Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Trần Hưng Đạo
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
58 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một cặp vợ chồng bình thường đều mang alen lặn trên NST thường của bệnh bạch tạng. Xác suất để hai đứa con giống nhau về kiểu hình màu da là bao nhiêu?
Đáp án D
Aa × Aa → 3/4 A-:1/4 aa
Xác xuất hai người con có màu da giống nhau là: \({\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} + {\left( {\frac{1}{4}} \right)^4} = \frac{5}{8}\)
Nếu một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit là 15% A, 20% G, 30% U và 35% X. Thì tỉ lệ % các loại nucleotit trong phân tử ADN phiên mã nên mARN đó là bao nhiêu?
Đáp án B
\(A = T = \frac{{{r_A} + {r_U}}}{2} = 22,5\%\); \(G = X = \frac{{{r_G} + {r_X}}}{2} = 27,5\% \)
Một quần thể bướm có 2 alen qui định màu sắc đốm trên cánh. Alen đỏ trội hoàn toàn so với alen trắng. Trong quần thể 200 con bướm lưỡng bội đang ở trạng thái cân bằng Hardy - Weinberg, có 18 con bướm trắng. Tỉ lệ % số cá thể của quần thể ở trạng thái dị hợp tử là:
Đáp án C
Quy ước A: đỏ , a: trắng
Tần số alen a: 0.3 A = 0.7
Vậy số cá thể dị hợp chiếm : 2×0.3×0.7 = 0.42
Một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng. Ở cơ thể lệch bội hạt phấn (n +1) không cạnh tranh được với hạt phấn (n), còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho quả đỏ chiếm tỉ lệ 2/3.
Đáp án A
Hoa đỏ chiếm 2/3 => hoa trắng chiếm 1/3
Xét từng cặp bố mẹ:
Cặp bố mẹ |
Tỷ lệ hiểu hình hoa trắng đời con |
Mẹ Aa x bố Aaa |
\(\frac{1}{2}a \times \frac{2}{3}a = \frac{1}{3}\) |
Mẹ AAa x bố Aa. |
\(\frac{1}{6}a \times \frac{1}{2}a = \frac{1}{{12}}aa\) |
Mẹ Aa x bố AAa |
\(\frac{1}{2}a \times \frac{1}{3}a = \frac{1}{6}aa\) |
Mẹ Aaa x bố Aa |
\(\left( {\frac{2}{6}a + \frac{1}{6}aa} \right) \times \frac{1}{2}a \to \frac{1}{6}aa + \frac{1}{{12}}aaa\) |
Cho các nhận định sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống.
(2) Chọn lọc chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn alen lặn.
(3) Chọn lọc tự nhiên tác động không phụ thuộc kích thước quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hoàn toàn một alen lặn ra khỏi quần thể. Nhận định đúng về đặc điểm của chọn lọc tự nhiên là:
Đáp án C
các ý đúng là: (2),(3)
Ý (1) sai vì: chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc các kiểu hình thích nghi với môi trường.
Ý (4) sai vì CLTN không thể đào thải hoàn toàn 1 alen lặn ra khỏi quần thể vì nó còn tồn tại trong cơ thể dị hợp tử.
Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai \(\frac{{Ab}}{{aB}}X_E^DX_E^d \times \frac{{Ab}}{{ab}}X_E^dY\) kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ
Đáp án D
Tần số hoán vị gen 20%. Ta có A-bb = 0.4 + 0.5×0.1 = 0.45
Tỷ lệ kiểu hình ddE- = 1/2
Vậy tỷ lệ kiểu hình A-bbddE- là 0.225
Trên cơ sở các kiến thức về di truyền và tiến hóa. Trong các nhận định sau về ong mật có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Ong chúa có bộ NST 2n, ong đực 2n và ong thợ n.
2. Ong đực trải qua quá trình giảm phân bình thường khi hình thành giao tử.
3. Ong thợ và ong chúa là kết quả sự sinh sản qua thụ tinh, ong đực là kết quả trinh sinh đơn bội.
4. Ong chúa có thể chủ động đẻ ra 2 loại trứng: loại trứng đã qua thụ tinh và loại trứng không qua thụ tinh.
Đáp án B
Các phát biểu đúng là 2,3
Ý 1 sai vì: ong thợ và ong chúa có bộ NST 2n, còn ong đực là 1n
Ý 4 sai vì: tất cả trứng ong chúa đẻ ra là như nhau, sau đó được ong đực thụ tinh, trứng nào được thụ tinh sẽ phát triển thành ong thợ hoặc ong chúa, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực
Cho các bệnh và tật di truyền sau:
(1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Hội chứng Đao.
(3) Hội chứng Tơcnơ. (4) Bệnh máu khó đông.
(5) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm (6) Bệnh Đao
Những bệnh hoặc hội chứng bệnh nào có nguyên nhân do đột biến gen:
Đáp án D
Những bệnh, hội chứng do đột biến gen là: 1,4,5
(2), (3) là do đột biến số lượng NST
(6) Đao được coi là hội chứng.
Màu lông của mèo được qui định bởi gen nằm trên NST X. XA là alen trội qui định lông màu da cam trội hoàn toàn so với Xa là alen qui định màu lông đen. Điều nào dưới đây là đúng về màu lông ở đời con của phép lai giữa mèo cái XAXa và mèo đực XAY?
Đáp án C
Phép lai \({X^A}{X^a} \times {X^A}Y \to {X^A}{X^A}:{X^A}{X^a}:{X^a}Y:{X^A}Y\)
KH: 100% mèo cái có lông màu cam, 1/2 số mèo đực có lông màu cam , 1/2 có lông màu đen.
Cho các thông tin sau:
(1) Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ gen mang đột biến lớn.
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có 1 phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biếnđều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có các hình thức sinh sản đa dạng như phân đôi, mọc chồi, sinh sản hữu tính...
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:
Đáp án B
Các ý đúng là: (2),(3)
Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là gì?
Đáp án C
Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là tâm động (SGK Sinh 12 trang 23).
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bao nhiêu?
Đáp án A.
Sợi cơ bản (11nm) → Sợi nhiễm sắc (30nm) → Cromatit (700nm) → NST (1400nm)
Sợi cơ bản có đường kinh 11nm
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật thuộc đột biến nào?
Đáp án A
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật thuộc đột biến mất đoạn vì làm mất cân bằng gen nghiêm trọng (SGK Sinh 12 trang 24).
Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài khác nhau là gì?
Đáp án C
A: thể lệch bội: Thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST
B: đa bội thể chẵn: 4n, 6n,... bộ NST tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội.
C: thể dị đa bội: trong bộ NST gồm hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài khác nhau.
D: thể lưỡng bội: 2n
Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n = 14. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này?
Đáp án A
2n = 14 → n = 7 hay có 7 cặp NST → có tối đa 7 dạng thể ba.
Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là:
Đáp án A
Cây \(AAaa \to G:\frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa\)
Vây \(Aaaa \to \frac{1}{2}Aa:\frac{1}{2}aa\)
Tỉ lệ cây quả vàng là \(aaaa = \frac{1}{6}aa \times \frac{1}{2}aa = \frac{1}{{12}} \to A - - - = \frac{{11}}{{12}}\)
⇒ Tỉ lệ kiểu hình là: 11 quả đỏ: 1 quả vàng.
Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể, trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO, người đó bị hội chứng gì?
Đáp án A
Người phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể, trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO → người này mắc hội chứng Tocno.
Đao: 3 NST số 21.
Siêu nữ: XXX
Claiphento: XXY.
Tế bào thể một nhiễm có số nhiễm sắc thể là gì?
Đáp án C
Thể một có dạng 2n -1
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 quả đỏ : 1 quả vàng?
Đáp án C
Để đời con có quả vàng → các cây đem lại phải có alen a → loại B,D.
Phép lai A: Aa x Aa → 1AA:2Aa:1aa → kiểu hình: 3 đỏ: 1 vàng.
Phép lai C: Aa x aa → 1Aa:1aa → kiểu hình: 1 đỏ: 1 vàng.
Khi kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội được xác định là dị hợp, phép lai phân tích sẽ có kết quả như thế nào?
Đáp án D
Khi đem cơ thể dị hợp lai phân tích → đời con phân tính.
Ở sinh vật nhân sơ vì sao nhiều đột biến gen thay thế một cặp nucleotit thường là đột biến trung tính?
Đáp án C
Nếu đột biến xảy ra ở nucleotit thứ 3 của bộ ba thì có thể không làm thay đổi chuỗi polipeptit so với chuỗi polipeptit ban đầu do tính thoái hóa của mã di truyền
Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABDEG.HKM. Dạng đột biến này
Đáp án D
ABCDEG.HKM sau đột biến thành ABDEG.HKM. → Đột biến mất đoạn (Mất đoạn C). Đột biến này làm mất gen của thể đột biến → thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến.
Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới
(4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạc mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Phương án đúng là:
Đáp án C
Trong các đặc điểm trên:
5 sai vì Khi một phân tử ADN tự nhân đôi thì trên mạch gốc có chiều 3’ → 5’, quá trình kéo dài chuỗi diễn ra liên tục.
Còn trên mạch gốc có chiều 5’ → 3’ thì quá trình kéo dài chuỗi diễn ra gián đoạn theo từng đoạn Okazaki.
Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ có kết quả thế nào?
Đáp án A
Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến
Một gen của sinh vật nhân sơ thực hiện nhân đôi người ta đếm được 70 đoạn okazaki. Số đoạn mồi cần tổng hợp là bao nhiêu?
Đáp án B
Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 1 = 70 + 1 = 71 đoạn mồi
Một phân tử mARN có chiều dài 4080Å. Số liên kết hóa trị giữa các nucleotit của mARN này là bao nhiêu?
Đáp án A
Phân tử mARN có chiều dài 4080Å nên số nucleotit của 4080 : 3,4 = 1200 Nu
Số liên kết hóa trị của mARN là: 1200.2 – 1 = 2399
Một phân tử ADN có khối lượng phân tử 900000đvC, trong đó A chiếm 20%. Số liên kết hidro của gen là bao nhiêu?
Đáp án C
Phân tử ADN có khối lượng 900000đvC → Tổng số nucleotit của gen là: 900000 : 300 = 3000 Nu
A = 20% → A = 20%.3000 = 600 Nu
G = X = (3000 : 2) – 600 = 900 Nu
Số liên kết hidro của gen là: 2A + 3G = 2.600 + 3.900 = 3900 Nu
Một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin. Chiều dài của protein này là bao nhiêu?
Đáp án D
Một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin → Chiều dài của protein này là: 298 . 2 = 894A0 (1 axit amin dài 3Å)
Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ?
Đáp án A
NST số 1 giảm phân tạo giao tử: 1/2 bình thường, 1/2 đột biến
Các NST khác giảm phân bình thường tạo giao tử bình thường
→ Một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ: ½
Một phân tử mARN nhân tạo có chứa 2 loại Nucleotit là A, G. Số bộ ba tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
Đáp án A
Số bộ ba tối đa có thể tạo ra từ 2 loại A, G là: 23 = 8 bộ ba
Có một nhóm tế bào sinh tinh có cùng kiểu gen \(\frac{{MNIHK}}{{mnihk}}\) giảm phân tạo giao tử. Số tế bào tối thiểu cần có trong nhóm để tạo được số loại giao tử tối đa là bao nhiêu?
Đáp án C
Cơ thể có kiểu gen \(\frac{{MNIHK}}{{mnihk}}\)giảm phân cho tối đa 25 = 32 loại, trong đó có 2 giao tử liên kết → 30 giao tử hoán vị.
1 tế bào giảm phân có HVG tạo tối đa 2 loại giao tử hoán vị.
→ cần có 30:2 = 15 tế bào.
Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1). Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2). Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3). Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4). Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5). Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Đáp án D
Xét các phát biểu:
(1) sai, đột biến mất một cặp nuclêôtit nếu không làm xuất hiện mã kết thúc thì không dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) đúng.
(3) sai, đột biến điểm chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit.
(4) đúng.
(5) đúng.
Cơ thể đực có kiểu AaBbXDY, cơ thể cái có kiểu AaBbXDXd, Ở cơ thể đực, trong giảm phân I, một số tế bào sinh tinh có cặp NST mang gen Aa không phân li, các cặp khác vẫn phân li bình thường, giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái, trong giảm phân I, một số tế bào sinh trứng có cặp NST mang gen Bb không phân li, các cặp khác vẫn phân li bình thường, giảm phân II diễn ra bình thường. Về mặt lí thuyết thì số loại kiểu gen nhiều nhất có thể được tạo ra ở đời con là:
Đáp án D
P: ♂AaBbXDY × ♀AaBbXDXd
Khi không có đột biến:
+ Cặp Aa và Bb mỗi cặp cho 3 kiểu gen bình thường (VD: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa)
→ có 3 × 3 × 2 = 18 kiểu gen
Khi có đột biến
Xét cặp Aa (tương tự với Bb)
+ giới cái tạo: Aa và O
+ giới đực tạo: A và a
→ có 4 kiểu gen đột biến, 3 kiểu gen bình thường (VD: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa)
+ Cặp NST giới tính: XDY × XDXd → XDXD: XDY: XDXd: XdY → 4 kiểu gen
Số kiểu gen tối đa là: 7 × 7 × 4 = 196
Xét phép lai giữa hai cá thể lưỡng bội có kiểu gen ♀ XBXb × ♂ XbY. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kì sau giảm phân nên khi thụ tinh với giao tử bình thường đã xuất hiện hợp tử có kiểu gen bất thường. Nếu xảy ra đột biến ở mẹ, do rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân I, sẽ tạo ra loại hợp tử bất thường nào
1. XBXbXb. 2 YO. 3. XBXBY. 4. XBO.
5. XBXBXb. 6. XbXbY. 7. XBXbY. 8. XbXbXb.
9. XBYY. 10. XbYY. 11. XbO.
Có bao nhiêu hợp tử bất thường có thể tạo ra?
Đáp án A
Cơ thể mẹ có kiểu gen XBXb, bước vào giảm phân nhân đôi tạo XBXBXbXb.
Nếu không phân li ở kì sau I tạo
+ Tế bào XBXBXbXb → Tạo giao tử XBXb
+ Tế bào O → Tạo giao tử O
Cơ thể bố có kiểu gen XbY giảm phân bình thường sẽ tạo giao tử Xb, Y.
Xét phép lai: P: XBXb × XbY
GP: XBXb, O Xb, Y
Hợp tử F1: XBXbXb : OXb : XBXbY : OY
Vậy các trường hợp 1, 2, 7, 11 đúng.
Ở 1 loài thực vật, giao phấn cây thân cao với cây thân thấp được F1 có 100% cây thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 9 cây thân cao: 7 cây thân thấp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong số các cá thể của F2, có thể thuần chủng về kiểu hình thân cao chiếm tỉ lệ 6,25%.
(2) Trong số các cá thể của F2, cá thể thân cao không thuần chủng chiếm tỉ lệ 50%.
(3) Trong số các cá thể của F2, cá thể thân thấp không thuần chủng chiếm tỉ lệ 25%.
(4) Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao ở F2, xác suất để được cá thể thuần chủng là 1/9
Đáp án D
F2 phân li 9 cây cao: 7 cây thấp → có 16 tổ hợp giao tử → cây đem lai với F1 và cây F1 dị hợp về 2 cặp gen. F1: AaBb, tạo 4 loại giao tử
Quy ước: A-B- thân cao; A-bb/aaB-/ aabbb thân thấp
F1 × F1: AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
(1) đúng, tỉ lệ thân cao đồng hợp là: \(AABB = \frac{1}{4}AA \times \frac{1}{4}BB = \frac{1}{{16}} = 6,25\% \)
(2) đúng, các cá thể cao không thuần chủng = tỉ lệ cá thể cao – tỉ lệ cao thuần chủng: \(\frac{9}{{16}} - \frac{1}{{16}} = \frac{8}{{16}} = 50\% \)
(3) đúng, tỉ lệ thân thấp là 7/16; tỉ lệ thấp thuần chủng là 3/16 (AAbb = aaBB = aabb = 1/16) → tỉ lệ thân thấp không thuần chủng là: \(\frac{7}{{16}} - \frac{3}{{16}} = \frac{4}{{16}} = 25\% \)
(4) đúng, lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao ở F2, xác suất để được cá thể thuần chủng là: \(\frac{{1/16}}{{9/16}} = \frac{1}{9}\)
Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình gồm: Ở giới cái có 100% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn; Ở giới đực có 45% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn; 45% cá thể mắt trắng, đuôi dài; 5% cá thể mắt trắng, đuôi ngắn; 5% cá thể mắt đỏ, đuôi dài. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đời F1 có 8 loại kiểu gen.
(2) Đã xảy ra hoán vị gen ở giới đực với tần số 10%.
(3) Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 45%.
(4) Nếu cho cá thể đực F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm 2,5%.
Đáp án D
Ta thấy F2 có kiểu hình ở 2 giới khác nhau về cả 2 tính trạng → 2 cặp gen này cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST X
Ở thú XX là con cái; XY là con đực
F1: 100% mắt đỏ, đuôi ngắn →P thuần chủng, hai tính trạng này là trội hoàn toàn
Quy ước gen:
A- mắt đỏ; a – mắt trắng
B- đuôi ngắn; b – đuôi dài
P: ♂ \(X_b^aY\) × ♀ \(X_B^AX_B^A\) → F1: \(X_B^AY:X_B^AX_b^a\)
Ở giới đực F2 có 4 loại kiểu hình → có HVG ở con cái,
Tỷ lệ kiểu gen ở giới đực F2: 0,45:0,45:0,05:0,05
→ tỷ lệ giao tử ở con cái F1: \(0,45X_B^A:0,45X_b^a:0,05X_B^a:0,05X_b^A\) → f = 10%
Cho F1 × F1: \(X_B^AY \times X_B^AX_b^a \to 0,45X_B^A:0,45X_b^a:0,05X_B^a:0,05X_b^A \times \left( {X_B^A:Y} \right)\)
Xét các phát biểu:
(1) sai, F1 có 2 loại kiểu gen.
(2) sai, xảy ra HVG ở giới cái.
(3) đúng
(4) sai, cho cá thể cái F1 lai phân tích: \(X_B^AX_b^a \times X_b^aY \to X_b^AY = 0,08 \times 0,5 = 0,04\)
Ở người, alen A tạo ra 1 protein thụ thể lưỡi cảm nhận vị đắng, alen a không tạo ra thụ thể này. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tần số alen a = 0,4. Xác suất 1 cặp vợ chồng đều cảm nhận vị đắng sinh ra đứa con trong đó có 2 con trai cảm nhận vị đắng và 1 đứa con gái không cảm nhận được vị đắng là:
Đáp án C
Tần số alen a = 0,4 → tần số alen A = 1 – 0,4 = 0,6
Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa =1
Cặp vợ chồng đều cảm nhận vị đắng sinh ra đứa con không cảm nhận được vị đắng → Có kiểu gen dị hợp.
XS kiểu gen của P dị hợp là: \({\left( {\frac{{0,48Aa}}{{0,84\left( {AA + Aa} \right)}}} \right)^2} = \frac{{16}}{{49}}\)
P: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → 3 cảm nhận được vị đắng : 1 không cảm nhận được vị đắng.
XS sinh 2 con trai cảm nhận vị đắng và 1 đứa con gái không cảm nhận được vị đắng là:
\(\frac{{16}}{{49}} \times 3 \times {\left[ {\frac{1}{2}\left( {trai} \right) \times \frac{3}{4}A - } \right]^2} \times \left[ {\frac{1}{2}\left( {gai} \right) \times \frac{1}{4}aa} \right] \approx 1,72\% \)
Ở bò, kiểu gen AA quy định tính trạng lông đen, kiểu gen Aa quy định tính trạng lông lang đen trắng, kiểu gen aa quy định tính trạng lông vàng. Gen B quy định tính trạng không sừng, alen b quy định tính trạng có sừng. Gen D quy định tính trạng chân cao, alen d quy định tính trạng chân thấp. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong thí nghiệm đem lại một cặp cá thể bò bố mẹ có kiểu gen AaBbDD × AaBbdd, sự giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường thì những kết luận đúng được rút ra từ thí nghiệm trên là:
(1) Thế hệ con lai có tối đa 9 kiểu gen và 6 kiểu hình.
(2) Con lai có khả năng có 1 trong 6 kiểu hình với xác suất như sau: 37,5% lang, không sừng, cao: 18,75% đen, không sừng, cao: 18,75% vàng, không sừng, cao: 12,5% lang, có sừng, cao: 6,25% đen, có sừng, cao: 6,25% vàng, có sừng, cao.
(3) Xác suất để sinh 1 con bò lông đen, không sừng, chân cao là 3/16
(4) Xác suất để sinh 1 con bò lông vàng, có sừng, chân cao là 1/16.
(5) Xác suất để thế hệ con lai thu được 1 con bò đực lang trắng đen, có sừng, chân cao là 1/16.
Đáp án B
P: AaBbDD × AaBbdd → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)Dd
KH: (25% lông đen : 50% lông lang : 25% lông vàng)(75% không sừng : 25% có sừng) chân cao
Xét các phát biểu
(1) đúng, số kiểu gen: 3 × 3 × 1 = 9; số kiểu hình 3 × 2 × 1 = 6
(2) đúng, đời con có tỉ lệ kiểu hình: 37,5% lang, không sừng, cao: 18,75% đen, không sừng, cao: 18,75% vàng, không sừng, cao: 12,5% lang, có sừng, cao: 6,25% đen, có sừng, cao: 6,25% vàng, có sừng, cao.
(3) đúng, xác suất để sinh 1 con bò lông đen, không sừng, chân cao là: \(AAB - D - = \frac{1}{4} \times \frac{3}{4} \times 1 = \frac{3}{{16}}\)
(4) đúng, xác suất để sinh 1 con bò lông vàng, có sừng, chân cao là \(aabbD - = \frac{1}{4} \times \frac{1}{4} \times 1 = \frac{1}{{16}}\)
(5) đúng, xác suất để thế hệ con lai thu được 1 con bò đực lang trắng đen, có sừng, chân cao:
\(AabbD - = \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{4} \times 1 = \frac{1}{{16}}\)
Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền đơn gen là 9%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số thành viên (màu đen) bị một bệnh này. Kiểu hình của người có đánh dấu (?) là chưa biết.
Có 4 kết luận rút ra từ sơ đồ phả hệ trên:
(1) Cá thể III9 chắc chắn không mang alen gây bệnh.
(2) Cá thể II5 có thể không mang alen gây bệnh.
(3) Xác suất để có thể II3 có kiểu gen dị hợp tử là 50%.
(4) Xác suất cá thể con III (?) bị bệnh là 23%.
Số kết luận đúng là:
Đáp án D
Ta thấy P bình thường sinh con gái bị bệnh → bệnh do gen lặn trên NST thường quy định
Quy ước: A- không bị bệnh, a- bị bệnh
Xét các phát biểu
(1) sai, người III9 chắc chắn mang gen gây bệnh vì có mẹ bị bệnh.
(2) đúng, người (5) có thể có kiểu gen AA
(3) sai, quần thể đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị bệnh aa =9% → tần số alen \(a = \sqrt {0,09} = 0,3\) → alen A =0,7
Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,49AA:0,42Aa:0,09aa
→ xác suất người II3 có kiểu gen dị hợp là: \(\frac{{0,42}}{{0,49 + 0,42}} = \frac{6}{{13}} < 50\% \)
(4) đúng, để người III (?) bị bệnh thì người II3 phải có kiểu gen dị hợp với xác suất 6/13.
XS người III (?) bị bệnh là: \(\frac{6}{{13}} \times \frac{1}{2}aa = \frac{3}{{13}} \approx 23\% \) (Aa × aa → 1/2 aa)
Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 16%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được F, có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%.
(2) Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(3) Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
(4) Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 2/7.
Đáp án D
F1 đồng hình thân cao hoa đỏ → P thuần chủng, thân cao, hoa đỏ là hai tính trạng trội
Quy ước gen:
A- thân cao; a – thân thấp
B- hoa đỏ; b- hoa trắng
Cây thân cao hoa trắng chiếm 16%: \(A - bb = 0,16 \to \frac{{ab}}{{ab}} = 0,09 \to \underline {ab} = 0,3 = \frac{{1 - f}}{2} \to f = 40\% \)
P: \(\frac{{AB}}{{AB}} \times \frac{{ab}}{{ab}} \to {F_1}:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}};f = 40\% \); giao tử AB=ab =0,3; Ab=aB =0,2
A-B- = 0,09 +0,5 =0,59; A-bb=aaB-=0,16; aabb=0,09
Xét các phát biểu
(1) đúng, nếu cho cây F1 lai phân tích: \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}};f = 40\% \to A - bb = 0,2\)
(2) đúng
(3) sai, tỷ lệ thân thấp hoa đỏ ở F2 là: aaB- = 0,16
Tỷ lệ thân thấp hoa đỏ thuần chủng là: \(\frac{{aB}}{{aB}} = 0,2 \times 0,2 = 0,04\)
→ xs cần tính là 1/4 → (3) sai
(4) sai, tỷ lệ cây thân cao, hoa đỏ ở F2 là 0,59
Tỷ lệ cây thân cao hoa đỏ thuần chủng là: \(\frac{{AB}}{{AB}} = 0,3 \times 0,3 = 0,09\)
Xác suất cần tính là 0,09/0,59 =9/59