm thay thế cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a nhiều hơn alen A một cặp A-T → Alen A nhân đôi 1 lần cần cung cấp 400T thì alen a nhân đôi 2 lần cần môi trường cung cấp 1203T →III đúng.

Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần thì nhu cầu về G giảm đi 1 nu và nhu cầu về A sẽ tăng lên 1 nu; Còn u và X thì không thay đổi → Alen A cần môi trường cung cấp 210X thì alen a cũng cần môi trường cung cấp 210X → IV đúng.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 197227

Cho các mã bộ ba AAA, XXX, GGG, uuu (trên mARN) xác định các axit amin lần lượt là: Lizin (Lys), prôlin (Pro), glicin (Gli) và phênylalanin (Phe). Một trình tự ADN sau khi bị đột biến thay thế nuclêôtit A bằng G đã mang thông tin mã hoá chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin: Pro - Gli - Lys - Phe. Trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của ADN trước khi đột biến là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Pro - gli - lys - Phe là: XXX - GGG - AAA - uuu

→ Trên mạch gốc sẽ có trình tự là:

GGG - XXX - TTT - AAA

→ Nhìn đáp án ta chỉ thấy A và D là thỏa mãn có đột biến và trình tự sắp xếp đúng, nhưng phải chọn đáp án A vì trên mạch gốc thì chiều là 3' ® 5'

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 197229

Cho bài toán: Con đực (XY) có thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể có thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do, đời F2 có tỉ lệ: 50% con cái thân xám, mắt đỏ; 20% con đực thân xám, mắt đỏ; 20% con đực thân đen, mắt trắng; 5% con đực thân xám, mắt trắng; 5% con đực thân đen mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đời F1 có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.

II. Tính trạng màu thân và tính trạng màu mắt di truyền liên kết với nhau.

III. Có hoán vị gen diễn ra ở cả giới đực và giới cái.

IV. Đã có hoán vị gen với tần số 20%.

Xem đáp án

Đáp án C.

Có 2 phát biểu đúng là (II), (IV).

Để xác định xem phát biểu nào là đúng thì chúng ta phải tìm quy luật di truyền chi phối phép lai.

Mỗi gen quy định một tính trạng và đời Fi có kiểu hình thân xám, mắt đỏ chứng tỏ thân xám là tính trạng trội so với thân đen, mắt đỏ là tính trạng trội so với mắt trắng. Quy ước A quy định mắt đỏ, B quy định thân xám.

Tính trạng màu thân di truyền liên kết giới tính vì ở F2 tất cả các con cái đều thân xám, còn ở đực thì có cả thân xám và thân đen.

Tính trạng màu mắt di truyền liên kết giới tính vì ở F2, tất cả các con cái đều mắt đỏ, còn ở đực thì có cả mắt đỏ và mắt trắng

Hai cặp tính trạng này đều di truyền liên kết giới tính, chứng tỏ chúng liên kết với nhau. Hai gen A và B đều nằm trên NST X.

(I) sai. Vì ở phép lai XABXab X XABY thì đời con có 5 kiểu gen quy định thân xám, mắt đỏ.

(III) sai. Vì khi liên kết với giới tính thì con đực F1 sẽ có kiểu gen XABY. Vói kiểu gen là XY thì không bao giờ có hoán vị gen.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 197231

Cho biết: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 2/3.

II. Các cây hoa đỏ không thuần chủng ở F2 có 3 loại kiểu gen.

III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 11/27.

IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.

F1 có 100% cây hoa đỏ.

F1 tự thụ thu được F2 có: 9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng.

→ Tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi hai cặp gen không alen tưong tác bổ sung với nhau kiểu 9:6:1.

Quy ước: A-B- quy định hoa đỏ.

A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng.

Aabb quy định hoa trắng.

P: AAbb ´ aaBB → F1: AaBb

F1 tự thụ: AaBb ´ AaBb

F2: Cây hoa hồng gồm: 1AAbb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb → tỉ lệ cây thuần chủng = 2/6 = 1/3 → I sai

Cây hoa đỏ ở F2: AABb, AaBB, AaBb → có 3 loại kiểu gen → II đúng.

Hoa hồng F2 có lAAbb, 2Aabb, laaBB, 2aaBb → Các cây hoa hồng có tỉ lệ giao tử gồm 1Ab:1aB:1ab.

Hoa đỏ F2 gồm 1AABB, 2AABb, 2AaBB, 4AaBb

→ Các cây hoa đỏ có tỉ lệ giao tử gồm 4AB:2Ab:2aB:1ab

→ Ở F2, cây hoa hồng giao phấn với cây hoa đỏ, thu được F3 có số cây hoa đỏ (A-B-) chiếm tỉ lệ

= 4/9 ´ 1+ 2/9 ´ 1/3 ´ 2 = 16/27 → III sai.

Tất cả hoa hồng F2 giao phấn với hoa trắng (aabb) sẽ có đời con có kiểu hình phân li = 2 hồng : 1 trắng → IV đúng

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 197233

Cho biết: Trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\). Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu có hoán vị giữa A và a thì sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1 :1:1.

II. Nếu không có hoán vị thì sẽ sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1.

III. Nếu không có hoán vị và ở giảm phân I có cặp NST không phân li thì sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.

IV. Nếu không có hoán vị và ở giảm phân II có một tế bào có 1 NST không phân li thì sẽ sinh ra 3 loại giao tử với tỉ lệ 2:1:1

Xem đáp án

Đáp án B.

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV).

I đúng. Vì một tế bào sinh tinh giảm phân có hoán vị thì sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.

II đúng. Vì một tế bào sinh tinh giảm phân không có hoán vị thì chỉ tạo ra 2 loại giao tử.

III sai. Vì nếu cặp NST không phân li thì sẽ tạo ra 2 loại tế bào, chỉ sinh ra 2 loại giao tử.

IV đúng. Vì ở tế bào đột biến sẽ sinh ra 2 loại giao tử với số lượng 1:1. Ở tế bào không đột biến sẽ cho 1 loại giao tử với số lượng 2 ® Tỉ lệ 2:1:1.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 197234

Ở một quần thể tự phối, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 100% cây hoa đỏ, ở F2 có tỉ lệ kiểu hình: 7 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,8AA : 0,2Aa.

II. Đến thế hệ F4, kiểu hình hoa đỏ giảm đi 37,5%.

III. Đến thế hệ F5, kiểu gen đồng hợp tăng thêm 77,5%.

IV. Đến thế hệ F6, hiệu số giữa kiểu gen đồng hợp trội với kiểu gen đồng hợp lặn bằng 20%.

Xem đáp án

Đáp án C.

Có 3 phát biểu đúng, đó là (II), (III) và (IV).

I. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát P: 0,2 AA : 0,8Aa → Sai.

Sau 4 thế hệ, kiểu hình hoa trắng tăng thêm so với P là 37,5% → Đúng.

Kiểu hình hoa đỏ giảm đi bằng kiểu hình hoa trắng tăng thêm = 37,5%.

II. Lượng kiểu gen đồng hợp tăng lên đúng bằng lượng kiểu gen dị hợp giảm xuống.

Đến thế hệ F5, lượng kiểu gen dị hợp giảm đi là 77,5% → Đúng.

Vậy đến thế hệ F5, kiểu gen đồng hợp tăng thêm 77,5%.

IV. Hiệu số giữa kiểu gen đồng hợp trội so với kiểu gen đồng hợp lặn không thay đổi qua các thế hệ. Do đó, đến thế hệ F6, hiệu số giữa kiểu gen đồng hợp trội với kiểu gen đồng hợp lặn = 0,2AA - 0 = 0,2 = 20% → Đúng

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »