Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 47 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 197997

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn? 

Xem đáp án

Đáp án B 

+ Hệ tuần hoàn kép: thằn lằn, vịt trời, ếch đồng. 

+ Hệ tuần hoàn đơn: cá chép 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 197998

Trong quá trình quang hợp, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên ở pha tối của thực vật C3 là gì?

Xem đáp án

Đáp án C 

+ Ở thực vật C3, chất nhận CO2, đầu tiên là RiDP, sản phẩm cố định CO2, đầu tiên là APG.

+ Ở thực vật C4, chất nhận CO2, đầu tiên là PEP, sản phẩm cố định CO2, đầu tiên là AOA

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 197999

Trong quá trình địch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là gì?

Xem đáp án

Đáp án B 

Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử mARN, hiện tượng này được gọi là pôliribôxôm hay polixôm. 

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 198001

Nuclêôtit nào không tham gia cấu tạo nên rARN?

Xem đáp án

Đáp án D

rARN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là Ađênin Xitozin, Guanin, Uraxin. 

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 198002

Các bộ ba UUU, UUX đều mã hóa phenylalanin; UUA, UUG, XUU, XUX, XUA, XUG đều mã hóa lơxin; GXU, GXX, GXG, GXA đều mã hóa alanin. Điều này chứng tỏ mã di truyền có tính gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Tính thoái hóa của mã di truyền là một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba. 

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 198003

Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp tử về tất cả các cặp gen đang xét?

Xem đáp án

Đáp án C

- AB/aB là kiểu gen dị hợp một cặp gen.

- AB/AB, Ab/Ab là kiểu gen đồng hợp

- АВ/ab là kiểu gen dị hợp hai cặp gen. 

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 198004

Theo Menden, mỗi tỉnh trạng của cơ thể do đâu?

Xem đáp án

Đáp án B 

Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố này không hòa trộn vào nhau. 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 198006

Phương pháp tạo giống đa bội lẽ không áp dụng đối với loại cây trồng nào?

Xem đáp án

Đáp án D 

Thể đa bội lẽ thường không có khả năng sinh sản hữu tính nên những cây đa bội lẽ thường không cho hạt, do đó không áp dụng với lúa. 

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 198007

Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, phát sinh thực vật ở đại nào?

Xem đáp án

Đáp án A 

Vào kỷ Ocđovic của đại Cổ sinh, đã điễn ra phát sinh thực vật. 

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 198008

Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố nào có thể làm thay đổi vốn gen của 2 quần thể cùng lúc?

Xem đáp án

Đáp án C 

Di nhập gen do trao đổi cả thế giữa các quần thể cùng loài, do đó nó làm thay đổi vốn gen của 2 quần thể cùng lúc.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 198009

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Đáp án D

Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp đến kiểu hình thông qua đó tác động lên kiểu gen của quần thể. 

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 198010

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là gì?

Xem đáp án

Đáp án C 

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. 

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 198011

Mối quan hệ giữa hai loại nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh? 

Xem đáp án

Đáp án D 

+ Quan hệ cộng sinh là quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các loài trong đó các loài đều có lợi. 

+ Cỏ đại và lúa là mối quan hệ cạnh tranh. 

+ Giun đũa và lợn; tầm gửi và cây thân gỗ đều là mối quan hệ kí sinh. 

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 198012

Một số cây cũng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Hiện tượng liền rễ ở nhiều cây cùng loài sống cùng nhau giúp chúng chống chọi lại thiên tai tốt hơn, tìm kiếm nguồn nước, khoáng tốt hơn. Đây là ví dụ của mối quan hệ hỗ trợ cùng loại. 

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 198013

Khí oxi được tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ chất nào?

Xem đáp án

Đáp án B 

Quá trình quang phân li nước ở pha sáng quang họp diễn ra tại xoang tilacôit tạo ra 02, H+ và điện tử. Điện tử được bù cho diệp lục a mất đi

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 198014

Người bị các bệnh về tim mạch, cần hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều ...(1)... Người bị bệnh cao huyết áp cần hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa nhiều .(2)... Người thường xuyên bị thiếu ...(3)... trong khẩu phần ăn có thể bị bệnh quáng gà. Người thường xuyên bị thiếu ... (4)... trong khẩu phần ăn có thể bị bệnh loãng xương.

Các từ, cụm từ phù hợp có thể điền vào các chỗ trống tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) trong các câu | trên lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A 

- Hàm lượng Cholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, không tốt cho người có bệnh tim mạch 

- Người bị bệnh cao huyết áp nên hạn chế thức ăn nhiều muối, do hàm lượng muối trong máu cao gây tăng huyết áp. 

- Thiếu Vitamin A khả năng nhìn trong bóng tối của mắt giảm, gây bệnh quáng gà. 

- Canxi cần cho cấu tạo xương nên khẩu phần ăn cần đủ canxi. 

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 198016

Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng người ta sử dụng dạng đột biến nào?

Xem đáp án

Đáp án B 

Trong nông nghiệp, để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng người ta sử dụng đột biến mất đoạn nhỏ.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 198017

Đột biến mất cặp nuclêôtit xảy ra ở vị trí nào sau đây sẽ gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen?

Xem đáp án

Đáp án A 

Đột biến mất cặp nuclêôtit làm thay đổi toàn bộ trình tự nuclêôtit, bộ ba mã di truyền từ điểm xảy ra đột biến đến hết gen, chính vì thế mà vị trí đột biến càng ở gần đẩu gen thì sự thay đổi càng lớn. 

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 198019

Phép lai nào cho nhiều loại kiểu gen nhất ở đời con? 

Xem đáp án

Đáp án D

- Ab/ab x ab/ab cho 2 kiểu gen: Ab/ab; ab/ab.

- aaBb x aabb cho 2 kiểu gen: aaBb, aabb.

- XaXa x XAY cho 2 kiểu gen: XAXa, XaY.

AB/ab x Ab/aB cho ít nhất 4 kiểu gen: AB/Ab ; AB/aB ; Ab/ab ; aB/ab 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 198020

Theo lí thuyết, phép lai nào cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?

Xem đáp án

Đáp án C 

- aaBb x aabb --> 1aaBb : laabb

- Aabb x AaBb --> 1AABb : 1AAbb: 2AaBb: 2Aabb : 1aaBb : 1aabb

- Aabb x aaBb --> 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb

- AABb x AaBb --> 1AABB : 2AABb:1AAbb: 1AaBB : 2AaBb: 1Aabb 

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 198021

Có bao nhiêu phương pháp sau đây có thể được áp dụng để tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau?

I. Cấy truyền phôi

II. Lại hữu tính

III. Công nghệ gen

IV. Nuôi cấy mô tế bào thực vật

Xem đáp án

Đáp án B 

I. Cây truyền phôi là phương pháp từ một phối ban đầu được chia thành nhiều phôi nhỏ, mỗi phối nhỏ được cây vào các tử cung con cái khác nhau, các phối này đều có kiểu gen giống nhau. – Đúng

II. Lai hữu tính thường tạo biến dị tổ hợp nên không được áp dụng để tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau. 

III. Công nghệ gen là quy trình tạo ra sinh vật có gen bị biến đổi 

IV. Nuôi cấy mô tế bào thực vật, cơ sở của quá trình này là nguyên nhân từ tế bào sinh dưỡng nên các cá thể sinh ra có kiểu gen giống nhau – Đúng 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 198022

Khi nói về quá trình hình thanh loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D 

- A. Yếu tố ngẫu nhiên chỉ là 1 trong những nhân tố tiến hóa, quá trình hình thành loài mới không nhất thiết cần đủ tất cả các nhân tố tiến hóa. 

- B. Cách lí địa lí chưa chắc đã dẫn đến hình thanh loài mới, nó có thể hình thành quân thể thích nghi mới nhưng vẫn cùng loại. 

- C. Đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa, nếu không có đột biến thì quá trình hình thành loài mới không thể xảy ra.

- D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi chi dẫn đến hình thành loài mới khi sự tích lũy các đặc điểm thích nghi mới đủ để làm xuất hiện cách li sinh sản giữa quần thể gốc và quần thể mới. Do đó hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới 

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 198023

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Kích thước của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa, phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu thì mức sinh sản của quần thể giảm do khả năng gặp gỡ các cá thể giảm. 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 198024

Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Cào cào → Cá rô → Rắn → Đại bàng. Loại nào trong chuỗi thức ăn đã cho là sinh vật tiêu thụ bậc 3?

Xem đáp án

Đáp án A. 

Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là rắn.

Lưu ý: Cần tránh nhầm lẫn giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và sinh vật tiêu thụ bậc 3. Trong lưới thức ăn này bậc dinh dưỡng cấp 3 là carô, rắn là bậc dinh dưỡng cấp 4. 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 198025

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

I. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AbD/abd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.

II. Hai tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen abd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 2 loại giao từ

III. Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 6 loại giao tử.

IV. Ba tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có kiểu gen AB/abXDXd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8 loại giao từ. 

Xem đáp án

Đáp án D 

I. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường tạo tối đa 2 loại giao tử. --> ý I sai

II. Hai tế bào sinh tình của ruồi giấm có kiểu gen AbD/abd giảm phân bình thưởng có thể tạo ra tối đa 2 loại giao tử, vì ở ruồi giấm đực không xảy ra hoán vị gen, các gen liên kết hoàn toàn tạo tối đa 2 loại giao tử --> II đúng.

- III. Kiểu gen AaBbDd có thể cho tối đa 8 loại giao tử, mỗi tế bào sinh tinh giảm phân binh thường tạo tối đa 2 loại giao tử --> Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân binh thường có thể tạo ra tối đa 6 loại giao tử. --> ý III đúng

IV. Kiểu gen AB/abXDXd khi có hoán vị tạo tối đa 8 loại giao tử gồm 4 loại giao tử liên kết và 4 loại giao tử hoán vị. Tế bào có kiểu gen này ở ruồi giấm là tế bào sinh trứng, mỗi tế bào sinh trúng giảm phân bình thường chỉ tạo ra 1 trứng. Do đó ba tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có kiểu giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 3 loại giao từ --> ý IV sai 

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 198028

Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdE sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Xét mỗi phép lai riêng rẽ (Aa x Aa; Bb x Bb; Dd x Dd; Ee xEe) đều cho tỉ lệ đời con: 3/4 trội và 1/4 lặn. --> AaBbDdEe x AaBbDdEe cho tỉ lệ kiểu hình 3 trội và 1 lặn ở đời con là: \(\frac{3}{4} \times \frac{3}{4} \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{4} \times C_4^1 = \frac{{27}}{{64}}\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 198029

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể thực vật qua 3 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:

Xem đáp án

Đáp án B 

- Ta nhận thấy thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và đồng hợp lặn tăng dần qua các thế hệ, tỉ lệ dị hợp giam, tần số alen không đổi. Đây là dấu hiệu quần thể thực vật đang chịu tác động của nhân tố tự thụ phấn. 

- Thế hệ p ban đầu gồm: 0,4AA : 0,5 Aa : 0,1 đã không thỏa mãn theo định luật Hacđi - Vanbec do đó quần thể P không cân bằng di truyền

--> Ý I, II sai. Ý III, IV đúng 

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 198030

Lưới thức ăn gồm các loài sinh vật được mô tả ở hình sau:

Cho biết loại A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lưới thức ăn này có tối đa 6 bậc dinh dưỡng.

II. Loài E thuộc nhiều bậc dinh dưỡng hơn loại F.

III. Quan hệ giữa loài B và loài D thuộc quan hệ cạnh tranh.

IV. Nếu loại B bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần xã thì loại E sẽ bị mất đi.

Xem đáp án

Đáp án C 

I. Đúng, lưới thức ăn này có tối đa 6 bậc dinh dưỡng, chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích: A --> C --> D --> F --> E --> H.

II. Đúng, loài E có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, cấp 4, cấp 5. Loài F có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, cấp 4.

III. Đúng, loài B và D cạnh tranh do cùng sử dụng loại A làm thức ăn.

IV. Sai, loài B bị loại bỏ hoàn toàn thì loại E không mất đi do loài E sử dụng loại F làm thức ăn. 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 198032

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng (P) thu được F gồm 87,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến

Theo lý thuyết nếu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được đời con có số cây thân, cao hoa trắng chiếm tỷ lệ

Xem đáp án

Đáp án C

Cho các cây thân cao, hoa trắng bao gồm \(x\frac{{Ab}}{{Ab}}:y\frac{{Ab}}{{ab}}\left( {x + y = 1} \right)\) giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng ab/ab

F1 thu được \(12,5\% \frac{{ab}}{{ab}} \to 12,5\% \frac{{ab}}{{ab}} = \frac{1}{2}y\underline {ab} \times 1\underline {ab} \to y = 25\% \)

Vậy P gồm: \(0,75\frac{{Ab}}{{Ab}}:0,25\frac{{Ab}}{{ab}}\) 

Cho p giao phấn ngẫu nhiên --> Tỉ lệ giao tử ở P: 0,875Ab : 0,125ab

--> Số cây thân cao, hoa trắng đời con chiếm tỉ lệ: 1-0,125 x 0,125 = 98, 4375%

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 198033

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh ngắn; alenD quy định mắt đó trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: AB/abXDXd x AB/abXDY thu được ruồi F1. Trong tổng số ruồi F1, ruồi đực thân xám, cánh ngắn, mắt đó chiếm tỉ lệ 1,25%. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. F1 cho tối đa 28 loại kiểu gen và 64 tổ hợp giao tử.

II. Tần số hoán vị gen là 20%.

III. Tỉ lệ ruổi thân xám, cánh dài, mắt đỏ F, chiếm 52,5%.

IV. Trong tổng số ruồi cái thân xám, cánh đài, mắt đô F, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/7. 

Xem đáp án

Đáp án B

+ Phép lai: \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\)

F1: ruồi đực thân xám, cánh ngắn, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%

[A - bb]XDY = 1,25%[A- bb] = 1,25% :1/4(XDY) = 5% → ab/ab = 20%

Ta có: 20% ab/ab = 40%ab x1/2ab --> f = (0,5-0,40)x2 = 20% --> ý II đúng

+ Phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\)

Trong đó AB/ ab x AB/ab hoán vị 1 bên F1 cho 7 loại kiểu gen, 8 tổ hợp giao tử

XDXd x XDY cho 4 loại kiểu gen, 4 tổ hợp giao từ

--> F1 cho 7 x 4 = 28 kiểu gen, 8 x 4 = 32 tổ hợp giao từ --> Ý I sai

- Tỉ lệ ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ F là:

[A-B-D-] = (0,5+ab/ab) x 3/4 = (0,5+0,2)x3/4 = 52,5% --> Ý III đúng

- Trong tổng số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ F, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ: Ti lệ ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1 = [A-B-]XDX- = 0,7 x 1/2 = 0,35

Tỉ lệ ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ F, thuần chủng = AB/ABXDXD = 0,4 x ½ x ¼ = 0,05

-Tỉ lệ cần tìm là: 0,05 : 0,35 =1/7 --> Ý IV đúng. 

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 198034

Một loài thực vật, cho cây hoa đỏ, quả dài giao phấn với cây hoa trắng, quả tròn (P), thu được F1 có 100% cây hoa hồng, quả bầu dục. Cho cây F1 giao phấn với cây N, thu được F2 có tỉ: lệ 1 cây hoa đỏ, quả bầu dục : 2 cây hoa hồng, quả tròn : 1 cây hoa trắng, quả dài. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cây F1 và cây N có kiểu gen giống nhau.

II. Nếu F1 lai phân tích thì đời con có 50% số cây hoa hồng, quả dài.

III. Nếu tất cả F2 tự thụ phấn thì F3 có 25% số cây hoa đỏ, quả tròn.

IV. Nếu cây F1 giao phấn với cây M dị hợp 2 cặp gen thì có thể thu được đời con có tỉ lệ 1:1:1:1.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 4 phát biểu đúng.

F1 có kiểu hình trung gian → Tính trạng trội không hoàn toàn.

Quy ước: A hoa đỏ; a hoa trắng;                 B quả tròn; b quả dài.

F1 có kiểu gen AaBb. Cây F1 giao phấn với cây N, thu được F2­­­­ có tỉ lệ 1 : 2 : 1.

→ Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.

Trong đó đỏ : hồng : trắng = 1 : 2 : . → Cây N là Aa;

Trong đó tròn : bầu dục : dài = 1 : 2 : 1 → Cây N là Bb;

Như vậy, cây N và cây F1 đều dị hợp 2 cặp gen và có kiểu gen giống nhau → I đúng.

Cây F1 và cây N phải có kiểu gen là \(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\).

F1 lai phân tích \(\left( {\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}} \times \frac{{\underline {ab} }}{{ab}}} \right)\) thì tỉ lệ kiểu hình là \(11\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}}:1\frac{{\underline {aB} }}{{ab}}\)

→ cây hoa hồng, quả dài chiếm 50% →II đúng.

F1 lai với cây N \(\left( {\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}} \times \frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}} \right)\) thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là: \(1\frac{{\underline {Ab} }}{{Ab}}:2\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}:1\frac{{\underline {aB} }}{{aB}}\).

→ Khi F2 tự thụ phấn thì kiểu hình hoa đỏ, hoa tròn chiếm tỉ lệ là \(\frac{1}{2} \times \frac{1}{2} = 25\%\) → III đúng.

Nếu cây M có kiểu gen \(\left( {\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}} \right)\) thì khi giao phấn với cây F sẽ có tỉ lệ kiểu gen ở đời con là \(1\frac{{\underline {AB} }}{{Ab}}:1\frac{{\underline {AB} }}{{aB}}:1\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}}:1\frac{{\underline {aB} }}{{ab}}\) → Tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1 → IV đúng.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 198035

Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá xẻ, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 15% số cây lá nguyên, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20 cM.

II. F1 có 5% số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng.

III. F­1 có 40% số cây lá xẻ, hoa đỏ.

IV. F1 có 2 kiểu gen quy định kiểu hình lá xẻ, hoa đỏ.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

« Phép lai P: Lá nguyên, hoa đỏ (A-B-) × Lá xẻ, hoa đỏ (aaB-).

F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa trắng chiếm tỉ lệ 15%

→ P có kiểu gen (Aa,Bb) × (aa,B-) và A, B liên kết với nhau.

- Aa × aa tạo ra đời con có 50% lá nguyên; 50% lá xẻ.

- Bb × Bb tạo ra đời con có 75% hoa đỏ; 25% hoa trắng.

Lá nguyên, hoa trắng (A-bb)=15% thì lá xẻ, hoa trắng là 

\(\left( {\frac{{ab}}{{ab}}} \right) = 0,25 - 0,15 = 0,1 = 0,5 \times 2 \to \)Tần số hoán vị là 2 x 0,2 = 0,4 = 40%  --> I sai.

Cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng \(\left( {\frac{{Ab}}{{Ab}}} \right)\) có tỉ lệ = 0% → II sai.

Cây lá xẻ, hoa đỏ (aaB-) có tỉ lệ là 0,5 – 0,10 = 0,40 → III đúng.

F1 có 2 loại kiểu gen quy định lá xẻ, hoa đỏ là aB/aB và aB/ab → IV đúng.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 198036

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 30 cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.

II. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh 1 con gái không bị bệnh là 17,5%.

III. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng là con trai bị cả hai bệnh là 6,125%.

IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này bị cả 2 bệnh, xác suất đứa con thứ 2 bị cả 2 bệnh là 17,5%.

Xem đáp án

Đáp án B

Cả 4 phát biểu trên đều đúng. 

Gọi a, b là gen quy định bệnh A, bệnh B.

I đúng vì có 8 người nam và người nữ số 5. Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.

II đúng vì người số 13 có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab. Con gái không bị bệnh có kiểu gen XABXab có tỉ lệ 1/2 x 0,35 = 0,175 = 17,5%

III đúng. Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.

Người số 5 có kiểu gen XABXab; người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ là 0,35XABXAB : 0,35XABXab : 0,15XABXAb : 0,15XABXaB. Cặp vợ chồng số 11, 12 (XABY) sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gen XABXab. Khi đó, xác suất sinh con trai (XabY) bị cả hai bệnh là \(0,35 \times 0,35 \times \frac{1}{2} = 6,125\%.\)

IV đúng. Con đầu lòng bị 2 bệnh → Kiểu gen của cặp vợ chồng đó là  → Xác suất đứa thứ 2 bị bệnh là 0,35 x 1/2 = 0,175 = 17,5%

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »